Nông nghiệp Việt Nam đang "tự giẫm chân mình"

Từ vị trí là trụ đỡ cho nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang trạng thái cần được tiếp sức.

Đó là cảm nhận rất rõ từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 và cuộc họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa diễn ra đầu tuần này.

nong%20nghiep%20viet%20nam.jpg


Người nông dân làm lợi cho đất nước rất nhiều nhưng bản thân họ lại nhiều thua thiệt, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, TS. Đặng Kim Sơn phát biểu ngay từ phiên thứ nhất của Diễn đàn.

Ông Sơn nói, không chỉ là chỗ dựa của nền kinh tế, mà nông nghiệp, theo cảm nhận của ông còn là lối thoát để khôi phục tăng trưởng, là động lực cho giai đoạn phát triển mới sau khi tái cơ cấu.

Việt Nam đã có nhiều chính sách tốt để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, song theo nhìn nhận của vị viện trưởng này thì việc sản lượng liên tục tăng lại tạo nên thừa cung. Và trong điều kiện cạnh tranh yếu của nền kinh tế thì thừa cung như vậy khiến “chính mình giẫm vào chân mình”.

“Thúc đẩy sản xuất trong nền cạnh tranh yếu chưa chắc đã là điều tốt. Người nông dân làm lợi cho đất nước rất nhiều nhưng bản thân họ lại thua thiệt. Tốc độ giảm nghèo chậm lại, sức mua của dân yếu đi, nếu không khéo thì nông thôn từ vùng ổn định nhất sẽ thành bất ổn”, ông Sơn bày tỏ lo ngại.

“Đánh trận mà không nắm rõ địch thì chắc phần thua”
Một trong những giải pháp quan trọng là tháo gỡ nút thắt ở khâu lưu thông. Nhưng vấn đề này theo ông Sơn là đang kẹt giữa hai bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Ta đưa nông sản lên cửa khẩu mà không biết bên kia Trung Quốc xử lý thế nào, cũng hoàn toàn không biết họ mua nông sản Việt Nam về để làm gì, đánh trận lớn mà không biết tình hình địch, thì không thể thắng được”, ông Sơn nói.

Ý kiến của ông Sơn được Diễn đàn lắng nghe, nhiều vị phát biểu sau đã bày tỏ sự đồng tình cao.

Thực ra, sự lung lay của “trụ đỡ” nền kinh tế đã được đặt ra rất tập trung từ phiên họp Ủy ban Kinh tế xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội cuối tháng 4/2013.

Đó là gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… Nhưng những vấn đề được nêu ở đó vẫn là đơn lẻ, chưa mang tính khái quát cao như ở phiên họp cũng của Ủy ban Kinh tế chiều 29/4 vừa qua.

Từ kết quả giám sát thực tế, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, đại biểu Lê Nam nhấn mạnh rằng nông nghiệp đang đứng trước thách thức gay go, tình trạng nông dân bỏ ruộng tỉnh nào cũng có, tuy mức độ khác nhau nhưng là phổ biến.

Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Nam là người nông dân phải chịu quá nhiều thua thiệt, tất cả thứ đều bị o ép, từ giống lúa lệ thuộc đến phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng. Trong khi điều kiện canh tác cũng không dễ dàng.

“Nông nghiệp đang đứng trước thời điểm thách thức. Đây là vấn đề lớn, Chính phủ nên đánh giá toàn diện”, ông Nam đồng quan điểm với TS. Đặng Kim Sơn.

Cả hai vị phó chủ nhiệm là Nguyễn Văn Phúc và Mai Xuân Hùng cũng đều cho rằng Chính phủ cần báo cáo đầy đủ hơn về nông nghiệp, nông thôn.

Cơ quan quản lý bất lực trước đầu vào, phân bón thuốc trừ sâu giả, có thể dùng từ là bỏ mặc cho người nông dân, nông dân rất nhiều thiệt thòi, ông Phúc phát biểu.

Cứ được mùa lại rớt giá, đầu vào rất cao, chưa nói đến hàng giả hàng kém chất lượng, có loại phân bón trộn cả bột đá, ông Hùng không kém phần sốt ruột.

Nông-lâm-ngư nghiệp mới là lĩnh vực quan trọng nhất
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng đây đã trở nên vấn đề lớn thực sự, nếu không có đột phá lớn về chính sách, thậm chí cần đề án tái cấu trúc mạnh mẽ về nông nghiệp, thay đổi quan điểm phát triển đưa ra Quốc hội bàn thì không giải quyết được khó khăn của nông nghiệp hiện nay.

Không trình bày trực tiếp, song ở tham luận gửi đến diễn đàn, các tác giả Bùi Trinh và Kiyoshi Kobayashi cho rằng, nhiều năm qua các nhà làm chính sách và các chuyên gia ở Việt Nam thường đề cao cấu trúc kinh tế theo thứ tự ưu tiên công nghiệp, dịch vụ, cuối cùng là nông nghiệp. Song, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy đó dường như là một cấu trúc sai lầm. Bởi nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong những năm qua không tạo ra nhiều giá trị gia tăng mà chỉ làm tăng thâm hụt thương mại.

Từ kết quả nghiên cứu, tham luận khuyến cáo nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mới là lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế của Việt Nam, và không nên bị thu hẹp.

Trong những năm vừa qua, các địa phương đã xây dựng rất nhiều khu công nghiệp mà chủ yếu là chế biến, gia công trên đất nông nghiệp. Điều này là rất nguy hiểm và cần phải chấm dứt, nhóm tác giả nhấn mạnh./.

Theo Nguyên Hà/Thời báo Kinh tế Việt Nam
 
Từ thời cổ chí kim, người nông dân vẫn là người vất vả và nghèo khổ nhất trong xã hội. Thời phong kiến người nông dân chịu nhiều tô, thuế của phải đóng góp cho quan lại, thường xuyên bị bọn bọn cường hào áp bá đàn áp, kiếm được miếng ăn cũng chật vật. Thời nay người nông dân của nước ta không phải chịu nhiều tô, thuế như thời phong kiến nhưng nếu chỉ bám vào đồng ruộng cũng chỉ có đủ hạt thóc, hạt gạo ăn hàng ngày, cũng rất ít những người thực sự làm giàu được trên chính những mảnh ruộng ở làng quê mình. Khi tốc độ đô thị hóa nhanh ,lan cả xuống làng quê, có nơi đổi ruộng cho các công ty, nhà máy, khu đô thị mọc lên, được ít tiền đền bù thì nào xây nhà, mua xe... có chút vốn có thể chuyển sang làm kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống mới khấm khá lên chút ít. Các chính sách của nhà nước cả ngắn hạn lẫn dài hạn cũng nhiều, khả thi cũng có mà viển vông cũng nhiều nhưng thực sự giúp được nông dân quá ít, cái điệp khúc được mùa mất giá liên tục được ca lên từ quả Vải ở Bắc Giang, Dưa Hấu ở Miền Trung, Miền Nam ,cho đến Cà Phê, Hồ Tiêu ở Tây Nguyên , kể cả Lúa , gạo ở Đồng Bằng sông Cửu Long.. Một năm bao nhiêu ông tiến sĩ giấy ra lò bao nhiêu thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp mà chẳng giúp gì nhiều cho bà con nông dân đỡ khổ ,đỡ vất vả có thể sống ổn định và làm giàu trên chính đồng đất quê hương. Bao nhiêu năm nay năng suất , chất lượng của hạt lúa , hạt gạo không tăng mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới. Vải ở Bắc Giang vào vụ là bán đổ bán tháo, dưa hấu ùn ùn lên cửa khẩu để cho thương lái nước ngoài ép giá. Cà phê thì bị chê là quả chín không đều, chất lượng thấp. Các vị làm khoa học sao không giúp bà con về công nghệ sau thu hoạch, mong các vị giúp cho Vải chín chậm hơn, dưa hấu để lâu hơn, thóc gạo thơm ngon hơn thì tốt hơn cho bà con chúng tôi biết bao nhiêu.Chúng tôi là những nông dân ở tầng đáy xã hội bán nông sản thì rẻ như cho, nhưng mua về toàn thứ cắt cổ, từ xăng , dầu, than, điện, nước sạch ngày nào cũng bị dọa tăng giá vì các vị ấy kêu lỗ mà thực ra các tập đoàn lãi hàng ngàn tỉ đồng, chúng tôi có lỗ thật thì có ai tăng giá cho đâu. Bán củ sắn, hạt ngô rẻ như cho, bị ép giá liên tục nhưng mua bao cám, hạt phân bón thì có mặc cả cũng chẳng bớt được xu nào. Ôi nông dân một nắng , hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, làm ra hạt gạo mặn chát mồ hôi, cả đời cơ cực.
 
“Đánh trận mà không nắm rõ địch thì chắc phần thua”
Một trong những giải pháp quan trọng là tháo gỡ nút thắt ở khâu lưu thông. Nhưng vấn đề này theo ông Sơn là đang kẹt giữa hai bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Ta đưa nông sản lên cửa khẩu mà không biết bên kia Trung Quốc xử lý thế nào, cũng hoàn toàn không biết họ mua nông sản Việt Nam về để làm gì, đánh trận lớn mà không biết tình hình địch, thì không thể thắng được”, ông Sơn nói.
Ý kiến của ông Sơn được Diễn đàn lắng nghe, nhiều vị phát biểu sau đã bày tỏ sự đồng tình cao.

Theo Nguyên Hà/Thời báo Kinh tế Việt Nam
ông này phát biểu hay lắm. binh pháp lắm. nhưng nói trước các ông lớn họ nghe không ? nghe để làm gì ? nghe có chịu hiểu không ? có đáp ứng không ? vậy là ông này củng không biết người biết ta luôn. 1 vòng lẩn quẩn . đã không biết bao ông nói rồi to tiếng rồi.mà hình như họ hét lên để người ta biết họ là chính. còn được thêm gì hoàn toàn ở yếu tố hên xui.
 
Hiện tại nhiều làng quê ở Vn không còn một mống thanh thiếu niên sau khi nghỉ học,và khi có người trong thôn,làng chết thì toàn các cụ khiêng quan tài.Ở lại quê làm gì khi 1 sào lúa trung bộ sau mấy tháng trời vất vả,trừ chi phí rồi chỉ được 3,4 trăm ngàn?
Ở lại quê làm gì khi cha mẹ,người thân mình bị bệnh mà không có 1 đồng để cứu họ?
Bây giờ nhìn các em tuổi mười tám đôi mươi xa ra đình vào nam ra bắc lập nghiệp tôi lại thấy mừng.Mừng vì các em còn có đồng tiền để lo cho bản thân và gửi về cho gia đình.
Yêu tiên cho nông nghiệp không phải là chiến lược cấp bách của Quốc hội bây giờ,nên nông dân ta nên tự tìm đường cứu mình là hơn,đừng trông đợi và kêu ca chỉ thêm tốn công nhọc sức.
Khi nào từ Bắc vào nam những cánh đồng đều bỏ trống,chất và lượng nông sản không đủ cung cấp cho dân,phải è cổ ra nhập khẩu lại nông sản thì nông nghiệp lúc đó mới được khởi sắc.
 
Quả thật khi đọc bài báo này bản thân Ngaytrovellcd không biết nên nói thế nào cả. Và vì thế Ngaytrovellcd quyết định post lên chia sẻ cùng cả nhà. Những gì cần nói cũng đã nói, những gì cần than cũng đã than đủ rồi nên giờ chỉ còn biết ráng cố gắng để tìm lối đi cho riêng mình trước khi giúp sức cùng mọi người. Tuy nhiên, ước vọng thì lớn nhưng năng lực có hạn nên vẫn còn "giậm chân tại chỗ". Thật rất mong muốn nhận được nhiều cao kiến để "con đường" ngắn lại bớt phần nào.
 
Hiện tại nhiều làng quê ở Vn không còn một mống thanh thiếu niên sau khi nghỉ học,và khi có người trong thôn,làng chết thì toàn các cụ khiêng quan tài.Ở lại quê làm gì khi 1 sào lúa trung bộ sau mấy tháng trời vất vả,trừ chi phí rồi chỉ được 3,4 trăm ngàn?
Ở lại quê làm gì khi cha mẹ,người thân mình bị bệnh mà không có 1 đồng để cứu họ?
Bây giờ nhìn các em tuổi mười tám đôi mươi xa ra đình vào nam ra bắc lập nghiệp tôi lại thấy mừng.Mừng vì các em còn có đồng tiền để lo cho bản thân và gửi về cho gia đình..
nông dân mình đã quá nhiều lần buôn tay cuốc tay cày mà cầm lấy vủ khí.lao vào kẻ thù sống chết để dành độc lập cho tổ quốc.nhưng đó là chuyện của quá khứ.còn thực tế khi khi hòa bình họ vẩn tha phương vì...chén cơm trước mặt .buồn quá ...hình như họ bị lãng quên rồi.
 
Thực ra thì phải mời các bác các chú quản lý cấp cao xuống ruộng gặt lúa với xịt thuốc với bà con nhà nông 1 vụ thôi ... à mà ko cần, 1 buổi thôi để cảm nhận được cái cực cái khổ của nông dân,
Suốt ngày tôi thấy báo cáo này báo cáo nọ nói hỗ trợ nông dân, cuối cùng thì người thiệt vẫn là bà con nông dân đấy thôi.
 
Thực ra thì phải mời các bác các chú quản lý cấp cao xuống ruộng gặt lúa với xịt thuốc với bà con nhà nông 1 vụ thôi ... à mà ko cần, 1 buổi thôi để cảm nhận được cái cực cái khổ của nông dân,
Suốt ngày tôi thấy báo cáo này báo cáo nọ nói hỗ trợ nông dân, cuối cùng thì người thiệt vẫn là bà con nông dân đấy thôi.

