Trong chuyến đi thực tế cuối tháng 6 vừa qua, tôi thấy một đoàn xe tải lớn 15 chiếc mang biển hiệu Thái Lan chở lặc lè bò sống đang làm thủ tục qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo vào Việt Nam.
Lâu nay chỉ thấy bò Việt xuất qua cửa khẩu, chưa thấy nhập bò sống bao giờ. Tôi hỏi Hải quan mới biết đây là những xe bò của Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị nhập từ Thái Lan về theo đề án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lương cao tại Quảng Trị”.
Đợt này có 200 con bò Thái Lan được nhập về. Những con bò tai rất to, lông trắng vàng, thân hình cao lớn hơn cả trâu mộng ở ta được xếp đứng chật các xe, vừa trải qua một chặng đường dài gần 1.000 cây số từ Đông Bắc Thái Lan về đây, trông vẫn rất khỏe mạnh, lanh lợi. Thấy chuyện lạ tôi đi sâu tìm hiểu thì được biết đây là những bước đầu tiên triển khai dự án “đổi mới chất lượng đàn bò thịt” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, một dự án rất có cơ sở thực tiễn, do anh Hồ Đại Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên TM Quảng Trị đề xuất và được tỉnh chấp nhận và đã được triển khai từ mấy tháng nay.
Theo anh Hồ Đại Nam thì đàn bò thịt ở Việt Nam hiện nay phát triển ở mức độ thấp. Giá thịt bò trên thị trường ngày càng tăng, so với 2006, giữa năm 2009 này, giá thịt bò đã tăng gấp đôi, đến 100-120 ngàn/kg. Vì thiếu thịt bò chất lượng cao phục vụ ở các siêu thị, nhà hàng lớn, nước ta đã phải nhập thịt bò từ Mỹ, Australia, Arghentina với giá bán từ 250 - 300 ngàn đồng/kg. Đặc biệt là từ cuối năm ngoái đến nay tình hình nhập lậu bò thịt từ Thái Lan tăng mạnh, khoảng 15.000 con/tháng không được kiểm dịch; chứng tỏ thịt bò Thái được người tiêu dừng Việt Nam ưa chuộng.
Vì lẽ đó, Hồ Đại Nam đã nung nấu ý tưởng tạo ra một đàn bò thịt chất lượng cao ở Quảng Trị. Từ giữa năm 2008, sau khi tham khảo ý kiến của Bộ NN&PTNT, anh đã mời các giáo viên khoa chăn nuôi Trường Đại học nông lâm Huế cùng qua Thái Lan, kết hợp với trường Đại học Nông nghiệp KaseSart (Thái Lan), Cục thú y Vương quốc Thái Lan nghiên cứu chất lượng giống bò thịt Thái Lan.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan cho biết, ở Thái Lan 50 năm trước nông dân cũng nuôi giống bò vàng, tầm vóc nhỏ, thả rông, ăn cỏ như ở Việt Nam. Bình quân khối lượng chỉ 180-250 kg/con, bò lai Sind cũng chỉ nặng 300-400 kg/con. Rồi thời chiến tranh Đông Dương ác liệt kéo dài, quân đội Mỹ ở Thái Lan rất đông, nhu cầu thịt tăng mạnh, buộc cơ quan hậu cần Mỹ phải nhập giống bò thịt Charolais và Brahman vào cung cấp cho nông dân Thái Lan nuôi.
Từ đó phát triển thành giống bò thịt Thái Lan hôm nay. Ở Thái Lan có hộ nông dân có trại bò nuôi một lúc 2.000 con bò, còn trại từ 400 – 500 con rất nhiều. Giống bò thịt Brahman, Charolais này có trọng lượng bình quân từ 700-900 kg/con, có con tới 1-1,2 tấn, tỷ lệ xẻ thịt đạt 45- 50% (tỷ lệ xẻ thịt của bò ta chỉ 30-35%). Qua khảo sát, chất lượng thịt bò Charolais của Thái Lan đang nhập lậu mổ tại các lò mổ trong nước không thua kém các loại thịt bò nhập từ Mỹ, Úc. Đây là giống bò được nuôi nhốt tập trung (nuôi công nghiệp). Ngoài thức ăn thô (rơm, cỏ…) cắt về, bò chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tinh là một hỗn hợp chế biến từ 7 thứ nguyên liệu như sắn, ngô, cám, khô đậu, bột xương, v.v.
Sau khi quyết định đưa giống bò Brahman, Charolais ở Thái lan về nuôi và nhân giống tại Quảng Trị, Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn tinh cho bò tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Điều yên tâm là khí hậu ở Hướng Hóa rất giống khí hậu nơi nuôi bò Thái Lan, nên có thể cung cấp nguyên liệu sản xuất thức ăn tinh đúng chất lượng quanh năm. Công ty đã mua máy ép rơm từ Thái Lan, máy nghiền thân ngô của Hàn Quốc, tự thiết kế máy chế tạo cắt thân chuối, máy xay vỏ lạc…
Giống ngô ngắn ngày đã được trồng trước đó. Khi tôi đến, hàng đống cây ngô nhổ về xay cả thân cả quả non, rồi lá cây sắn, vỏ lạc, thân cây chuối, bã dứa sau khi ép mua từ Nghệ An, cộng với một ít bã sắn sau khi chế biến tinh bột, khô đậu… tất cả được xay nhỏ, trộn đều và ép thành bánh dự trữ cho bò ăn. Loại bò Thái này ăn no mỗi ngày có thể tăng trọng 1,3 kg, nên khâu chế biến thức ăn là quyết định chất lượng bò nuôi.
200 con bò từ Thái Lan chuyển về ngày 27/6/2009 đã được cách ly để kiểm dịch, sau 15 ngày đưa vào chuồng nuôi tập trung. Chọn những con tốt để phối giống sinh sản. Theo kế hoạch thì đến năm 2010, Cty sẽ có Khu nuôi bò thịt quy mô 500 con ở Khu vực nhà máy tinh bột sắn. Sẽ xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn tinh cho bò. Sau đó xây dựng thêm các Trại nuôi bò giống, bò thịt tập trung từ 1.000 – 1.500 con tại Ba Lòng (Triệu Phong) hoặc Tà Rùng (Hướng Hóa) đồng thời cung cấp giống cho các hộ gia đình. Phấn đầu đến năm 2015, Quảng Trị sẽ có đàn bò Brahman, Charolais khoảng 30.000 con, chiếm 20-30% tổng đàn bò toàn tỉnh hiện nay.
Tôi tin rằng, dự án này sẽ làm thay đổi chất lượng đàn bò thịt ở Quảng Trị.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Lâu nay chỉ thấy bò Việt xuất qua cửa khẩu, chưa thấy nhập bò sống bao giờ. Tôi hỏi Hải quan mới biết đây là những xe bò của Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị nhập từ Thái Lan về theo đề án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lương cao tại Quảng Trị”.
Đợt này có 200 con bò Thái Lan được nhập về. Những con bò tai rất to, lông trắng vàng, thân hình cao lớn hơn cả trâu mộng ở ta được xếp đứng chật các xe, vừa trải qua một chặng đường dài gần 1.000 cây số từ Đông Bắc Thái Lan về đây, trông vẫn rất khỏe mạnh, lanh lợi. Thấy chuyện lạ tôi đi sâu tìm hiểu thì được biết đây là những bước đầu tiên triển khai dự án “đổi mới chất lượng đàn bò thịt” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, một dự án rất có cơ sở thực tiễn, do anh Hồ Đại Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên TM Quảng Trị đề xuất và được tỉnh chấp nhận và đã được triển khai từ mấy tháng nay.
Theo anh Hồ Đại Nam thì đàn bò thịt ở Việt Nam hiện nay phát triển ở mức độ thấp. Giá thịt bò trên thị trường ngày càng tăng, so với 2006, giữa năm 2009 này, giá thịt bò đã tăng gấp đôi, đến 100-120 ngàn/kg. Vì thiếu thịt bò chất lượng cao phục vụ ở các siêu thị, nhà hàng lớn, nước ta đã phải nhập thịt bò từ Mỹ, Australia, Arghentina với giá bán từ 250 - 300 ngàn đồng/kg. Đặc biệt là từ cuối năm ngoái đến nay tình hình nhập lậu bò thịt từ Thái Lan tăng mạnh, khoảng 15.000 con/tháng không được kiểm dịch; chứng tỏ thịt bò Thái được người tiêu dừng Việt Nam ưa chuộng.
