Cách một : Ngành chăn nuôi gia súc đã có từ rất lâu, đặt biệt là chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò… chủ yếu để tận dụng sức cày kéo và sản phẩm thịt làm thực phẩm.
Tuy nhiên nguồn thức ăn chủ yếu dùng trong chăn nuôi là tận dụng cỏ vườn mọc tự nhiên hoặc trồng cỏ nhưng diện tích còn hạn chế. Từ những yêu cầu trên đồng thời tận dụng lợi thế của địa phương có nhiều phế phẩm từ nông nghiệp như: lúa, màu…. Đặc biệt là địa phương có diện tích trồng bắp lớn. Nên sau khi thu hoạch bắp xong còn lại thân cây bắp nếu xử lý đúng cách đây là nguồn thức ăn tốt và hiệu quả.Trước tình hình trên Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Bình và UBND xã Loan Mỹ tiến hành thực hiện mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn nhằm giải quyết một phần sự thiếu hụt thức ăn vào mùa khô trong chăn nuôi.
Thân cây bắp sau khi thu hoạch trái xong thì trong thân cây bắp vẫn còn một lượng dưỡng chất lớn có thể làm thức ăn cho gia súc ( trâu,bò...), do đó phương pháp ủ chua thân cây bắp trong túi nilon là phương pháp hiệu quả và ít tốn chi phí. Đồng thời khi thực hiện cần phối trộn thêm các nguyên liệu phụ gia như cám gạo, bột ngô và muối sẽ làm gia tăng độ phân giải vật chất khô từ đó gia tăng tỉ lệ tiêu hoá thân cây bắp. Với phương pháp ủ chua này giúp người chăn nuôi dự trữ thức ăn đảm bảo chất lượng mà tốn chi phí thấp, đồng thời giúp người chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho vật nuôi vào thời điểm khan hiếm thức ăn.
* Các bước tiến hành ủ chua thân cây bắp:
Nguyên liệu: Thân cây bắp, muối ăn, cám gạo, bột bắp, túi Nilon (thân cây ngô: Tốt nhất sau khi thu hoạch trái xong ta tiến hành tập trung lại và thái nhỏ từ 3 – 5 cm).
Cách ủ chua thân cây bắp:
- Thân cây bắp sau khi đem về ta loại bỏ phần rễ, gốc già và các cây tạp lẫn, không bị ước, ta tiến hành đem cắt thân bắp ra nhỏ dài từ 3 – 5 cm.
- Túi Nilon: chọn túi dày, dẽo để hạn chế túi bị rách hay thủng khi ta cho bắp vào, chiều rộng của túi từ 1,5 – 1,8m, chiều dài khoảng 3 - 4 m tùy vào khối lượng của thân cây bắp. Túi nilon hình ống ta dùng dây thun buột thật chặt một đầu để không khí không lọt vào trong túi, tránh làm hư bắp ủ và nước từ trong túi cũng không chảy ra được.
- Cho thân bắp đã cắt vào túi nilon một lớp dày khoảng 10 – 15 cm, sau đó cho nguyên liệu phụ gia vào ( muối tỉ lệ 5% so với trọng lượng, 5 – 8 % bột ngô hoặc cám gạo), tiếp theo cho thân bắp vào một lớp tương tự như trước ( khoảng 10 – 15 cm) và một ít nguyên liệu phụ gia. thực hiện đến khi túi nilon đầy. Sau khi túi đã đầy ta tiến hành cột miệng túi lại.
Sau khi ủ 2-3 tháng có thể sử dụng thức ăn ủ chua cho gia súc ăn, nhưng cần lưu ý sau khi lấy thức ăn ủ ta phải che đậy kín để chống nước mưa thấm vào túi ủ. Với phương pháp ủ chua này thức ăn có thể dự trữ được lâu mà chất lượng thức ăn vẫn tốt cho vật nuôi.
Thiết nghĩ phương pháp ủ chua là phương pháp bảo quản thức ăn tốt và hiệu quả cần nhân rộng trong chăn nuôi để chủ động được nguồn thức ăn cho thú nhai lại ( trâu, bò…). Ngoài ủ chua thân cây bắp ta có thể thực hiện việc ủ chua trên các loại cỏ trồng khác như cỏ voi, cỏ sả...điều làm thức ăn tốt cho gia súc.
còn cách 2 :
Cách chế biến thân, lá cây ngô làm thức ăn gia súc
Thân, lá ngô ủ chua với đạm urê và muối ăn là loại thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, hơn hẳn lá xanh không ủ, lại dự trữ được lâu dài. Lợn, trâu, bò rất thích ăn, mau lớn.
