Ngành chăn nuôi lo "thua trên sân nhà"?

Ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 - 20 người.


Ảnh minh họa

Năng suất lao động ngành chăn nuôi chỉ bằng 1/20 người Mỹ

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Theo TS. Đoàn Xuân Trúc - Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15-20 người. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao... làm cho giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.

TS Trúc dẫn số liệu điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25-30% so với ở Việt Nam, giá thành 1kg thịt bò Úc sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng... là khoảng 170.000-180.000đồng/kg. Trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc.

Theo tính toán của Viện Chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg thịt heo trong nước là 2,08 USD, còn ở Mỹ là 1,41 USD. Giá thành sản xuất thịt bò trong nước là 2,53 USD/kg, còn ở Úc là 1,77 USD/kg. Về gà công nghiệp, chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia là 1,15 USD/kg; Thái Lan là 1,2 USD/kg, Philippine là 1,58 USD/kg, Ấn Độ là 1,1 USD/kg; Hàn Quốc là 1,34 USD/kg... trong khi của Việt Nam là 1,6 USD/kg.

Bên cạnh đó, TS Trúc cũng cho biết, đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản nước ta đều phải nhập từ Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Hà Lan, Anh, Đan Mạch...

Năm 2014, Việt Nam đã nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (trong đó có 5,368 triệu tấn thức ăn giàu đạm, 5,913 triệu tấn nguyên liệu giàu năng lượng và gần 400 tấn nguyên liệu thức ăn bổ sung). Kim ngạch nhập khẩu là 4,8 tỷ USD.

Thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá...; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Theo Liên minh Nông nghiệp, hiện nay 80% các loại vacxin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới.

“Phụ thuộc tới gần 50% nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước giá thành cũng khá cao nên theo ý kiến nhiều chuyên gia, giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn khoảng 10% so với nhiều nước trong khu vực châu Á” – TS Trúc chia sẻ.

Thua trên sân nhà…

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với TPP, khả năng phát triển và cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam yếu thế hơn hẳn 11 nước còn lại, đặc biệt là so với Mỹ, Úc, Canada…

“Đáng lo nhất chính là làm sao để đảm bảo chất lượng an toàn sản phẩm chăn nuôi vì hiện nay chăn nuôi nước ta còn khá nhỏ lẻ, thiếu chuỗi liên kết, khó truy xuất nguồn gốc” – Ông Dương cho biết.

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Ông Dương cho rằng, đây là vấn đề rất khó giải quyết triệt để. Đảm bảo an toàn thực phẩm hay kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nan giải bởi chịu sự chi phối của nhiều thành phần, cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành như: Y tế, Công Thương, Công an chứ không riêng gì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đặc biệt, đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi rất lớn vai trò của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, trong đó cấp địa phương rất quan trọng bởi hầu hết các khâu quản lý như đồng ruộng, chuồng trại đều nằm ở cấp địa phương. Nếu chính quyền cấp địa phương không thấy được tầm quan trọng này thì thậm chí có thể coi là “vô phương” giải quyết.

Trong khi đó, theo TS. Đoàn Xuân Trúc, trước mắt ngành chăn nuôi đang có một thời gian quá độ tuy không dài (2-3 năm) trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa phương của từng hiệp định thương mại (FTA).

Thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ “thịt nóng, thịt mát, thịt tươi” sang “thịt lạnh, thịt đông lạnh” cũng không thể thay đổi nhanh và rộng khắp, sự đổi này (nếu có) cũng chỉ là ở một bộ phận thuộc các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

Quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1-2 năm. Trước đó, trở về Việt Nam sau khi kết thúc đàm phán TPP, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (kể từ 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.

“Đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành chăn nuôi đẩy nhanh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cảc sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng...cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm” – ông Dương cho biết.