Vì lẽ đó, Hồ Đại Nam đã nung nấu ý tưởng tạo ra một đàn bò thịt chất lượng cao ở Quảng Trị. Từ giữa năm 2008, sau khi tham khảo ý kiến của Bộ NN&PTNT, anh đã mời các giáo viên khoa chăn nuôi Trường Đại học nông lâm Huế cùng qua Thái Lan, kết hợp với trường Đại học Nông nghiệp KaseSart (Thái Lan), Cục thú y Vương quốc Thái Lan nghiên cứu chất lượng giống bò thịt Thái Lan.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan cho biết, ở Thái Lan 50 năm trước nông dân cũng nuôi giống bò vàng, tầm vóc nhỏ, thả rông, ăn cỏ như ở Việt Nam. Bình quân khối lượng chỉ 180-250 kg/con, bò lai Sind cũng chỉ nặng 300-400 kg/con. Rồi thời chiến tranh Đông Dương ác liệt kéo dài, quân đội Mỹ ở Thái Lan rất đông, nhu cầu thịt tăng mạnh, buộc cơ quan hậu cần Mỹ phải nhập giống bò thịt Charolais và Brahman vào cung cấp cho nông dân Thái Lan nuôi.
Từ đó phát triển thành giống bò thịt Thái Lan hôm nay. Ở Thái Lan có hộ nông dân có trại bò nuôi một lúc 2.000 con bò, còn trại từ 400 – 500 con rất nhiều. Giống bò thịt Brahman, Charolais này có trọng lượng bình quân từ 700-900 kg/con, có con tới 1-1,2 tấn, tỷ lệ xẻ thịt đạt 45- 50% (tỷ lệ xẻ thịt của bò ta chỉ 30-35%). Qua khảo sát, chất lượng thịt bò Charolais của Thái Lan đang nhập lậu mổ tại các lò mổ trong nước không thua kém các loại thịt bò nhập từ Mỹ, Úc. Đây là giống bò được nuôi nhốt tập trung (nuôi công nghiệp). Ngoài thức ăn thô (rơm, cỏ…) cắt về, bò chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tinh là một hỗn hợp chế biến từ 7 thứ nguyên liệu như sắn, ngô, cám, khô đậu, bột xương, v.v.
Sau khi quyết định đưa giống bò Brahman, Charolais ở Thái lan về nuôi và nhân giống tại Quảng Trị, Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn tinh cho bò tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Điều yên tâm là khí hậu ở Hướng Hóa rất giống khí hậu nơi nuôi bò Thái Lan, nên có thể cung cấp nguyên liệu sản xuất thức ăn tinh đúng chất lượng quanh năm. Công ty đã mua máy ép rơm từ Thái Lan, máy nghiền thân ngô của Hàn Quốc, tự thiết kế máy chế tạo cắt thân chuối, máy xay vỏ lạc…
Giống ngô ngắn ngày đã được trồng trước đó. Khi tôi đến, hàng đống cây ngô nhổ về xay cả thân cả quả non, rồi lá cây sắn, vỏ lạc, thân cây chuối, bã dứa sau khi ép mua từ Nghệ An, cộng với một ít bã sắn sau khi chế biến tinh bột, khô đậu… tất cả được xay nhỏ, trộn đều và ép thành bánh dự trữ cho bò ăn. Loại bò Thái này ăn no mỗi ngày có thể tăng trọng 1,3 kg, nên khâu chế biến thức ăn là quyết định chất lượng bò nuôi.
200 con bò từ Thái Lan chuyển về ngày 27/6/2009 đã được cách ly để kiểm dịch, sau 15 ngày đưa vào chuồng nuôi tập trung. Chọn những con tốt để phối giống sinh sản. Theo kế hoạch thì đến năm 2010, Cty sẽ có Khu nuôi bò thịt quy mô 500 con ở Khu vực nhà máy tinh bột sắn. Sẽ xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn tinh cho bò. Sau đó xây dựng thêm các Trại nuôi bò giống, bò thịt tập trung từ 1.000 – 1.500 con tại Ba Lòng (Triệu Phong) hoặc Tà Rùng (Hướng Hóa) đồng thời cung cấp giống cho các hộ gia đình. Phấn đầu đến năm 2015, Quảng Trị sẽ có đàn bò Brahman, Charolais khoảng 30.000 con, chiếm 20-30% tổng đàn bò toàn tỉnh hiện nay.
Tôi tin rằng, dự án này sẽ làm thay đổi chất lượng đàn bò thịt ở Quảng Trị.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: