Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã xác định việc nuôi trồng thủy sản là thế mạnh trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Bên cạnh các loài nuôi chủ lực là tôm càng xanh, cá lóc, cá rô đồng, cá tra… ngành Nông nghiệp huyện Tam Nông luôn xây dựng và phát triển các mô hình nuôi mới và mang lại hiệu quả khả quan. Nổi bật là mô hình nuôi cua đồng trên ruộng của ông Trần Văn Hằng ở ấp B, xã Phú Cường bước đầu đã cho lợi nhuận khá hấp dẫn!
Ông Trần Văn Hằng vui vẻ tâm sự: “Sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế của những hộ nuôi cua đồng đạt kết quả cao ở huyện Cao Lãnh và được Trạm Khuyến Nông huyện Tam Nông tận tình hướng dẫn kỹ thuật, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện cho vay vốn… vào giữa tháng 9/2008, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư vốn thực hiện mô hình nuôi cua đồng trong 5 công đất ruộng phía sau nhà…”
Lúc đầu, ông Hằng tiến hành cải tạo, thiết kế 5.000m2 đất, tu sửa bờ bao, vét bùn đáy ao và làm vệ sinh sạch sẽ bằng 300kg vôi bột rồi phơi đáy ao... Tiếp đó, ông Hằng đóng cọc căng lưới cước chắc chắn xung quanh ao, đặt những nhánh cây làm gia thể vào ao để cho cua có nơi trú ẩn rồi bơm nước vào trong ao gần 1m và trồng các loại thực vật thủy sinh như: lục bình, rau muống, rau dừa để tạo bóng mát và tạo nên nguồn thức ăn tự nhiên cho cua đồng. Sau đó, ông bắt đầu cho thả 10 tấn cua đồng giống vào ao nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu của con cua đồng được ông Hằng sử dụng là: cá tạp, ốc, hến… có sẵn trong ao. Ngoài ra, ông còn bổ sung thêm nguồn thức ăn phụ như: tấm, cám, khoai mì… Mỗi ngày, ông Hằng cho cua đồng ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Ông Hằng nói: “Con cua đồng là loài ăn tạp, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp nên rất dễ nuôi. Cua đồng được chăm sóc đàng hoàng - cho ăn đầy đủ, phòng ngừa dịch bệnh cho cua kịp thời cua rất mau lớn!”.
Đều băn khoăn hiện nay là con cua đồng giống chủ yếu được đánh bắt ngoài tự nhiên nên dễ bị xây xát, tỷ lệ cua nuôi dễ bị hao hụt, giá cả thị trường tiêu thụ chưa thật sự ổn định. Do vậy, rất cần có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: để lập kế hoạch dự án phát triển vùng nuôi cua đồng; có chính sách hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, con giống tốt và tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi; thông tin kịp thời giá cả thị trường cho người nuôi để chủ động nuôi và thu hoạch đạt hiệu quả cao. Và quan trọng nhất là phải tìm đầu ra cho con cua đồng ổn định.
Trong quá trình nuôi, ông Hằng thường xuyên theo dõi-kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ao nuôi cua thật tốt, định kỳ bón vôi ổn định môi trường-chăm sóc đàn cua nuôi thật chu đáo và kiểm tra lượng thức ăn thừa-thiếu trong ao để kích thích cua lột xác, giúp cua tăng trọng nhanh.
Đồng thời, theo dõi, phát hiện và phòng trị dịch hại gây bệnh, khắc phục kịp thời những hang cua bị rò rỉ. Nhờ cần mẫn chăm sóc nên sau hơn 5 tháng nuôi, đàn cua đồng đã tăng trọng nhanh. Ông Hằng cho tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng hơn 2,5 tấn cua đồng thương phẩm, bán giá bình quân trên 18.000đồng/kg, thu nhập hơn 45 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc và thanh toán vốn-lãi cho Ngân hàng, ông Trần Văn Hằng còn thực lãi hơn 17 triệu đồng! Ông Trần Văn Hằng cho biết: “Nuôi cua đồng chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, nguồn thức ăn cho cua rất dễ tìm, cua bán được giá và cho lợi nhuận cao!”
Hiện tại, ông Hằng đang tiếp tục thả nuôi 10 tấn cua đồng giống trong diện tích 5.000m2 ao ruộng nhà mình. Đàn cua đồng đang phát triển tốt, chưa phát hiện dấu hiệu của dịch bệnh xảy ra, hứa hẹn vụ nuôi cua đồng nữa bội thu. Với kết quả khả quan nêu trên, nhiều bà con đang tìm đến nhà ông Trần Văn Hằng để học hỏi và nhân rộng mô hình nuôi cua đồng trong ao. 
