Hỏi đáp Một số bệnh thường gặp ở gia cầm và cách điều trị

I BỆNH NIU CÁT TƠ (Newcastle)
Nguyên nhân
Do siêu vi trùng gây bệnh cho mọi lứa tuổi, mọi nòi giống gà. Đường lây bệnh qua thức ăn, nước uống, qua không khí hoặc do tiếp xúc với chim và loại gặm nhấm có mang vius gây bệnh.
Chú ý: gà tây, gà sao, vịt, ngan, bồ câu, chim cút cũng nhiễm bệnh này.
Triệu trứng, bệnh tích
benh-newcastle-o-ga-9.jpg

– Triệu trứng: Gà ủ rũ, xã cánh, ít ăn, phân màu trắng xanh. Gà biểu hiện khó thở, thở hắt và ngáp. Tỷ lệ chết 75%. Số còn lại ở thể bệnh mãn tính biểu hiện triệu trứng thần kinh đi vòng tròn, mổ không trúng thức ăn.
– Bệnh tích: Xuất huyết cơ quan tiêu hoá và cơ quan hô hấp. Dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh lỗ tuyến. Ruột viêm loét, nỏi gồ hình cúc áo. Trực tràng, hậu môn xuất huyết. Thanh khí quản xuất huyết. phổi viêm túi khí đục.
Phòng trị
– Phòng: Bệnh gà rù không có thuốc chữa mà chỉ phòng bệnh.
Dùng vacxin phòng bệnh: sử dụng lasota (lần 1) lúc 1 ngày tuổi bằng cách nhỏ mắt mũi. Lasota lần 2 lúc 25 ngày tuổi, nhỏ mắt mũi.
– Tiêm vacxin Newcastle hệ I cho gà 45 ngày tuổi hoặc dùng vacxin vô hoạt nhũ dầu.
– Có thể dùng vacxin nhập ngoại: Restos, sotasec (pháp), Imopest (mỹ),
Thông thường đối với các trang trại chăn nuôi lớn thường dùng vacxin tổng hợp phòng nhiều bệnh cùng một lúc:
Newvaxidrop( Gà rù + Hội chứng giảm đẻ )
Binewvaxidrop( Gà rù+Hội chứng giảm đẻ+ Viêm phến quản)
Gumbopest(Gà rù + gumboro)
Bigopest (Gà rù+ Gumboro + Viêm phến quản).
II BỆNH GUMBORO
Nguyên nhân
– Do virus: Gà ở lứa tuổi 3-6 tuần tuổi hay mắc. Bệnh dễ lây. Virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trưòng, lây nhiễm từ lúa này đến lứa tiếp theo. Tỷ lệ chết tới 25-30%, nếu bệnh ghép với cầu trùng hoặc bạch lị tỷ lệ chết lên tới 50-60%. Đường lây lan bệnh trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ hoặc lây qua đường nước uống và dụng cụ chan nuôi.
Triệu trứng bệnh tích
benh-thuong-han-o-ga-1.jpg

– Triệu trứng: Bệnh xảy ra nhanh, xuất hiện sự hoảng loạn và tiếng kêu thất thanh trong đàn gà. Trong đàn gà có con gà chạy từ góc tường này sang góc tường kia. Gà mổ cắn lẫn nhau, gà ăn ít, lông xù, ủ rũ, mỏ gục xuống. Gà sốt cao sau đó suy kiệt. Gà dồn đống. Gà ỉa phân loãng màu vàng nhạt có lẫn bọt.
– Bệnh tích: Xuất huyết cơ đùi và cơ ngực. Túi huyệt sưng, phù như quả nhãn bóc vỏ. Túi huyết xưng to gấp 3 lần vào ngày thứ 3, teo lại bằng bình thường vào ngày thứ 5-6, tiếp tục teo lại bằng 1/3 bình thường vào ngày thứ 8-9.
Phòng trị bệnh
- Phòng: Bệnh gumboro không có thuốc chữa mà chỉ có phòng bệnh bằng tiêm thuốc sát trùng tiêu độc và tiêm phòng vaxin. Sử dụng vacxin Gumboro I vào 5 ngày tuổi và vacxin Gumboro II lúc 20 ngày tuổi.
- Trị: trong thực tế chỉ dùng thuốc trợ sức và cầm máu:
– Trợ sức: Glucoza 5% phối hợp với nước sinh lí 9/1000 1-2ml/gà. VitaminC500: 0.5ml/con/ngày. Bcomlex: 1 ống/10 con/ngày
– Cầm máu: Tiêm vitamin K với liều lượng 1 ống/10con/ngày
+ Tăng cường dinh dưỡng: bổ sung axit amin 1ml/10con/ngày
Khi bệnh gumboro thuyên giảm, phải dùng kháng sinh chống kế phát các bệnh khác và dùng ngay thuốc phòng bệnh cầu trùng.
III BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)
Nguyên nhân
Do vi rút gây nên. Ngoài tác động vào bộ máy hô hấp, vi rút phá huỷ tế bào thận. Vi rút lây lan nhanh. Đường truyền qua bụi không khí, Ngoài ra vi rút truyền trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống.
Triệu trứng, bệnh tích
benh-viem-phe-quan-truyen-nhiem-o-ga.jpg

– Triệu trứng: Gà có hiện tượng khó thở, hắt hơi, có tiếng ran rất rõ trong đàn. Gà viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, lông xù, gà dồn từng đống. gà dò có triệu trứng hô hấp nhẹ và bệnh thường kéo dài.– Bệnh tích: Viêm thanh khí quản, có dịch nhầy, khoang bụng chứa nhiều bọng nước. Thận viêm và ống dẫn niệu chứa đầy muối urat(màu trắng)
Phòng bệnh
Sử dụng vacxin IB. Gà con dùng vacxin nhược độc vào thời điểm 1 ngày tuổi, 14 ngày tuổi và khi gà được 14 tuần tuổi thì tiêm vacxin vô hoạt IB.
IV BỆNH VIÊM HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD)
Nguyên nhân
Do vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh làm kế phát các vi khuẩn,vi rút gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bệnh tái phát. Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khoẻ, từ gà mẹ sang gà con và qua thức ăn nước uống và dụng cụ.
Triệu trứng, bệnh tích
– Triệu trứng: Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc. Gà khó thở, thở khò khè, đôi khi sưng mặt, chảy nước mũi. Gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm nhiều.– Bệnh tích: Tụ huyết trùng thanh quản, khí quản. Tiết dịch nhầy ở khoang mũi và khí quản. Túi khí viêm, đục mờ trông như vệt khói.
Phòng trị:
– Phòng: Vac xin vô hoạt Vineland (Mỹ) vào lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi. Cho uống Tylosin lúc 2,4,6 tuần tuổi có tác dụng phòng bệnh tốt.
– Trị: Tyamulin 1g/4lít nước, Spiramycin-trimethoprim 2g/lít nước, Erofloxacin 50-100mg/lít nước
V BỆNH CẦU TRÙNG GÀ (Coccidiosis)
Nguyên nhân
Do loài cầu trùng Eimeria gây ra. Bệnh nguy hiểm với mọi lứa tuổi gà, Trong đó gà con 3-8 tuần tuổi bị mắc nhiều nhất, lay lan do các noãn nang lưu cữu ở nền chuồng, nước uống. Gà ăn phải noãn nang cầu trùng sẽ mắc bệnh.
Triệu trứng, bệnh tích
tải xuống.jpg

– Triệu trứng: Gà ốm, ủ rũ, ít ăn, mào tái nhột. Gà bị tiêu chảy, phân màu nâu thậm chí có máu tươi. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết, da nhợt do mất máu, uống nhiều nước.
– Bệnh tích: Da gà bị tái nhợt. Bệnh tích tập trung ở ruột: ruột căng phồng, có nhiều điểm xuất huyết, manh tràng sưng to trong chứa đầy máu đen.
Phòng trị
– Phòng: Giữ chuồng khô ráo, rắc bột Bokashi lên chất độn chuồng.
– Trị: Rigercoccin 1g/2 lít trong 3-4 ngày. ESB3 1g/lít nước trong 4 ngày. Cho uống vitamin hoặc hỗn hợp ADE để giảm cầu trùng kí sinh ở niêm mạc.
VI BỆNH NHIỄM KHUẨN ECOLI (Colibacillosis)
Nguyên nhân
Do vi khuẩn Ecoli gây lên. Gia cầm mọi lứa tuổi đều có thể mắc, đặc biệt là gia cầm lứa tuổi từ 3-15 ngày tuổi, Tỷ lệ chết từ 20-60%, gia cầm trên 1 tháng có thể bị nhẹ và ít chết.
Truyền bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh trong lò ấp, Ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và vết hở ở rốn.
Triệu trứng bệnh tích
– Triệu trứng: Trong thể bại huyết, gia cầm ủ rũ và chết đột ngột chiếm tỷ lệ 2%.Trong thể viêm ruột, gà ỉa chảy nặng phân có dịch nhầy màu nâu, xanh, trắng. Thể viêm túi khí dày lên màu trắng sản sinh dịch fibrin làm viêm dính màng bao tim, màng gan và màng phức mạc. Thể viêm vòi trứng làm gia cầm giảm đẻ.
– Bệnh tích: Gan sưng và suất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có lớp xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột xưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kì đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo.
Phòng trị
– Phòng: Tiêm vacxin Neotyphomix (Pháp) 1ml/3 gia cầm. Có thể phòng bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn khi gia cầm nhỏ tuổi, khi thời tiết,thức ăn thay đổi. Một tuần nên làm hai lần.
– Trị: Chủ yếu trộn kháng sinh vào thức ăn nước uống như Cosumex 2g/lít hay 1kg thức ăn. Tetracylin 1.5g/kg thức ăn, liên tục trong 3-4 ngày.
Nếu gia cầm bệnh nặng thì phải tiêm Bencomycin 1ml/30kg trọng lượng gia cầm, Biocolistin 1ml/4kg trọng lượng gia cầm, Flumequin 1ml/2kg, Biotee 1ml/4kg thể trọng.
VII BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG(pasteurellosis)
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella aviseptica. Khi mưa nhiều tháng 7,8,9 bệnh phát mạnh. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống. Vi khuẩn có thể kí sinh sẵn trong cơ thể gia cầm khi thời tiết thức ăn thay đổi, trỗi dậy gây bệnh.
Triệu trứng, bệnh tích
benh-tu-huyet-trung-o-ga-1.jpg
– Triệu trứng:Thể quá cấp gia cầm ủ rũ cao độ và chết sau khoảng 2 giờ. Tỷ lệ chết có thể lên đến 50% và chết trong nhiều đêm.
Thể cấp tính: Gia cầm ủ rũ, lông xù, phân loảng có màu máu xanh, mũi miệng chảy chất nhờn, sủi bọt, xó lẫn màu đỏ sẫm, gia cầm rất khó thở. Thể mãn tính: Gia cầm xưng khớp, hoại tử mào, có thể kèm theo triệu trứng thần kinh do viêm màng não, gia cầm gầy yếu.
– Bệnh tích: Tụ máu, xuất huyết dưới da, tích nước trong các xoang. Gan sưng có nhiều chấm đỏ hay vàng trên bề mặt của gan. Trong thể mãn tính viêm đường hô hấp, buồng trứng và ống dẫn trứng sưng to, các đầu khớp sù xì.
Phòng trị
– Phòng: Phòng bằng vacxin nhũ dầu (nội) 0.5ml/con, vacxin keo phèn (nội) 1ml/con, vacxin nhũ dầu (Mỹ) 0.5ml/con, Vacxin Neotyphonmix (Pháp) phòng tụ huyết trùng và E.coli 3ml/con. Có thể phòng bệnh bằng kháng sinh trộn vào thức ăn như Tetracylin 0.5g/kgTA, 1g Cosumix pha vào 1 lít nước hoặc 1kgTĂ.
– Trị: Dùng kháng sinh tiêm toàn đàn Steptomycin với liều 100-150mg/kg thể trọng. Phối hợp Tetramycin 30mg/kg thể trọng và Septotryl 1ml/3kg thể trọng, Gentamycin 30mg/kgthể trọng.
VIII BỆNH CẮN LÔNG RỈA LÔNG (cannibalisme)
Nguyên nhân
Do chăm sóc không tốt và cung cấp không đủ dinh dưỡng cho gia cầm
Triệu trứng bệnh tích
Bệnh thường xảy ra ở đàn gà nuôi chật chội, không có sân vận động, chuồng trại ẩm ướt, thiếu ánh sáng, lông của gà ở lưng dính bết lại, ngứa ngáy, khó chịu. Ban đầu ngan rỉa lông mình sau quen rỉa lông con khác. Hiện tượng chảy máu càng kích thích gà mổ cắn nhau. Trong khẩu phần không cân đối đạm như thiếu methionin và Cystin hoặc trong thời gian ngắn ăn quá nhiều đạm động vật sẽ gây gà mổ lẫn nhau. Đặc biệt khi khẩu phần thiếu đi sinh tố và khoáng. Ngoài ra có thể do viêm ruột, do ồn ào và chấn động xung quanh kích thích.
z1039031279534-49609ca5890b54f80182d8235cd36167.jpg

Phòng trị
– Phòng: Kết hợp cả nuôi dưỡng và chuồng trại. Tập cho gà ra ngoài sân chăn thả từ 7 ngày tuổi. Phát hiện sớm những con có tập tính rỉa lông tách ra khỏi đàn.
– Trị bệnh: Cho ăn Sunfat canxi (thạch cao) vì trong chất này có chứa 23% canxi và 18.4% lưu huỳnh. Cho ăn 0.3-0.5%g/con/ngày trong vài ngày, bệnh chấm dứt. Cho uống nước pha muối 1% liên tục trong vài ngày. Cho gà ăn bột lông và tăng cường rau xanh. Chuồng trại phải bổ sung chất độn chuồng hằng ngày tránh ẩm ướt và chật chội. Bổ sung vitaminA với liều lượng 10000 UI/kg thể trọng lặp lại 3 lần cách nhau 3 tuần bệnh sẽ khỏi.
gà ta thả vườn, gà giống cao khanh, công ty gà giống, gà tốt nhất, kinh nghiệm nuôi gà, kỹ thuật chăn nuôi gà, trị bệnh cho gà, gà giống
 


File đính kèm

  • benh-newcastle-o-ga-9.jpg
    benh-newcastle-o-ga-9.jpg
    129.2 KB · Lượt xem: 6.650
  • 20170525_chronic-respiratory-disease-crd-in-poultry.jpg
    20170525_chronic-respiratory-disease-crd-in-poultry.jpg
    42.9 KB · Lượt xem: 13


Back
Top