(TBKTSG) - Lấn sân sang nông nghiệp đã và đang trở thành xu hướng của một vài ông lớn như Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Hòa Phát (HPG), Vingroup (VIC), Him Lam... trong thời gian gần đây. Một cuộc chơi không dành cho những tay chơi nghiệp dư khi đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn và cách làm phải thật sự bài bản, mang tính lâu dài.
Quy mô ngành còn khiêm tốn
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông thủy sản trên sàn chứng khoán hiện nay khá khiêm tốn (chỉ khoảng 20 doanh nghiệp), quy mô vốn hóa của cả ngành cũng khá nhỏ (chưa đến 5% vốn hóa toàn thị trường). Trong đó, quy mô vốn hóa ngành thủy sản chiếm đa số với các ông lớn trong ngành như MPC, VHC, HVG; tiếp đến là ngành giống cây trồng, vật tư kỹ thuật nông nghiệp với những tên tuổi quen thuộc như NSC, SSC, TSC; còn lại là một vài doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi như DBC, VTF.
Đối với ngành thủy sản, kết quả kinh doanh năm 2014 là khá tích cực khi xuất khẩu thủy sản toàn ngành năm qua ước đạt 7,85 tỉ đô la Mỹ; tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2013 với sự đóng góp chính của hai sản phẩm tôm và cá tra. Nhờ đó, MPC có doanh thu thuần trong năm qua đạt hơn 4.200 tỉ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ trong khi mức lãi ròng đạt 755 tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2013. VHC và HVG cũng lần lượt có mức tăng trưởng lợi nhuận 260% và 42,3% so với năm 2013.
Đầu tư vào nông nghiệp sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới và có một điều chắc chắn là cuộc chơi này không dành cho những tay chơi nghiệp dư.
Đối với ngành giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, NSC và SSC vẫn là hai anh cả của ngành với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Trong khi lợi nhuận sau thuế của NSC đạt mức 121 tỉ đồng (tăng 24% so với năm 2013) thì SSC có mức lợi nhuận ròng thấp hơn (đạt 88,7 tỉ đồng, tăng 13%). Ngành thức ăn chăn nuôi với tên tuổi nổi bật nhất là DBC trong năm qua cũng có kết quả kinh doanh khá tích cực, với 5.119 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 9% so với năm 2013 trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 206 tỉ đồng, tăng 8%.
Làn sóng đầu tư mới
Ngoại trừ các doanh nghiệp có hoạt động truyền thống lâu đời gắn với ngành nông thủy sản kể trên thì trong hai năm gần đây, sự chuyển hướng của ông lớn Hoàng Anh Gia Lai vào lĩnh vực nông nghiệp đã và đang thu hút sự chú ý rất lớn của thị trường. Rời bỏ lĩnh vực bất động sản với những dự án hàng ngàn tỉ đồng, Hoàng Anh Gia Lai đã nhanh chóng nổi lên như một doanh nghiệp nông nghiệp làm ăn bài bản và cũng bước đầu cho thấy sự hiệu quả. Ngoài “bộ tứ” sản phẩm nông nghiệp là mía đường, dầu cọ, bắp và cao su thì Hoàng Anh Gia Lai còn đang đầu tư mạnh 300 triệu đô la Mỹ để lập đàn bò 230.000 con, dự kiến trong tương lai không xa sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cả ngành bò sữa và bò thịt của Việt Nam.
Trong cơ cấu doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai năm 2014, mía đường chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34%. Tính chung mảng nông nghiệp bao gồm mía đường, bắp và cao su, tỷ trọng doanh thu lên tới 48% trong đó cao su và bắp mỗi mảng đóng góp 7%. Cũng chính nhờ mảng nông nghiệp mà lợi nhuận ròng của Hoàng Anh Gia Lai đã dần lấy lại đà tăng trưởng mạnh trong hai năm gần đây sau khi lao dốc mạnh trong năm 2012. Mức lãi thuần cho cả năm 2014 của HAG là 1.748 tỉ đồng, tăng 62% so với năm 2013.
Ngoài Hoàng Anh Gia Lai đã và đang tương đối thành công với sự chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp, một số công ty lớn gần đây cũng đang rục rịch ý định rót vốn vào lĩnh vực này. Mới nhất phải kể đến việc Công ty cổ phần Him Lam đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin 1.000 héc ta đất tại Tây Nguyên để trồng cây mắc ca. Và nếu đề xuất này của Him Lam được thông qua, doanh nghiệp bất động sản này sẽ vay khoảng 20.000 tỉ đồng từ Ngân hàng LienViet PostBank để trồng và chế biến mắc ca. Tập đoàn Hòa Phát cũng vừa mới thông qua phương án thành lập công ty có vốn điều lệ 300 tỉ đồng để chăn nuôi, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc và các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp. Một doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành khác là tập đoàn Vingroup cũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để tìm hiểu thông tin và xúc tiến dự án trồng rau quả sạch tại đây.
