Giống quýt ngọt có nguồn gốc từ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ thu thập đưa vào vườn tập đoàn của Trung tâm từ tháng 3/1992 và trồng thử nghiệm thành công tại vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ - Nghệ An (2001-2006), đặt tên là PQ1.
Tháng 10/2007 giống quýt PQ1 được Hội đồng Khoa học và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp-PTNT) công nhận là giống tạm thời và cho phép khu vực hóa kể từ năm 2008. Từ năm 2006 đến nay giống quýt PQ1 được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ đưa vào trồng trên diện rộng ở một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong một dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện qui trình công nghệ để phát triển giống quýt PQ1 tại các tiểu vùng sinh thái đồi núi cao Bắc Trung bộ” cho kết quả rất tốt, được nông dân hồ hởi đón nhận.
Nói về đặc điểm sinh lý giống quýt mới PQ1, KS. Nguyễn Hữu Phượng, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ mô tả: Thân cây PQ1 có dạng thẳng đứng, không gai. Góc độ phân cành hẹp, tán hình elip, cành dẻo, tán gọn. Lá màu xanh đậm, eo lá nhỏ hoặc không có, mép lá có răng cưa dày và sâu, gân nổi rõ. Hoa đơn hoặc hoa chùm 5 cánh, màu trắng mọc ở nách lá và tận cùng cành. Thời gian ra và nở hoa ở vùng Phủ Quỳ vào tháng 1, tháng 2. Quả hình cầu dẹt, đáy và đỉnh quả hơi lõm khi chín. Vỏ mỏng, trơn bóng, túi tinh dầu nhỏ, khi chín có màu vàng. Tép màu vàng, nhiều nước, ăn ngọt thanh, nhiều hạt. Đây là giống chín muộn (tháng 1, tháng 2) trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên bán rất được giá.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế, chị Võ Thị Tuyết, GĐ Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ cho biết: Qua quá trình nghiên cứu và chọn tạo trong thời gian qua cho thấy, giống quýt PQ1 rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ. Giống quýt này có nhiều ưu điểm nổi trội như: vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt, chỉ sau 2 năm trồng đã bắt đầu cho thu bói, năm thứ 3 đã cho thu hoạch với năng suất khá cao: từ 8 đến 10 tấn/ha. Năm 2009 có những vườn chăm sóc tốt đã cho thu hoạch tới 25 tấn/ha, đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân. Quýt PQ1 có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, đặc biệt là bệnh vàng lá greening là nguyên nhân chính đang gây suy thoái cho các vườn cam quýt ở Phủ Quỳ. Hiện nay tại vùng đất đỏ bazan này giống quýt PQ1 được nhiều hộ nông dân đưa vào trồng thay thế dần những loại cây ăn quả có múi khác kém hiệu quả trước đây.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Vân, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, năm 2006 đưa giống quýt PQ1 về trồng với mục đích rải vụ vì chín muộn, dễ tiêu thụ, bán được giá cao hơn các giống cam quýt chín chính vụ khác. Mới sau 4 năm trồng mà gia đình anh đã thu hoạch được 2 vụ quả: năm 2008 thu được 19 tấn quả, bán được 120 triệu đồng. Qua năm 2009 sản lượng đã tăng lên 32 tấn cho thu khoảng 550 triệu đồng. Sau khi trừ hết các chi phí khoảng 80-90 triệu đồng, mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 400 đến 450 triệu đồng. Gia đình anh Trần Văn Vinh trồng 100 cây quýt PQ1 từ năm 2006, năm 2009 cây đã cho thu bói và hiện anh đang chuẩn bị cho vụ thu hoạch thứ 2 vào cuối năm nay. Theo tính toán của anh Vinh, với 100 cây quít PQ1, năm đầu thu bói được khoảng 25 triệu đồng, tiếp năm thứ 2 có thể lên tới 70-80 triệu đồng với giá bình quân từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg trong khi các giống cam quýt chính vụ chỉ bán được 5-6 ngàn đồng/kg nên đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao nhất so với nhiều loại cây trồng khác trên địa bàn.
Theo các nhà khoa học, giống quýt này dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp hơn các loại cây ăn quả có múi khác, đặc biệt là giảm được chi phí thuốc BVTV nhưng hạn chế lớn nhất là PQ1 chịu hạn kém nên trong những mùa nắng hạn bà con cần có biện pháp chống hạn cho cây bằng cách tưới nước thường xuyên. Với những nơi không có điều kiện tưới thì cần tủ gốc thật tốt bằng các vật liệu như cỏ khô, rơm rạ hoặc trồng xen canh các loại cây họ đậu khi cây chưa khép tán để vừa có thêm thu nhập, vừa giữ ẩm tốt cho đất.