Phương pháp ủ chua:
Nguyên vật liệu phối trộn: Thân, lá ngô tươi 100 kg. Bột men gồm: Đạm urê 3 kg; muối ăn (NaCl) 0,5 kg.
Chuẩn bị thân lá ngô: Chọn ngày nắng ráo, dùng dao cắt 40cm, loại trừ những lá ngô, lá vàng, bị sâu, bệnh và băm nhỏ dài 3-4cm. Băm song để hong trong bóng râm tránh bị úng vàng rồi tiến hành ủ ngay trong 1-2 ngày.
Chuẩn bị hố ủ: Nên dùng hố ủ bằng đất, đắp nửa nổi nửa chìm, chọn nơi khô ráo, không có nước ngầm thấm vào hoặc góc chuồng trại tận dụng được hai mặt tường giá thành rẻ. Nếu có điều kiện nên xây bể ủ bằng xi măng, gạch có mái che để sử dụng lâu dài. Kích thước hố ủ cần tính toán sao cho vừa đủ lượng thân, lá ngô đem ủ. Nếu dung tích hố ủ là 1m3 sẽ ủ được 400-500 kg nguyên liệu.
Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố có hình tròn đường kính khoảng 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4cm. Hố ủ này có dung tích 1,1m3 và ủ được khoảng 440 - 480 kg thân, lá ngô tươi.
Tiến hành ủ: Kể từ lúc thu thân, lá ngô đến lúc băm song và ủ không nên để lâu quá 2 ngày. Vì thân, lá ngô bị úa vàng đem ủ sẽ giảm chất lượng sản phẩm sau này. Thân, lá ngô không được để nước mưa làm ướt.
Lót kỹ đáy và tủ bằng 1-2 lớp lá chuối tươi hoặc tấm nilon hỏng, bao tải cũ để đất, cát, sỏi đá không lẫn vào thức ăn ủ (nếu xây bể xi măng để ủ thì không phải lót đáy). Cho từng lớp thân, lá ngô đã băm nhỏ vào hố ủ dày chừng 10-15 cm, rắc đều phân đạm urê đã trộn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp nguyên liệu rồi dùng chân nén kỹ, nén càng chặt càng tốt. Lần lượt cho các lớp khác rồi lại nén tương tự như nêu ở trên. Kinh nghiệm ở nhiều nơi với hố ủ tròn đường kính 1m đã giới thiệu ở trên, thường 1 lớp chỉ chừng 2 rổ nặng khoảng 10 kg. Dùng bát đong ao bột men khoảng 0,6kg và rắc đều vào 2 lớp. Làm như vậy bột men sẽ được chia đều cho mỗi lớp. Cứ lần lượt từng lớp như vậy và nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Như vậy các lớp dưới càng được ép chặt hơn. Khi hố ủ đầy, che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa, giấy nilon cho kín và lấp một lớp đất dày 40-50cm. Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ. Sau khi ủ 3-5 ngày để đống ủ ngót xuống lại cho thêm đất và đầm nén chặt. Sau đó dùng rơm, rạ đánh đống phủ lên trên một lớp dày 50-60cm để che mưa. Nhưng cũng cần thường xuyên kiểm tra chống chuột đào bới.
Cách cho gia súc ăn:
Thân, lá cây ngô sau khi ủ được 50-60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) chất lượng tốt hơn. Thân, lá cây ngô ủ chua có màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối là có chất lượng tốt. Nếu thân, lá ngô ủ chua có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi là chất lượng kém, bị hư hỏng. Khi lấy cho gia súc ăn có thể gỡ bỏ lớp đất che phủ, nhưng nên lấy ra từng lớp. Khi lấy xong vẫn phải che kín ngay bằng nilon và dùng củi, gỗ, gạch dặm lại cho kín. Luôn luôn chống nước mưa thấm vào thức ăn ủ.
Chú ý không nấu chín thức ăn ủ chua vì sẽ mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Lợn nái, lợn thịt (trên 50k) ăn 2-3kg/ngày. Lợn choai (20-30 kg) ăn 1-2 kg/ngày. Trâu, bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khỏe, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.