Lam Nguyễn

Theo Trí thức trẻ
 
Tác giả này làm phép so sánh khập khiểng quá, chả trách nhiều người phản ứng.
Thua trên sân nhà là tại vì giá thành sản xuất quá cao. Giá thành sản xuất cao tại vì giá con giống, giá thức ăn, giá thuốc thúy y cao. Lợi nhuận thuốc về các nhà cung cấp đầu vào này. Một phần lớn làm cho giá nguyên vật liệu này cao là chi phí cho việc làm thủ tục nhập khẩu, thuế nhập khẩu, chi phí cho các doanh nghiệp đi đăng ký xin giấy phép lưu hành thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Nhà nông chẳng qua là tự mình làm và tự mình trả lương bằng chính lợi nhuận thu được. Nếu không may có dịch bệnh thì... ôm một cục nợ.
Nói vậy chứ ngành chăn nuôi mình vẫn còn nhiều lợi thế như các sản phẩm gà thả vườn, cá đồng, thịt bò cỏ giá rất cao nhưng vẫn không đủ bán. Giờ đây người tiêu dùng có thu nhập cao chuyển sang ăn những thực phẩm sản xuất một cách tự nhiên chứ không phải sản phẩm công nghiệp vì có quá nhiều dư lượng thuốc thú ý và hormon kích thích sinh trưởng, chất tạo nạc... Biết đâu được một ngày nào đó ta sẽ xuất khẩu gà nòi, gà thả vườn sang các nước thì sao?

Thực ra chuyện này nếu có điều tra rõ thì chẳng ai cãi nhau nữa! Ví dụ về con lợn thịt nuôi nhốt công nghiệp sang mỹ điều tra xem 1 trại của họ xem họ đầu tư chuồng trại hết khoảng bao tiền? Mua con giống giá bao nhiêu? Giá thức ăn bao nhiêu? Sử dụng bao nhiêu lao động? Giá nhân công? Giá thuốc vacxin? Giá điện?.....có những thông tin như thế này một bác nông dân bình thường cũng tín ra được giá thành 1 kg thịt hơi tại chuồng của họ dao động trong khoảng bao nhiêu? Đem về so sánh với việt nam là biết mình đang ở đâu ngay! Chỉ có so sánh số liệu tuyệt đối như vậy.

Còn việc giá tại việt nam cao hơn mỹ 20% thì cũng chẳng có gì đáng lo cả! Chi phí chuyển từ bên đó sang việt nam liệu có rẻ hơn không?

Thông tin về thị trường ngay tại trong nước mình còn thiếu nói gì thị trường nước ngoài! Và em cực ghét các thánh cứ phán bừa chẳng có tý cơ sở nào cả
 
Ôi cái vấn đề này nó rộng bao la , và dài như dây kinh nghiệm mà các bác lãnh đạo nhà ta vẫn rút đó . Báo chí thì loạn thông tin , viết kểu đếm chữ ăn tiền , lãnh đạo thì lúc nào cũng rút dây kinh nghiệm , không thì cũng nói kiểu nước đôi nước ba . Cuối cùng thì cũng chỉ người dân chịu thiệt , thôi thì tìm cách tự cứu lấy mình trước khi trời cứu .
 
Ôi cái vấn đề này nó rộng bao la , và dài như dây kinh nghiệm mà các bác lãnh đạo nhà ta vẫn rút đó . Báo chí thì loạn thông tin , viết kểu đếm chữ ăn tiền , lãnh đạo thì lúc nào cũng rút dây kinh nghiệm , không thì cũng nói kiểu nước đôi nước ba . Cuối cùng thì cũng chỉ người dân chịu thiệt , thôi thì tìm cách tự cứu lấy mình trước khi trời cứu .

Bác nói rất chuẩn! Chủ yếu là trong tình hình thị trường như thế này kinh doanh làm sao có lãi là được. Đó mới là người tài. Vì nhiều cái khó như vậy nên nông dân mới không giàu. Những người vượt qua được họ vẫn đang giàu có đấy thôi. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh.
 
1000 lợn sinh sản chỉ cần 1 lao động....
1 người chỉ cần đi nhặt nhau thai cho 1000 con lợn nái ko thôi củng đủ hết ngày rồi chứ nói gì đến đở đẻ và cho ăn.
Tôi cũng suy nghĩ giống bạn. đọc đến câu này tôi không thèm đọc tiếp nữa vào trả lời ngay vì biết bài này thiếu căn cứ. tôi sẵn sàng bán nhà lấy tiền sang Mỹ để cá với bất kì ai 10 tỷ đồng nếu 1000 nái mà cần chỉ một lao động.
 
Tôi cũng suy nghĩ giống bạn. đọc đến câu này tôi không thèm đọc tiếp nữa vào trả lời ngay vì biết bài này thiếu căn cứ. tôi sẵn sàng bán nhà lấy tiền sang Mỹ để cá với bất kì ai 10 tỷ đồng nếu 1000 nái mà cần chỉ một lao động.
Bác nào nuôi lợn nái thì biết ngay là chi phí nhân công chiếm bao nhiêu % trong tổng chi phí tạo ra một con lợn giống? Quá là nhỏ! Vài % không đáng để người người việt nam đầu tư công nghệ sử dụng ít nhân công khi giá nhân công ở việt nam quá rẻ. Có tiết kiệm được thì cũng chẳng được bao nhiêu! Họ sẽ tập trung sự cắt giảm chi phí trong xây dựng chuồng trại, con giống bố mẹ và đặc biệt là thức ăn.
 
Thực ra mục đích chính của bài báo vẫn là đúng, Về chăn nuôi heo thì mình k rõ lắm, nhưng trong chăn nuôi Bồ câu, trại bên TQ 1 người có thể chăm hàng ngàn cặp chim sinh sản với năng suất đạt rất cao (Trại nuôi hơn 20.000 cặp mà cần khoảng chục công nhân), trong khi ở VN, dù là những trại lớn nuôi đến 2 ngàn cặp thì vẫn phải cần 4-5 người chăm, trong khi cơ sở vật chất của họ thực ra cũng chẳng có gì gọi là to tát nếu tính trên tổng thời gian đầu tư. Hệ thống cho ăn tự động dành cho 1 khu chuồng 4000-5000 cặp cũng chỉ vào khoảng vài chục triệu tiền VN, với thời gian sử dụng lên đến hàng chục năm.... giúp tiết kiệm đc 3 nhân công cho ăn mỗi ngày. Đó là cái sơ đẳng nhất mà mình nhìn thấy ở họ, còn những biện pháp tăng năng suất thì mình chưa dám nói.
Để cuối cùng, sản phẩm chim bồ câu của họ xuất sang đến ta sau khi quá tay thương lái đc bán với giá chỉ bằng 2/3 giá chìm trong nước....
 
Theo mình biết thi bồ câu tự ấp trứng, còn heo thì phai đỡ đẻ, nên k thể ss như vay dc
 
Thực ra mục đích chính của bài báo vẫn là đúng, Về chăn nuôi heo thì mình k rõ lắm, nhưng trong chăn nuôi Bồ câu, trại bên TQ 1 người có thể chăm hàng ngàn cặp chim sinh sản với năng suất đạt rất cao (Trại nuôi hơn 20.000 cặp mà cần khoảng chục công nhân), trong khi ở VN, dù là những trại lớn nuôi đến 2 ngàn cặp thì vẫn phải cần 4-5 người chăm, trong khi cơ sở vật chất của họ thực ra cũng chẳng có gì gọi là to tát nếu tính trên tổng thời gian đầu tư. Hệ thống cho ăn tự động dành cho 1 khu chuồng 4000-5000 cặp cũng chỉ vào khoảng vài chục triệu tiền VN, với thời gian sử dụng lên đến hàng chục năm.... giúp tiết kiệm đc 3 nhân công cho ăn mỗi ngày. Đó là cái sơ đẳng nhất mà mình nhìn thấy ở họ, còn những biện pháp tăng năng suất thì mình chưa dám nói.
Để cuối cùng, sản phẩm chim bồ câu của họ xuất sang đến ta sau khi quá tay thương lái đc bán với giá chỉ bằng 2/3 giá chìm trong nước....

Với hệ thống cung cấp thức ăn cho chim tự động kiểu như thế này:
http://ksp.com.vn/san-pham/he-thong-cho-an-tu-dong-bon-di-dong/84/ mà bác bảo tính ra tiền VNĐ có mấy chục triệu em cũng thấy lạ!
Mà nó không thể áp dụng cho kiểu nuôi trong chuồng hở, diện tích bé tẹo (nuôi ít), lồng chim ọp ẹp và thức ăn phối trộn linh tinh như ở việt nam được. Để triển khai nó phải đầu tư bài bản từ khâu thiết kế chuồng, lồng nhốt, thức ăn...Tất cả phải theo quy chuẩn thì nó mới vận hành được! Quy mô nuôi phải ở mức vài chục nghìn con bố mẹ, chuồng kín và thức ăn công nghiệp 100% thì mới bõ. Ở việt nam hiện nay sở dĩ họ không dám đầu tư lớn vào làm quy mô lớn để hạ giá thành vì không có đầu mối tiêu thụ lớn chắc chắn tiêu thụ cho trang trại với giá có lời chắc chắn chấp nhận được chứ không phải họ không có tiền hoặc không huy động được tiền!

Với cái giá chỉ dưới 2/3 giá chim trong nước mà có đầu mối tiêu thụ lớn, ổn định và chắc chắn thì em nghĩ đã nhiều bác đầu tư rồi. Vấn đề là làm sao tiếp cận được những đầu mối đó?
 
Với hệ thống cung cấp thức ăn cho chim tự động kiểu như thế này:
http://ksp.com.vn/san-pham/he-thong-cho-an-tu-dong-bon-di-dong/84/ mà bác bảo tính ra tiền VNĐ có mấy chục triệu em cũng thấy lạ!
Mà nó không thể áp dụng cho kiểu nuôi trong chuồng hở, diện tích bé tẹo (nuôi ít), lồng chim ọp ẹp và thức ăn phối trộn linh tinh như ở việt nam được. Để triển khai nó phải đầu tư bài bản từ khâu thiết kế chuồng, lồng nhốt, thức ăn...Tất cả phải theo quy chuẩn thì nó mới vận hành được! Quy mô nuôi phải ở mức vài chục nghìn con bố mẹ, chuồng kín và thức ăn công nghiệp 100% thì mới bõ. Ở việt nam hiện nay sở dĩ họ không dám đầu tư lớn vào làm quy mô lớn để hạ giá thành vì không có đầu mối tiêu thụ lớn chắc chắn tiêu thụ cho trang trại với giá có lời chắc chắn chấp nhận được chứ không phải họ không có tiền hoặc không huy động được tiền!

Với cái giá chỉ dưới 2/3 giá chim trong nước mà có đầu mối tiêu thụ lớn, ổn định và chắc chắn thì em nghĩ đã nhiều bác đầu tư rồi. Vấn đề là làm sao tiếp cận được những đầu mối đó?
Bạn chưa vào trang của Tàu xem rồi ! thiết kế k phức tạp như hình của bạn đâu ! Họ thiết kế các dãy chuồng sao cho lưng của 2 dãy cách nhau 1 khoảng cách đủ để lắp vừa hệ thống ăn tự động, cái hệ thống này nghĩ thì có vẻ phức tạp, nhưng thực ra theo tính toán của ông anh rể mình (là kỹ sư cơ khí) thì chỉ hết hơn tạ sắt mỗi cái, cộng thêm 1 mô tơ và trăm mét dây điện, chuồng làm càng dài thì càng tốt. tính ra 1 chuồng dài trăm mét là quá chuẩn. Đảm bảo nếu chế tạo ở VN thì mỗi cái chỉ vào khoảng hơn 2 chục triệu....
Còn về phần chuồng trại thì họ làm còn đơn giản hơn mình ! thức ăn + pha trộn thì cũng chẳng có gì cao xa ! bạn quan tâm thì vào you tube xem sẽ thấy !
Trên đây mình chỉ đưa ra 1 VD nhỏ để thấy đc sự yếu kém trong kỹ thuật của nền Sx nông nghiệp nói riêng của nước ta ! chứ ai chẳng biết là nuôi con Lợn khác hẳn nuôi con chim
 
cái gì cũng có 2 mặt của nó. TPP cũng vậy thui. còn chưa làm đã lo thì mãi cũng chỉ vậy mà thôi.
 
Bạn chưa vào trang của Tàu xem rồi ! thiết kế k phức tạp như hình của bạn đâu ! Họ thiết kế các dãy chuồng sao cho lưng của 2 dãy cách nhau 1 khoảng cách đủ để lắp vừa hệ thống ăn tự động, cái hệ thống này nghĩ thì có vẻ phức tạp, nhưng thực ra theo tính toán của ông anh rể mình (là kỹ sư cơ khí) thì chỉ hết hơn tạ sắt mỗi cái, cộng thêm 1 mô tơ và trăm mét dây điện, chuồng làm càng dài thì càng tốt. tính ra 1 chuồng dài trăm mét là quá chuẩn. Đảm bảo nếu chế tạo ở VN thì mỗi cái chỉ vào khoảng hơn 2 chục triệu....
Còn về phần chuồng trại thì họ làm còn đơn giản hơn mình ! thức ăn + pha trộn thì cũng chẳng có gì cao xa ! bạn quan tâm thì vào you tube xem sẽ thấy !
Trên đây mình chỉ đưa ra 1 VD nhỏ để thấy đc sự yếu kém trong kỹ thuật của nền Sx nông nghiệp nói riêng của nước ta ! chứ ai chẳng biết là nuôi con Lợn khác hẳn nuôi con chim

Em nghĩ chắc ông anh rể của bác chắc cũng chỉ nhìn qua mà chưa thực hiện đơn hàng nào làm về hệ thống đó? Còn nếu anh ý có khả năng làm được hệ thống đó với giá trên hai chục triệu thì tiến hành kinh doanh sản xuất luôn đi, đảm bảo lợi nhuận cực lớn! Báo giá của nó toàn vài trăm triệu thôi bác ạ. Thế nên mấy bác nuôi gà đẻ nhốt lồng mới không mua mà thuê nhân công đổ cám! Những trại gà đẻ quy mô vài vạn ở mình nhiều lắm rồi bác ạ.
 
Thằng tây nó ăn một nồi cơm trên một bữa..vn ăn vài chén cơm sao làm bằng tây...thằng tây nặng 70kí đến90k..còn vn nặng 45 đến 65kí thì sao bằng?..hai cái đó thôi vn đã thua rồi...vậy mún hơn tụi tấy thì các bác nông vn chăm ăn chóng lớn...chìu đẩy tạ tập cơ cho to vào..như thế mới khẳng định thương hịu chứ...hehe..nói vui thôi nhé...
 
Kim tự tháp xã hội bao gồm:
_ Đáy kim tự tháp : nền móng vẫn chắc, chịu lực cho kết cấu bên trên. Đó là nông dân, công nhân, nói chung là dân nghèo lao động tay chân.
_ Phần giữa: đứng trên nền móng và nâng đỡ phần đỉnh. Bao gồm trung lưu, thượng lưu.
_ Cuối dùng là phần đỉnh.
Nếu chăm lo cho nông dân, nông dân giàu lên, mất đi nền móng chuyện gì sẽ xảy ra.
Đó là vì sau, sau bao nhiêu năm, nền nông nghiệp không được sự quan tâm.
 
Thằng tây nó ăn một nồi cơm trên một bữa..vn ăn vài chén cơm sao làm bằng tây...thằng tây nặng 70kí đến90k..còn vn nặng 45 đến 65kí thì sao bằng?..hai cái đó thôi vn đã thua rồi...vậy mún hơn tụi tấy thì các bác nông vn chăm ăn chóng lớn...chìu đẩy tạ tập cơ cho to vào..như thế mới khẳng định thương hịu chứ...hehe..nói vui thôi nhé...
nông dân thì dùng tạ làm chi cho mệt mà lại phí thời gian. sáng ra súc miệng 2 xô cám cho lợn ăn thế là xong..... hihi....!
 
Ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 - 20 người.


Ảnh minh họa

Năng suất lao động ngành chăn nuôi chỉ bằng 1/20 người Mỹ

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Theo TS. Đoàn Xuân Trúc - Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15-20 người. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao... làm cho giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.

TS Trúc dẫn số liệu điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25-30% so với ở Việt Nam, giá thành 1kg thịt bò Úc sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng... là khoảng 170.000-180.000đồng/kg. Trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc.

Theo tính toán của Viện Chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg thịt heo trong nước là 2,08 USD, còn ở Mỹ là 1,41 USD. Giá thành sản xuất thịt bò trong nước là 2,53 USD/kg, còn ở Úc là 1,77 USD/kg. Về gà công nghiệp, chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia là 1,15 USD/kg; Thái Lan là 1,2 USD/kg, Philippine là 1,58 USD/kg, Ấn Độ là 1,1 USD/kg; Hàn Quốc là 1,34 USD/kg... trong khi của Việt Nam là 1,6 USD/kg.

