BP - Năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) về chuyển chế độ cạo từ D3 (3 ngày cạo một lần) qua D4 (4 ngày cạo 1 lần) để giảm chi phí công lao động, giảm giá thành sản xuất trong hoàn cảnh giá mủ cao su giảm sâu, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh đã thí điểm chế độ cạo D4 trên diện tích 1.217 ha vườn cây trồng từ năm 2005 đến 2008 (nhóm 1, cây tơ).
Năm 2015, cao su Lộc Ninh chuyển chế độ cạo D4 trên toàn bộ diện tích vườn cây nhóm 1 và nhóm 2
Kết quả, sản lượng mủ khai thác bằng 95% so với chế độ cạo D3 nhưng tiết kiệm được 25% chi phí công lao động. Nhờ đó, năng suất lao động của công nhân tăng 20-30% so với năm 2013.
Năm 2015, dự báo thị trường cao su vẫn còn khó khăn, theo chỉ đạo của VRG, các đơn vị trực thuộc phải giảm giá thành sản xuất xuống còn 30 triệu đồng/tấn (giảm hơn 5 triệu đồng so với năm 2013), giá bán bình quân 31 triệu đồng/tấn. Như vậy, 1 tấn chỉ lãi 1 triệu đồng (năm 2014 là 5 triệu đồng). Công ty cao su Lộc Ninh xây dựng kế hoạch giá thành 29,87 triệu đồng/tấn, giá bán 31,53 triệu đồng/tấn, phấn đấu thu nhập bình quân 5,7 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2015, công ty có diện tích vườn cây kinh doanh 6.204 ha trong tổng số 10.519 ha. Từ hiệu quả thí điểm chuyển chế độ cạo của năm 2014, Công ty cao su Lộc Ninh sẽ thực hiện chế độ cạo D4 trên toàn bộ diện tích vườn cây nhóm 1 và nhóm 2 (nhóm cho năng suất cao nhất trong chu kỳ phát triển cao su), trừ vườn cây nhóm 3 và cạo thanh lý hơn 633 ha thì cạo D3.
P.Thảo
Theo Báo Bình Phước
Năm 2015, cao su Lộc Ninh chuyển chế độ cạo D4 trên toàn bộ diện tích vườn cây nhóm 1 và nhóm 2
Kết quả, sản lượng mủ khai thác bằng 95% so với chế độ cạo D3 nhưng tiết kiệm được 25% chi phí công lao động. Nhờ đó, năng suất lao động của công nhân tăng 20-30% so với năm 2013.
Năm 2015, dự báo thị trường cao su vẫn còn khó khăn, theo chỉ đạo của VRG, các đơn vị trực thuộc phải giảm giá thành sản xuất xuống còn 30 triệu đồng/tấn (giảm hơn 5 triệu đồng so với năm 2013), giá bán bình quân 31 triệu đồng/tấn. Như vậy, 1 tấn chỉ lãi 1 triệu đồng (năm 2014 là 5 triệu đồng). Công ty cao su Lộc Ninh xây dựng kế hoạch giá thành 29,87 triệu đồng/tấn, giá bán 31,53 triệu đồng/tấn, phấn đấu thu nhập bình quân 5,7 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2015, công ty có diện tích vườn cây kinh doanh 6.204 ha trong tổng số 10.519 ha. Từ hiệu quả thí điểm chuyển chế độ cạo của năm 2014, Công ty cao su Lộc Ninh sẽ thực hiện chế độ cạo D4 trên toàn bộ diện tích vườn cây nhóm 1 và nhóm 2 (nhóm cho năng suất cao nhất trong chu kỳ phát triển cao su), trừ vườn cây nhóm 3 và cạo thanh lý hơn 633 ha thì cạo D3.
P.Thảo
Theo Báo Bình Phước