Ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, tình hình kinh tế nói chung trong thời gian quan có nhiều biến động lớn. Những biến động ấy hầu như ít nhiều có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất vào kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Bao gồm biến đổi về thời tiết khí hậu; biến đổi về nhu cầu thị hiếu; biến đổi về cơ chế chính sách; về thị trường; ...Trong khi đó, đại bộ phận sản xuất nông nghiệp nước ta là nông dân hay nói đơn giản hơn khi nhắc đến nông nghiệp người ta lại nghĩ đến nông dân (đương nhiên ngày nay có nhiều "nông dân tri thức") mà đã là nông dân thì đa phần là trình độ hạn chế. (vẫn có những sáng kiến rất nông dân mà hiệu quả không nhỏ tý nào như phát triển máy cắt lúa từ máy cắt cỏ; cày đẩy,...) Vậy thử hỏi làm sao người dân thích ứng kịp với những biến động ấy?
Ý tưởng topic này xuất phát từ thực tế đó. Chúng ta làm sao để sản xuất nông nghiệp thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao; làm sao để đời sống người nông dân không còn bấp bênh; làm sao để mỗi người dân xem mảnh vườn, thửa ruộng của mình làm một phần tài sản tạo ra cơm áo gạo tiền,... Và cần lắm những cách làm hay, mô hình hiệu quả, chương trình thực tiễn.
Cách làm của nông dân ta nói riêng và dân ta nói chung vẫn còn chạy theo phong trào. Thấy người này làm cái này có hiệu quả lại chạy theo làm ngay mà không chịu hiểu thông tin dẫn đến có những sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ hoạc cung vượt cầu. Điển hình như vụ con chồn nhung đen và gần đây nhất là tình trạng trồng dưa hấu ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu khi đó giá thành giảm và người bị thiệt vẫn là nông dân chúng ta. Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ cần những nhóm thành viên trong cùng điều kiện địa lý nên chọn 1 hoặc vài đối tượng đặc trưng để trồng trọt, chăng nuôi. Khi đó chúng ta có thể tự quyết định giá thành sản phẩm mình làm ra. (phải đi đôi với chất lượng và sự bền vững) Những mô hình kiểu như vậy hiện đang cho thấy hiệu quả. Cụ thể như gần đây, uỷ ban nhân dân huyện Phù Mỹ - Bình Định vừa tiến hành đăng ký thành công nhãn hiệu Kiệu Phù Mỹ. Đây là sự phấn đấu của những người dân tâm huyết với nghề trồng kiệu và cuối cùng đã được ghi nhận. Hay nhãn hiệu gà đồi Yên Thế,...Tại sao những nhãn hiệu này được xuất hiện? Vì ở đó có nhiều người cùng chung làm việc với nhau trong một điều kiện về địa lý, thổ nhưỡng. Từ đây sản phẩm của những người nông dân làm ra có thể đi khắp thế giới và khi đó chúng ta có môt chương trình sản xuất ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hãy bắt đầu bằng sự liên kết nhỏ từ 2 hay 3 thành viên thân cận rồi từ từ mở rộng thành những "hợp tác xã" hay "hiệp hội" khi đó các vất đề biến động như thời tiết, khí hậu, giá cả, ... được cập nhật liên tục thông qua những người truyền thông (thu nhận và quảng bá thông tin cho sản phẩm mình)
Ý tưởng là như vậy, mong anh chị em cùng chung tay chia sẻ và xây dựng để ít nhất mỗi chúng ta tồn tại và phát triển trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
Thienly.
Ý tưởng topic này xuất phát từ thực tế đó. Chúng ta làm sao để sản xuất nông nghiệp thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao; làm sao để đời sống người nông dân không còn bấp bênh; làm sao để mỗi người dân xem mảnh vườn, thửa ruộng của mình làm một phần tài sản tạo ra cơm áo gạo tiền,... Và cần lắm những cách làm hay, mô hình hiệu quả, chương trình thực tiễn.
Cách làm của nông dân ta nói riêng và dân ta nói chung vẫn còn chạy theo phong trào. Thấy người này làm cái này có hiệu quả lại chạy theo làm ngay mà không chịu hiểu thông tin dẫn đến có những sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ hoạc cung vượt cầu. Điển hình như vụ con chồn nhung đen và gần đây nhất là tình trạng trồng dưa hấu ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu khi đó giá thành giảm và người bị thiệt vẫn là nông dân chúng ta. Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ cần những nhóm thành viên trong cùng điều kiện địa lý nên chọn 1 hoặc vài đối tượng đặc trưng để trồng trọt, chăng nuôi. Khi đó chúng ta có thể tự quyết định giá thành sản phẩm mình làm ra. (phải đi đôi với chất lượng và sự bền vững) Những mô hình kiểu như vậy hiện đang cho thấy hiệu quả. Cụ thể như gần đây, uỷ ban nhân dân huyện Phù Mỹ - Bình Định vừa tiến hành đăng ký thành công nhãn hiệu Kiệu Phù Mỹ. Đây là sự phấn đấu của những người dân tâm huyết với nghề trồng kiệu và cuối cùng đã được ghi nhận. Hay nhãn hiệu gà đồi Yên Thế,...Tại sao những nhãn hiệu này được xuất hiện? Vì ở đó có nhiều người cùng chung làm việc với nhau trong một điều kiện về địa lý, thổ nhưỡng. Từ đây sản phẩm của những người nông dân làm ra có thể đi khắp thế giới và khi đó chúng ta có môt chương trình sản xuất ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hãy bắt đầu bằng sự liên kết nhỏ từ 2 hay 3 thành viên thân cận rồi từ từ mở rộng thành những "hợp tác xã" hay "hiệp hội" khi đó các vất đề biến động như thời tiết, khí hậu, giá cả, ... được cập nhật liên tục thông qua những người truyền thông (thu nhận và quảng bá thông tin cho sản phẩm mình)
Ý tưởng là như vậy, mong anh chị em cùng chung tay chia sẻ và xây dựng để ít nhất mỗi chúng ta tồn tại và phát triển trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
Thienly.