Hiện nay, trong các mô hình nuôi tôm sú ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, mô hình luân canh tôm sú quảng canh với các loại thuỷ sản khác như: Cua, cá kèo, cá chẽm... đang được nhiều nông dân lựa chọn.
Năm 2010, Sóc Trăng có khoảng hơn 20.000 ha nuôi theo mô hình này, chiếm trên 45% diện tích nuôi tôm sú, tập trung nhiều ở huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên.
Tại ấp Biển Trên, xã Vĩnh Phước (Vĩnh Châu – Sóc Trăng), trong khi nhiều người chuyển sang nuôi bán công nghiệp thì anh Trần Văn Tám vẫn chung thủy với mô hình luân canh tôm sú quảng canh với nuôi cá kèo đã 4 năm nay, với 1 ha đất canh tác, bình quân mỗi năm anh thu lợi nhuận 70 – 80 triệu đồng. Đặc điểm của mô hình này là thả tôm sú với mật độ thưa, diện tích rộng nên bà con chỉ áp dụng biện pháp kỹ thuật ở mức độ, vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, bền vững lại phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế, đất đai của đa số bà con, với năng suất đạt từ 600 – 800 kg/ha cho thu nhập từ 50 – 60 triệu đồng/ha.
Còn nuôi cá kèo luân canh trong ao nuôi tôm sú, ao nuôi cải tạo không nhiều, nguồn giống có sẵn tại địa phương, ít bệnh, dễ nuôi, dễ chăm sóc, phù hợp với mọi trình độ của người dân, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, thị trường tiêu thụ ổn định, với giá cá kèo thương phẩm ổn định hiện nay trên 80.000 đ/kg, với năng suất từ 600 – 700 kg cho thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/ha.
Theo ông Trần Văn Trí, Trưởng trạm KN- KNhuyện Vĩnh Châu: “Để giải bài toán mô hình độc canh con tôm, giảm rủi ro tôm sú lấp vụ, thời gian gần đây nhiều nông dân nuôi tôm chuyển sang nuôi cá kèo từ quảng canh đến thâm canh kết hợp với nuôi tôm, artemia, cua biển… bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá. Mô hình trên, chẳng những mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mà còn khai thác tối đa tiềm năng đất đai trong mùa mưa, cải tạo độ phì nhiêu của đất cho vụ nuôi tôm sú, môi trường ổn định, phát triển bền vững".
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Năm 2010, Sóc Trăng có khoảng hơn 20.000 ha nuôi theo mô hình này, chiếm trên 45% diện tích nuôi tôm sú, tập trung nhiều ở huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên.
Tại ấp Biển Trên, xã Vĩnh Phước (Vĩnh Châu – Sóc Trăng), trong khi nhiều người chuyển sang nuôi bán công nghiệp thì anh Trần Văn Tám vẫn chung thủy với mô hình luân canh tôm sú quảng canh với nuôi cá kèo đã 4 năm nay, với 1 ha đất canh tác, bình quân mỗi năm anh thu lợi nhuận 70 – 80 triệu đồng. Đặc điểm của mô hình này là thả tôm sú với mật độ thưa, diện tích rộng nên bà con chỉ áp dụng biện pháp kỹ thuật ở mức độ, vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, bền vững lại phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế, đất đai của đa số bà con, với năng suất đạt từ 600 – 800 kg/ha cho thu nhập từ 50 – 60 triệu đồng/ha.
Còn nuôi cá kèo luân canh trong ao nuôi tôm sú, ao nuôi cải tạo không nhiều, nguồn giống có sẵn tại địa phương, ít bệnh, dễ nuôi, dễ chăm sóc, phù hợp với mọi trình độ của người dân, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, thị trường tiêu thụ ổn định, với giá cá kèo thương phẩm ổn định hiện nay trên 80.000 đ/kg, với năng suất từ 600 – 700 kg cho thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/ha.
Theo ông Trần Văn Trí, Trưởng trạm KN- KNhuyện Vĩnh Châu: “Để giải bài toán mô hình độc canh con tôm, giảm rủi ro tôm sú lấp vụ, thời gian gần đây nhiều nông dân nuôi tôm chuyển sang nuôi cá kèo từ quảng canh đến thâm canh kết hợp với nuôi tôm, artemia, cua biển… bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá. Mô hình trên, chẳng những mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mà còn khai thác tối đa tiềm năng đất đai trong mùa mưa, cải tạo độ phì nhiêu của đất cho vụ nuôi tôm sú, môi trường ổn định, phát triển bền vững".
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: