nuôi rắn ráo trâu

  • Thread starter tung
  • Ngày gửi
<table class="contentpaneopen"><tbody><tr><td class="contentheading" width="100%">Nuôi rắn ráo trâu quy mô trang trại Viết bởi bantuyenhuan
Thứ tư, 23 Tháng 2 2011 08:18
</td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> </tr> </tbody></table> Nghề nuôi rắn ráo trâu (còn gọi hổ vện, hổ trâu, hổ hèo...) đang rất hấp dẫn với nhiều người nuôi loại rắn này. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về con giống cho người nuôi, rắn thương phẩm cho các nhà hàng và cả thị trường xuất khẩu thì nguồn cung vẫn còn hạn chế. Nắm bắt tình hình trên, từ đầu năm 2010, tại khu vực ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), một trang trại rắn ráo trâu được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

<table width="200" align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;">
2%2818%29.jpg
</td> </tr> </tbody> </table>
Bằng sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ cùng với sự đam mê con rắn ráo trâu, anh Nguyễn Hoàng Quốc Việt đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nên một trang trại rắn ráo trâu thật bài bản. Anh Việt cho biết, mặc dù trại rắn của anh mới thành lập hơn một năm mà đã có hàng trăm bà con từ các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM và cả Hà Nội đến tham quan, mua con giống và các nhà hàng cũng tìm đến đặt mua rắn thương phẩm khá lớn.

Trại rắn của anh nằm bên một dòng sông sát biên giới, bên kia là huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandal - Campuchia. Nhờ đất vườn rộng rãi nên việc chăn nuôi đối với anh rất thuận lợi. Công việc tiến hành khá suôn sẻ nhờ anh có một khoảng thời gian nuôi rắn ri voi. Theo anh Việt so sánh, nuôi rắn ráo trâu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát số lượng rắn bố mẹ và tỉ lệ nở, sinh trưởng của đàn rắn con. Còn rắn ri voi thì rất khó biết được tỉ lệ hao hụt vì phải nuôi trong môi trường nước. Vả lại rắn ri voi rất hung dữ và kén mồi hơn. Do đó mà kể từ đầu năm 2010, anh Việt đã bắt đầu chuyển hẳn sang nuôi rắn ráo trâu.

Ban đầu anh đi thu gom rắn của bà con ở địa phương nuôi nhưng không hiệu quả, được hơn chục cặp bố mẹ. Để chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài, ngay từ khi chuẩn bị thành lập trang trại, anh Việt đã chủ động tìm đến Chi cục Kiểm lâm An Giang để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký “Trại gây nuôi sinh sản – nuôi sinh trưởng động vật hoang dã” và đã được chấp thuận ngay sau đó. Đây có lẽ là điều động viên khích lệ những người có ham thích với nghề nuôi động vật hoang dã như anh. Bên cạnh đó, vừa tạo điều kiện dễ dàng cho người nuôi trong việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã, vừa có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận, anh Việt không ngừng tự mày mò qua sách báo và các tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và xây dựng chuồng trại đúng quy cách. Hiện tại nhiều nhà hàng, quán ăn đã đến trang trại của anh thu mua rắn với giá khá cao, từ 600.000đ – 700.000 đ/kg nhưng không đủ để bán. Do đó, một vài bà con nông dân ở hai huyện An Phú và Tân Châu (An Giang) đã nuôi ráo trâu cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.

Theo kinh nghiệm của anh Việt, loài rắn ráo trâu dễ nuôi, mau lớn, ít bệnh tật, đầu ra lại ổn định. Nếu chăm sóc đúng theo hướng dẫn thì chỉ sau 6 tháng là rắn trưởng thành và khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự bắt cặp (phối giống) và bắt đầu đẻ, mỗi lứa khoảng 10 trứng, nhiều nhất là 20 trứng. Sau khi rắn đẻ xong, người nuôi cho tất cả trứng vào riêng một cái thùng hoặc khạp có đổ cát hoặc giẻ khô để ấp, mặt đậy kín giữ ấm. Sau hai tháng, trứng sẽ nở đạt tỉ lệ từ 85 – 95%. Qua theo dõi của anh Việt, rắn ráo trâu mỗi năm đẻ hai lần, thường bắt cặp vào tháng chạp và đẻ nhiều vào tháng 2, 3 hoặc giữa năm.

Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới. Trại rắn của anh Việt chia làm 6 khu riêng biệt, tất cả đều được xây bằng gạch khá kiên cố và các vách xung quanh được bao lưới để có tạo môi trường thông thoáng cho rắn sinh hoạt. Ngoài ra để giữ cho chuồng trại sạch sẽ và tiện chi việc phân loại cỡ rắn, anh Việt đều có khu dành riêng cho rắn đẻ, rắn lứa, rắn con và rắn thương phẩm... Đặc biệt, mỗi chuồng đều có lót vỉ tre hoặc lưới sao cho mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi. Thức ăn chính của rắn là động vật như ếch, nhái, chuột hoặc các phế phẩm từ gia súc, gia cầm (đặc biệt là đầu gà).

Theo kinh nghiệm của nhiều người, rắn đực và cái nên nhốt chung một chuồng. Nhưng sau một thời gian cần phải tách ra theo kích cỡ lớn nhỏ riêng để tránh việc giành ăn có thể gây ra thương tích lẫn nhau. Nhất là trong thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ khi kiếm bạn tình. Do đó nên bố trí mỗi chuồng theo tỉ lệ 1đực/2 cái. Riêng rắn con mới nở phải được nhốt riêng. Rắn giống hiện nay có giá từ 200.000 – 400.000đ/con, tùy theo ngày tuổi. Tính ra, nuôi rắn ráo trâu lợi nhuận cao hơn nuôi rắn ri voi và các loài động vật hoang dã khác, nhất là nuôi rắn cho sinh sản, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều.

Chỉ mới hơn một năm phát triển mà trang trại của anh Việt đã gầy dựng trên 200 rắn bố mẹ, 300 rắn lứa và nhiều rắn con mới nở. Đó là chưa kể số rắn thương phẩm và rắn giống đã bán ra trên 600 con. Anh cho biết, hiện nay con giống đang khan hiếm, trang trại duy nhất của anh ở An Giang không đủ cung cấp cho các hộ nuôi và các nhà hàng. Đây là loại động vật hoang dã nên việc nuôi và thuần dưỡng ráo trâu, ngoài lợi nhuận ra còn góp phần bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm. Mặc dù được cấp giấy phép nhưng ước mơ của anh là cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của chính quyền và các ngành chức năng về hành lang pháp lý để anh yên tâm mở rộng chuồng trại.
Sưu tầm
 
Thật ra không phải nơi nào cũng bị bệnh do thời tiết hiện nay. Vẩn có nơi không có bệnh hoạn gì cả
Đó là do khi hậu nơi đó thích hợp với rắn , hoặc nuôi nhốt cải thiện được thời tiết. Con gì cũng phải bị bệnh hết bạn à , khỏe như voi, như cọp còn bị bệnh kia , huống chi con rắn. khắc phục được chứ bạn , nếu bạn theo dõi kỷ thì bạn khắc phục tránh được rủi ro cao , nhưng dẩn có bị thiệt hại không đáng kể, hoặc ngược lại . Hiện nay theo tôi thì ở những vùng thấp như miền tây thì ít có bệnh hơn hơn vùng cao như miền đông nam , và ngược lại vào cuối mùa thì miền tây bệnh có thể bị bệnh cao hơn miền đông nam bộ. Bệnh của rắn chưa có thuốc đặc trị, chỉ trị thuốc của người và thú y thôi. Bệnh rắn rất dể trị vì rắn chưa kháng thuốc , cái khó là chuẩn đoán đúng bệnh hay không. Nếu nói cách khắc phục hay trị thì rất khó nói , vì chưa biết rắn bị bệnh gì. Đoán đúng bệnh thì trị rất dể
Tôi tìm hiểu rắn bị bệnh là được sự cung cấp của mấy anh bạn săn bắt rắn. Ví dụ; trời đang vào mùa nắng có 1 cây mưa to, thì rắn sẽ bò lên cây lúc đêm về, đây là cơ hội của mấy anh đi soi rắn ban đêm. Khi trời đang mưa nhiệt độ bình thường, lại có gió rét thì rắn chui vào hang, thế là vào mùa đi đào rắn. Đây là kiểu sống tự nhiên của rắn, sống trong môi trường thời tiết thay đổi . Còn trong nuôi bán haong dã như tôi , nếu thấy rắn tắm mưa, tức trời đang mưa mà rắn vẩn bò ra bình thường không phải đi kiếm ăn, thì tôi sẽ nghỉ ngay sẽ có sự thay đổi , vì rắn rất rất ít khi chịu ướt do nước mưa. Còn vào cuối mùa mưa nếu trời nắng buổi sáng rắn bò ra phơi nắng nhiều , rồi lại chiu tất cả vào trong chổ ẩn núp , thì đây cũng dấu hiệu rắn báo hiệu thời tiết có ảnh hưởng. Dựa vào đây tôi điều chỉnh môi trường cho rắn ...
 
vậy sử dụng thuốc trị cho rắn thường mình dùng loại, thuuốc cấp theo đường nào ?tim chích hay cho uống vây bác?
 
Nếu trời mưa rắn ra tắm mưa thời tiết thay đôi thì mình phải làm sao ?
Nếu trời nắng rắn bò ra phơi nắng nhiều thì mình phải làm gì ?
Còn rắn trong chuồng tìm chổ thoát hay tung chuồng la do nhiệt độ cao hay thấp ha bác xuanvu ?
Thân!
 
Nếu trời mưa rắn ra tắm mưa thời tiết thay đôi thì mình phải làm sao ?
Nếu trời nắng rắn bò ra phơi nắng nhiều thì mình phải làm gì ?
Còn rắn trong chuồng tìm chổ thoát hay tung chuồng la do nhiệt độ cao hay thấp ha bác xuanvu ?
Thân!
Sao gởi tin cho nghỉa không được vậy
. để mình gởi tin cho nghỉa sau nha
 
ngoài em mọi người nuôi rắn nhốt kín trong hầm tối cả năm không dc phơi nắng,mưa,gió lùa.Thế mà vẫn bị bệnh nhiều các bác ạ.
 
theo em nghĩ là rắn chổ bác o được phơi nắng nên bị thiếu vitamin D bị còi xương dẫn đến si dinh dưỡng nên dễ bị mắt bệnh !
 
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0001200/
Pneumonia: bệnh hệ thống hô hấp, trong đó phổi bị sưng tấy
vì nhiều nhân tố.
*
Bệnh sưng phổi là phổi có mủ, nhưng mủ rất ít, lâu lâu tụ lại,
người phải ho mới ra mủ vàng và đặc, nhưng nếu mổ thì cũng chưa
chắc thấy được mủ, vì không phải là một cái mụn to. Có thể là
những mụn nhỏ li ti thôi. Đây là hình tôi lấy trên Internet.
*
19680.jpg

*
Trong hình, nơi cắt ra để coi, những túi phổi khoẻ mạnh thì màu
hồng (hình trên), nhưng những túi phổi bị sưng phổi thì có mủ
vàng (hình dưới).
*
ngoài em mọi người nuôi rắn nhốt kín trong hầm tối cả năm không
dc phơi nắng,mưa,gió lùa. Thế mà vẫn bị bệnh nhiều các bác ạ.
Thế thì rất dễ bị sưng phổi, vì sưng phổi có mấy loại vi trùng,
kể cả nấm mốc, và chất độc nữa. Nếu chuồng có thể xách đi được,
thì bạn nên mang ra ngoài rửa, cho thuốc sát trùng, rồi phơi nắng
mấy hôm, mới mang trở lại chỗ cũ. Nền và tường cũng phải rửa,
cho thuốc sát trùng, giết nấm mốc, để khô ráo, mới đặt chuồng vào.
*
Rắn cũng như người, có hệ tiêu hoá (bệnh do ăn uống), hệ hô hấp
(bệnh do hít thở), còn các hệ thần kinh, vận động, bài tiết, và
các chứng ung thư, vân vân, nếu bị thì đành bó tay thôi, chẳng qua
tiền chữa nhiều hơn tiền rắn, chứ không phải là không chữa được.
Có nhiều người Mỹ, khi bác sỹ chữa và họ biết bệnh tình của họ,
thì họ từ chối, nói là cứ để chết cho nó tự nhiên, cũng rất có lý.
*
 
có con thở khò khè nữa các bác.

Con nào thở khò khè, nằm thẳng, nằm riêng 1 mình, cơ thể to hơn bất thường là sắp lên đường rồi đó.

Khi những con nào bị như thế, khi chết - ngay vùng túi mật sẽ có màu xanh do túi mật vỡ. Khi mổ ra xem kỹ sẽ thấy 1 con giun dài khoảng 8cm, hình trụ (tròn), đường kính lớn hơn sợi tóc một tí, màu trong suốt nằm trong ống dẫn mật hay trong túi mật. Phổi sưng to hơn con không bệnh, phù to.
 
Chính xác,nếu như vậy co thuốc gì chữa trị hay ngừa bệnh không bác caremvn ?
thân !
 
Chính xác,nếu như vậy co thuốc gì chữa trị hay ngừa bệnh không bác caremvn ?
thân !

Trị thì em không biết bác àh. Em chỉ phòng thôi.

* Thường xuyên :
- Thay nước uống mỗi ngày
- Vệ sinh chuồng mỗi ngày

* Phải có nơi tắm nắng
* Phải có chậu nước cho rắn tắm
* Phải xổ giun hàng tháng - pha vào nước uống - thay hằng ngày, không để qua đêm - cho uống 1 tuần (lấy chậu nước tắm ra)
* Cho ăn cóc thường xuyên
* Nên cho ăn mồi chết (nhái, ếch đông lạnh) - trừ cóc để phòng ngừa sên sán.
* Cho ăn dặm thêm mồi có máu nóng : cúc, chim, gà con, cổ gà, đầu gà công nghiệp
 
Vậy bác caremvn tẩy giun là thuốc gì ? và liều lượng như thế nào ? nhờ bác chi dùm .
thân !
 
Hình như bệnh đó tri không hết phải không bác ? Biết là mua thuốc nhưng không biết mua thuốc tây hay là thuốc thú y ?
---------------
Đúng la rắn ráo trâu khó nuôi thiệt . vậy ai cũng bảo là dể nuôi đâu các bác.
 
Last edited by a moderator:
Hình như bệnh đó tri không hết phải không bác ? Biết là mua thuốc nhưng không biết mua thuốc tây hay là thuốc thú y ?
---------------
Đúng la rắn ráo trâu khó nuôi thiệt . vậy ai cũng bảo là dể nuôi đâu các bác.

Ở Tây Ninh có một trại rắn rất lớn mỗi tháng mua của em 10 000 con ếch con cho rắn ăn. Trại này có bán thuốc chuyên cho rắn đó anh: đẹn,tiêu chảy, hô hấp. Thành viên Dongnamduoc trên trang agriviet đó anh
 
Là ai vậy longanquetoi ?
Chị Ánh có nick là Dongnamduoc sdt 0903953359
nếu ko lien lạc được thì Chị Ánh đi nước ngoài vài bữa anh gọi lại hoặc gọi 0989999349 chú Vân là người giữ trại rắn đó anh.
 
Cám ơn bác nhiều nhe. trai rắn đó gần thất cao đài không bác ?
Đi chưa tới núi Bà Đen. Ở Huyện Dương Minh Châu gần ngã ba Đất Sét Đường đi núi Bà Đen phía bên phải có bảng để ấp Chà Là và bảng hiệu cty Đông Nam Dược.
 
Back
Top