Tại hội nghị “Giới thiệu môi trường đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” diễn ra tại TP.HCM vào chiều ngày 22-5, ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến Thương mại (Jetro) tại TP.HCM đưa ra nhận định các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ bắt đầu hướng vào nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam.
Chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long
Trong năm 2013, vốn FDI của Nhật vào Việt Nam chiếm 26% tổng vốn FDI cam kết. Tính đến cuối năm 2012, mặc dù chịu ảnh hưởng của việc đồng yên giảm giá đến 25% do biến động tỷ giá hối đoái, nhưng dòng đầu tư từ Nhật vào Việt Nam đã vượt xa các nước khác với 500 dự án đầu tư mới hoặc mở rộng, tổng vốn của số dự án đầu tư được duyệt lên đến 5,8 tỷ đô la Mỹ. Theo ông Hirotaka, ngành sản xuất vẫn tiếp tục chiếm phần lớn vốn đầu tư từ Nhật (85% tổng vốn đầu tư). Thêm vào đó, dòng đầu tư của doanh nghiệp Nhật trong thời gian gần đây cũng đang phát triển mạnh vào các ngành dịch vụ như bán lẻ, phân phối và công nghệ thông tin. Đồng thời đầu tư vào nông nghiệp và thủy sản là một xu thế mới, bởi lẽ đây là lĩnh vực mà thời gian qua đầu tư Nhật Bản chưa chú trọng tới.
Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Jetro tại TPHCM, chia sẻ thông tin đầu tư của doanh nghiệp Nhật tại Hội nghị - Ảnh TBKTSG
Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp và thủy sản, ấn đề cốt lõi là chúng ta đầu tư như thế nào, quy hoạch ra sao, ông Hirotaka chia sẻ. Theo ông đầu tư của Nhật vào Việt Nam trong thời gian tới vẫn tiếp tục tăng vì nhiều nhà đầu tư Nhật đánh giá Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến đầu tư tốt hơn các nước khác trong khu vực.
Với xu hướng đầu tư mới vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản của doanh nghiệp Nhật thì đây là cơ hội để các địa phương ĐBSCL cải thiện ngành nông nghiệp và thủy sản của mình. Theo đánh giá các chuyên gia và nhà đầu tư Nhật Bản thì đây là khu vực này vốn có thế mạnh về mặt hàng nông thủy sản đa dạng và dồi dào, giá đất rẻ, chi phí nhân công thấp… Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức như công nghệ và máy móc dùng cho sản xuất, thu hoạch và chế biến của ngành nông thủy sản còn rất lạc hậu, tỷ lệ cơ giới hóa còn quá thấp so với nhu cầu, chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ liên quan tại các khu công nghiệp của vùng tương đối thấp, giao thông chậm được cải thiện.
Để thúc đẩy nhanh những dẹ án này, đa số các công ty Nhật thực sự mong muốn các địa phương thúc đẩy nhanh việc thực hiện một cửa một dấu nhằm rút gọn tối đa thủ tục, giải quyết vấn đề nhanh gọn cho doanh nghiệp và tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm mạnh tay đầu tư.
Chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long
Trong năm 2013, vốn FDI của Nhật vào Việt Nam chiếm 26% tổng vốn FDI cam kết. Tính đến cuối năm 2012, mặc dù chịu ảnh hưởng của việc đồng yên giảm giá đến 25% do biến động tỷ giá hối đoái, nhưng dòng đầu tư từ Nhật vào Việt Nam đã vượt xa các nước khác với 500 dự án đầu tư mới hoặc mở rộng, tổng vốn của số dự án đầu tư được duyệt lên đến 5,8 tỷ đô la Mỹ. Theo ông Hirotaka, ngành sản xuất vẫn tiếp tục chiếm phần lớn vốn đầu tư từ Nhật (85% tổng vốn đầu tư). Thêm vào đó, dòng đầu tư của doanh nghiệp Nhật trong thời gian gần đây cũng đang phát triển mạnh vào các ngành dịch vụ như bán lẻ, phân phối và công nghệ thông tin. Đồng thời đầu tư vào nông nghiệp và thủy sản là một xu thế mới, bởi lẽ đây là lĩnh vực mà thời gian qua đầu tư Nhật Bản chưa chú trọng tới.
Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Jetro tại TPHCM, chia sẻ thông tin đầu tư của doanh nghiệp Nhật tại Hội nghị - Ảnh TBKTSG
Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp và thủy sản, ấn đề cốt lõi là chúng ta đầu tư như thế nào, quy hoạch ra sao, ông Hirotaka chia sẻ. Theo ông đầu tư của Nhật vào Việt Nam trong thời gian tới vẫn tiếp tục tăng vì nhiều nhà đầu tư Nhật đánh giá Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến đầu tư tốt hơn các nước khác trong khu vực.
Với xu hướng đầu tư mới vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản của doanh nghiệp Nhật thì đây là cơ hội để các địa phương ĐBSCL cải thiện ngành nông nghiệp và thủy sản của mình. Theo đánh giá các chuyên gia và nhà đầu tư Nhật Bản thì đây là khu vực này vốn có thế mạnh về mặt hàng nông thủy sản đa dạng và dồi dào, giá đất rẻ, chi phí nhân công thấp… Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức như công nghệ và máy móc dùng cho sản xuất, thu hoạch và chế biến của ngành nông thủy sản còn rất lạc hậu, tỷ lệ cơ giới hóa còn quá thấp so với nhu cầu, chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ liên quan tại các khu công nghiệp của vùng tương đối thấp, giao thông chậm được cải thiện.
Để thúc đẩy nhanh những dẹ án này, đa số các công ty Nhật thực sự mong muốn các địa phương thúc đẩy nhanh việc thực hiện một cửa một dấu nhằm rút gọn tối đa thủ tục, giải quyết vấn đề nhanh gọn cho doanh nghiệp và tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm mạnh tay đầu tư.
Agriviet