Ở Miền Bắc Đã Có Ai Nuôi Tắc Kè Thành Công Chưa?

  • Thread starter taitue
  • Ngày gửi
anh em cho em hoi ti em nuoi khoang 20 con e tu di bat ngoai de ve nuoi duoc 1 thang thi no de 6 qua nhung chung no an mat 4 qua roi tai sao no lai an
trung cua nhau nhi? va lam sao de no k an nua hic?
 
Qui luật cung cầu cả thôi.
- Trong nam thời tiết thuận lợi tắc kè dể phát triển và phát triển liên tục không cần ngủ đông. nên nguồn cung dồi dào -> giá rẻ.

- Ngoài bắc khí hậu có phần khắc nghiệt hơn, lại thêm mấy đợt ko khí lạnh phía bắc tràn về. nuôi khó, số lượng ít, hiếm hàng -> giá cao

vả lại quan niệm tui thấy mấy bác cứ có suy nghĩ cái gì lâu lớn thì có "chất thuốc" nhiều hơn. chẳng qua là tắc kè..."nuôi ở điều kiện khó khăn" thì bị suy dinh dưỡng khó phát triển thôi.

vài lời chia sẻ cùng anh em.
Tấn Lực - trại dế Đang Lực 09.1999.3003
 
Bà con quảng cáo ghê quá, nhưng không biết quảng cáo.
Không biết quảng cáo, thì chẳng có khách.
*
Bài học vỡ lòng về quảng cáo:
Có hình, có kích thước, có trọng lượng, có giá tiền.
Bài học lớp 1, là lớp nâng cao:
Có bài kỹ thuật nuôi, có tỷ lệ tăng ký theo ngày nuôi,
ngày đẻ, số trứng, có kỹ thuật làm thức ăn, có bán
giống các loại sâu bọ làm thức ăn cho tắc kè, vân vân.
*
Nếu không qua lớp vỡ lòng, 99% người đọc quảng cáo sẽ
không bao giờ liên lạc cả. Họ quên ngay.
Nếu không qua lớp nâng cao, 90% sẽ quên ngay quảng cáo.
*
 
trứng tắc kè không nở

em có nuôi gần 20 con, trứng đẻ từ tháng 8 ma đến bây giờ chả thấy ý kiến gi, các bác cho ý kiến với, e ở lạng sơn
 
trứng đã nở, giữa mùa đông lạng sơn

haha chú tắc kè đầu tiên đã nở sau gần 5 tháng , đúng màu đông giá rét.
Agriviet.Com-2013-01-23_14-10-32_258.jpg
 
HƠ HƠ bác nuôi dế đang định nuôi 500 con , không biết bác chạy giấy tờ như thế nào vậy ? .. tò mò quá .!
Bác nào nuôi tắc kè chưa có giấy phép của chi cục kiểm lâm,thì hãy liên hệ với minh nhé.
Cơ Sở MINH TIẾN
- Chuyên cung cấp Tắc Kè:
- Tắc Kè thương phẩm:số lượng lớn
- Tắc Kè giống các loại.
- Nhận bao tiêu sản phẩm và hướng dẫn kỷ thuật tận tình.Tư vấn miễn phí
- Đặc biệt :cơ sở có giấy phép số ĐT-04/TB do Sở Nông Nghiệp & PTNT chứng nhận.Do đó anh em hãy an tâm khi mua giống ở cơ sở của chúng tôi
Liên hệ:093.9999.202.gặp anh Tùng
P7290179.jpg



P7290171.jpg



P7290173.jpg





--------

cac bac cho em hoi con tk 50g nuoi den bao gio thi duoc 100g ah
50g nuôi mỗi ngày cho ăn 3 con dế chắc chăn 3 tháng lên 100g
 
Last edited:
Nuôi tắc kè miền bắc

Tắc kè là con vật hoang dã mới được đưa vào chăn nuôi trong thời gian ngắn nhưng hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vì chưa có một quy trình hoàn thiện nên người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Trải qua gần bốn năm kinh nghiệm TRANG TRẠI NGỌC VIÊN đã lần đầu tiên tại việt nam hoàn thành quy trình nuôi giống tắc kè miền bắc quý hiếm. Trang trại chuyên cung cấp, chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm tắc kè giống, tắc kè thương phẩm, tắc kè cảnh và dế giống. Trang trại cam kết cung cấp con giống tốt nhất, quy trình hoàn thiện nhất.
KÍNH MỜI BÀ CON CÔ BÁC TỚI THAM QUAN, NẾU QUẢNG CÁO SAI SỰ THẬT TRANG TRẠI NGỌC VIÊN CAM KẾT CHỊU TOÀN BỘ CHI PHÍ ĐI LẠI VÀ ĂN Ở.
Địa chỉ: khu 2, thôn thượng, xã long sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Điện thoại: 01662394901
 
Tài liệu về kỹ thuật nuôi tắc kè
Tắc kè là loại dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao do nguyên nhân của việc khai thác quá mức và bị thu hẹp môi trường sống nên lượng tắc kè ngoài tự nhiên bị giảm sút nhanh chóng. Trong thời gian vài năm gần đây tắc kè đã được đưa vào chăn nuôi quy mô từ hộ gia đình đến trang trại và bước đầu đã mang lại hiệu qủa kinh tế cao nhưng vì chưa có một quy trình hoàn thiện nên người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Trải qua gần 4 năm kinh nghiệm TRANG TRẠI NGỌC VIÊN đã lần đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành quy trình nuôi giống tắc kè miền bắc quý hiếm trang trại xin chia sẻ một số kiến thức cần thiết trong chăn nuôi tắc kè giúp khắc phục gần như triệt để những khó khăn về kỹ thuật mà bà con chăn nuôi tắc kè gặp phải trong năm qua:
1. Cách làm chuồng nuôi và điều kiện chuồng nuôi
- Chuồng nuôi được thiết kế gồm nhiều ô nhỏ bao gồm: ô cho tắc kè sinh sản, ô dành cho việc ấp nở trứng, ô dành cho tắc kè nhỏ từ 1 đến 4 tháng tuổi, ô dành cho tắc kè nhỡ từ 4 đến 8 tháng tuổi, ô dành cho tắc kè thương phẩm và tắc kè hậu bị và ô dùng điều trị bệnh cho tắc kè.
- Điều kiện chuồng nuôi
Chuồng nuôi được thiết kế để ánh ánh nắng mặt trời có thể chiếu vào cho tắc kè phơi nắng. Đây là điều kiện cần thiết vì tắc kè là động vật máu lạnh cần có ánh nắng cho quá trình ổn định thân nhiệt.

2. Con giống và tỉ lệ giống:
- Chọn con giống khỏe mạnh không dị hình dị tật, không nhập tắc kè bị đứt đuôi vì lượng chất dinh dưỡng tích lũy bị giảm sút tắc kè sinh sản chất lượng kém
- Nên chọn thả giống theo tỉ lệ 1 đực 5 cái, thả tỉ lệ đực cao sẽ dẫn đến lãng phí đầu tư và tắc kè dễ cắn nhau dẫn đến hao hụt.
3. Thức ăn
Gồm các loại côn trùng nhưng nên chủ động 100% về dế cho tắc kè, diện tích khu nuôi dế đảm bảo tối thiểu bằng diện tích khu nuôi tắc kè
4. Vệ sinh
- Không nên dùng nước để vệ sinh chuồng nuôi vì khiến cho môi trường trong chuồng nuôi ẩm ướt dễ phát sinh bệnh tật nhất là bệnh nấm và ký sinh trùng
- Vệ sinh chuồng tắc kè nên dùng phương pháp chuồng khô, một tuần 2 lần dùng các nguyên liệu như chấu, mạt cưa, tro bếp rắc đều rồi quét dọn.
Trên đây là một số kiến thức cần thiết mà trang trại đã thực hiện đem lại hiệu quả cao bà con quan tâm vui lòng liên hệ TRANG TRẠI NGỌC VIÊN

Địa chỉ: Khu 2- Thôn Thượng- Long Sơn- Sơn Động- Bắc Giang
Điện thoại: 01662394901
 
nuoi tac ke

chào các bác trong diễn đàn. em là thành viên mới. đang có ý định nuôi tắc kè và dế.
em nghĩ nuôi nó không dễ mà cũng không khó. chỉ cần kiên trì. còn đầu ra thì các bác cũng thấy một phần nào nhu cầu rồi.
ban đầu em sẽ nuôi con dế trước. trong thời gian nuôi dễ là bắt tay vào làm chuồng nuôi.
ở đây là lấy ngắn nuôi dài.
khi đã nuôi được dế và bán. sẽ bắt tác kè. chỉ khoảng 50 con
khi đã có kinh nghiệm thì phát triển là điều tất nhiên
quan trọng ở đây là thời gian và kiên trì tâm huyết, có kế hoạch
em đã xác định.săp tới sẽ đi thực tế
:approve:
 
cái này củng hấp dẫn nhỉ không biết truồng trại có tốn kém không nhất la nguồn thưc ăn cho take cũng phãi nui nữa
 
A. THEO DÕI NHÕM CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

I. TUỔI ĐẺ QUẢ TRỨNG ĐẦU TIÊN

Tắc kè bắt đầu sinh sản khi đạt 12 tháng tuổi

II. SỨC SINH SẢN

1. Mỗi tắc kè cái mỗi lần sinh sản được 2 trứng. sáng sớm kiểm tra khay trứng mỗi tắc kè sẽ chọn vị trí đẻ trứng riêng.

2. Tỷ lệ trứng nở: Trên 95% khi mang trứng đi ấp lấy bút dạ ghi lại ngày trứng được đẻ.

3. Số lứa đẻ: 2 đến 3 lứa trên một năm

+ Theo dõi bằng cách tắc kè mẹ mới sinh sản sang ô khác và tổng hợp kết quả trứng thu được rồi chia bình quân hoặc dùng xanh etylen đánh dấu vào da tắc kè mẹ lưu ý đánh dấu lại khi tắc kè chuẩn bị lột xác, mục đích đánh dấu lại để theo dõi lần sinh sản tiếp theo của tắc kè mẹ.

4. Cách chia ô:

Được chia làm nhiều ô với diện tích khác nhau để thuận lợi cho việc chăm sóc của người nuôi và quá trình phát triển của tắc kè.

+ Ô cho tắc kè sinh sản: Dài 2,5m; rộng 1,2m; cao 2m.

+ Ô cho tắc kè 1 đến 4 tháng tuổi: Dài 1,5m; rộng 1,2m; cao 2m

+ Ô cho tắc kè từ 5 đến 8 tháng tuổi: Dài 1,5m; rộng 1,2m; cao 2m

+ Ô cho thương phẩm và hậu bị trên 8 tháng tuổi : Dài 2,5m; rộng 1,2m; cao 2m.

+ Ô điều trị bệnh: dài 1m; rộng 1,2m; cao 2m

III. TỶ LỆ NUÔI SỐNG

1. TỶ lệ nuôi sống từ nở đến 1 tháng tuổi đạt 95%

2. TỶ lệ nuôi sống từ 1 đến 4 tháng tuổi đạt 96%

3. TỶ lệ nuôi sống từ 5 đến xuất bán đạt 97%

Thường xuyên kiểm tra tách tắc kè dung độ tuổi, ghi chép lương tắc kè hao hụt và so sánh với số lượng từng mốc thời gian

IV. TRỌNG LƯỢNG

Tắc kè có khối lượng khi nở khoảng 5g, từ 1 đến 4 tháng tuổi đạt 30g, từ 5 tháng đến xuất bán đạt 70g

V. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Tắc kè là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao hơn nhiều so với các vật nuôi thông thường không xảy ra dich bệnh mà chỉ trên một số cá thể. Các bệnh thường gặp bao gồm:

- Viêm vùng miệng

+ Triệu trứng: vùng miệng quanh chân rang bị viêm có chất bột màu trắng vùng da trong khoang miệng tái nhợt

+ Điều trị: ( Có phương pháp kèm theo)

- Bệnh đau mắt

+ Mắt sung to kéo màng và mọng nước màu trắng đục

+ Điều trị: ( Có phương pháp kèm theo)

- Nấm da: Đa xuất hiện các trùng mụn nhỏ như hoa mào gà

+ Điều trị: ( Có phương pháp kèm theo)

B. THEO DÕI CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1. Công lao động

- Đàn dế được chăm sóc theo thời gian buổi sáng và buổi chiều

- Kiểm tra điều trị bệnh tách tắc kè, dọn vệ sinh diễn ra trong ngày

- Cho ăn từ 17 đến 19 giờ ban đêm giữ yên tĩnh cho tắc kè

2. Khấu hao chuồng trại

- Tắc kè: nuôi tắc kè do lượng chất thải ít không có hiện tượng tắc kè tác động vật lý lên chuồng nuôi và vật dụng nuôi nên thời hạn sử dụng của chuồng nuôi và vật dụng cao. Trung bình chuồng nuôi chỉ xuống cấp sau 4 năm sử dụng

- Dế: Nuôi thùng tôn có thời hạn dùng 5 năm, gỗ 3 năm à thùng xốp 2 năm

3. Thức ăn:

- Lượng thức ăn ổn định là 4 con dế trên 1 con tắc kè, tắc kè to ăn dế to tắc kè nhỏ ăn dế nhỏ

- Mùa đông thì tắc kè ngủ đông nên lượng thức ăn bằng không thời gian này chỉ duy trì dế cho tắc kè sau thời kỳ ngủ đông

4. Thuốc phòng chữa bệnh:

- Chi phí thuốc cho 1 con trong 12 tháng trung bình hết 3.000đ

- Chi phí cho 1kg dế là 10.000đ tiền thuốc.
 
Em nuôi nè Bác

Em mới nuôi được vài tháng . Mua về cũng chỉ nhốt lại trong lồng cho ăn Dế ,giòi,

Hôm nọ mua thử ít Giun của bác ANHBA vê cho ăn nhưng thấy nó không nhiệt tình bằng Dế ,và giòi

Hiện tại mùa đông do nguồn thức ăn khan hiếm nên tắc kè khá gầy và không đẻ nữa.Nhưng khi đưa về cách đây ít tháng nó đẻ hơn chục quả . Tiếc là do chuồng bé quá tắc kè dẫm đạp hỏng gần hết . Chỉ còn duy nhất 3 quả . Em tò mò lấy dao cắt vỡ một hai quả ra xem . Kết quả cho thấy Trứng tắc kè không có lòng trắng như trứng gà . Hoặc có nhưng rất ít thì phải . Vì khi cắt ra lòng toàn màu váng không
Sau một thời gian quả trứng cứng đét lại . Cầm trên tay di chuyển thoải mái . Sang năm tới em sẽ mở rộng nuôi sâu và giòi nhiều hơn để vỗ béo đàn tắc kè . Hi vọng Hè năm sau sẽ thu hoạch được vài ngàn trứng. Hè năm sau tắc kè đẻ em sẽ chụp hình post lên cho anh em diễn đàn xem . Còn bi giờ con nào con ấy gày dét như người mẫu ấy ^ _^

Em nuôi nè Bác

Em mới nuôi được vài tháng . Mua về cũng chỉ nhốt lại trong lồng cho ăn Dế ,giòi,

Hôm nọ mua thử ít Giun của bác ANHBA vê cho ăn nhưng thấy nó không nhiệt tình bằng Dế ,và giòi

Hiện tại mùa đông do nguồn thức ăn khan hiếm nên tắc kè khá gầy và không đẻ nữa.Nhưng khi đưa về cách đây ít tháng nó đẻ hơn chục quả . Tiếc là do chuồng bé quá tắc kè dẫm đạp hỏng gần hết . Chỉ còn duy nhất 3 quả . Em tò mò lấy dao cắt vỡ một hai quả ra xem . Kết quả cho thấy Trứng tắc kè không có lòng trắng như trứng gà . Hoặc có nhưng rất ít thì phải . Vì khi cắt ra lòng toàn màu váng không
Sau một thời gian quả trứng cứng đét lại . Cầm trên tay di chuyển thoải mái . Sang năm tới em sẽ mở rộng nuôi sâu và giòi nhiều hơn để vỗ béo đàn tắc kè . Hi vọng Hè năm sau sẽ thu hoạch được vài ngàn trứng. Hè năm sau tắc kè đẻ em sẽ chụp hình post lên cho anh em diễn đàn xem . Còn bi giờ con nào con ấy gày dét như người mẫu ấy ^ _^
Có bác nào ở Miền Bắc đã nuôi sinh sản thành công tắc kè chưa?
Cho ACE ít kinh nghiệm nhé.
cho minh hoi chut.nuoi tac ke bang dòi là nhu the nao.va lay dòi o dau.nuoi dòi nhu the nao.minh thì lai nuoi tac ke bag ruồi.khá là hiệu quả
 
Back
Top