Ngọc kỳ lân với vấn đề sử dụng thảo dược trong chăn nuôi.

  • Thread starter Ngoc Ky Lan
  • Ngày gửi
Kính chào tất cả thành viên Agriviet !
Với tình hình chăn nuôi hiện nay, không nói ra ai cũng biết là nếu không có giải pháp tích cực thì chắc chắn sắp tới bà con nông dân chúng ta rất khốn khó. Mỗi người có một suy nghĩ và hướng giải quyết khác nhau . Không phải là nhà nông chuyên nghiệp nên mình chỉ góp một phần rất nhỏ trong vấn đề dùng thảo dược trong chăn nuôi gia súc. Mời mọi người cùng thảo luận và đóng góp ý kiến để có hướng đi tốt cho bà con nông dân.
Trong chăn nuôi thức ăn và thuốc trị bệnh ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Để tránh lệ thuộc quá sâu vào thức ăn tổng hợp và thuốc trong đầu tư chăn nuôi, có nhiều người đã thử nghiệm chăn nuôi bằng thức ăn tự chế và cây cỏ dược liệu. Một số ít có thành công bước đầu nhưng phần lớn không thành công. Qua tìm hiểu ở những người đã từng thất bại mình thấy nỗi lên những lý do chính như sau:
-Không nắm vững công thức kết hợp các loại dược liệu, thiếu tài liệu để tham khảo. Thiếu sự hổ trợ của cộng đồng và các nhà chuyên môn.
-Không chủ động được nguồn dược liệu, phải mua giá cao ngoài thị trường nên giá thành sản phẩm đội lên quá cao khó tiêu thụ.
-Mua phải loại dược liệu dõm , giả ngoài thị trường.
-Trồng và sử dụng không đúng loại cây dược liệu.
-Thiếu vốn tài chính để đầu tư căn bản.
Để giải quyết những vấn đề trên mình xin có ý kiến như sau :
- Người chăn nuôi nên trồng các loại dược liệu căn bản có giá thành cao để giải quyết vấn đề tài chính và chủ động, tránh được việc mua giá cao và hàng giả, hàng dõm.
- Thảo luận thật nghiêm túc để tìm đúng loại cây dược liệu. Vì dược liệu đông y phần lớn chưa có chuẩn cụ thể và tên gọi còn bất cập. Để tránh trồng loại cây không đúng theo bài thuốc sử dụng.
-Anh em trong hội, trên diễn đàn lập kênh trao đổi dược liệu cùng nhau để giải quyết vấn đề tài chính. Vì một người đầu tư chủ động hết tất cả thì tài chính và quỹ đất rất lớn.
-Ai có bài thuốc hay nên chia sẽ để cùng nhau thảo luận. Dạo trên diễn đàn mình thấy có nhiều bài thuốc rất hay nhưng thấy mọi người ít quan tâm. Nếu chia sẽ chân tình và thảo luận thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng nhau. Mình tin là chúng ta sẽ tìm được rất nhiều điều bổ ích trong vấn đề này.
Rất mong nhận được sự chia sẽ chân tình từ tất cả những ai đọc trang này. Anh em thành viên cũng như khách viếng thăm Diễn đàn!
 


Last edited by a moderator:
diễn đàn...hay ...hay lắm !bởi vậy học bằng cách nào và dạy bằng cách nào. hay.
cảm ơn ngọc kỳ lân nhờ bạn mà mình được biết thêm cái họ và tên của cây thuốc cá đơn hồng tính
Bác đùa nhưng Ngọc cảm thấy vui vui vì ít nhất bác cũng quan tâm đến chủ đề này. Có bài thuốc này thuốc cá rất hay nhưng Ngọc chưa nghiên cứu kỹ về liều lượng nên chưa dám công bố cùng anh em. Nếu bác có điều kiện thử nghiệm rồi công bố cho bà con thì tốt hơn là Ngọc. Đây là một trong những bài thuốc cá Ngọc học được từ bà con miền núi. Lúc trước cũng thường hay đánh cá suối từ thuốc này.
Bác lấy khoản ½ nắm hạt thàn mát, ½ nắm hạt củ sắn, khoản ½ kg phân dơi (nếu không có phân dơi dùng 1kg phân gà thả vườn), chục lá cọ tươi (loại dùng để đan quạt).
Đập nát hạt thàn mát và hạt củ sắn, lá cọ. Đem tất cả trộn đều đánh như dây thuốc cá. Con suối lớn bề ngan 10m cá nổi trắng khoản 2km.
Ngọc nghĩ cái này có thể sát khuẩn vuông tôm và sốc cho tôm lột được !
 


Bác Ngọc bót cho một bài thuốc trị bệnh cho bò sát đi bác ....
Em rất quan tâm tới lĩnh vực này nhưng hiểu biết không nhiều ......... Vậy là ngồi xem ké hi ...
 
Bác đùa nhưng Ngọc cảm thấy vui vui vì ít nhất bác cũng quan tâm đến chủ đề này. Có bài thuốc này thuốc cá rất hay nhưng Ngọc chưa nghiên cứu kỹ về liều lượng nên chưa dám công bố cùng anh em. Nếu bác có điều kiện thử nghiệm rồi công bố cho bà con thì tốt hơn là Ngọc. Đây là một trong những bài thuốc cá Ngọc học được từ bà con miền núi. Lúc trước cũng thường hay đánh cá suối từ thuốc này.
Bác lấy khoản ½ nắm hạt thàn mát, ½ nắm hạt củ sắn, khoản ½ kg phân dơi (nếu không có phân dơi dùng 1kg phân gà thả vườn), chục lá cọ tươi (loại dùng để đan quạt).
Đập nát hạt thàn mát và hạt củ sắn, lá cọ. Đem tất cả trộn đều đánh như dây thuốc cá. Con suối lớn bề ngan 10m cá nổi trắng khoản 2km.
Ngọc nghĩ cái này có thể sát khuẩn vuông tôm và sốc cho tôm lột được !
hi...không phải đùa đâu bạn ngọc.dây thuốc cá có sử dụng qua để thuốc cá cải tạo ao và gây sốc cho tôm lột đồng loạt rồi nhưng do bởi tính hay quên và thời gian đã khá lâu nên không nhớ liều lượng là bao ?nên sử dụng khi trời nắng sẻ hiệu quả hơn.không biết rể có chất độc như thế nào làm cá chết,mà đọt cây dùng nấu canh lại khá ngon.
hi...lại thêm cây thàn mát (chưa nghe,biết) củ sắn ?...có thể mổi vùng miền có tên gọi khác .với liều dùng như thế cho diện tích thế theo tôi khá lý tưởng.mong bạn có thể cung cấp thêm chút thông tin về độ độc,tồn lưu, có ảnh hưởng cho người không.
thân ái
 
Bác Ngọc bót cho một bài thuốc trị bệnh cho bò sát đi bác ....
Em rất quan tâm tới lĩnh vực này nhưng hiểu biết không nhiều ......... Vậy là ngồi xem ké hi ...
Kha kha... Nói về "xà tích" thì bạn biết đó là đam mê của mình mà....nhưng hiện có mấy điều ngại nói!
Đánh dấu chuyện này tối nay mình suy nghĩ thêm mai mình trả lời bạn nhé !
hi...không phải đùa đâu bạn ngọc.dây thuốc cá có sử dụng qua để thuốc cá cải tạo ao và gây sốc cho tôm lột đồng loạt rồi nhưng do bởi tính hay quên và thời gian đã khá lâu nên không nhớ liều lượng là bao ?nên sử dụng khi trời nắng sẻ hiệu quả hơn.không biết rể có chất độc như thế nào làm cá chết,mà đọt cây dùng nấu canh lại khá ngon.
hi...lại thêm cây thàn mát (chưa nghe,biết) củ sắn ?...có thể mổi vùng miền có tên gọi khác .với liều dùng như thế cho diện tích thế theo tôi khá lý tưởng.mong bạn có thể cung cấp thêm chút thông tin về độ độc,tồn lưu, có ảnh hưởng cho người không.
thân ái
Chào bác ! Ngọc nghĩ bác đùa cho vui vì nghĩ bác biết cây thuốc cá là Đơn hồng tính. Cũng nói thêm chút là bà con ta hay gọi chung chung nhiều loại là dây duốc cá nên dễ bị ngộ nhận. Có hai loại cây tương đối giống nhau là cây Đơn hồng tính và cây Cóc kèn nhưng độ độc lại khác nhau. Cây Đơn hồng tính chủ yếu chứa chất rotenons tác dụng gây độc với cá, côn trùng, động vật máu lạnh nhưng không độc với người qua đường tiêu hóa nên chúng ta ăn cá bị thuốc không sao. Cây Cóc kèn theo khoa học nó có chứa rotenoid lại độc với người và động vật máu nóng nên rất nguy hiểm khi ăn cá bị thuốc ( có thể tử vong). Nhiều trường hợp ngộ độc là lý do này bà con không rõ nên nghĩ cây thuốc cá có độc. Thực ra đọt non cây Đơn hồng tính ăn vừa phải tác dụng xác khuẩn và tẩy giun rất tốt.
Trong chăn nuôi sử dụng đọt và lá non cho heo, gà ăn có tác dụng tẩy giun và xác khuẩn. Vật nuôi không để lại chất kháng sinh nên thịt rất thơm ngon. Bác thử nuôi vài con gà thử nghiệm sẽ có kết quả !
Hạt thàn mát là hạt cây sưa trắng, cũng có chổ gọi cây sưa dây là thàn mát, hai loại hạt này tác dụng như nhau.
Hạt củ sắn là hạt cây củ đậu, ở dưới bác có nơi gọi là sắn nước …
Hai loại hạt này đều chứa chất rotenons như Đơn hồng tính. Phân dơi và lá cọ chỉ là chất xúc tác đẩy mạnh phân giải triệt để chất rotenons gây sốc cho cá chứ bản thân nó không có độc.
Trước Ngọc có ý định sản xuất loại này để bán, trước là mình có thêm chút thu nhập, sau là tránh cho bà con việc dùng loại cây có độc nên đã nhờ người quen kiểm nghiệm, kết quả rất tốt. Chỉ có điều là liều lượng so với mực nước như thế nào cho có hiệu quả kinh tế thì Ngọc chưa có điều kiện thử nghiệm. Bác và anh em ai có điều kiện thử nghiệm rồi công bố cho bà con thì rất hay !
Agriviet.Com-c%25E1%25BB%25A7_s%25E1%25BA%25AFn.jpg

Hình trên là củ sắn (củ đậu ) đó bác
Agriviet.Com-n_h%25E1%25BB%2593ng_t%25C3%25ADnh.jpg

Còn đây là Đơn hồng tính ( cây Cóc kèn Ngọc không tìm được hình, Nó giống như vầy nhưng chóp lá nhọn hơn)
 
Bác Ngọc bót cho một bài thuốc trị bệnh cho bò sát đi bác ....
Em rất quan tâm tới lĩnh vực này nhưng hiểu biết không nhiều ......... Vậy là ngồi xem ké hi ...

Như đã hứa với bạn hôm nay mình box một bài thuốc trị giun cho các loài bò sát máu lạnh mà chủ yếu là con rắn. Các loài khác mình chưa thử nghiệm nên bà con có dùng nên thử nghiệm lại. Điều hôm qua mình ngại nói là bài thuốc này chủ yếu điều chế từ cây Trúc diệp tiêu mà mình sắp đăng bán. Box lên không khéo lại có người cho là PR sản phẩm. Ngẩm lại cây này cũng không phải là mình độc quyền sở hữu. Box lên bà con ai sưu tầm được sử dụng là rất hay
Bài thuốc như sau :
- Trúc diệp tiêu : 300 trái + 100 lá
- Cau khô: 1 hạt
- Dây dời* : 50g
- Thiền thoái:30g
- Phục long can: 5g
Diễn giải các loại dược liệu:
- Trúc diệp tiêu là cây mình đã box trên diễn đàn. Sử dụng hạt tươi khô đều được,lá sử dụng tươi.
- Cau khô là loại cau dùng để ăn trầu, sử dụng hạt già phơi khô. Giả nát trước khi dùng. Có thể mua ở tiệm thuốc bắc
- Dây dời: Là loại dây leo chưa tìm thấy trong từ diển dược liệu trong nước. Đây là mình gọi theo tiếng địa phương, có nơi còn gọi là dây lưỡi rắn( lưu ý không phải là cỏ lưỡi rắn). Dây mọc hoang vùng đồi núi. Có tác dụng chữa triệt để gần như 100% bệnh Zona nên gọi là dây dời. Nếu kết hợp với cây xương ma nó chữa khỏi 90% bệnh viêm xoan. Vùng nào có nó mọc thường có nhiều rắn độc. Nhiều người lớn tuổi đã từng thấy rắn ăn lá này nên gọi là lá lưỡi rắn. Cần dùng đi thu hái, không thấy bán trên thị trường. Trước khi tạo topic này mình đã bỏ một ngày mang máy lên Tân uyên nhưng chổ có cây này người ta đã phá để xây dựng. Nhà mình thì có dây này nhưng toàn hàng khô. Khi nào có điều kiện chụp được hình mình sẽ box sau.
- Thiền thoái: xác ve sầu lột vỏ, có thể thu hái hoặc mua ở tiệm thuốc.
- Phục long can: là đất ở lòng bếp nấu lâu năm. Loại này nên tìm ở những nhà còn nấu bếp, không nên mua ngoài thị trường vì hầu hết là hàng giả. Nếu không có sử dụng Hoàng thổ nhưng tác dụng thấp hơn. Hoàng thổ là loại đất sét vàng được đốt nhiều lần, Tìm ở các lò gạch ngói, gốm sử dụng đất sét vàng xin loại gạch chèn lò là tốt nhất.

Tất cả trên cho vào nồi đổ 2 lít nước dùng lửa nhỏ cô lại còn ½ lít . Vớt xác thuốc ra cô tiếp thành cao. Đổ ra mâm cho nguội chia làm 100 phần bằng nhau, viên lại thành 100 viên.
(Trên là liều lượng chuẩn cho 100 viên. Tuy nhiên rất khó cô thuốc, nên làm liều lương lớn hơn để dễ cân đong và cô thuốc).
Cách dùng: Mỗi viên cho từ 100g – 500g trọng lượng vật nuôi.
Thời gian dùng lại từ 2 – 6 tháng tùy vào nguồn thức ăn (dễ nhiễm giun hay không)
(Đây là liều chuẩn của toa thuốc. Tuy nhiên tùy tình hình thực tế của vật nuôi mà sử dụng tăng hoạc giảm liều cho phù hợp. Nói vậy vì có nhiều con vật đã đạt trọng lượng trên 100g nhưng vẫn chưa đủ tuổi để sổ giun)
Rất mong là góp được cho bạn cùng bà con một chút thông tin !
Thân !
 
Xin cảm ơn bác Ngọc : Bài này thực sự hấp dẫn ....

--------

Xin cảm ơn bác Ngọc : Bài này thực sự hấp dẫn ....
Bài này tôi đọc được trên báo ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT xin chia sẻ cùng bà con . Nhất là những người nuôi rắn độc .
Ông là TRẦN VĂN BẢY lương y chuyên chữa rắn cắn . Nhà ông ở xóm gò ốc, thôn thọ lộc , xã xuân bình , thị xã sông cầu ,tỉnh phú yên . Hơn 30 năm hành nghề , chưa một bệnh nhân nào bị rắn cắn , được đưa tới gặp ông mà không khỏi . Bài thuốc của ông gồm 8 vị như sau ;
1 Bạch hoa xà , 2 : Kim Hoàng 3: Nam thiên hoa phấn 4:cây nổ lá nhỏ 5:lá bàn biển 6:lá trầu lương 7 :đọt thơm non 8: lá bồ ngót . Mỗi loại lá hái một nắm tay người ,giã nhỏ hòa với nước cho uống ngay , nếu người bệnh không há miệng được phải cạy miệng hoặc đặt ống đổ thuốc vào cơ thể kịp thời .
Xác thuốc không bỏ đi mà đem đắp xung quanh vết cắn rồi cho nằm thở đều . Khoảng mười mấy phút sau là tỉnh người nào lâu thì vài tiếng sau . Có biểu hiện vã mồ hôi , nôn ọe ,khát nước liên tục . trong thời gian điều trị tuyệt đối không được uống rượu . khỏi bệnh rồi không để lại di chứng về sau .
Trên đây là bài báo tôi đã rút gọn , bà con nào cần tới thì hỏi thăm các thầy thuốc đông y ở gần chỗ mình rồi tìm các loại cây đó mang về nhà trồng .Có khi dùng tới hoặc cứu hàng xóm hoặc cứu mình
KHÔNG BIẾT CÓ BỔ ÍCH KHÔNG ?


Link : http://agriviet.com/home/threads/100892-Nuoi-ran-doc-can-biet-#ixzz2JCnUTX5j
Bác thử cho ý kiến bài thuốc này xem nhé !
Những cây thuốc này em chưa biết mặt cây .....
 
Last edited:
.....................
Bác thử cho ý kiến bài thuốc này xem nhé !
Những cây thuốc này em chưa biết mặt cây .....
Với bài thuốc trên mình xin có chút ý kiến như sau:
Đây có thể là một bài thuốc rất hay nhưng để sử dụng thì nói như bạn là cần phải gặp trực tiếp tác giả của bài thuốc để thọ giáo. Bài này không phải là tác giả đăng trực tiếp mà thông qua một nhà báo, có thể đã bị “tam sao thất bản” . Mình thấy mấy loại cây dưới đây có thể nhầm tên gọi hoặc nhầm cây thuốc,có loại rất khó tìm.

Bạch hoa xà : Bạch hoa xà là cây thuộc họ đuôi công, cây này không có tác dụng trị rắn cắn. Cây bạch hoa xà thiệt thảo là loại cây thuộc họ café, cây này cũng không có tác dụng điều trị rắn cắn. Chỉ có cây lưỡi rắn mà một số người gọi nhầm là cây bạch hoa xà thiệt thảo mới có tác dụng điều trị rắn cắn.
Ngoài ra, cần tránh nhầm lẫn giữa cây bạch hoa xà thiệt thảo với cây lưỡi rắn, còn gọi là cây xương cá hay cây vương thái tô [Hedyotis corymbosa (L.) Lamk.] vì chúng cùng chi (Hedyotis), lại cùng họ cà phê (Rubiaceae). Về hình thái thực vật trông hao hao giống nhau, cũng là loài cỏ, độ cao tương tự nhau, thân cũng vuông, lá cũng mọc đối, hoa cũng màu trắng… Chỉ khác là cụm hoa của lưỡi rắn mọc ở kẽ lá thành xim, gồm 2 - 5 hoa. Khác với bạch hoa xà thiệt thảo, cây lưỡi rắn chủ yếu dùng trị rắn cắn: sau khi xử lý vết rắn cắn, như garô, nặn máu…, dùng 100g cây tươi giã nát, lấy nước cốt uống, bã đắp vào vết thương. Có thể dùng cây này nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt…
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
http://www.tinmoi.vn/tranh-nham-lan-bach-hoa-xa-voi-bach-hoa-xa-thiet-thao-01802870.html


Kim hoàng: Mình cũng không biết cây này. Có thể tác giả bài báo ghi nhầm chăng ? Có thể là cây Kim vàng là loại cây rất nhiều thầy thuốc đông y sử dụng trị rắn cắn. Hiện có trồng nhiều ở vườn dược liệu Đắc lắc. Các thầy thuốc đông y cũng thường trồng cây này. Các bài thuốc trị rắn cắn mà mình học của Ấn độ thì sử dụng cây Kim đàng, Là loại cây có gai dài 5-7 phân mọc hoang ở vùng núi. Cây này chưa tìm thấy trong từ điển dược học trong nước.

Cây nam thiên hoa phấn : Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây qua lâu ( dưa trời). Nam thiên hoa phấn là rể của cây nhăn, dây lá hoa trái giống y như dưa chuộc nhưng nhỏ hơn, trái chỉ lớn bằng ngón tay, ăn trái sống như dưa chuộc. Trái chín màu vàng hạt y như hạt lựu, ăn có vị béo. Cây này thì không quý lắm nhưng hơi hiếm, khó tìm. Hầu như không thấy tài liệu nào đề cập đến cây này, chỉ có truyền khẩu trong giới đông y. Tên Nam thiên hoa phấn được các thầy thuốc lão thành sử dụng và đúng nó trị rắn cắn rất hay nhưng không biết ý của tác giả có phải loại cây này không? Nếu đúngthì tìm ra nó để sử dụng quả là một kỳ công!

Cây lá nổ nhỏ: Mình chưa nghe cây này trị rắn cắn. Tuy nhiên cây Mang châu giống như cây nổ lá nhỏ nhưng trái chín màu đen lại là vị thuốc trị rắn cắn rất hay.

Lá bồ ngót: Các tài liệu mà mình có xem qua không thấy cây này trị rắn cắn. Có một cây hơi giống bồ ngót là Bồ cu vẻ thì có tác dụng trị rắn cắn rất tốt.
Đây là ý kiến riêng cá nhân mình, có gì thiếu sót mong mọi người góp ý !
 

Last edited by a moderator:
- Em xin phép ngoài lề một tí...
- Xin bác Ngọc Kỳ Lân giúp em phân biệt giữa cây Hà Thủ Ô Đỏ và Hà Thủ Ô Trắng một cách chính xác.
- vì em có cả 2 loại Hà Thủ Ô trên nhưng... ko thể phân biệt được..!!!
- Thân gửi...!!!
 
- Em xin phép ngoài lề một tí...
- Xin bác Ngọc Kỳ Lân giúp em phân biệt giữa cây Hà Thủ Ô Đỏ và Hà Thủ Ô Trắng một cách chính xác.
- vì em có cả 2 loại Hà Thủ Ô trên nhưng... ko thể phân biệt được..!!!
- Thân gửi...!!!
Nếu bạn đã xác định chính xác cả hai loại đều đúng Hà thủ ô thì chính xác 100% Hà thủ ô đỏ màu đỏ, Hà thủ ô trắng màu trắng
Chỉ có điều để phân biệt Hà thủ ô đỏ với các loại giống nó thì hơi khó, nhất là đã qua sơ chế. Mình xem trên mạng không có hình chuẩn nên không up lên cho bạn được. Hẹn khi có hình mình post lên sau.
Còn Hà thủ ô trắng thì có nhiều. Nhưng thông tin từ dân gian và cả trên mạng các trang thuốc đều bị nhiễu loạn. Bạn và bà con nếu cần dùng loại này nên tham khảo thật kỹ. Như hình dưới đây chính xác là cây Hà thủ ô trắng nhưng trang caythuocquy.com gọi là Hà thủ ô đỏ, có ký tên DS HỮU BẢO.
Agriviet.Com-H%25C3%25A0_th%25E1%25BB%25A7_%25C3%25B4_tr%25E1%25BA%25AFng.jpg

http://www.caythuocquy.com/ha-thu-o/146-ha-thu-o-cay-thuoc-tot-cho-phu-nu.html
 
đầu năm xông nhà,lụm cục đất làm dấu để nhớ !
ăn tết xong chiến tiếp.
@Ngọc Kỳ Lân hôm nào mới xuất hành,chúc thượng lộ bình an nha.
 
đầu năm xông nhà,lụm cục đất làm dấu để nhớ !
ăn tết xong chiến tiếp.
@Ngọc Kỳ Lân hôm nào mới xuất hành,chúc thượng lộ bình an nha.
Ngọc xuất hành hôm mùng 2 anh Ba ơi ! Vừa về chiều qua.
Em mang máy theo hôm nào cũng vào d d nhưng chỉ xem thôi vì sợ hết pin.
Chuyến đi đầu năm rất vui nhưng cũng có điều đáng tiếc: Mất tiêu cái óng nhòm và cái máy ảnh!
Tiếc nhất là dữ liệu trong máy ảnh, em định vễ up lên một số cây thuốc !
 
một ngày mới bắt đầu.
bà con mình nuôi thủy sản ai đã từng xử dụng qua dây giác và lá cây bình bát để trị bệnh ghẻ và đường ruột cho cá chưa nhỉ !
không biết trong tinh chất dây giác và lá cây bình bát như thế nào (cái nầy để cho các nhà khoa học giải thích) chứ tụi tui chỉ sử dụng theo kinh nghiệm truyền miệng dân gian nhưng cũng thấy cho kết quả.
chúc bà con mình có một mùa chăn nuôi,trồng trọt bội thu.
@Ngockylan đã có chuyến xuất hành đầu năm rồi há.chúc mừng em.
mất đi hình ảnh và tư liệu về cây thuốc tiếc nhỉ !có điều kiện em làm cuộc phóng sự về chuyến du hành nha.
-có kết quả về cây thuốc không em ?
thân
 
Last edited by a moderator:
Wow, mình tuy chưa chăn nuôi nhưng đang có ý định đầu tư chăn nuôi và rất muốn tận dụng dững gì mà mình tự trồng ra được để đưa vào chăn nuôi theo hường nông ngiệp sạch và như bạn Ngoc Kỳ lân là dùng chính dược liệu để trị bệnh cho gia súc, Như mình nhớ có đọc 1 bài báo là nghề nuôi tâm vá cá tra ở miền tây bị bịnh gì đó các kỹ sư Nông ngiệp tìm đủ loại thuốc mà không trị được cuốicúung có 1 nông dân cứ lấy lá và cành cây mà phát hiện trước đây trồng ở ven sông rạch ở miền tây thấy có nhiều Tôm cá đến ăn và khỏe mạnh cắt vể thả xuống Vuông nuôi Tôm cá kết qủa Tôm cá khỏe mạnh và chóng lớn.và mọi người đều làm theo.
Tóm lại, theo mình nghĩ có rất nhiều loại cây cỏ có thể trị bịnh và phòng bịnh và áp dụng được vào chăn nuôi nhưng mình chưa c tìm hiểu ra thôi. cám ơn bạn Ky lan, ban cho biết có the mua giong cay ban noi o dau khong? vi nhin qua hinh cung rat có thể mua phai cây ko đúng giống, nếu được bạn có thể cho mình đị chỉ để mình liên hệ mua về nhà trồng. Thanks ban!
 
Tóm lại, theo mình nghĩ có rất nhiều loại cây cỏ có thể trị bịnh và phòng bịnh và áp dụng được vào chăn nuôi nhưng mình chưa c tìm hiểu ra thôi. cám ơn bạn Ky lan, ban cho biết có the mua giong cay ban noi o dau khong? vi nhin qua hinh cung rat có thể mua phai cây ko đúng giống, nếu được bạn có thể cho mình đị chỉ để mình liên hệ mua về nhà trồng. Thanks ban!
Ngọc có vài địa chỉ đáng tin cậy về cây thuốc nhưng người ta bán giá còn khá cao so với mục đích cho chăn nuôi. Khi lập topic này ý Ngọc muốn anh em trên diễn đàn nếu ai có cây thuốc này nên box giá lên, Ngọc chỉ giúp thẩm định cây thuốc thôi. Nhưng xem ra khó thực hiện vì rất ít người quan tâm đến lĩnh vực này. Bạn muốn mua để Ngọc khảo sát lại sẽ thông tin cho bạn sau nhé !
.................................
Bạn dự định nuôi gà thả trong vườn cao su thì OK ! Gia đình mình có nuôi gà trong vườn cao su 5 năm rồi, kết quả rất tốt.

@Ngockylan đã có chuyến xuất hành đầu năm rồi há.chúc mừng em.
mất đi hình ảnh và tư liệu về cây thuốc tiếc nhỉ !có điều kiện em làm cuộc phóng sự về chuyến du hành nha.
-có kết quả về cây thuốc không em ?
thân
Anh Ba box kỹ thuật về cách sử dụng dây giác và lá bình bác lên cho bà con tham khảo với. Em nghĩ bà con có nhiều người rất cần đó anh.
Em vừa mới mua lại cái óng nhòm và máy ảnh.Dự định chuyến đi Ninh hòa sắp tới em sẽ box bài về cây Thần xạ - Xáo tam phân.


up cho bác, chúc bác bán đắt hàng.
Cảm ơn bạn nha ! Rất mong bạn ủng hộ !
 
Vấn đề sử dụng cây thuốc trong chăn nuôi em nghĩ bên TQ làm tốt hơn bên mình
Vì em thấy đông y họ giỏi hơn mình mà
Nghĩ sai anh em đừng trách nha.

anh em nào có điều kiện qua bên TQ học hỏi 1 khóa về truyền đạt...hihi
 
chủ đề này rất hay. Nhưng không biết có đạt được kết quả cao không nữa vì hầu như bây giờ rất ít người quan tâm đến vấn đề này.
 
không phải ít người quan tâm đâu bạn, chẳng qua là không biết loại thuốc nào dùng trong chăn nuôi.nên không dám lên tiếng thôi.
Mình có dùng tỏi , gừng ,nghệ trong nuôi gà thả vườn nhưng không hiệu quả lắm
 
Em thì rất thích các loại thuốc từ thiên nhiên, đang nghiên cứu để mình và vật nuôi ăn thường xuyên để tăng sức đề kháng, hạn chế uống thuốc Tây.
 
Xin chào Ngọc Kỳ Lân

Mình thì không biết rõ về được liệu nhưng rất muốn tìm hiều và ứng dụng dược liệu. Mình nghĩ mọi người đặc biệt là anh em Nông dân nên áp dụng dược liệu vào chăn nuôi. nhưng có một điều khó là nhân giống, không biết ở đâu sẽ bán giống nhưng cây dược liệu này để mọi người cùng về trồng ở vườn nhà mình.

Nếu bạn NKL biết có thể Post nơi cung cấp giống cây dược liệu này để mình và mọi người liên hệ mua về trồng được không. Xin cám ơn!
@ baby_plm Cảm ơn bạn đã quan tâm !
Đúng là chủ đề này ít được quan tâm. Trên Dđ thấy có anh em thảo luận trong topics nuôi gà bằng thảo dược…nhưng hình như đang dừng lại ở đó.
Đã đến lúc chúng ta cần mở ra một hướng đi mới, không thể mãi phụ thuộc vào các nhà máy sản xuất thức ăn tổng hợp và các tập đoàn thuốc thú y.
Đồng ý là chăn nuôi bằng thảo dược có hơi “ lách cách” một tí nhưng nếu đầu tư đúng mức thì giá đầu tư cho một kg thành phẩm sẽ bằng và rẻ hơn nuôi bằng thức ăn tổng hợp và thuốc tây y.
Là một chủ đề hơi mới đối với đa số anh em. Mình nghĩ là chúng ta cần thảo luận kỹ các loại dược liệu trước khi bắt tay thực hiện thì tốt hơn. Không thể chạy theo phong trào tìm vài công thức ra tiệm mua vài thứ thuốc về làm là thành công. Chắc chắn sẽ thất bại với những lý do mình đã nêu trong chủ đề.
Để mở đầu thảo luận các loại cây làm dược liệu, mình xin giới thiệu loại cây mà nhiều người thành công trong chăn nuôi bằng thảo dược hay dùng và Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc gia đang cho nuôi thử nghiệm : cây Khúc khắc – Thổ phục linh.
Đây là loại cây mà trong tự nhiên nhím, lợn rừng, thỏ rừng, sóc, chuộc… thường đào ăn . Những người dân tộc thiểu số thường lấy đem về để làm thuốc và nuôi gia súc. Theo đông y củ của loại cây này gọi là Thổ phục linh. Có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, thanh nhiệt,lợi thấp,tán uất kết…Các tài liệu trên mạng nói trên thế giới có khoản 300 loài, ở Việt nam có khoản 12 loài nhưng riêng mình chỉ mới biết được có 7 loài. Trong đó chỉ có 3 loài có giá trị dược liệu là : Xá lợi - Thổ phục linh, Khúc khắc – Thổ phục linh, Giả Thổ phục linh. Các tài liệu thuốc nam mà mình có tham khảo qua thì thấy cây này ít được quan tâm, chỉ nói chung chung không có chi tiết về giống loài và tác dụng cụ thể của từng loài.
Trên thị trường đông dược trong nước hiện giờ hầu như không có loại này, mọi người đều sử dụng Giả Thổ phục linh thay thế cho Thổ phục linh. “ Lộng giả thành chân” nên bây giờ Giả Thổ phục linh được gọi là Thổ phục linh. Loại này chỉ thấy bán ra nước ngoài, thị trường trong nước không sử dụng. Cần mua để sử dụng nên tìm đến mấy đầu nậu gom hàng xuất đi nước ngoài mới có, nhưng phải thật cẩn thận vì đã qua sơ chế thì rất khó phân biệt.
Agriviet.Com-Kh%25C3%25BAc_kh%25E1%25BA%25AFc-Th%25E1%25BB%2595_ph%25E1%25BB%25A5c_linh.JPG


Khúc khắc – Thổ phục linh là cây như trong hình, là loại dây leo có đường kính khoản từ 1-3mm, (chưa thấy lớn hơn) không gai. Trên thân dây có chấm xám nhỏ li ti, mọc chủ yếu trên vùng núi cao. Củ thường ở rất sâu từ khoản trên dưới 1 mét ( có thể những củ trên cạn đã bị thú rừng đào ăn, từ bản thân và anh em quen biết đi lấy thuốc chưa ai gặp củ trên cạn). Củ như củ gừng, màu nâu đen, lớn nhất là bằng ngón chân cái, chưa thấy có lớn hơn. Hoa và trái giống như dây Kim cang dưới đồng bằng. Trái già ăn cơm có chất nhớt, hạt như cơm dừa. Trái chín ăn cơm bùi bùi, có mùi thơm.
Gia đình mình đã sử dụng loại này trong chăn nuôi trên 10 năm, dùng khoản 100gr (có kết hợp với các loại thảo dược khác) cho 100kg thức ăn. Tác dụng gà lớn nhanh, không cù rủ, chết toi, thịt chắc, thơm ngon. Heo và bò ít bị bệnh tiêu chảy, cảm cúm. Trên nhím, thỏ rừng và dê thời gian nuôi ngắn nên không đánh giá được. Cách dùng là củ đào lên, thái lát phơi khô, say chung với sắn, ngô…
Đây là loại củ xuất ra nước ngoài theo đường tiểu ngạch nên giá cả không ổn định. Mình vừa điện khảo sát giá ở những người đi đào thuốc thì hiện tại là 1 triệu/kg củ tươi . Với giá này thì không áp dụng vào chăn nuôi được. Anh em nào có loại này giá mềm hơn nên post lên để mọi người tham khảo, chủ yếu là đem đến giá tốt nhất cho bà con.
Để chủ động loại này theo mình thì nên trồng, vừa giảm được giá thành vừa khỏi mua nhầm loại khác. Chủ yếu là tìm cho đúng giống, cách trồng như trồng củ khoai mỡ, Mỗi kg giống tốt cắt ra trồng được khoản 30 dây, mỗi dây nếu đạt 1 năm cho được 0,5kg củ tươi, 3 năm được 2kg, để càng lâu củ càng lớn và chất lượng càng tốt. Cây có sức sống rất tốt, có thể trồng thâm canh hoặc trồng ven hàng rào.Thích hợp với vùng đất khô ráo, nhất là vùng đồi núi. Ở vùng miền Tây mình có trồng thử nghiệm ở Sóc trăng, cây phát triển rất tốt nhưng củ chậm lớn. Thời điểm trồng vào tháng 11-12 âm lịch.Vì sử dụng như dược liệu nên tuyệt đối không bón phân hóa học.
Lưu ý: không sử dụng với thức ăn tổng hợp vì sẽ không có tác dụng
Khi dùng loại này tuyệt đối không sử dụng củ tỏi, chỉ dùng củ nén.
Cũng góp ý với anh em nuôi gà là, nếu nuôi gà đá và gà giống thì không sao nhưng gà thịt sử dụng tỏi sẽ làm thịt ít thơm, sử dụng nén thịt thơm hơn.
Đây là ý kiến của mình – có gì thiếu sót mong mọi người góp ý !
 


Back
Top