Tre mọc tự nhiên trên vùng núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, được bà con dân địa phương mang về trồng làm thực phẩm. Tre Ngọt trong tự nhiên sinh trưởng ở độ cao 1200-2000m, điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ, số giờ nắng từ 1000-1200 giờ/năm, lượng mưa từ 1500 đến 2000mm/năm, nhiệt độ trung bình năm chỉ từ 15 đến 240C, khí hậu quanh năm mát mẻ.
Năm 2009 tôi, anh Đinh Quang Nhớ và các anh em trung tâm khoa học lâm nghiệp miền núi phía bắc đi nghiên cứu đề tài cây gù hương đã phát hiện loài tre măng rất ngon này. Sau khi về chúng tôi quyết định bắt tay vào làm đề tài về loài tre. Hoàn thiện cây gù hương và xin quyết định lập đề tài nghiên cứu, năm 2012 chúng tôi bắt đầu nhân giống tre ngọt. Anh em làm đề tài rất phấn khởi vì tre là loài bản địa rất dễ nhân giống, nhưng thực tế không phải như vậy.
Trước kia, tre ngọt chỉ sống ở vùng núi cao, khí hậu quanh năm mát mẻ. Người dân bản địa trồng ở vùng núi cao nên cây dễ thích nghi. Khi chúng tôi đưa về vùng thấp khả năng phân li rất phức tạp. Cây từ độ cao 1200m đưa xuống 150m so với mực nước biển, khí hậu nóng cây bị chết.
Đầu 2013, chúng tôi đi 400km đưa về 20 gốc nhân giống theo đúng kĩ thuật đã được đào tạo, sau 1 tháng chết không còn gốc nào. Anh em rất chán nản. Mùa xuân cây lên chồi rất đẹp nhưng chồi lên tầm 1 gang tay là khô hết. Tháng 7 năm đó, tranh thủ lúc mưa nhiều, tôi và anh Nhớ lần thứ 2 đi lấy giống. Lần này cẩn thận và rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi chỉ lấy cây có rễ khỏe, bọc đất cẩn thận và mang về được 28 gốc tre, sau 2 tháng may mắn còn sống được 3 gốc. Anh em cẩn thận chăm sóc hơn cả chăm vợ đẻ, tới đầu 2015 tre cũng cho măng. Nhưng chỉ có 1 gốc là măng ngọt, còn 2 gốc măng vẫn he. Chúng tôi ăn thử, kiểm tra chất lượng như đúng loại bản địa mà người dân trồng. Từ đó chúng tôi gọi giống này là tre ngọt. Các gốc được nhân từ khóm tre này cũng cho măng rất ngọt, chứng tỏ đã hợp với khí hậu vùng thấp.
Sau 6 năm nghiên cứu, nhân giống vô cùng nan giải, chúng tôi đã thuần hóa, chọn lọc và nhân giống thành công ở vùng có địa hình thấp(độ cao 150m) và cây cho ra măng ngọt như ở vùng núi cao.
Hiện tại, chúng tôi đã có vườn thực nghiệm với diện tích 1000 m2 tại hộ gia đình anh Trần Hoàn tại xã Văn Phú, thành phố Yên Bái. Tại đây bà con đến thăm quan sẽ được ăn thử loại tre măng có ưu điểm và chất lượng tốt nhất Việt Nam.
Năm 2009 tôi, anh Đinh Quang Nhớ và các anh em trung tâm khoa học lâm nghiệp miền núi phía bắc đi nghiên cứu đề tài cây gù hương đã phát hiện loài tre măng rất ngon này. Sau khi về chúng tôi quyết định bắt tay vào làm đề tài về loài tre. Hoàn thiện cây gù hương và xin quyết định lập đề tài nghiên cứu, năm 2012 chúng tôi bắt đầu nhân giống tre ngọt. Anh em làm đề tài rất phấn khởi vì tre là loài bản địa rất dễ nhân giống, nhưng thực tế không phải như vậy.
Trước kia, tre ngọt chỉ sống ở vùng núi cao, khí hậu quanh năm mát mẻ. Người dân bản địa trồng ở vùng núi cao nên cây dễ thích nghi. Khi chúng tôi đưa về vùng thấp khả năng phân li rất phức tạp. Cây từ độ cao 1200m đưa xuống 150m so với mực nước biển, khí hậu nóng cây bị chết.
Đầu 2013, chúng tôi đi 400km đưa về 20 gốc nhân giống theo đúng kĩ thuật đã được đào tạo, sau 1 tháng chết không còn gốc nào. Anh em rất chán nản. Mùa xuân cây lên chồi rất đẹp nhưng chồi lên tầm 1 gang tay là khô hết. Tháng 7 năm đó, tranh thủ lúc mưa nhiều, tôi và anh Nhớ lần thứ 2 đi lấy giống. Lần này cẩn thận và rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi chỉ lấy cây có rễ khỏe, bọc đất cẩn thận và mang về được 28 gốc tre, sau 2 tháng may mắn còn sống được 3 gốc. Anh em cẩn thận chăm sóc hơn cả chăm vợ đẻ, tới đầu 2015 tre cũng cho măng. Nhưng chỉ có 1 gốc là măng ngọt, còn 2 gốc măng vẫn he. Chúng tôi ăn thử, kiểm tra chất lượng như đúng loại bản địa mà người dân trồng. Từ đó chúng tôi gọi giống này là tre ngọt. Các gốc được nhân từ khóm tre này cũng cho măng rất ngọt, chứng tỏ đã hợp với khí hậu vùng thấp.
Sau 6 năm nghiên cứu, nhân giống vô cùng nan giải, chúng tôi đã thuần hóa, chọn lọc và nhân giống thành công ở vùng có địa hình thấp(độ cao 150m) và cây cho ra măng ngọt như ở vùng núi cao.
Hiện tại, chúng tôi đã có vườn thực nghiệm với diện tích 1000 m2 tại hộ gia đình anh Trần Hoàn tại xã Văn Phú, thành phố Yên Bái. Tại đây bà con đến thăm quan sẽ được ăn thử loại tre măng có ưu điểm và chất lượng tốt nhất Việt Nam.