Nhờ các chú bác giup đở cho cháu
Tuy nhiên nguồn thức ăn chủ yếu dùng trong chăn nuôi là tận dụng cỏ vườn mọc tự nhiên hoặc trồng cỏ nhưng diện tích còn hạn chế. Từ những yêu cầu trên đồng thời tận dụng lợi thế của địa phương có nhiều phế phẩm từ nông nghiệp như: lúa, màu…. Đặc biệt là địa phương có diện tích trồng bắp lớn. Nên sau khi thu hoạch bắp xong còn lại thân cây bắp nếu xử lý đúng cách đây là nguồn thức ăn tốt và hiệu quả.Trước tình hình trên Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Bình và UBND xã Loan Mỹ tiến hành thực hiện mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn nhằm giải quyết một phần sự thiếu hụt thức ăn vào mùa khô trong chăn nuôi.
Thân cây bắp sau khi thu hoạch trái xong thì trong thân cây bắp vẫn còn một lượng dưỡng chất lớn có thể làm thức ăn cho gia súc ( trâu,bò...), do đó phương pháp ủ chua thân cây bắp trong túi nilon là phương pháp hiệu quả và ít tốn chi phí. Đồng thời khi thực hiện cần phối trộn thêm các nguyên liệu phụ gia như cám gạo, bột ngô và muối sẽ làm gia tăng độ phân giải vật chất khô từ đó gia tăng tỉ lệ tiêu hoá thân cây bắp. Với phương pháp ủ chua này giúp người chăn nuôi dự trữ thức ăn đảm bảo chất lượng mà tốn chi phí thấp, đồng thời giúp người chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho vật nuôi vào thời điểm khan hiếm thức ăn.
* Các bước tiến hành ủ chua thân cây bắp:
Nguyên liệu: Thân cây bắp, muối ăn, cám gạo, bột bắp, túi Nilon (thân cây ngô: Tốt nhất sau khi thu hoạch trái xong ta tiến hành tập trung lại và thái nhỏ từ 3 – 5 cm).
Cách ủ chua thân cây bắp:
- Thân cây bắp sau khi đem về ta loại bỏ phần rễ, gốc già và các cây tạp lẫn, không bị ước, ta tiến hành đem cắt thân bắp ra nhỏ dài từ 3 – 5 cm.
- Túi Nilon: chọn túi dày, dẽo để hạn chế túi bị rách hay thủng khi ta cho bắp vào, chiều rộng của túi từ 1,5 – 1,8m, chiều dài khoảng 3 - 4 m tùy vào khối lượng của thân cây bắp. Túi nilon hình ống ta dùng dây thun buột thật chặt một đầu để không khí không lọt vào trong túi, tránh làm hư bắp ủ và nước từ trong túi cũng không chảy ra được.
- Cho thân bắp đã cắt vào túi nilon một lớp dày khoảng 10 – 15 cm, sau đó cho nguyên liệu phụ gia vào ( muối tỉ lệ 5% so với trọng lượng, 5 – 8 % bột ngô hoặc cám gạo), tiếp theo cho thân bắp vào một lớp tương tự như trước ( khoảng 10 – 15 cm) và một ít nguyên liệu phụ gia. thực hiện đến khi túi nilon đầy. Sau khi túi đã đầy ta tiến hành cột miệng túi lại.
Sau khi ủ 2-3 tháng có thể sử dụng thức ăn ủ chua cho gia súc ăn, nhưng cần lưu ý sau khi lấy thức ăn ủ ta phải che đậy kín để chống nước mưa thấm vào túi ủ. Với phương pháp ủ chua này thức ăn có thể dự trữ được lâu mà chất lượng thức ăn vẫn tốt cho vật nuôi.
Thiết nghĩ phương pháp ủ chua là phương pháp bảo quản thức ăn tốt và hiệu quả cần nhân rộng trong chăn nuôi để chủ động được nguồn thức ăn cho thú nhai lại ( trâu, bò…). Ngoài ủ chua thân cây bắp ta có thể thực hiện việc ủ chua trên các loại cỏ trồng khác như cỏ voi, cỏ sả...điều làm thức ăn tốt cho gia súc.
còn cách 2 :
Cách chế biến thân, lá cây ngô làm thức ăn gia súc
Thân, lá ngô ủ chua với đạm urê và muối ăn là loại thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, hơn hẳn lá xanh không ủ, lại dự trữ được lâu dài. Lợn, trâu, bò rất thích ăn, mau lớn.
Phương pháp ủ chua:
Nguyên vật liệu phối trộn: Thân, lá ngô tươi 100 kg. Bột men gồm: Đạm urê 3 kg; muối ăn (NaCl) 0,5 kg.
Chuẩn bị thân lá ngô: Chọn ngày nắng ráo, dùng dao cắt 40cm, loại trừ những lá ngô, lá vàng, bị sâu, bệnh và băm nhỏ dài 3-4cm. Băm song để hong trong bóng râm tránh bị úng vàng rồi tiến hành ủ ngay trong 1-2 ngày.
Chuẩn bị hố ủ: Nên dùng hố ủ bằng đất, đắp nửa nổi nửa chìm, chọn nơi khô ráo, không có nước ngầm thấm vào hoặc góc chuồng trại tận dụng được hai mặt tường giá thành rẻ. Nếu có điều kiện nên xây bể ủ bằng xi măng, gạch có mái che để sử dụng lâu dài. Kích thước hố ủ cần tính toán sao cho vừa đủ lượng thân, lá ngô đem ủ. Nếu dung tích hố ủ là 1m3 sẽ ủ được 400-500 kg nguyên liệu.
Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố có hình tròn đường kính khoảng 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4cm. Hố ủ này có dung tích 1,1m3 và ủ được khoảng 440 - 480 kg thân, lá ngô tươi.
Tiến hành ủ: Kể từ lúc thu thân, lá ngô đến lúc băm song và ủ không nên để lâu quá 2 ngày. Vì thân, lá ngô bị úa vàng đem ủ sẽ giảm chất lượng sản phẩm sau này. Thân, lá ngô không được để nước mưa làm ướt.
Lót kỹ đáy và tủ bằng 1-2 lớp lá chuối tươi hoặc tấm nilon hỏng, bao tải cũ để đất, cát, sỏi đá không lẫn vào thức ăn ủ (nếu xây bể xi măng để ủ thì không phải lót đáy). Cho từng lớp thân, lá ngô đã băm nhỏ vào hố ủ dày chừng 10-15 cm, rắc đều phân đạm urê đã trộn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp nguyên liệu rồi dùng chân nén kỹ, nén càng chặt càng tốt. Lần lượt cho các lớp khác rồi lại nén tương tự như nêu ở trên. Kinh nghiệm ở nhiều nơi với hố ủ tròn đường kính 1m đã giới thiệu ở trên, thường 1 lớp chỉ chừng 2 rổ nặng khoảng 10 kg. Dùng bát đong ao bột men khoảng 0,6kg và rắc đều vào 2 lớp. Làm như vậy bột men sẽ được chia đều cho mỗi lớp. Cứ lần lượt từng lớp như vậy và nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Như vậy các lớp dưới càng được ép chặt hơn. Khi hố ủ đầy, che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa, giấy nilon cho kín và lấp một lớp đất dày 40-50cm. Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ. Sau khi ủ 3-5 ngày để đống ủ ngót xuống lại cho thêm đất và đầm nén chặt. Sau đó dùng rơm, rạ đánh đống phủ lên trên một lớp dày 50-60cm để che mưa. Nhưng cũng cần thường xuyên kiểm tra chống chuột đào bới.
Cách cho gia súc ăn:
Thân, lá cây ngô sau khi ủ được 50-60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) chất lượng tốt hơn. Thân, lá cây ngô ủ chua có màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối là có chất lượng tốt. Nếu thân, lá ngô ủ chua có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi là chất lượng kém, bị hư hỏng. Khi lấy cho gia súc ăn có thể gỡ bỏ lớp đất che phủ, nhưng nên lấy ra từng lớp. Khi lấy xong vẫn phải che kín ngay bằng nilon và dùng củi, gỗ, gạch dặm lại cho kín. Luôn luôn chống nước mưa thấm vào thức ăn ủ.
Chú ý không nấu chín thức ăn ủ chua vì sẽ mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Lợn nái, lợn thịt (trên 50k) ăn 2-3kg/ngày. Lợn choai (20-30 kg) ăn 1-2 kg/ngày. Trâu, bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khỏe, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.
Nhờ các chú bác giup đở cho cháu