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Ông Trần Văn Hằng vui vẻ tâm sự: “Sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế của những hộ nuôi cua đồng đạt kết quả cao ở huyện Cao Lãnh và được Trạm Khuyến Nông huyện Tam Nông tận tình hướng dẫn kỹ thuật, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện cho vay vốn… vào giữa tháng 9/2008, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư vốn thực hiện mô hình nuôi cua đồng trong 5 công đất ruộng phía sau nhà…”
Lúc đầu, ông Hằng tiến hành cải tạo, thiết kế 5.000m2 đất, tu sửa bờ bao, vét bùn đáy ao và làm vệ sinh sạch sẽ bằng 300kg vôi bột rồi phơi đáy ao... Tiếp đó, ông Hằng đóng cọc căng lưới cước chắc chắn xung quanh ao, đặt những nhánh cây làm gia thể vào ao để cho cua có nơi trú ẩn rồi bơm nước vào trong ao gần 1m và trồng các loại thực vật thủy sinh như: lục bình, rau muống, rau dừa để tạo bóng mát và tạo nên nguồn thức ăn tự nhiên cho cua đồng. Sau đó, ông bắt đầu cho thả 10 tấn cua đồng giống vào ao nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu của con cua đồng được ông Hằng sử dụng là: cá tạp, ốc, hến… có sẵn trong ao. Ngoài ra, ông còn bổ sung thêm nguồn thức ăn phụ như: tấm, cám, khoai mì… Mỗi ngày, ông Hằng cho cua đồng ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Ông Hằng nói: “Con cua đồng là loài ăn tạp, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp nên rất dễ nuôi. Cua đồng được chăm sóc đàng hoàng - cho ăn đầy đủ, phòng ngừa dịch bệnh cho cua kịp thời cua rất mau lớn!”.
Đều băn khoăn hiện nay là con cua đồng giống chủ yếu được đánh bắt ngoài tự nhiên nên dễ bị xây xát, tỷ lệ cua nuôi dễ bị hao hụt, giá cả thị trường tiêu thụ chưa thật sự ổn định. Do vậy, rất cần có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: để lập kế hoạch dự án phát triển vùng nuôi cua đồng; có chính sách hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, con giống tốt và tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi; thông tin kịp thời giá cả thị trường cho người nuôi để chủ động nuôi và thu hoạch đạt hiệu quả cao. Và quan trọng nhất là phải tìm đầu ra cho con cua đồng ổn định.
Trong quá trình nuôi, ông Hằng thường xuyên theo dõi-kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ao nuôi cua thật tốt, định kỳ bón vôi ổn định môi trường-chăm sóc đàn cua nuôi thật chu đáo và kiểm tra lượng thức ăn thừa-thiếu trong ao để kích thích cua lột xác, giúp cua tăng trọng nhanh.
Đồng thời, theo dõi, phát hiện và phòng trị dịch hại gây bệnh, khắc phục kịp thời những hang cua bị rò rỉ. Nhờ cần mẫn chăm sóc nên sau hơn 5 tháng nuôi, đàn cua đồng đã tăng trọng nhanh. Ông Hằng cho tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng hơn 2,5 tấn cua đồng thương phẩm, bán giá bình quân trên 18.000đồng/kg, thu nhập hơn 45 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc và thanh toán vốn-lãi cho Ngân hàng, ông Trần Văn Hằng còn thực lãi hơn 17 triệu đồng! Ông Trần Văn Hằng cho biết: “Nuôi cua đồng chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, nguồn thức ăn cho cua rất dễ tìm, cua bán được giá và cho lợi nhuận cao!”
Hiện tại, ông Hằng đang tiếp tục thả nuôi 10 tấn cua đồng giống trong diện tích 5.000m2 ao ruộng nhà mình. Đàn cua đồng đang phát triển tốt, chưa phát hiện dấu hiệu của dịch bệnh xảy ra, hứa hẹn vụ nuôi cua đồng nữa bội thu. Với kết quả khả quan nêu trên, nhiều bà con đang tìm đến nhà ông Trần Văn Hằng để học hỏi và nhân rộng mô hình nuôi cua đồng trong ao. 
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: