Lợi nhuận khủng từ nông nghiệp thông minh

Trong khi nhiều địa phương cả nước vẫn còn loay hoay với cánh đồng 50 triệu đồng/ha thì tại nông trại của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, tổ dân phố Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), mỗi ha đất canh tác nông nghiệp ở đây đã cho lãi tới 5 tỉ đồng/năm.
“Nông nghiệp thông minh là hoạt động còn rất xa lạ đối với nông dân Việt Nam. Ở những nước có nền nông nghiệp phát triển, nhất là Israel, Hà Lan, Hoa Kỳ… họ đã triển khai cách đây nhiều năm. Gia đình tôi mới chỉ áp dụng được vài năm qua, hiệu quả kinh tế đã nâng lên hàng chục lần so với cách làm truyền thống!...”, đó là lời mở đầu câu chuyện trở thành tỷ phú của bà Nguyễn Thị Huệ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đưa chúng tôi tham quan vùng sản xuất nông nghiệp của mình, bà Huệ giải thích lý do vì sao gia đình bà lại phát triển kinh tế theo quy trình nông nghiệp thông minh mà các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đang áp dụng. Theo bà Huệ, làm nông nghiệp hiện nay cần phải đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trên một diện tích đất làm sao đạt được hiệu quả kinh tế một cách tối ưu nhất, nông nghiệp thông minh giúp cho nhà nông đạt được những mục tiêu này.

Bà Nguyễn Thị Huệ cho biết, nông nghiệp thông minh được hiểu là một cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, hướng đến một nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững. Để đạt được những mục tiêu của nông nghiệp thông minh, điều kiện bắt buộc là phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ quản lý trong sản xuất và quản lý của ngành nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

4_raucu3699.jpg

Rau củ tí hon được trồng trên những “chiếc giường hai tầng” chất liệu trồng là xơ dừa và phân dinh dưỡng.
Tại khu vực trồng rau thủy canh, bà Huệ cho biết để có 1.000m2 đất sản xuất loại nông sản này, gia đình bà đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng bao gồm nhập khẩu toàn bộ các trang thiết bị tiên tiến từ nước ngoài. Xây dựng nhà kính đúng kỹ thuật đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển một cách tốt và an toàn nhất. Rau thủy canh được trồng trên những thanh giá thể, cho nước chạy 24/24 giờ. Các chất dinh dưỡng đều được hòa lẫn trong nước. Rau thủy canh không có sâu bệnh nên nhà vườn không sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật nên rất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi đó, tại nông trại thông minh này, các loại rau, củ, quả tí hon đều được trồng trên những “chiếc giường” gồm hai tầng, mỗi tầng cách nhau 1m. Sản phẩm gồm củ cải đường, cà rốt, cà chua các loại, bí, củ dền… được 3 tháng tuổi thì cho thu hoạch với nhiều màu sắc khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Riêng về cà chua, ở đây có hàng chục loại khác nhau từ bằng ngón tay cái đến những loại cà chua cho quả nặng lên tới 1kg với đủ màu sắc, hình thù khác nhau.

4_nhung3699.jpg

Những luống cà chua sai trĩu quả.
Theo chủ nông trại này, mặc dù kinh phí đầu tư để phát triển nông nghiệp thông minh tương đối tốn kém nhưng sau khi đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất thì lại tiết kiệm được rất nhiều nhân công, nước tưới, phân bón và các chi phí khác. Thời gian thu hồi vốn cũng rất nhanh bởi sản phẩm làm ra có chất lượng rất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được người tiêu dùng tin tưởng, tín nhiệm lựa chọn sử dụng với giá thành tương đối cao và ổn định.

Về hiệu quả kinh tế, so với cách làm nông nghiệp truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp thông minh cho lợi nhuận khủng. Bà Nguyễn Thị Huệ tiết lộ, với 1ha nông sản tại gia đình bà mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, nhân công, bà còn thu về khoảng 5 tỷ đồng tiền lãi. Đây là số tiền cao nhất tại Lâm Đồng và hầu như trong cả nước trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp.

Không giấu giếm, bà Nguyễn Thị Huệ cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệp làm nông nghiệp thông minh cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu khi tới tham quan, học hỏi.

Kim Ngân http://cand.com.vn/kinh-te/loi-nhuan-khung-tu-nong-nghiep-thong-minh-365241/
 
với vị trí của bà Huệ nếu thật như bác nào đó phân tích ở trên thì mọi người hãy để ý lại xe nhé.
với số tiền vốn của bà Huệ là vài trăm tỷ, bà bỏ ra vài tỷ tính tỉ lệ ra là khoảng 1%
với 1% vốn của các cụ nông dân nhà mình bỏ ra thì...
cần phải nhìn vào thực tế chứ không phải mọi người không biết mà làm đâu... hơn nữa học vấn và kiến thức cũng là một rào cản khá lớn trong môi trường mới đấy...
Nhất trí với bạn quoccodang, đại gia làm nông thì tiền đầu tư không cần suy nghỉ, còn tệ gia làm nông thì cái gì cũng suy nghỉ, nhưng thuận lợi thì 1 năm thu cả vốn lẩn lời
 
không phải đả kích đâu bạn, tại vì đưa ra mô hình này không phù hợp với người nông dân không có vốn, chỉ thích hợp với những người có tiền thôi à
ở đây không hề có ném đá và đả kích nhau đâu nhé..
mỗi người một suy nghĩ như vậy sẽ tổng hợp được nhiều hướng suy nghĩ khác nhau
giúp mọi người phát triển và hiểu vấn đề hơn thôi
còn vấn đề ở đây không phải là ý tưởng không hay nhưng là một người (bà Huệ) làm kinh doanh bỏ vốn ra kinh doanh chứ chưa phải là nông dân thực hiện
 
ở đây không hề có ném đá và đả kích nhau đâu nhé..
mỗi người một suy nghĩ như vậy sẽ tổng hợp được nhiều hướng suy nghĩ khác nhau
giúp mọi người phát triển và hiểu vấn đề hơn thôi
còn vấn đề ở đây không phải là ý tưởng không hay nhưng là một người (bà Huệ) làm kinh doanh bỏ vốn ra kinh doanh chứ chưa phải là nông dân thực hiện
tui có nói là đã kích đâu, bạn hài thật
 
nhuu
không phải đả kích đâu bạn, tại vì đưa ra mô hình này không phù hợp với người nông dân không có vốn, chỉ thích hợp với những người có tiền thôi à
nhưng nguòi ta chỉ đưa ra những mô hình cho ta tham khảo thôi.như thế thì rât cần thiết đấy.như vậy ta mới có thể biết duọc rằng xã hội có nhièu nguòi tài giỏi để ta học hỏi theo.
 
nhuunhưng nguòi ta chỉ đưa ra những mô hình cho ta tham khảo thôi.như thế thì rât cần thiết đấy.như vậy ta mới có thể biết duọc rằng xã hội có nhièu nguòi tài giỏi để ta học hỏi theo.
đưa cho tham khảo thì sao không đưa của mỹ của nhật cho luôn, nhiều thứ chúng ta cần phải học, nhưng ở đây chủ yếu là nông dân, hoặc người chuẩn bị nông dân có vốn ít, những mô hình đó quá xa vời với những người nông dân không có tài chính bạn ạ
 
Mô hình này không phải người ta không muốn làm, không phải không biết làm... Mà là không có điều kiện làm thôi.
Bác nói quá đúng người nông dân đa phần là nghèo lấy đâu ra tiền mà làm nếu có ý tưởng tốt ,phương án kinh doanh tốt mà ko có tiền cũng chịu bó tay thôi vay vốn ông ngân hàng thì ông ấy bẩu làm nông nghiệp rủi ro lắm ko cho vay...Nhìn sang bên Tàu xem họ còn khuyến khíc nông dân họ nếu có ý tưởng tốt họ sẵn sàng tạo mọi đk từ cho thuê đất,cho vay vốn,hỗ chợ kt..
Vv...Cứ nhìn về nước mình đụng tới lĩnh vực gì là bức xúc nấy chứ ko cứ nông nghiệp...Chỉ nói đc một câu là Chán,thất vọng...
 
đả kích nhau là rôm rả nhất.buồn
Bạn buồn lắm hả, tôi nói rỏ ràng cho bạn hết buồn nhé, vấn đề là ở chổ này, ai đầu tư cái gì cũng tính tới một tương lai lâu dài, phải có thất bại mới thành công và có khi nó đảo ngược lại còn nói làm là thành công thì đó là người nói phét, bỏi vậy tôi mời nói (tệ gia..gặp thuận lợi) mới có lợi nhuận cao, còn đại gia làm mà có thất bại thì chỉ dể trải nghiệm thôi,hết buồn chưa bạn.
 
Chắc tác giả bài báo này chưa tìm hiểu sâu vào nông nghiệp rồi ! nên gặp Bà này nổ 1 về ông tác gỉa nổ tiếp tập 2! nên mới ra được con số lợi nhuận khủng 5 tỷ/năm/ha! Thưa rằng: theo tôi biết doanh thu điều hàng năm chưa ai qua được Has Farm ở đà lạt (họ cũng trồng công nghệ cao và xuất đi châu âu) thế mà doanh thu của họ cũng mới đạt khoảng 200.000usd/ha/năm ( tầm 4,5 tỷ vnd/năm/ha - khoảng này chưa trừ chi phí giống- phân-nhân công...) --> Nên em lạy các bác tác giả mai mốt viết nổ vừa thôi, nổ quá văng miểng tụi em hoa hết cả mắt!
 
Báo chí giờ toán viết bài theo yêu cầu của một ai đó là chính thôi mà. Các bạn thắc mắc làm gì. Đầu tư "khủng" thì chả có lý gì không ra lợi nhuận "khủng" cả. Nếu muốn so sánh hãy so sánh tỷ lệ % lợi nhuận trên vốn đầu tư đi sẽ biết ai "khủng" ngay.
 
Cuộc sống có người giàu người nghèo. Có quan mới có nhân. Ai cũng làm quan thì ai mới là nhân.
Đạo có câu nếu ta ko vào địa ngục thì ai vào.
Những người để đạt đc thành công đều phải nổ lực để đạt đc thành công nhất. Họ đều trải qua nhiều thức bại.
Nếu các bác muốn thàh công nhiều người biết đến và ngưỡng mộ trước hết học làm đầy tớ của nhân .yêu thương để làm lảnh đạo.
Đó là học cách cho đi để nhận lại những gì mình muốn .
 
Chuyện 1 ha mà 1 lời được 5 tỉ là chuyện nhỏ. Gần nhà em có 1 bác làm còn kinh khủng hơn thế nữa, tầm 12 tỉ/1ha/1 năm! Nhưng tiếc là bác ấy chỉ có 2 mét vuông đất thôi, chứ không có đủ 1 ha! Mịa nó, báo chí cứ viết phơ phớ, nào là lãi vài trăm triệu, nào là vài tỉ 1 ha, kiểu tính cua trong hang!
 
5 tỷ /1ha/1 năm, vị chi là 500k/1m2/năm hay 41k/1m2/tháng hả các bác. Chia nhỏ ra thì cũng thấy không ghê gớm lắm nhỉ, nếu làm giống mà có đầu ra ổn định là dư sức được đấy các bác.
 
Ba
5 tỷ /1ha/1 năm, vị chi là 500k/1m2/năm hay 41k/1m2/tháng hả các bác. Chia nhỏ ra thì cũng thấy không ghê gớm lắm nhỉ, nếu làm giống mà có đầu ra ổn định là dư sức được đấy các bác.
Bác này nói trúng ý tui nè, 2 met vuông ngò rí( rau mùi ngoài bắc) mùa cao điểm bán được hơn 2 triệu! Con nhập học bù thêm 300 ngàn nữa mua được chiếc xe Martin là hết, nếu tính theo kiểu nhân lên và chắc như bắp, đắt như vàng thì 1 ha ngò rí dư sức 12 tỉ. Quan trọng là bác ấy không có 1 ha đất! Và nếu có mà trồng ra thì cũng cho bò ăn chứ chả ma nào nó mua mà 5 tỉ với 12 tỉ! Em từng làm báo em biết, giờ nhiều nhà báo máy lạnh, viết báo mà kè kè cái máy tính cá nhân tính toán như thần! Lúa đang có 4200 đồng một kg kìa. 1000 mét vuông lời chưa được triệu bạc đâu, ngồi đó mà ăn rau quả tí hon!
 
Trong khi nhiều địa phương cả nước vẫn còn loay hoay với cánh đồng 50 triệu đồng/ha thì tại nông trại của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, tổ dân phố Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), mỗi ha đất canh tác nông nghiệp ở đây đã cho lãi tới 5 tỉ đồng/năm.
“Nông nghiệp thông minh là hoạt động còn rất xa lạ đối với nông dân Việt Nam. Ở những nước có nền nông nghiệp phát triển, nhất là Israel, Hà Lan, Hoa Kỳ… họ đã triển khai cách đây nhiều năm. Gia đình tôi mới chỉ áp dụng được vài năm qua, hiệu quả kinh tế đã nâng lên hàng chục lần so với cách làm truyền thống!...”, đó là lời mở đầu câu chuyện trở thành tỷ phú của bà Nguyễn Thị Huệ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đưa chúng tôi tham quan vùng sản xuất nông nghiệp của mình, bà Huệ giải thích lý do vì sao gia đình bà lại phát triển kinh tế theo quy trình nông nghiệp thông minh mà các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đang áp dụng. Theo bà Huệ, làm nông nghiệp hiện nay cần phải đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trên một diện tích đất làm sao đạt được hiệu quả kinh tế một cách tối ưu nhất, nông nghiệp thông minh giúp cho nhà nông đạt được những mục tiêu này.

Bà Nguyễn Thị Huệ cho biết, nông nghiệp thông minh được hiểu là một cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, hướng đến một nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững. Để đạt được những mục tiêu của nông nghiệp thông minh, điều kiện bắt buộc là phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ quản lý trong sản xuất và quản lý của ngành nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

4_raucu3699.jpg

Rau củ tí hon được trồng trên những “chiếc giường hai tầng” chất liệu trồng là xơ dừa và phân dinh dưỡng.
Tại khu vực trồng rau thủy canh, bà Huệ cho biết để có 1.000m2 đất sản xuất loại nông sản này, gia đình bà đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng bao gồm nhập khẩu toàn bộ các trang thiết bị tiên tiến từ nước ngoài. Xây dựng nhà kính đúng kỹ thuật đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển một cách tốt và an toàn nhất. Rau thủy canh được trồng trên những thanh giá thể, cho nước chạy 24/24 giờ. Các chất dinh dưỡng đều được hòa lẫn trong nước. Rau thủy canh không có sâu bệnh nên nhà vườn không sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật nên rất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi đó, tại nông trại thông minh này, các loại rau, củ, quả tí hon đều được trồng trên những “chiếc giường” gồm hai tầng, mỗi tầng cách nhau 1m. Sản phẩm gồm củ cải đường, cà rốt, cà chua các loại, bí, củ dền… được 3 tháng tuổi thì cho thu hoạch với nhiều màu sắc khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Riêng về cà chua, ở đây có hàng chục loại khác nhau từ bằng ngón tay cái đến những loại cà chua cho quả nặng lên tới 1kg với đủ màu sắc, hình thù khác nhau.

4_nhung3699.jpg

Những luống cà chua sai trĩu quả.
Theo chủ nông trại này, mặc dù kinh phí đầu tư để phát triển nông nghiệp thông minh tương đối tốn kém nhưng sau khi đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất thì lại tiết kiệm được rất nhiều nhân công, nước tưới, phân bón và các chi phí khác. Thời gian thu hồi vốn cũng rất nhanh bởi sản phẩm làm ra có chất lượng rất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được người tiêu dùng tin tưởng, tín nhiệm lựa chọn sử dụng với giá thành tương đối cao và ổn định.

Về hiệu quả kinh tế, so với cách làm nông nghiệp truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp thông minh cho lợi nhuận khủng. Bà Nguyễn Thị Huệ tiết lộ, với 1ha nông sản tại gia đình bà mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, nhân công, bà còn thu về khoảng 5 tỷ đồng tiền lãi. Đây là số tiền cao nhất tại Lâm Đồng và hầu như trong cả nước trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp.

Không giấu giếm, bà Nguyễn Thị Huệ cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệp làm nông nghiệp thông minh cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu khi tới tham quan, học hỏi.

Kim Ngân http://cand.com.vn/kinh-te/loi-nhuan-khung-tu-nong-nghiep-thong-minh-365241/
1tỷ! :(
 
"mỗi ha đất canh tác nông nghiệp ở đây đã cho lãi tới 5 tỉ đồng/năm"
Thật ko thể tin nổi
 
Back
Top