Bà con nông dân và các địa phương có nhu cầu mua giống và tư vấn thêm về kỹ thuật, xin liên hệ trực tiếp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ theo ĐT: 0383.811923, 0912948624.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Tháng 10/2007 giống quýt PQ1 được Hội đồng Khoa học và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp-PTNT) công nhận là giống tạm thời và cho phép khu vực hóa kể từ năm 2008. Từ năm 2006 đến nay giống quýt PQ1 được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ đưa vào trồng trên diện rộng ở một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong một dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện qui trình công nghệ để phát triển giống quýt PQ1 tại các tiểu vùng sinh thái đồi núi cao Bắc Trung bộ” cho kết quả rất tốt, được nông dân hồ hởi đón nhận.
Nói về đặc điểm sinh lý giống quýt mới PQ1, KS. Nguyễn Hữu Phượng, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ mô tả: Thân cây PQ1 có dạng thẳng đứng, không gai. Góc độ phân cành hẹp, tán hình elip, cành dẻo, tán gọn. Lá màu xanh đậm, eo lá nhỏ hoặc không có, mép lá có răng cưa dày và sâu, gân nổi rõ. Hoa đơn hoặc hoa chùm 5 cánh, màu trắng mọc ở nách lá và tận cùng cành. Thời gian ra và nở hoa ở vùng Phủ Quỳ vào tháng 1, tháng 2. Quả hình cầu dẹt, đáy và đỉnh quả hơi lõm khi chín. Vỏ mỏng, trơn bóng, túi tinh dầu nhỏ, khi chín có màu vàng. Tép màu vàng, nhiều nước, ăn ngọt thanh, nhiều hạt. Đây là giống chín muộn (tháng 1, tháng 2) trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên bán rất được giá.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế, chị Võ Thị Tuyết, GĐ Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ cho biết: Qua quá trình nghiên cứu và chọn tạo trong thời gian qua cho thấy, giống quýt PQ1 rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ. Giống quýt này có nhiều ưu điểm nổi trội như: vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt, chỉ sau 2 năm trồng đã bắt đầu cho thu bói, năm thứ 3 đã cho thu hoạch với năng suất khá cao: từ 8 đến 10 tấn/ha. Năm 2009 có những vườn chăm sóc tốt đã cho thu hoạch tới 25 tấn/ha, đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân. Quýt PQ1 có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, đặc biệt là bệnh vàng lá greening là nguyên nhân chính đang gây suy thoái cho các vườn cam quýt ở Phủ Quỳ. Hiện nay tại vùng đất đỏ bazan này giống quýt PQ1 được nhiều hộ nông dân đưa vào trồng thay thế dần những loại cây ăn quả có múi khác kém hiệu quả trước đây.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Vân, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, năm 2006 đưa giống quýt PQ1 về trồng với mục đích rải vụ vì chín muộn, dễ tiêu thụ, bán được giá cao hơn các giống cam quýt chín chính vụ khác. Mới sau 4 năm trồng mà gia đình anh đã thu hoạch được 2 vụ quả: năm 2008 thu được 19 tấn quả, bán được 120 triệu đồng. Qua năm 2009 sản lượng đã tăng lên 32 tấn cho thu khoảng 550 triệu đồng. Sau khi trừ hết các chi phí khoảng 80-90 triệu đồng, mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 400 đến 450 triệu đồng. Gia đình anh Trần Văn Vinh trồng 100 cây quýt PQ1 từ năm 2006, năm 2009 cây đã cho thu bói và hiện anh đang chuẩn bị cho vụ thu hoạch thứ 2 vào cuối năm nay. Theo tính toán của anh Vinh, với 100 cây quít PQ1, năm đầu thu bói được khoảng 25 triệu đồng, tiếp năm thứ 2 có thể lên tới 70-80 triệu đồng với giá bình quân từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg trong khi các giống cam quýt chính vụ chỉ bán được 5-6 ngàn đồng/kg nên đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao nhất so với nhiều loại cây trồng khác trên địa bàn.
Theo các nhà khoa học, giống quýt này dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp hơn các loại cây ăn quả có múi khác, đặc biệt là giảm được chi phí thuốc BVTV nhưng hạn chế lớn nhất là PQ1 chịu hạn kém nên trong những mùa nắng hạn bà con cần có biện pháp chống hạn cho cây bằng cách tưới nước thường xuyên. Với những nơi không có điều kiện tưới thì cần tủ gốc thật tốt bằng các vật liệu như cỏ khô, rơm rạ hoặc trồng xen canh các loại cây họ đậu khi cây chưa khép tán để vừa có thêm thu nhập, vừa giữ ẩm tốt cho đất.
Bà con nông dân và các địa phương có nhu cầu mua giống và tư vấn thêm về kỹ thuật, xin liên hệ trực tiếp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ theo ĐT: 0383.811923, 0912948624.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: