nuôi rắn ráo trâu

  • Thread starter tung
  • Ngày gửi
<table class="contentpaneopen"><tbody><tr><td class="contentheading" width="100%">Nuôi rắn ráo trâu quy mô trang trại Viết bởi bantuyenhuan
Thứ tư, 23 Tháng 2 2011 08:18
</td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> </tr> </tbody></table> Nghề nuôi rắn ráo trâu (còn gọi hổ vện, hổ trâu, hổ hèo...) đang rất hấp dẫn với nhiều người nuôi loại rắn này. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về con giống cho người nuôi, rắn thương phẩm cho các nhà hàng và cả thị trường xuất khẩu thì nguồn cung vẫn còn hạn chế. Nắm bắt tình hình trên, từ đầu năm 2010, tại khu vực ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), một trang trại rắn ráo trâu được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

<table width="200" align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;">
2%2818%29.jpg
</td> </tr> </tbody> </table>
Bằng sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ cùng với sự đam mê con rắn ráo trâu, anh Nguyễn Hoàng Quốc Việt đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nên một trang trại rắn ráo trâu thật bài bản. Anh Việt cho biết, mặc dù trại rắn của anh mới thành lập hơn một năm mà đã có hàng trăm bà con từ các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM và cả Hà Nội đến tham quan, mua con giống và các nhà hàng cũng tìm đến đặt mua rắn thương phẩm khá lớn.

Trại rắn của anh nằm bên một dòng sông sát biên giới, bên kia là huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandal - Campuchia. Nhờ đất vườn rộng rãi nên việc chăn nuôi đối với anh rất thuận lợi. Công việc tiến hành khá suôn sẻ nhờ anh có một khoảng thời gian nuôi rắn ri voi. Theo anh Việt so sánh, nuôi rắn ráo trâu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát số lượng rắn bố mẹ và tỉ lệ nở, sinh trưởng của đàn rắn con. Còn rắn ri voi thì rất khó biết được tỉ lệ hao hụt vì phải nuôi trong môi trường nước. Vả lại rắn ri voi rất hung dữ và kén mồi hơn. Do đó mà kể từ đầu năm 2010, anh Việt đã bắt đầu chuyển hẳn sang nuôi rắn ráo trâu.

Ban đầu anh đi thu gom rắn của bà con ở địa phương nuôi nhưng không hiệu quả, được hơn chục cặp bố mẹ. Để chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài, ngay từ khi chuẩn bị thành lập trang trại, anh Việt đã chủ động tìm đến Chi cục Kiểm lâm An Giang để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký “Trại gây nuôi sinh sản – nuôi sinh trưởng động vật hoang dã” và đã được chấp thuận ngay sau đó. Đây có lẽ là điều động viên khích lệ những người có ham thích với nghề nuôi động vật hoang dã như anh. Bên cạnh đó, vừa tạo điều kiện dễ dàng cho người nuôi trong việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã, vừa có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận, anh Việt không ngừng tự mày mò qua sách báo và các tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và xây dựng chuồng trại đúng quy cách. Hiện tại nhiều nhà hàng, quán ăn đã đến trang trại của anh thu mua rắn với giá khá cao, từ 600.000đ – 700.000 đ/kg nhưng không đủ để bán. Do đó, một vài bà con nông dân ở hai huyện An Phú và Tân Châu (An Giang) đã nuôi ráo trâu cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.

Theo kinh nghiệm của anh Việt, loài rắn ráo trâu dễ nuôi, mau lớn, ít bệnh tật, đầu ra lại ổn định. Nếu chăm sóc đúng theo hướng dẫn thì chỉ sau 6 tháng là rắn trưởng thành và khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự bắt cặp (phối giống) và bắt đầu đẻ, mỗi lứa khoảng 10 trứng, nhiều nhất là 20 trứng. Sau khi rắn đẻ xong, người nuôi cho tất cả trứng vào riêng một cái thùng hoặc khạp có đổ cát hoặc giẻ khô để ấp, mặt đậy kín giữ ấm. Sau hai tháng, trứng sẽ nở đạt tỉ lệ từ 85 – 95%. Qua theo dõi của anh Việt, rắn ráo trâu mỗi năm đẻ hai lần, thường bắt cặp vào tháng chạp và đẻ nhiều vào tháng 2, 3 hoặc giữa năm.

Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới. Trại rắn của anh Việt chia làm 6 khu riêng biệt, tất cả đều được xây bằng gạch khá kiên cố và các vách xung quanh được bao lưới để có tạo môi trường thông thoáng cho rắn sinh hoạt. Ngoài ra để giữ cho chuồng trại sạch sẽ và tiện chi việc phân loại cỡ rắn, anh Việt đều có khu dành riêng cho rắn đẻ, rắn lứa, rắn con và rắn thương phẩm... Đặc biệt, mỗi chuồng đều có lót vỉ tre hoặc lưới sao cho mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi. Thức ăn chính của rắn là động vật như ếch, nhái, chuột hoặc các phế phẩm từ gia súc, gia cầm (đặc biệt là đầu gà).

Theo kinh nghiệm của nhiều người, rắn đực và cái nên nhốt chung một chuồng. Nhưng sau một thời gian cần phải tách ra theo kích cỡ lớn nhỏ riêng để tránh việc giành ăn có thể gây ra thương tích lẫn nhau. Nhất là trong thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ khi kiếm bạn tình. Do đó nên bố trí mỗi chuồng theo tỉ lệ 1đực/2 cái. Riêng rắn con mới nở phải được nhốt riêng. Rắn giống hiện nay có giá từ 200.000 – 400.000đ/con, tùy theo ngày tuổi. Tính ra, nuôi rắn ráo trâu lợi nhuận cao hơn nuôi rắn ri voi và các loài động vật hoang dã khác, nhất là nuôi rắn cho sinh sản, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều.

Chỉ mới hơn một năm phát triển mà trang trại của anh Việt đã gầy dựng trên 200 rắn bố mẹ, 300 rắn lứa và nhiều rắn con mới nở. Đó là chưa kể số rắn thương phẩm và rắn giống đã bán ra trên 600 con. Anh cho biết, hiện nay con giống đang khan hiếm, trang trại duy nhất của anh ở An Giang không đủ cung cấp cho các hộ nuôi và các nhà hàng. Đây là loại động vật hoang dã nên việc nuôi và thuần dưỡng ráo trâu, ngoài lợi nhuận ra còn góp phần bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm. Mặc dù được cấp giấy phép nhưng ước mơ của anh là cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của chính quyền và các ngành chức năng về hành lang pháp lý để anh yên tâm mở rộng chuồng trại.
Sưu tầm
 
mấy anh nuôi rồi cho tui hỏi rắn ráo trâu có nọc độc không vậy ?
 
mang tiếng là rắn hổ nhưng nó không có nọc độc bạn à ! Cũng như hồ hành hay hổ ngựa loài rắn này vô hại .ờ miền tây người ta thường gọi là rắn long thừa bạn ở bến tre chắc cũng biết chứ !
 
ở chổ tui chỉ thấy có: rắn nước, rắn hổ hành, rắn hổ ngựa ( rắn ráo nhưng có màu vàng lợt chứ không đen như con rắn này), rắn hổ chuối, rắn hổ đất, rắn mái gầm, chứ chưa nghe nói tới loài rắn long thừa này. 3 loài rắn sau thì có độc cắn chết người, tôi có người cô ruột ngày xưa chạy giặc bị rắn hổ cắn chết. Tui thấy hình nó rất giống rắn hổ đất quê tui lắm nên hỏi cho chắc ăn, xin cám ơn nhé.
 
ở chổ tui chỉ thấy có: rắn nước, rắn hổ hành, rắn hổ ngựa ( rắn ráo nhưng có màu vàng lợt chứ không đen như con rắn này), rắn hổ chuối, rắn hổ đất, rắn mái gầm, chứ chưa nghe nói tới loài rắn long thừa này. 3 loài rắn sau thì có độc cắn chết người, tôi có người cô ruột ngày xưa chạy giặc bị rắn hổ cắn chết. Tui thấy hình nó rất giống rắn hổ đất quê tui lắm nên hỏi cho chắc ăn, xin cám ơn nhé.
Tôi ở miền Bắc, chưa nhìn thấy con này bao giờ nhưng chỉ nhìn trên ảnh thì chưa "chắc ăn" bác cẩn thận với loài rắn nhé!:unsure:
 
Rắn ráo trâu ngoài bắc cũng có người nuôi rồi bạn à, và cũng là nơi tiêu thụ lý tưởng của miền nam đó bạn. Vì gần Trung Quốc nên miền bắc giá rắn cao hơn miền nam. Hiện nay 23/03/2011, là vào thời điểm rắn ráo trâu bị bệnh nhiều nhất, thường là chết đột ngột , và cũng có con bị bệnh 2 ngày mới chết . rắn không gầy ốm
 
Last edited by a moderator:
Hiện nay 23/03/2011, là vào thời điểm rắn ráo trâu bị bệnh nhiều nhất, thường là chết đột ngột , và cũng có con bị bệnh 2 ngày mới chết . rắn không gầy ốm

Anh Xuân Vũ thân mến,

Nghe ghê quá Anh ơi...Nó chết do bệnh gì hả Anh Vũ hay do mình không che chắn kỹ bị mưa cảm mà chết ???:mellow:

Vậy nó chết mập mạp, bình thường...:mellow:

Thân,
 
Chắc là do khí hậu .
Miền Bắc có mùa đông, còn miền Nam thì quanh năm ấm áp .
Rắn ở tự nhiên ngoài Bắc, con nào yếu thì chết từ lâu rồi .
Con nào sống thì đã rèn luyện, và cũng biết tránh rét .
Rắn nuôi thì không được rèn luyện, cũng không thể tránh vào đâu .
Vì thế, bị lạnh thì nó đành phải chết thôi .
Đó là bệnh sưng phổi, nhưng rắn không có nhiệt độ, nên không
thể sốt như người, mà chỉ chết như thường .
Không những động vật máu lạnh, mà động vật máu nóng ở miền Bắc
cũng chết vì bệnh sưng phổi, như Cá Ông Sư (Bò Biển) . Con này
thỉnh thoảng có ở ngoài Bắc, nhưng bây giờ còn thấy ở Cà Mau .
Ở Mỹ, con này có rất nhiều ở Florida, cùng độ vĩ với Bắc Việt
Nam, tuy nhiệt độ thấp hơn một chút, nhưng không có gió mùa Đông
bắc như ta.
*
Cá Sấu Bắc ngày xưa cũng có, nhưng bị người làm tuyệt chủng .
Giống này chịu được lạnh, và ẩn tránh gió mùa Đông Bắc .
Ba ba Bắc, như "cụ rùa" hồ Gươm cũng chịu được lạnh .
Thế nhưng ngoài bắc cũng nuôi được Cá Sấu mang trong Nam ra,
nuôi được Ếch Thái, Ba ba, và các con máu lạnh của trong Nam .
Dù sao, nếu không che chắn chuồng trại, để ý đến độ ẩm, và vệ
sinh, tắm cho chúng dễ lột da, thì chúng rất dễ chết .
*
Vì vậy, nên nuôi trong hầm ngầm dưới đất (ở miền đồi núi) chứ
ở vùng đồng chiêm thì lạnh lắm, rắn nếu sống, cũng còi vài tháng
mùa đông, coi như kinh doanh tạm nghỉ. Nếu đặt hệ thống lò sưởi
như ở Mỹ, thì có thể đảm bảo kinh doanh hơn, nhưng tốn kém, nâng
giá thành, và bớt lời lãi.
*
Thật ra, nếu nuôi trong lòng đồi núi, thì không bị gió lạnh thổi,
nhiệt độ không dưới 10 độ C đâu, rắn và loài máu lạnh khó bị ốm
và chết . Tuy vậy, phải có hệ thống sưởi thì mới phát triển như
thường quanh năm được. Giữ nhiệt độ luôn luôn 30 độ C, đảm bảo
rắn khoẻ mạnh như thường . Chỉ lúc mang đi bán vào mùa đông, rắn
mới có thể bị chết thôi. Bạn nào muốn thiết kế hệ thống sưởi, tôi
có thể giới thiệu bằng hình vẽ . Ngoài Bắc có nguồn than đá, giá
thành cũng mềm, có thể thực hiện được mà vẫn có lời.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Đây là sơ đồ nguyên lý hệ thống đốt sưởi dẫn nhiệt bằng nước nóng:
*
heating-system-forced.gif

*
Nước lạnh lây từ bên ngoài đựng ở trong bể dự trữ cao nhất, có ống
dẫn xuống nồi nấu ở dưới thấp cùng nhất, có khoá tự động hay vặn tay.
Nước này không cần luôn luôn bổ sung, vì hệ thống ống nước này rất
kín, nước không bốc hơi được.
*
Trên nồi nấu, có ống dẫn nước nóng đi lên, vào các hệ thống tản nhiệt
đặt ở sát đất các buồng mình muốn sưởi ấm . Hệ thống này gồm các ống
kim loại dựng đứng, cao chừng nửa mét, nối đầu trên với nhau bằng một
ống kim loại nằm ngang, và đầu dưới cũng nối với nhau như vậy. Trong
hình thì đó là miếng tô màu đỏ . Ống dẫn nước nóng đi vào hệ thống tản
nhiệt thì bắt vào một đầu của ống bên trên .
*
Nhiệt toả ra trong buồng, thì nước nguội đi, chìm lắng xuống đáy, vào
ống nằm ngang bên dưới, và ra đầu kia, chảy xuống đáy nồi nấu. Ở những
hệ thống sưởi cỡ lớn, thì ống dẫn nước lạnh này còn có một bơm nhỏ để
giúp nước chảy dễ dàng hơn, nhiệt độ đỡ chênh lệch quá nhiều, hại nồi
nấu, nhất là ở bắc Mỹ, Canada. Ngoài trời, nhiệt độ xuống 2 chục độ âm,
mà trong nhà có trẻ con, nhiệt độ phải 22 độ, chênh lệch hơn 4 chục độ,
nồi nấu nước đốt lửa ngùn ngụt, ống dẫn nước nóng sờ vào bỏng tay, và
hệ thống tản nhiệt phải che chắn để trẻ con khỏi chạm vào. Nếu ta làm
hệ thống này, nhiệt độ chênh lệch từ 10 độ bên ngoài đến 25 độ thì cũng
không cần phải có máy bơm.
*
Hình vẽ không có hệ thống điều khiển tự động như trong các nhà ở miền
xứ lạnh. Đó là một đồng hồ nhiệt độ trong phòng, có dẫn dây điện xuống
chỉ huy các van ở đầu nước nóng ra và đầu nước nóng vào nồi nấu . Khi
nhiệt độ xuống thấp, thì 2 van này mở, và nước chảy. Khi nước trong nồi
nguội, thì lò đốt mới bật lửa lên nấu . Vì thế, hệ thống này cứ chạy một
lát rồi ngừng một lát . Ngày không có gió mùa thì hệ thống chạy rất chậm,
rất lâu mới đốt, và rất lâu mới mở van cho nước chảy . Ngày gió mùa thổi
mạnh, thì đốt lửa luôn luôn. Nguồn đốt chủ yếu bằng ống dẫn hơi đốt, nhưng
vẫn còn hệ thống cổ xưa, đốt bằng dầu mỏ. Nhà giàu thì không cần hệ thống
sưởi bằng ống nước, mà bằng điện, đắt tiền hơn nhiều.
*
À quên, góc bên phải trên cùng của hệ thống ống tản nhiệt, còn có
một cái van xả khí nữa. Hệ thống này nếu tốt, thì hầu như không
cần đến van này. Nêu hệ thống có trục trặc, hơi có thể có trong
các ống, và tụ lại ở ống trên cùng, thường ở mé đối diện với ống
dẫn nước nóng chảy vào . Hơi này làm tắc giòng chảy, làm ngừng hệ
thống sưởi . Khi thấy bộ tản nhiệt lạnh, trong khi đầu dẫn nước
vào vẫn nóng, thì biết ngày bệnh này, chỉ việc vặn ốc xả khí ra
vài giây, nghe thấy tiếng xì xì rồi nước phọt tia ra thì vặn chặt
lại ngay là xong. Dù sao, khi thiết kế, không thể quên van xả này.
*
Trong hình vẽ, cũng thiếu một ống xả ở nồi nấu nữa . Thực tế là
có, nhưng tôi không rành, không biết vẽ nó vào đâu, và chạy thế nào.
*
 
Last edited:
Vậy dịch bệnh như vậy tới thời nào sẽ hết dịch bệnh và có thuốc gì để phòng ngừa hay không,và cách phòng ngừa như thế nào nhờ các bác giúp đở dùm,mình đang quan tâm.
thân !
 
Bệnh Sưng Phổi là một bệnh phổ biến, không phải bệnh dịch,
mà tôi đoán như vậy. Chính tôi cũng bị sưng phổi mấy lần .
Lần nào cũng suýt chết . Ngày xưa thì không chữa được, nhưng
đầu tiên thì tiêm Penexilin và Streptomixin. Sau khi tôi đến
Mỹ thì không tiêm như ViệtNam nữa, mà cho uống 5 viên thuốc .
Ngày đầu thì cho luôn 2 viên cho nó mạnh, rồi sau đó cứ mỗi
hôm 1 viên. Uống ngày thứ nhất thì đỡ hẳn 60%, nhưng phải 1
tuần mới trở lại như thường, tức là mấy hôm sau khi uống hết
thuốc . Đó là cách chữa người lớn bị sưng phổi. Trẻ con thì
dễ chết hơn, vì khi sốt sưng phổi, thì chỉ trong 2 ngày là
chết thôi. Vì thế động vật có thể chết trong 1 ngày, chưa kịp
gầy đi.
*
Sưng phổi là phổi bị nhiễm trùng, có mủ vàng, ho ít, ho khẽ
nhưng ra đờm đặc vàng . Uống thuốc (ngày xưa thì tiêm) kháng
sinh thì chết vi trùng, ngừng làm mủ phổi, rồi mình tự liền
những vết mủ ấy lại. Nếu không có thuốc, thì dù có ủ ấm, phổi
bị mủ thì sẽ chết . Người già bị sưng phổi, chỉ 1 đêm là chết
chưa kịp đến sáng hôm sau . Người khoẻ mạnh bị sưng phổi thì
thường cứu được, vì chữa trước khi phổi bị mủ quá nhiều, và
vi trùng chưa vào đầy trong máu. Nguyên nhân sưng phổi là bị
lạnh, còn vi trùng thì lúc nào cũng sẵn có trong không khí
mình hít thở rồi. Cứ giữ ấm thì không bị sưng phổi. Người ta
nói, ở Bắc Cực lạnh lắm, vi trùng sưng phổi chết hết, nên rất
ít bị bệnh sưng phổi, và viêm họng . Tôi thì bị cả 2 bệnh này.
Tôi nói chuyện với người Mỹ, nói rằng có năm tôi không bị viêm
họng, nhưng có năm bị 2 lần, thì họ nói thế là ít, vì họ còn
hay bị viêm họng hơn.
*
Nếu đúng là sưng phổi, thì người nuôi phải học cách tiêm hay
cho uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng, chứ lúc ấy mà đi
gọi thú y thì không kịp. Tốt nhất phải giữ ấm cho rắn, không
để gió mùa đông bắc thổi vào nó. À, mà rắn không bao giờ sốt
cả, nên bạn không thể biết nó có sưng phổi hay không. Dù sao,
có thể thấy nó ngủ, thì là đã bị sưng phổi rồi. Tôi bị sưng
phổi cũng nằm liệt, cố gắng lắm mới ngồi dậy được, và cả người
đau như dần lươn . Con rắn dài như vậy, có hàng trăm đốt xương,
mà đau như dần, thì làm sao mà sống được?
*
Còn các bệnh khác, thì tôi không rành . Mời các bạn cùng góp
ý thêm.
*
 
Không phải bệnh dịch gì đâu, đây là bệnh thường gặp của rắn ráo trâu nuôi nhốt thế thôi. Hôm nay đã vào đầu mùa bệnh, 1 trong 2 tháng là hết thôi, và đến tháng 10al lại bắt đầu có bệnh nửa . Đây là bệnh mùa vụ thế mà. Cứ 1 lần bệnh như thế có thể kéo dài khoản 2 tháng . Bệnh này gọi là bệnh đầu và cuối , tức là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa . Nắng sang mưa và mưa sang nắng thì bệnh , vì con rắn nuôi nhốt không tìm được nơi thích hợp để chúng tránh thời tiết thay đổi đột ngột, không thuận lợi cho sức khỏe nên bị bệnh
Nhìn kỷ nếu thấy rắn trong chuồng tìm chổ thoát , giống như rắn đói tìm mồi , thì mình nghỉ ngay là thời tiết không phù hợp rồi , nên tìm cách giải quyết ngay
 
Dạ cho hỏi giải quyết bằng cáchnna2o bac xuanvu ? rắn ở nhiệt độ thai đổi tối 28c và ngày 32c thi được không bác ?
Thân !
 
Bệnh Sưng Phổi là một bệnh phổ biến, không phải bệnh dịch,
Vì thế động vật có thể chết trong 1 ngày, chưa kịp
gầy đi.
Tốt nhất phải giữ ấm cho rắn, không
để gió mùa đông bắc thổi vào nó. À, mà rắn không bao giờ sốt
cả, nên bạn không thể biết nó có sưng phổi hay không. Dù sao,
có thể thấy nó ngủ, thì là đã bị sưng phổi rồi. Tôi bị sưng
phổi cũng nằm liệt, cố gắng lắm mới ngồi dậy được, và cả người
đau như dần lươn . Con rắn dài như vậy, có hàng trăm đốt xương,
mà đau như dần, thì làm sao mà sống được?
*
Còn các bệnh khác, thì tôi không rành . Mời các bạn cùng góp
ý thêm.
*

Bác anhmytran kính mến (vì biết bác đã cao tuỗi)

Cao tuổi nhưng thật đáng ngưỡng mộ vì bác viết rất khỏe và rất hay:eek:...

Nếu chỉ là sưng phổi thì vì sao chuyển mùa từ mưa sang nắng con ráo trâu vẫn bệnh hở bác ? Hay ý bác muốn nói bệnh sưng phổi ngay đối với người cũng có thể xảy ra cả đầu và cuối mùa mưa, tương tự như con rắn vậy ?

Mà nếu đúng là sưng phổi là nguyên nhân thì mổ ra có thể thấy mủ ko ? Mà nếu chỉ trong 1 hay 2 ngày thì đã có thể tụ mủ chưa ?

Cuối cùng bác có ý kiến gì ko về chuồng trại của ACE hiện đang nuôi ráo trâu ? Có thể trống trải quá ? Ta có thể cải thiện được ko và cải thiện như thế nào ?

Kính,
---------------
Không phải bệnh dịch gì đâu, đây là bệnh thường gặp của rắn ráo trâu nuôi nhốt thế thôi.

...nên tìm cách giải quyết ngay

Anh Xuân Vũ kính mến,

Ý Anh là cho nó đội nón lên đường ... hay vô nồi... Hay sao Em ko hiểu ::p

Kính,
 
Last edited by a moderator:
Ý Anh là cho nó đội nón lên đường ... hay vô nồi... Hay sao Em ko hiểu ::p

Anh Xuân Vũ kính mến,

Vẩn có cách chứ anh tamson....Nếu cho nó đội nón ra đi, hay vô nồi, thì còn đâu con rắn giống sau này hả anh hiiiiiiiiiiiiiiiiii.
Nhưng phần lớn là y như ý của anh nói đó ...Hiện giờ ở Tây Ninh đang rộ ra bệnh đó anh à ....
 
Last edited by a moderator:
các bác cho mình hỏi thường la rắn lớn bị bệnh hay là rắn nhỏ vậy các bác ? có cách gì khắc phục hiệu quả không ? có khi nào là do loài rắn bị trùng huyết không ? cam ơn các bác
 
Rắn cũng có thể bị trùng huyết, nếu chổ cung cấp con giống không thay đổi con bố mẹ. Nhưng ở đây không phải là bệnh do trùng huyết gây ra , mà là do thời tiết và cách chăn nuôi thôi bạn à. Bệnh này thường ở những con rắn trưởng thành , nhưng vẩn có ở rắn con độ 2 tháng tuổi, nhất là vào tháng 10, 11 âl, thời điểm này có cả rắn con và rắn trưởng thành, còn vào thời điểm hiện nay thì chỉ có rắn trưởng thành thôi
 
Last edited by a moderator:
mọi người bàn luận xôn sao quá ,em nghe nói rắn này có sức khỏe tốt mà lại bị chết do thời tiết thay đổi vậy là người ta quảng caó sai quá rồi .
vậy có cách nào khắc phục không vậy bác Xuan Vu??
 
Back
Top