Làm lớn, cần lớn
Sự chuyển hướng của các doanh nghiệp có tiền lực tài chính mạnh gần đây đang khiến thị trường đặt câu hỏi: liệu nông nghiệp có phải là một trào lưu đầu tư mới sau ngân hàng, chứng khoán và bất động sản? Bản thân Việt Nam luôn được đánh giá cao về tiềm năng phát triển nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên, đất đai trù phú, phần lớn dân số làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thế nhưng các số liệu thực tế cho thấy lĩnh vực này không mấy thu hút được sự quan tâm của dòng vốn đầu tư trong suốt những năm qua. Cụ thể, ngoài một số ít các doanh nghiệp tự thân vận động, tích lũy vốn và kinh nghiệm qua hàng chục năm để gây dựng nên một công ty có quy mô vốn lớn như MPC, DBC, HVG... thì phần đông các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông thủy sản đều manh mún, tiềm lực tài chính ở mức nhỏ. Trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nông nghiệp cũng không hấp dẫn. Trong tổng số các dự án còn hiệu lực tính đến nay thì vốn FDI rót cho nông nghiệp chỉ chiếm trên 3% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đăng ký.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong phương thức đầu tư của một số doanh nghiệp lớn gần đây đang mang đến luồng sinh khí mới cho lĩnh vực nông nghiệp. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến sự đầu tư dựa trên quy mô đất lớn và áp dụng khoa học kỹ thuật triệt để. Hai nhân tố này không những giúp nâng cao hiệu quả nhờ hiệu suất theo quy mô tăng dần mà còn giúp loại trừ các rủi ro liên quan đến thiên tai, dịch bệnh. Các dự án trồng cao su, mía đường... của Hoàng Anh Gia Lai đang dần cho trái ngọt nhờ trồng trọt trên diện tích lớn (trên 40.000 héc ta tại Lào) và áp dụng công nghệ tưới nước của Israel. Hay như MPC đã xây dựng được một vùng nguyên liệu ổn định nhờ liên kết với các hộ nuôi tôm, cung cấp cho họ con giống chất lượng cao, hướng dẫn quy trình nuôi, kỹ thuật nuôi và mua sản phẩm cuối cùng. Công ty liên kết của MPC là Minh Phú AquaMekong chịu trách nhiệm tầm soát, xử lý mầm bệnh, tư vấn kỹ thuật cho người nuôi.
Quy mô ngành còn khiêm tốn
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông thủy sản trên sàn chứng khoán hiện nay khá khiêm tốn (chỉ khoảng 20 doanh nghiệp), quy mô vốn hóa của cả ngành cũng khá nhỏ (chưa đến 5% vốn hóa toàn thị trường). Trong đó, quy mô vốn hóa ngành thủy sản chiếm đa số với các ông lớn trong ngành như MPC, VHC, HVG; tiếp đến là ngành giống cây trồng, vật tư kỹ thuật nông nghiệp với những tên tuổi quen thuộc như NSC, SSC, TSC; còn lại là một vài doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi như DBC, VTF.
Đối với ngành thủy sản, kết quả kinh doanh năm 2014 là khá tích cực khi xuất khẩu thủy sản toàn ngành năm qua ước đạt 7,85 tỉ đô la Mỹ; tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2013 với sự đóng góp chính của hai sản phẩm tôm và cá tra. Nhờ đó, MPC có doanh thu thuần trong năm qua đạt hơn 4.200 tỉ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ trong khi mức lãi ròng đạt 755 tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2013. VHC và HVG cũng lần lượt có mức tăng trưởng lợi nhuận 260% và 42,3% so với năm 2013.
Đầu tư vào nông nghiệp sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới và có một điều chắc chắn là cuộc chơi này không dành cho những tay chơi nghiệp dư.
Đối với ngành giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, NSC và SSC vẫn là hai anh cả của ngành với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Trong khi lợi nhuận sau thuế của NSC đạt mức 121 tỉ đồng (tăng 24% so với năm 2013) thì SSC có mức lợi nhuận ròng thấp hơn (đạt 88,7 tỉ đồng, tăng 13%). Ngành thức ăn chăn nuôi với tên tuổi nổi bật nhất là DBC trong năm qua cũng có kết quả kinh doanh khá tích cực, với 5.119 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 9% so với năm 2013 trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 206 tỉ đồng, tăng 8%.
Làn sóng đầu tư mới
Ngoại trừ các doanh nghiệp có hoạt động truyền thống lâu đời gắn với ngành nông thủy sản kể trên thì trong hai năm gần đây, sự chuyển hướng của ông lớn Hoàng Anh Gia Lai vào lĩnh vực nông nghiệp đã và đang thu hút sự chú ý rất lớn của thị trường. Rời bỏ lĩnh vực bất động sản với những dự án hàng ngàn tỉ đồng, Hoàng Anh Gia Lai đã nhanh chóng nổi lên như một doanh nghiệp nông nghiệp làm ăn bài bản và cũng bước đầu cho thấy sự hiệu quả. Ngoài “bộ tứ” sản phẩm nông nghiệp là mía đường, dầu cọ, bắp và cao su thì Hoàng Anh Gia Lai còn đang đầu tư mạnh 300 triệu đô la Mỹ để lập đàn bò 230.000 con, dự kiến trong tương lai không xa sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cả ngành bò sữa và bò thịt của Việt Nam.
Trong cơ cấu doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai năm 2014, mía đường chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34%. Tính chung mảng nông nghiệp bao gồm mía đường, bắp và cao su, tỷ trọng doanh thu lên tới 48% trong đó cao su và bắp mỗi mảng đóng góp 7%. Cũng chính nhờ mảng nông nghiệp mà lợi nhuận ròng của Hoàng Anh Gia Lai đã dần lấy lại đà tăng trưởng mạnh trong hai năm gần đây sau khi lao dốc mạnh trong năm 2012. Mức lãi thuần cho cả năm 2014 của HAG là 1.748 tỉ đồng, tăng 62% so với năm 2013.
Ngoài Hoàng Anh Gia Lai đã và đang tương đối thành công với sự chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp, một số công ty lớn gần đây cũng đang rục rịch ý định rót vốn vào lĩnh vực này. Mới nhất phải kể đến việc Công ty cổ phần Him Lam đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin 1.000 héc ta đất tại Tây Nguyên để trồng cây mắc ca. Và nếu đề xuất này của Him Lam được thông qua, doanh nghiệp bất động sản này sẽ vay khoảng 20.000 tỉ đồng từ Ngân hàng LienViet PostBank để trồng và chế biến mắc ca. Tập đoàn Hòa Phát cũng vừa mới thông qua phương án thành lập công ty có vốn điều lệ 300 tỉ đồng để chăn nuôi, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc và các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp. Một doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành khác là tập đoàn Vingroup cũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để tìm hiểu thông tin và xúc tiến dự án trồng rau quả sạch tại đây.
Làm lớn, cần lớn
Sự chuyển hướng của các doanh nghiệp có tiền lực tài chính mạnh gần đây đang khiến thị trường đặt câu hỏi: liệu nông nghiệp có phải là một trào lưu đầu tư mới sau ngân hàng, chứng khoán và bất động sản? Bản thân Việt Nam luôn được đánh giá cao về tiềm năng phát triển nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên, đất đai trù phú, phần lớn dân số làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thế nhưng các số liệu thực tế cho thấy lĩnh vực này không mấy thu hút được sự quan tâm của dòng vốn đầu tư trong suốt những năm qua. Cụ thể, ngoài một số ít các doanh nghiệp tự thân vận động, tích lũy vốn và kinh nghiệm qua hàng chục năm để gây dựng nên một công ty có quy mô vốn lớn như MPC, DBC, HVG... thì phần đông các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông thủy sản đều manh mún, tiềm lực tài chính ở mức nhỏ. Trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nông nghiệp cũng không hấp dẫn. Trong tổng số các dự án còn hiệu lực tính đến nay thì vốn FDI rót cho nông nghiệp chỉ chiếm trên 3% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đăng ký.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong phương thức đầu tư của một số doanh nghiệp lớn gần đây đang mang đến luồng sinh khí mới cho lĩnh vực nông nghiệp. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến sự đầu tư dựa trên quy mô đất lớn và áp dụng khoa học kỹ thuật triệt để. Hai nhân tố này không những giúp nâng cao hiệu quả nhờ hiệu suất theo quy mô tăng dần mà còn giúp loại trừ các rủi ro liên quan đến thiên tai, dịch bệnh. Các dự án trồng cao su, mía đường... của Hoàng Anh Gia Lai đang dần cho trái ngọt nhờ trồng trọt trên diện tích lớn (trên 40.000 héc ta tại Lào) và áp dụng công nghệ tưới nước của Israel. Hay như MPC đã xây dựng được một vùng nguyên liệu ổn định nhờ liên kết với các hộ nuôi tôm, cung cấp cho họ con giống chất lượng cao, hướng dẫn quy trình nuôi, kỹ thuật nuôi và mua sản phẩm cuối cùng. Công ty liên kết của MPC là Minh Phú AquaMekong chịu trách nhiệm tầm soát, xử lý mầm bệnh, tư vấn kỹ thuật cho người nuôi.