mọi nguời ai có tài liệu về kĩ thuật nuôi tắc kè hay kinh nghiệm gì giúp m với!

  • Thread starter ngocminhhang
  • Ngày gửi
mình đang muốn nuôi tắc kè nhưng ở quê mình chưa ai nuôi,vì thế rất mong mọi người ai biết thì giúp mình với,cảm ơn rất nhiều!
 
Kỹ thuật nuôi thì bác tìm trên google.com ý, quan trọng là đầu ra. Thức ăn thì có thể kết hợp nuôi dế.
 
mình đang muốn nuôi tắc kè nhưng ở quê mình chưa ai nuôi,vì thế rất mong mọi người ai biết thì giúp mình với,cảm ơn rất nhiều!
Làm chuồng nuôi tắc kè bằng lưới kẽm là rẻ nhất nhưng nhược điểm là mắc lưới nhỏ quá thì côn trùng ko lọt vào được để làm thức ăn tự nhiên cho tắc kè, nếu mắc lưới lớn thì tắc kè con sẽ thất thoát, tốt nhất ko nên làm chuồng nuôi kiểu này.

Nên làm chuồng bằng xi măng quy cách 2x2 m, cao 1m hoặc hơn tùy điều kiện kinh tế. Bên trong ốp gạch men loại càng trơn láng càng tốt, định kỳ quét 1 lớp chất bôi trơn như dầu ăn, nhớt.. để tắc kè không bám được vào thành hồ nuôi "tẩu thoát". Kiếm ống nhựa cũ nhiều kích cỡ (cho rẻ tiền) bó thành từng bó để tắc kè lẫn trốn các con vật khác tấn công. Chú ý tăng cường nhiều nhiều các ống phi 16-21 để tạo nơi ẩn nấp cho tắc kè con núp vì loại này cũng chơi theo nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé". Vậy là coi như xong chuồng trại rùi đó ^^

Giờ đến phần thức ăn, bắt 1 bóng đèn compact 3u (cho tiết kiệm điện) treo ở giữa hồ nuôi, ban đêm bật đèn này lên để thu hút côn trùng tụ lại làm thức ăn tự nhiên cho tắc kè. Vậy là khỏi phải lo đến phần thức ăn rùi nha ^^

Kiếm việc gì đó làm tạm đủ 3 bữa cơm hàng ngày thôi, nếu giỏi thì để dành chút ít 1 tháng xây thêm chừng 1 hồ nuôi thì càng ngon. Tập trung vào công việc kiếm tiền hàng ngày đừng quan tâm gì đến con tắc kè (sau khi đã thả giống). Quăng cho nó 1 "cục lơ" luôn trong vòng 2-3 năm thì bạn sẽ có 1 số lượng lớn tắc kè đủ để nói chuyện với thị trường.

Chuyện "đầu ra" của con tắc kè thì bạn khỏi lo, nói cho dễ hiểu thì bạn hình dung như thế này nha: lúa, bắp, mì, đậu... thì đầu ra là chắc chắn hiển nhiên rùi nhưng khi bạn có 1 bao thì dù có alo năn nỉ thương lái cũng không thèm đến mua vì có 1 bao thì ngu gì người ta đến mua cho tốn "xăng"? Nhưng nếu bạn có 10 tấn thì dù có bí mật đêm khuya đem về nhà đào hầm cất giấu thì dù có bí mật đến mức nào thì hôm sau cũng có thương lái đến hỏi mua. Nguyên tắc là vậy, có số lượng rùi hãy tính đầu ra. Hồi tui mới nuôi con cá kiểng thì có hàng chục bác nông dân cứ chạy đến hỏi đầu ra của con cá kiểng nên tui phải giải thích hàng chục lần, hơi mệt ^^.

Chúc 2-3 năm sau bạn sẽ thành công với mô hình nuôi tắc kè, thân!
 
Gián mình cũng đã nuôi,dễ cũng đã nuôi

Về sản lượng gián ko thể bằng dế ...dế đẻ nhiều,nhanh nở,lớn nhanh ,dễ quản lý,

Gián được cái sống lâu,thức ăn không kén,chưa thấy dịch bệnh nhưng khó quản lý,hôi,đẻ ít ... một bọng trứng gián nhà có hơn chục quả ... và nó cũng lớn chậm hơn dế nhiều ... hình như mấy tháng mới đạt kích cỡ trưởng thành

Nói chung nuôi tắc kè ... dế vẫn là số một đấy bác
 
Mô hình nuôi tắt kè của bạn đến đâu rồi?Có thuận lợi không bạn.

Mô hình nuôi tắt kè của bạn đến đâu rồi?Có thuận lợi không bạn.
 
Làm chuồng nuôi tắc kè bằng lưới kẽm là rẻ nhất nhưng nhược điểm là mắc lưới nhỏ quá thì côn trùng ko lọt vào được để làm thức ăn tự nhiên cho tắc kè, nếu mắc lưới lớn thì tắc kè con sẽ thất thoát, tốt nhất ko nên làm chuồng nuôi kiểu này.

Nên làm chuồng bằng xi măng quy cách 2x2 m, cao 1m hoặc hơn tùy điều kiện kinh tế. Bên trong ốp gạch men loại càng trơn láng càng tốt, định kỳ quét 1 lớp chất bôi trơn như dầu ăn, nhớt.. để tắc kè không bám được vào thành hồ nuôi "tẩu thoát". Kiếm ống nhựa cũ nhiều kích cỡ (cho rẻ tiền) bó thành từng bó để tắc kè lẫn trốn các con vật khác tấn công. Chú ý tăng cường nhiều nhiều các ống phi 16-21 để tạo nơi ẩn nấp cho tắc kè con núp vì loại này cũng chơi theo nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé". Vậy là coi như xong chuồng trại rùi đó ^^

Giờ đến phần thức ăn, bắt 1 bóng đèn compact 3u (cho tiết kiệm điện) treo ở giữa hồ nuôi, ban đêm bật đèn này lên để thu hút côn trùng tụ lại làm thức ăn tự nhiên cho tắc kè. Vậy là khỏi phải lo đến phần thức ăn rùi nha ^^

Kiếm việc gì đó làm tạm đủ 3 bữa cơm hàng ngày thôi, nếu giỏi thì để dành chút ít 1 tháng xây thêm chừng 1 hồ nuôi thì càng ngon. Tập trung vào công việc kiếm tiền hàng ngày đừng quan tâm gì đến con tắc kè (sau khi đã thả giống). Quăng cho nó 1 "cục lơ" luôn trong vòng 2-3 năm thì bạn sẽ có 1 số lượng lớn tắc kè đủ để nói chuyện với thị trường.

Chuyện "đầu ra" của con tắc kè thì bạn khỏi lo, nói cho dễ hiểu thì bạn hình dung như thế này nha: lúa, bắp, mì, đậu... thì đầu ra là chắc chắn hiển nhiên rùi nhưng khi bạn có 1 bao thì dù có alo năn nỉ thương lái cũng không thèm đến mua vì có 1 bao thì ngu gì người ta đến mua cho tốn "xăng"? Nhưng nếu bạn có 10 tấn thì dù có bí mật đêm khuya đem về nhà đào hầm cất giấu thì dù có bí mật đến mức nào thì hôm sau cũng có thương lái đến hỏi mua. Nguyên tắc là vậy, có số lượng rùi hãy tính đầu ra. Hồi tui mới nuôi con cá kiểng thì có hàng chục bác nông dân cứ chạy đến hỏi đầu ra của con cá kiểng nên tui phải giải thích hàng chục lần, hơi mệt ^^.

Chúc 2-3 năm sau bạn sẽ thành công với mô hình nuôi tắc kè, thân!

Mình ở brvt. Mình muốn làm quen với bạn
 
mình cũng đang nuôi thử tắc kè đây bắt đầu với 20 em đã có gì chia sẻ kinh nhiệm nhé bạn.
 
mình cung đang nuôi thử nghiệm trước 1 it tắc kè, nhưng đã có mấy em cứ gày rần bụng tóp lại rồi chết, mình chưa dõ là bệnh gì, mình cho ăn dế và cào cào, vì dế mình nuôi chưa đủ để cho tắc kè ăn hàng ngày nên cho ăn cào cào, ko biết nghuyeen nhân có phải do con cào cào ko nữa, ACE nào có kình nghiệm tư vấn mình chút, mình cảm ơn trước

--------

mình cung đang nuôi thử nghiệm trước 1 it tắc kè, nhưng đã có mấy em cứ gày rần bụng tóp lại rồi chết, mình chưa dõ là bệnh gì, mình cho ăn dế và cào cào, vì dế mình nuôi chưa đủ để cho tắc kè ăn hàng ngày nên cho ăn cào cào, ko biết nghuyeen nhân có phải do con cào cào ko nữa, ACE nào có kình nghiệm tư vấn mình chút, mình cảm ơn trước
 
Last edited by a moderator:
mình cung đang nuôi thử nghiệm trước 1 it tắc kè, nhưng đã có mấy em cứ gày rần bụng tóp lại rồi chết, mình chưa dõ là bệnh gì, mình cho ăn dế và cào cào, vì dế mình nuôi chưa đủ để cho tắc kè ăn hàng ngày nên cho ăn cào cào, ko biết nghuyeen nhân có phải do con cào cào ko nữa, ACE nào có kình nghiệm tư vấn mình chút, mình cảm ơn trước

--------

mình cung đang nuôi thử nghiệm trước 1 it tắc kè, nhưng đã có mấy em cứ gày rần bụng tóp lại rồi chết, mình chưa dõ là bệnh gì, mình cho ăn dế và cào cào, vì dế mình nuôi chưa đủ để cho tắc kè ăn hàng ngày nên cho ăn cào cào, ko biết nghuyeen nhân có phải do con cào cào ko nữa, ACE nào có kình nghiệm tư vấn mình chút, mình cảm ơn trước




theo minh nghi co the do ban cho an chua du hoac con co the la cao cao co rat nhieu con san an vao ky sinh trong bung tac ke lam no gay dan ma chet di. ban thu mo thu may con ra xem minh cung toan cho an gian ,ve sau,.. trong luc cho de lon ma no co sao dau tham tri con de duoc 10 qua roi ay. voi lai thu kiem tra lai ve sinh xem nuoc chong trai ra sao . xong roi luc ay noi tiep.
 
mình đang muốn nuôi tắc kè nhưng ở quê mình chưa ai nuôi,vì thế rất mong mọi người ai biết thì giúp mình với,cảm ơn rất nhiều!

Nuôi tắc kè - Như nuôi chim cảnh
Nuôi tắc kè không vất vả, nặng nhọc. Thậm chí, nuôi nó như một thú chơi như nuôi chim cảnh. Vì vậy, mọi nhà nên nghĩ tới. Tại sao lại không nuôi tắc kè![/h]Tôi đến xã Lộc An, huyện Bảo Lâm của Lâm Đồng để thăm gia đình chị Tâm. Mọi người cho biết, gia đình chị nuôi cả kỳ đà, cả tắc kè. Từ xã rẽ vào chỗ chị cũng phải 7km. Đường rất khó đi...

Chúng tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy cách nuôi của chị khác lạ với mọi người: Chị dùng lưới để quây quanh bức tường thành một phòng nuôi. Chả ai nghĩ đó lại là chỗ nuôi tắc kè. Trên tường, chị giăng đầy quần áo cũ. Tôi tưởng chị phơi chúng. Nhưng khi tôi nhấc chúng lên, trong đó tắc kè bám kín trên tường. Chúng nấp phía sau những chiếc quần, áo treo ở đó. Chị nuôi tắc kè hoa. Loại này rất quý. Dùng nó để ngâm rượu thì tuyệt vời...
C:%5CDOCUME%7E1%5CKETNOI%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image001.jpg


Tắc kè còn có tên là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Trông nó na ná con thạch sùng nhưng tắc kè to và dài hơn. Điều đặc biệt ở chúng là dưới các ngón chân có những phiến mỏng giúp chúng có thể bám chặt vào tường kể cả những lúc bò trên trần. Tắc kè có màu sắc khác nhau và có thể biến đổi để giống với màu của môi trường nơi nó sinh sống. Nhiều lúc nó leo trên cây mà ta không nhìn được vì màu da của nó giống như màu vỏ trên cây.

Trong tự nhiên, tắc kè sống trong các hốc cây, kẽ đá, trong các khe tường, các mái nhà, ngọn cây... Chúng săn tìm các loại côn trùng, sâu bọ... để ăn. Chúng chỉ phát hiện được mồi động chứ không nhìn được mồi tĩnh. Tới mùa đông, giống như các loài rắn, chúng nằm sâu trong các hang hốc để trú đông. Khi ấm lên, chúng mới bò ra để đi kiếm ăn.

Tới mùa sinh sản, cứ chiều chiều, con đực thường kêu để gọi con cái. Nó kêu “tắc kè, tắc kè” liên tục 10-12 lần. Càng về cuối, tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần. Con cái “thấu tình” và sẽ tìm tới với con đực để giao hoan. Chúng đẻ ra trứng, mỗi lần 2 quả. Phải sau 3 tháng thì trứng mới nở. Khi nuôi, ta nên gom trứng lại và đưa vào chỗ ấp riêng để tránh con đực có thể ăn cả trứng.

Ở đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), bà con thường đóng các hộp gỗ to bằng các hộp đựng bút của học sinh. Hộp rỗng và hở ở 2 đầu. Đó là hộp nuôi tắc kè. Ta có thể xếp hàng trăm hộp vào 1 cái cũi có quây lưới kín xung quanh. Họ bắt châu chấu, cào cào, gián... để cho tắc kè ăn.
Ở nhà chị Tâm, tắc kè được ăn loại sâu chim do chị nuôi. Loại sâu này rất dễ nuôi. Nó ăn cám, ăn khoai, ăn cà rốt... và sinh sôi, tăng đàn rất nhanh. Loại sâu này không vũ hóa (không hóa bướm). Hàng ngày, chị để sâu vào các đĩa hoặc máng để trong khu nuôi. Tắc kè sẽ bò ra ăn ngay. Chị có bắc một số cành cây hoặc khúc gỗ từ đất lên tường. Trên đó, chị có buộc một số cốc nước (làm từ chai nhựa cắt ngắn bớt). Chúng sẽ bò ra đó để uống nước.

Việc nuôi tắc kè chẳng có gì khó khăn nếu như không nói là: Quá dễ!
Tắc kè là một vị thuốc quý. Nó giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi, chữa hen, chữa lao phổi và cường dương. Phần quý nhất của tắc kè chính là cái đuôi tái sinh. Khi nó bị đứt, chỉ sau một thời gian là nó lại mọc ra cái đuôi mới. Có người nuôi tắc kè chỉ để khai thác... đuôi!
Nuôi tắc kè không vất vả, nặng nhọc. Thậm chí, nuôi nó như một thú chơi như nuôi chim cảnh. Vì vậy, mọi nhà nên nghĩ tới. Tại sao lại không nuôi tắc kè!

GS Nguyễn Lân Hùng

--------

tôi sưu tầm được nên chia sẻ với bạn .
hi vọng giúp ích đôi chút cho bạn
mọi người cùng học hỏi .
 
Last edited by a moderator:
Ở đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), bà con thường đóng các hộp gỗ to bằng các hộp đựng bút của học sinh. Hộp rỗng và hở ở 2 đầu. Đó là hộp nuôi tắc kè. Ta có thể xếp hàng trăm hộp vào 1 cái cũi có quây lưới kín xung quanh. Họ bắt châu chấu, cào cào, gián... để cho tắc kè ăn.

Link: http://agriviet.com/home/threads/93...-hay-kinh-nghiem-gi-giup-m-voi-#ixzz24oUewJun

Bỏ tiết mục này đi nhé bạn .... Tôi là người Quảng Ninh ... Từng nuôi tắc kè .... và ra Vân Đồn như cơm bữa .... mấy bài báo về mô hình tắc kè vân đồn ... chỉ là bài báo cáo thành tích ... nhằm xin viện trơ của các tổ chức phi chính phủ mà thôi ....
 
Nuôi tắc kè quan trọng nhất là phòng bệnh cho nó, có hai bệnh chủ yếu đó là lở mồm và sưng mắt, đều do nguyên nhân là vệ sinh kém. Một khi đã mắc một trong hai bệnh này, tỉ lệ chữa thành công cực kỳ thấp (mình chưa bao giờ chữa khỏi, dù đã thử nhiều thuốc, ko biết các bậc tiền bối khác thì thế nào?)
Đã rất nhiều lần đau lòng nhìn từng con một ra đi :(
Khi 1 con trong đàn mắc bệnh phải cách ly ngay, do tắc kè có xu hướng ôm nhau ngủ :lol: , nên bệnh dễ lây lan.

Vì vậy việc xây dựng chuồng trại rất quan trọng, nó quyết định đến việc vệ sinh của chuồng, nếu vệ sinh sạch sẽ đồng nghĩa tắc kè sẽ sống lâu và khỏe mạnh.
Ngoài ra theo kinh nghiệm của mình, nên nuôi ở nơi bóng mát, yên tĩnh, ko để nắng trực tiếp chiếu vào, vì như thế da tắc kè dễ bay hơi nước, khiến nó mỏi mệt và dễ chết.

Có vài kinh nghiệm chia sẻ như vậy, ai có thì đóng góp thêm cho mọi người cùng mở mang.
 
Ngoài ra theo kinh nghiệm của mình, nên nuôi ở nơi bóng mát, yên tĩnh, ko để nắng trực tiếp chiếu vào, vì như thế da tắc kè dễ bay hơi nước, khiến nó mỏi mệt và dễ chết.

Link: http://agriviet.com/home/threads/93...-hay-kinh-nghiem-gi-giup-m-voi-#ixzz25TVLD5tg

Nếu nuôi chuồng thì làm chuồng hoàn toàn bị nắng chiếu vào bạn ạ .... Đấy là cách diệt vi khuẩn vi rut tốt nhất và rẻ tiền nhất đấy

Phần bên trên chuồng nuôi ... thiết kế mấy miếng vải,gỗ,để tránh nắng,che chắn là ok ... phần đáy chuồng,nên thiết kế thoát phân tốt..

Thực ra tắc kè thường chỉ chết khi mới nhập về ... Nhập về nên chia nhỏ đàn... nuôi riêng rẽ từng con hoặc một vài con ... sau một thời gian ổn định mới cho nhập đàn lớn trong chuồng lớn ...

Phần thành công tiếp theo phụ thuộc vào thức ăn,vệ sinh sạch sẽ,nhiệt độ... trời lạnh thắp đèn đỏ để nó sưởi ấm,
 
em đang nuôi dê, có mấy lúc bán không kịp nó mọc cánh chỉ để ngâm rượu và cho gà chọi ăn thôi.
nghe các bác nói nuôi kết hợp với tắc kè cũng có lý.
để về thử xem. khi nào có kết quả báo cáo với các bác.
 
Học hỏi kinh nghiệm nuôi Tắc kè

Nếu nuôi chuồng thì làm chuồng hoàn toàn bị nắng chiếu vào bạn ạ .... Đấy là cách diệt vi khuẩn vi rut tốt nhất và rẻ tiền nhất đấy

Phần bên trên chuồng nuôi ... thiết kế mấy miếng vải,gỗ,để tránh nắng,che chắn là ok ... phần đáy chuồng,nên thiết kế thoát phân tốt..

Thực ra tắc kè thường chỉ chết khi mới nhập về ... Nhập về nên chia nhỏ đàn... nuôi riêng rẽ từng con hoặc một vài con ... sau một thời gian ổn định mới cho nhập đàn lớn trong chuồng lớn ...

Phần thành công tiếp theo phụ thuộc vào thức ăn,vệ sinh sạch sẽ,nhiệt độ... trời lạnh thắp đèn đỏ để nó sưởi ấm,

Chào bác.
Em đang có ý định nuôi Tắc kè cùng với dế. Thông tin tìm hiểu con vật này em xem ở TT Thanh Xuân
Nếu bác còn nuôi em có thể về đó xem cách làm truồng trại được ko?
Thank bác
 
Học hỏi kinh nghiệm nuôi Tắc kè

Mình nghỉ từ lâu rồi bạn ạ
Tức là bác trước đây đã từng nuôi tắc kè rồi à?
Em đang có ý định nuôi Tắc kè kèm theo con Dế.
Em có mấy nhận định như sau bác thấy như thế nào nhé!

  • Em nuôi Tắc kè và dế do vốn ít (em chỉ xoay được có tầm 16-17 triệu).
  • Trang trại bán giống hứa thu mua đầu ra cho con Tắc kè, với giá gần bằng giá mình mua Tắc kè từ họ, tư 7 or 8 trên 10 so với giá họ bán giống. (Em tính toán khoảng 2 năm sau nuôi mới bán được con Tắc kè này, sợ lúc đó khó bán)
  • Trang trại này được đưa lên chương trình tivi mấy lần, quảng cáo cũng ác liệt.... Nghi ngờ của em là PR nhiều vậy để TT hướng đến mục đích bán cho người mua về nuôi là chính. Thị trường tiệu thụ về con Tắc kè này em thấy nó cũng ko cao.
  • Trang trại này cũng có người mua về nuôi bị chết. Nhưng em thấy có vẻ là chết phần nhiều của họ là do truồng trại & quãng đường vẫn chuyển xa. (Nhưng ko thích cái cách họ ko trả lời về mấy phàn nàn)

Nhân tiện em cũng hỏi luôn bác mấy câu ạ!

  • Nếu nuôi mua 100 con Tắc kè với đoạn đường vận chuyển khoảng hơn 40km thì đi xe máy được chứ ạ? Em sợ đi bằng xe máy nên nó sóc => con giống sẽ bị yếu.
  • Có nên vận chuyển cũng như mua con Tắc kè với số lượng 100 con làm 2 or 3 lần ko ạ? (Để cho con Tắc kè quen chuồng, và vận chuyển ít một giúp Tắc kè khỏe)

Rất mong được bác nhận xét về những nhận định của em, cũng như trả lời giúp em về mấy câu hỏi này mới ạ!
Vì hiện tại ngoài cái trang trại bán giống cho mình, em chưa tìm được ai cùng nuôi con Tắc kè này mà hỏi cả.
Cảm ơn bác nhiều!
P/S:Ko hiểu sao em ko tìm thấy chỗ nhắn vào inbox nên đành phải viết lên đây. Bác nào đang nuôi Tắc kè cùng thảo luận nhé!
 
Back
Top