Bên cạnh đó, TS Trúc cũng cho biết, đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản nước ta đều phải nhập từ Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Hà Lan, Anh, Đan Mạch...

Năm 2014, Việt Nam đã nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (trong đó có 5,368 triệu tấn thức ăn giàu đạm, 5,913 triệu tấn nguyên liệu giàu năng lượng và gần 400 tấn nguyên liệu thức ăn bổ sung). Kim ngạch nhập khẩu là 4,8 tỷ USD.

Thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá...; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Theo Liên minh Nông nghiệp, hiện nay 80% các loại vacxin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới.

“Phụ thuộc tới gần 50% nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước giá thành cũng khá cao nên theo ý kiến nhiều chuyên gia, giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn khoảng 10% so với nhiều nước trong khu vực châu Á” – TS Trúc chia sẻ.

Thua trên sân nhà…

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với TPP, khả năng phát triển và cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam yếu thế hơn hẳn 11 nước còn lại, đặc biệt là so với Mỹ, Úc, Canada…

“Đáng lo nhất chính là làm sao để đảm bảo chất lượng an toàn sản phẩm chăn nuôi vì hiện nay chăn nuôi nước ta còn khá nhỏ lẻ, thiếu chuỗi liên kết, khó truy xuất nguồn gốc” – Ông Dương cho biết.

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Ông Dương cho rằng, đây là vấn đề rất khó giải quyết triệt để. Đảm bảo an toàn thực phẩm hay kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nan giải bởi chịu sự chi phối của nhiều thành phần, cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành như: Y tế, Công Thương, Công an chứ không riêng gì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đặc biệt, đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi rất lớn vai trò của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, trong đó cấp địa phương rất quan trọng bởi hầu hết các khâu quản lý như đồng ruộng, chuồng trại đều nằm ở cấp địa phương. Nếu chính quyền cấp địa phương không thấy được tầm quan trọng này thì thậm chí có thể coi là “vô phương” giải quyết.

Trong khi đó, theo TS. Đoàn Xuân Trúc, trước mắt ngành chăn nuôi đang có một thời gian quá độ tuy không dài (2-3 năm) trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa phương của từng hiệp định thương mại (FTA).

Thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ “thịt nóng, thịt mát, thịt tươi” sang “thịt lạnh, thịt đông lạnh” cũng không thể thay đổi nhanh và rộng khắp, sự đổi này (nếu có) cũng chỉ là ở một bộ phận thuộc các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

Quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1-2 năm. Trước đó, trở về Việt Nam sau khi kết thúc đàm phán TPP, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (kể từ 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.

“Đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành chăn nuôi đẩy nhanh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cảc sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng...cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm” – ông Dương cho biết.

Lam Nguyễn

Theo Trí thức trẻ
Thua hay ko la do y thuc cua nhung nguoi lam nong ngiep va quan ly nong ngiep .neu thuc su chung ta ko co gang tao cho minh thuong hieu thi se thua nhung ta co the vuot wa dc thi co le ta con thang chu ko thua
nông dân thì dùng tạ làm chi cho mệt mà lại phí thời gian. sáng ra súc miệng 2 xô cám cho lợn ăn thế là xong..... hihi....![/hay lac wan len toi ko co von ko co dat len ko the lam ji dc nhung chac chan vn ko thua tren san nha neu ta hop suc nong ngiep lai va dinh huongbthat tot
 
Ớ! Thế hóa ra các bác không thích lãnh đạo và không thích làm lãnh đạo à? Thế thôi! Để em làm cho!
nếu cậu bảo đảm giá heo sẽ có 48...50k
thì tôi bầu cho cậu vài chục phiếu
còn người chăn nuôi heo cả nước có cản họ vẫn đồng loạt bầu cho cậu
khỏi cho về hưu luôn hiil hiiil
 
nếu cậu bảo đảm giá heo sẽ có 48...50k
thì tôi bầu cho cậu vài chục phiếu
còn người chăn nuôi heo cả nước có cản họ vẫn đồng loạt bầu cho cậu
khỏi cho về hưu luôn hiil hiiil

Thế thì bác bảo thẳng luôn là không bầu bác ý cho nhanh. Kiếm được 1 phiếu của bác khó quá. Hjj
 
Back
Top