Nuôi Bồ Câu Pháp

  • Thread starter phuong.chau
  • Ngày gửi
P

phuong.chau

Guest
^_^Mình muốn nuôi bồ câu pháp và tìm giống tốt
có bồ nào biết ở đâu chỉ cho mình biết nha.Và giá 1 cặp bao nhiêu vậy
mình cám ơn nhiều.
 
Nhớ mua bồ câu chưa đẻ nha bạn
Bồ câu là loài đơn phối . Thêm nữa để tìm được một cặp có khả năng sinh nở ,ấp nở ,chăm sóc con chu đáo không phải là dễ đâu . Mình nuôi thử nghiệm vài đôi và nhận thấy rằng . Những con đực LỞm thường đòi đạp mái ngay cả khi con cái đang ấp . Giai đoạn này từ 8-15 ngày . COn cái thậm chí phải chiến đấu với con đực để bảo vệ hai quả trứng . Con đực thì cứ gù gù nhảy vào đòi đạp .... Kêt quả chắc bạn cũng biết . Trứng sẽ bị vỡ ...
Do vậy tìm được khoảng vài chục cặp chăm con giỏi không dễ đâu bạn ... Những người nuôi nhiều phải bỏ rất nhiều thời gian để loại bỏ sàng lọc ,tuyển lựa cho đàn bồ câu nhà mình đó

Bạn mua giống hỏi anh Shima . http://agriviet.com/home/member.php?u=13303

Anh ấy là Admin bên vietpet đó ... Anh có bán giống và có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyên lựa giống
 
- Tên DN/Cá nhân: biendinhcong
- Địa chỉ: hung yen
- Tel, Fax: ::: FaX 0979903988 ::: FaX
- email: hoang_hon052003@yahoo.com
================================


Hãy cùng nhau phát hiện lại những giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm của nước ta. Những nguồn gen quý hiếm ấy năng suất có thể không cao nhưng giá trị kinh tế đang và sẽ cao. Viết về các giống cây, vật nuôi cũng là viết về những điều kiện tự nhiên, xã hội (khí hậu, địa lý, lịch sử...) sinh ra nó. Như vậy bài viết của bạn không những có thể giúp cho nhà nông lựa chọn giống vật nuôi cây trồng, mà có cả ý nghĩa văn hoá.


Ít người biết được rằng, trĩ đỏ - giống chim quý đã được Bộ Tài nguyên Môi trường xếp vào sách Đỏ VN do số lượng bị sụt giảm nguyên trọng vì săn bắn quá mức - đang được một người dân TP Đà Lạt nuôi như nuôi... gà; nhưng giá trị kinh tế và văn hoá của chúng chắc chắn gấp hàng chục lần... gà.

Mọi việc bắt đầu từ một sự tình cờ. Vào khoảng tháng 10.2000, một người bạn mang tặng cho anh Trần Đình Nhơn một đôi chim trĩ. Thấy dễ nuôi, anh bèn mua thêm 3 con nữa của một người dân tộc bán dạo đi ngang qua nhà. Không khó khăn gì để người cử nhân khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm này nhận ra ngay những con trĩ anh đang có trong tay là giống chim đã có tên trong sách Đỏ.

Ngay lập tức, anh nảy sinh ý định thử nuôi cho đẻ ngay tại nhà. Nghĩ là làm, anh mày mò tìm đọc tài liệu rồi đóng một lồng ấp trứng bằng điện. Kết quả thành công đến không ngờ. Loài chim đang có nguy cơ tuyệt diệt đã sinh đẻ và phát triển tốt trong môi trường nhân tạo, và nuôi chúng, theo lời anh Nhơn "có tốn kém hơn một chút nhưng chẳng khác nuôi gà là mấy".

Đến nay, đàn trĩ của anh Nhơn đã lên tới gần 100 con. Thật ra, với tỉ lệ ấp nở thành công tới hơn 60%, đàn trĩ còn có thể phát triển hơn nữa, nhưng chính vì không muốn cung cấp bừa bãi giống chim quý này cho tư nhân nên "ông chủ" Nhơn vẫn cho ấp "cầm chừng". Anh mong tìm được một đối tác đầu tư nào đó để có thể nhân rộng đàn trĩ, phục vụ cho phát triển du lịch. Trước mắt, đàn trĩ này đang là nguồn cung cấp quan trọng cho các khu bảo tồn, vườn bách thú trong cả nước...

Một điều đáng lưu ý là trĩ đỏ lớn rất nhanh và có khả năng đề kháng rất cao. Trong suốt hai năm nuôi trĩ, anh Nhơn chưa thấy con nào mắc bệnh, "ngoại trừ một con trúng gió, chỉ cần xát dầu, giã ngải cứu cho uống là khỏi ngay".

Thức ăn của trĩ cũng... giống thức ăn cho gà: cám tổng hợp, ngô, lúa xay, rau xanh, cỏ... Chỉ cần nuôi đến 8 tháng là trĩ mái bắt đầu đẻ trứng, đẻ liên tục bình quân khoảng hơn 60 trứng, sau đó nghỉ một thời gian khoảng 2 tháng để thay lông rồi lại tiếp tục đẻ.

"Của hiếm là của quý" - giá trị kinh tế của trĩ đỏ thì khỏi phải nói - giá một con giống 2 tháng tuổi đã là 500.000 đồng, một cặp trống mái khách ở TPHCM lên trả anh tới gần một triệu rưỡi; còn trứng trĩ - PV báo Lao Động đã được mời nếm thử - tuy chỉ lớn gấp 3, 4 lần so với trứng chim cút, nhưng rất thơm ngon, có giá tới 50 nghìn đồng/quả.

Mặc dù thịt trĩ đã được đánh giá là giàu protein, vitamin, calci, sắt... nhưng do tính chất quý hiếm và nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện chim trĩ mới chỉ được nuôi làm cảnh chứ chưa đến nỗi sẵn như gà để làm thịt.
Xem ra chim trĩ đỏ đã sinh đẻ và phát triển rất tốt trong điều kiện khí hậu của phố núi Đà Lạt khô mát. Mặc dù hiện nay chưa có nhà khoa học nào hỗ trợ anh Nhơn trong "công cuộc" bảo tồn loài chim quý hiếm này, nhưng anh khẳng định nếu được nuôi gần với điều kiện tự nhiên, màu lông của chúng sẽ còn đẹp hơn nữa... Hy vọng trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ gây dựng lại được một số lượng đông đảo giống chim quý vốn là đặc sản nước Nam này.

- Tên khoa học của chim trĩ đỏ: Pasianus colchicus.
- Phân bố ở VN: rừng quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng); khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang); khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế)...
- Trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc; tính vị ngọt, bình. Công hiệu: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn, tiêu chảy, miệng khô, tiểu tiện nhiều... T.N


Bà con nào quan tâm đến con giống:bồ câu pháp,chim trĩ đỏ,gà từ hồ,gà đông tảo,nhím giống xin liên hệ số điện thoại 0979903988
 
anh chị e có nhu cầu mua chim bồ câu pháp giống VN1 xin liên hệ mình nhé
 
Nhớ mua bồ câu chưa đẻ nha bạn
Bồ câu là loài đơn phối . Thêm nữa để tìm được một cặp có khả năng sinh nở ,ấp nở ,chăm sóc con chu đáo không phải là dễ đâu . Mình nuôi thử nghiệm vài đôi và nhận thấy rằng . Những con đực LỞm thường đòi đạp mái ngay cả khi con cái đang ấp . Giai đoạn này từ 8-15 ngày . COn cái thậm chí phải chiến đấu với con đực để bảo vệ hai quả trứng . Con đực thì cứ gù gù nhảy vào đòi đạp .... Kêt quả chắc bạn cũng biết . Trứng sẽ bị vỡ ...
Do vậy tìm được khoảng vài chục cặp chăm con giỏi không dễ đâu bạn ... Những người nuôi nhiều phải bỏ rất nhiều thời gian để loại bỏ sàng lọc ,tuyển lựa cho đàn bồ câu nhà mình đó

Bạn mua giống hỏi anh Shima . http://agriviet.com/home/member.php?u=13303

Anh ấy là Admin bên vietpet đó ... Anh có bán giống và có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyên lựa giống

;) . Nuoide nói làm ngại ghê, mình đính chính một tý : mình mới nuôi, không có nhiều kinh nghiệm, nhưng mà tham quan nhiều trại trước khi nuôi, nghe cũng nhiều kinh nghiệm về nuôi bồ câu. Đặc biệt bên Vietpet có một box chăm sóc bồ câu cảnh có rất nhiều người thực sự là chuyên gia lão làng chuyên nuôi bồ câu cảnh, bồ câu đua nên cũng được truyền một số kinh nghiệm.

Nhớ mua bồ câu chưa đẻ nha bạn

Cái này chính xác đó, nhiều bạn mới nuôi hay hỏi mình mua bồ câu đang đẽ(cho chắc ăn). Nhưng thực ra rất nguy hiểm, vì dù bồ câu đang đẻ rất tốt nhưng vận chuyển thì nó tịt luôn không đẻ nữa.
Hôm trước có anh ở Tiền Giang, nói mình để 1 cặp nuôi chơi mình bắt cặp đẻ tốt nhất cho anh ấy nhưng hôm bữa gọi điện thoại hỏi thăm ảnh nói cặp đó đẻ đúng 1 lần 2 trứng rồi không đẽ nữa từ tết đến giờ. Hôm kia hỏi một anh cũng nuôi bồ câu lâu năm mới biết cái vụ này :1^:
 
Nhớ mua bồ câu chưa đẻ nha bạn
Bồ câu là loài đơn phối . Thêm nữa để tìm được một cặp có khả năng sinh nở ,ấp nở ,chăm sóc con chu đáo không phải là dễ đâu . Mình nuôi thử nghiệm vài đôi và nhận thấy rằng . Những con đực LỞm thường đòi đạp mái ngay cả khi con cái đang ấp . Giai đoạn này từ 8-15 ngày . COn cái thậm chí phải chiến đấu với con đực để bảo vệ hai quả trứng . Con đực thì cứ gù gù nhảy vào đòi đạp .... Kêt quả chắc bạn cũng biết . Trứng sẽ bị vỡ ...
Do vậy tìm được khoảng vài chục cặp chăm con giỏi không dễ đâu bạn ... Những người nuôi nhiều phải bỏ rất nhiều thời gian để loại bỏ sàng lọc ,tuyển lựa cho đàn bồ câu nhà mình đó

Bạn mua giống hỏi anh Shima . http://agriviet.com/home/member.php?u=13303

Anh ấy là Admin bên vietpet đó ... Anh có bán giống và có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyên lựa giống
Theo tôi biết thì bồ câu đực ấp trứng mà:confused:
 
Theo tôi biết thì bồ câu đực ấp trứng mà:confused:

cả hai cùng ấp bác ơi .....Khi nuôi nhiều buồng để gần nhau . Con đực nó nghe tiêng gù mái của con chim buồng bên thế là nó cũng nổi máu muốn đạp mái . Khi con mái mà đang ấp trứng nó gù gù và nhảy vào mổ con cái đòi đạp . Có trường hợp con đực mổ con cái toét cả mắt máu me chảy đầy ra lông đó bác.:D
 
Back
Top