Bác này nói chính xác.
 
Nông dân thiếu kiến thức kỹ thuật, cách sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp hàng nghìn năm nay - không đáp ứng được yêu cầu hiện tại.
Nhà nước, tầm nhìn vĩ mô không chính xác - không nhận thức đầy đủ lợi thế của nước mình so với nước khác trên thê giới, thấy nước bạn làm gì là mình cũng nhắm mắt làm theo.
Bộ máy giúp việc cho nhân dân thì lại cưỡi đầu,cưỡi cổ ông chủ của mình? (nhân dân - ông chủ)
Tâm lý chung của người dân (từ gái đến trai, từ nông dân đến trí thức, thậm trí từ ông già đến trẻ con) coi khinh nông nghiệp.
Mấy điều đó cũng đủ để nông dân là người cơ cực nhất quả đất.
Xin mỗi người, nếu có giúp gì được cho nông dân, hãy rộng lòng giúp đỡ họ, từ việc nhỏ nhất. Xin cảm ơn.
 
Để nói chuyện về người nông dân Việt Nam thời đại ngày nay chúng ta có nói tới Tết cũng chưa hết!
Buổi sáng ra quán ăn tô bún hay tô phở có giá 15 000đ có phải là nhiều lắm không? Theo Ngaytrovellcd thì đây không phải là mức giá quá cao. Nhưng hãy nhìn xem người nông dân ấy ăn như thế nào nhé:
Bữa sáng 15 000đ = 10kg bầu sao = 15kg bí đao chanh = 7,5kg dưa leo chuột = 8 quả mướp dài = 5kg khổ qua = 3kg lúa = 1.3kg thức ăn chăn nuôi = 0.8kg phân DAP = 0.33 kg heo hơi = 0.28kg gà thả vườn (gà hơi) = .....
Ngày xưa cả nhà (4 người) ăn 1kg bầu sao/ bữa ăn mà giờ đây chỉ bữa sáng thôi đã xơi hết 10kg rồi!!!! Và người dân phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi, công sức để thu được 10kg bầu sao hay 15kg bí đao chanh????
Đây không phải là lúc giá thấp nhất, giá này vẫn coi là giá thường xuyên với các loại nông sản tươi sống. Còn khi giá thấp nữa thì sao???? Khi không bán được thì sao???? Sao không ai hiểu giùm những người dân thấp cổ bé họng vậy???
Quá bức xúc cho những chính sách khuyến nông của ta!!! Họ là những người ăn lương từ tiền thuế của người dân vậy mà họ làm được gì cho dân????
Có bao giờ họ báo trước cho người dân biết giá cả những mặc hàng trong tuần tới không????
Có bao giờ họ biết trong địa bàn họ quản lý có bao nhiêu ha trồng cây bầu, trồng cây bí, trồng cây lúa không????
Có bao giờ họ cho dân biết trong 2 - 3 ngày tới có đợt dịch bệnh sẽ xảy ra không????
Có bao giờ họ cho người dân biết phân bón của công ty A là phân kém chất lượng trước khi người dân sử dụng không????
Có bao giờ họ cho người dân biết nên làm thế nào khi cây trồng, vật nuôi của họ bị bệnh không????
Có bao giờ họ có những thông tin hữu ích cho người dân không????
.....
Nhưng
Bao giờ họ cũng là người hưởng lợi trước người dân
Bao giờ họ cũng tự cho mình giỏi hơn dân (và có lẽ giỏi thiệt vì họ "ngồi trên" dân mà!!!!!)
Bao giờ họ cũng bảo dân tiêu huỷ, bảo dân làm ăn không biết tính (nếu biết tính chắt được "ngồi trên" họ rồi!!!)
Bao giờ họ cũng đổ lỗi, trách nhiệm về phía người dân
Bao giờ họ cũng là người đứng lên thông báo rằng ... trong vùng đã sạch bệnh (vì chết hết các đối tượng mà bệnh dịch có thể nhiễm vào)
Bao giờ họ cũng là người đứng lên thông báo rằng đã khống chế thành công khi dân tự vậy vùng trong vũng bùn!!!
Và tôi chỉ mong bao giờ họ làm việc một cách trách nhiệm hơn.
Thienly.
 
nếu như nông dân tự quyết định hướng đi cho mình thì sẽ không phải như bây giờ.theo tôi nông dân nên tự quyết định giá cả cả nông sản của mình của mình
 
Back
Top