Những ngày qua, trên báo chí loan tin anh Trần Quốc Trọng, một nông dân ở xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An) đã sản xuất thành công rượu từ trái thanh long.
Anh Trọng, Giám đốc công ty đang giới thiệu về quy trình sản xuất rượu vang thanh long.
Đây là kết quả sau 3 năm mày mò nghiên cứu thử nghiệm, trải qua hàng trăm lần thất bại, vì hầu như tuần nào, anh cũng nấu một mẻ rượu từ thanh long. Anh Trọng kể rằng, mỗi lần làm là tự sáng tạo nên mỗi cách, công thức khác nhau nhưng đều cho kết quả như nhau là không ra được giọt rượu nào. Trong lúc tuyệt vọng thì giữa năm 2012 thông qua sự giúp đỡ của chuyên gia, anh đã có được những mẻ rượu thành công, có thể để trong một thời gian dài mà không bị hư. Vấn đề tiên quyết là trái thanh long dùng để chế biến không được nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nếu không sẽ không thành rượu. Từ đó, xác định được công thức đúng với lượng đường, nhiệt độ, men, thời gian ủ rượu. Cứ 5 kg thanh long cho ra được 1 lít rượu và phải chờ đến hơn 1 năm sản xuất, rượu mới xem là đạt chuẩn. Hiện anh có gần 100 bồn đang dùng sản xuất rượu, với mỗi bồn sau hơn một năm sản xuất có thể cho ra hơn 90 lít rượu.
Cuối năm nay, mẻ rượu đầu tiên của anh Trọng mới xuất xưởng với 8.000 lít nhưng hiện tại, anh đã nhận được những tín hiệu tốt của thị trường. Không chỉ trong nước, một số đối tác ở Úc đã đặt vấn đề nhập rượu thanh long, rồi thị trường Trung Đông có nhu cầu cần 1 triệu lít/năm có độ cồn về khoảng 5 - 6 độ. Nhưng hiện tại anh chưa ký kết, vì công suất sản xuất hiện tại quá ít, chưa tới 10.000 lít, vì anh lại đang thiếu vốn… Việc sản xuất được rượu thanh long này của anh khiến nhiều người tò mò. Và bất kỳ khách tham quan nào đến trụ sở Công ty TNHH một thành viên sản xuất rượu Thanh Long của anh Trọng, nằm sát ruộng thanh long đều cảm thấy lạ mắt, bởi hàng trăm bồn inox sáng bóng và thiết bị như máy cắt, sấy, máy nấu, máy ly tâm... dùng để chế biến rượu. Nói đến đây, người dân Bình Thuận, nơi có diện tích thanh long chiếm phần lớn diện tích của toàn quốc lại có tâm trạng tiếc, khi hầu như thanh long ở tỉnh đều tiêu thụ trái tươi, dù nỗi tiếc ấy không sâu sắc và cụ thể như các nhà khoa học.
Tiến sĩ Võ Mai –Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cho rằng, ngoài trái thanh long chế biến hàng chục loại sản phẩm thì hạt thanh long được dùng để chiết xuất ra thuốc chống ung thư và vỏ thanh long được dùng trong mỹ phẩm. Tiềm năng từ trái thanh long là rất lớn nhưng chẳng mấy ai chịu đầu tư chế biến là điều đáng tiếc.
Hơn thế, ở tỉnh có những vùng du lịch, khách quốc tế và nội địa đã biết ít nhiều về trái thanh long, khi thấy thanh long bày bán ven quốc lộ 1A, thanh long có mặt ở giỏ trái cây của một số resort… Nếu thích, họ cũng chỉ mang về cao lắm 5 - 10 kg thanh long trái tươi. Nếu có rượu thanh long, nhất là rượu được nấu từ tại vùng thanh long ở tỉnh thì mọi chuyện còn thích thú hơn cho du khách khám phá, cho đa dạng hàng đặc sản ở một vùng du lịch…
Hảo Chi
Nguồn: Baobinhthuan
Anh Trọng, Giám đốc công ty đang giới thiệu về quy trình sản xuất rượu vang thanh long.
Đây là kết quả sau 3 năm mày mò nghiên cứu thử nghiệm, trải qua hàng trăm lần thất bại, vì hầu như tuần nào, anh cũng nấu một mẻ rượu từ thanh long. Anh Trọng kể rằng, mỗi lần làm là tự sáng tạo nên mỗi cách, công thức khác nhau nhưng đều cho kết quả như nhau là không ra được giọt rượu nào. Trong lúc tuyệt vọng thì giữa năm 2012 thông qua sự giúp đỡ của chuyên gia, anh đã có được những mẻ rượu thành công, có thể để trong một thời gian dài mà không bị hư. Vấn đề tiên quyết là trái thanh long dùng để chế biến không được nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nếu không sẽ không thành rượu. Từ đó, xác định được công thức đúng với lượng đường, nhiệt độ, men, thời gian ủ rượu. Cứ 5 kg thanh long cho ra được 1 lít rượu và phải chờ đến hơn 1 năm sản xuất, rượu mới xem là đạt chuẩn. Hiện anh có gần 100 bồn đang dùng sản xuất rượu, với mỗi bồn sau hơn một năm sản xuất có thể cho ra hơn 90 lít rượu.
Cuối năm nay, mẻ rượu đầu tiên của anh Trọng mới xuất xưởng với 8.000 lít nhưng hiện tại, anh đã nhận được những tín hiệu tốt của thị trường. Không chỉ trong nước, một số đối tác ở Úc đã đặt vấn đề nhập rượu thanh long, rồi thị trường Trung Đông có nhu cầu cần 1 triệu lít/năm có độ cồn về khoảng 5 - 6 độ. Nhưng hiện tại anh chưa ký kết, vì công suất sản xuất hiện tại quá ít, chưa tới 10.000 lít, vì anh lại đang thiếu vốn… Việc sản xuất được rượu thanh long này của anh khiến nhiều người tò mò. Và bất kỳ khách tham quan nào đến trụ sở Công ty TNHH một thành viên sản xuất rượu Thanh Long của anh Trọng, nằm sát ruộng thanh long đều cảm thấy lạ mắt, bởi hàng trăm bồn inox sáng bóng và thiết bị như máy cắt, sấy, máy nấu, máy ly tâm... dùng để chế biến rượu. Nói đến đây, người dân Bình Thuận, nơi có diện tích thanh long chiếm phần lớn diện tích của toàn quốc lại có tâm trạng tiếc, khi hầu như thanh long ở tỉnh đều tiêu thụ trái tươi, dù nỗi tiếc ấy không sâu sắc và cụ thể như các nhà khoa học.
Tiến sĩ Võ Mai –Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cho rằng, ngoài trái thanh long chế biến hàng chục loại sản phẩm thì hạt thanh long được dùng để chiết xuất ra thuốc chống ung thư và vỏ thanh long được dùng trong mỹ phẩm. Tiềm năng từ trái thanh long là rất lớn nhưng chẳng mấy ai chịu đầu tư chế biến là điều đáng tiếc.
Hơn thế, ở tỉnh có những vùng du lịch, khách quốc tế và nội địa đã biết ít nhiều về trái thanh long, khi thấy thanh long bày bán ven quốc lộ 1A, thanh long có mặt ở giỏ trái cây của một số resort… Nếu thích, họ cũng chỉ mang về cao lắm 5 - 10 kg thanh long trái tươi. Nếu có rượu thanh long, nhất là rượu được nấu từ tại vùng thanh long ở tỉnh thì mọi chuyện còn thích thú hơn cho du khách khám phá, cho đa dạng hàng đặc sản ở một vùng du lịch…
Hảo Chi
Nguồn: Baobinhthuan