Hôm trước, xem chương trình hội thảo trên VTV, có vị quan chức ngành Nông nghiệp PTNT cho biết: Sắp tới sẽ trình Chính phủ ra nghị định mới quy định: Địa phương nào để xảy ra tình trạng thực phẩm bẩn, chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
Tôi thầm nghĩ: Rồi. Vậy là sắp có thêm chính sách “máy lạnh” nữa ra đời!
Người nông dân hàng ngày sử dụng thuốc BVTV gì, cho vật nuôi ăn chất cấm gì, vào lúc nào, chính quyền địa phương sở tại có ba đầu sáu tay cũng không thể nào kiểm tra, giám sát nỗi. Quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương là không đúng và không khả thi.
Tôi có trang trại trồng rau và thanh long nên rất hiểu nguyên nhân của thực trạng này.
Theo quy trình Vietgap, trước khi thu hoạch sản phẩm một thời gian theo quy định, phải ngừng bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu hoặc ngưng sử dụng thuốc kháng sinh. Phân hóa học có chứa hàm lượng nitrat (NO3) tồn dư, nó không gây hại ngay mà tích tụ trong cơ thể gây bệnh ung thư. Ngưng tưới phân u rê lá rau sẽ ngả sang màu hơi vàng, không xanh mướt như dùng phân hóa học. Trong thời gian cách ly đó, sâu bệnh cũng tấn công mạnh làm lá rau úa vàng, thủng rách, phải tốn nhiều công sức để lặt bỏ.
Nông sản sạch mẫu mã xấu, giá thành cao; thương lái chê, không mua. Làm ra sản phẩm mà không bán được thì để làm gì?
Không thể quy trách nhiệm cho người nông dân vì họ cũng hiểu về tác hại của thực phẩm bẩn; nhưng lực bất tòng tâm. Họ không đủ khả năng tài chính và kỹ thuật để ứng dụng công nghệ cao, dùng phân hữu cơ đậm đặc, thuốc trừ sâu sinh học; sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính, chăn nuôi sạch được. Hơn nữa, giá thành làm ra nông sản sạch cũng đắt hơn; không cạnh tranh nỗi với thực phẩm bẩn vì giá thành cao; thị trường không chấp nhận.
Vậy lỗi này do thương lái chăng? Người ta đi buôn kiếm lời thì phải bán cái gì xã hội cần chứ không thể bán cái mình đang có. Thương lái thu mua thực phẩm an toàn mà không bán được, lổ vốn thì đi buôn làm gì?
Quan sát những người đi chợ, hầu hết các bà nội trợ cầm món hàng rồi lật lên, đặt xuống. Ai cũng muốn chọn được mớ rau non mướt, xanh mởn; ai cũng muốn chọn miếng thịt nhiều nạc, ít mở. À, thì ra thủ phạm là chính chúng ta – những người tiêu dùng. Các Thượng đế ơi! Tự mình gây ra tai họa thì phải chịu, chứ còn kêu ai nữa?
Tôi làm thực nghiệm sản xuất rau an toàn giá rẻ, cụ thể là trong thời gian cách ly không sử dụng phân hóa học, thay bằng phân hữu cơ siêu đậm đặc. Không sử dụng thuốc BVTV mà dùng lưới muỗi phủ lên (có khung bằng tre chống đở -không phải nhà lưới). Nếu phát sinh sâu bệnh cũng chỉ dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học hoặc tự chế (hạt cau già, ớt, tỏi vv…). Vì làm thực nghiệm nên có lô đối chứng và ghi chép tỉ mỉ về nhân công, vật liệu. So sánh mẫu mã, giá thành thì làm rau sạch giá rẻ này, chi phí tăng cao hơn khoảng 20%; mẫu mã sản phẩm hơi vàng, xấu hơn so mẫu đối chứng.
Lãi ít, hơi khó bán, nhưng cũng có thể chấp nhận được! An tâm. (Xem hình)
Riêng trái cây và củ quả, tình hình có khá hơn. Ví dụ như thanh long, người ta bón phân NPK một lần rồi cả tháng sau mới thu hoạch.Lúc đó, lượng nitrat tồn dư không đáng kể. Khi gần thu hoạch người ta vuốt tai, phun thuốc tùm lum, thấy phát ớn! Nhưng thực ra đó là chất kích thích tăng trưởng, chủ yếu là GA3 và một số thuốc kích thích tăng trưởng khác. Các loại thuốc kích thích tăng trưởng này vô hại, thế giới người ta vẫn dùng và nằm trong danh mục được bộ Nông nghiệp PTNT cho phép.
Vậy thì, các bà nội trợ ơi! Khi đi chợ cứ chọn rau xấu, thịt nhiều mở, giá đắt mà mua. Nếu tất cả người tiêu dùng đều chọn thực phẩm sạch thì nông sản bẩn sẽ không còn đất sống.
Tôi thầm nghĩ: Rồi. Vậy là sắp có thêm chính sách “máy lạnh” nữa ra đời!
Người nông dân hàng ngày sử dụng thuốc BVTV gì, cho vật nuôi ăn chất cấm gì, vào lúc nào, chính quyền địa phương sở tại có ba đầu sáu tay cũng không thể nào kiểm tra, giám sát nỗi. Quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương là không đúng và không khả thi.
Tôi có trang trại trồng rau và thanh long nên rất hiểu nguyên nhân của thực trạng này.
Theo quy trình Vietgap, trước khi thu hoạch sản phẩm một thời gian theo quy định, phải ngừng bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu hoặc ngưng sử dụng thuốc kháng sinh. Phân hóa học có chứa hàm lượng nitrat (NO3) tồn dư, nó không gây hại ngay mà tích tụ trong cơ thể gây bệnh ung thư. Ngưng tưới phân u rê lá rau sẽ ngả sang màu hơi vàng, không xanh mướt như dùng phân hóa học. Trong thời gian cách ly đó, sâu bệnh cũng tấn công mạnh làm lá rau úa vàng, thủng rách, phải tốn nhiều công sức để lặt bỏ.
Nông sản sạch mẫu mã xấu, giá thành cao; thương lái chê, không mua. Làm ra sản phẩm mà không bán được thì để làm gì?
Không thể quy trách nhiệm cho người nông dân vì họ cũng hiểu về tác hại của thực phẩm bẩn; nhưng lực bất tòng tâm. Họ không đủ khả năng tài chính và kỹ thuật để ứng dụng công nghệ cao, dùng phân hữu cơ đậm đặc, thuốc trừ sâu sinh học; sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính, chăn nuôi sạch được. Hơn nữa, giá thành làm ra nông sản sạch cũng đắt hơn; không cạnh tranh nỗi với thực phẩm bẩn vì giá thành cao; thị trường không chấp nhận.
Vậy lỗi này do thương lái chăng? Người ta đi buôn kiếm lời thì phải bán cái gì xã hội cần chứ không thể bán cái mình đang có. Thương lái thu mua thực phẩm an toàn mà không bán được, lổ vốn thì đi buôn làm gì?
Quan sát những người đi chợ, hầu hết các bà nội trợ cầm món hàng rồi lật lên, đặt xuống. Ai cũng muốn chọn được mớ rau non mướt, xanh mởn; ai cũng muốn chọn miếng thịt nhiều nạc, ít mở. À, thì ra thủ phạm là chính chúng ta – những người tiêu dùng. Các Thượng đế ơi! Tự mình gây ra tai họa thì phải chịu, chứ còn kêu ai nữa?
Tôi làm thực nghiệm sản xuất rau an toàn giá rẻ, cụ thể là trong thời gian cách ly không sử dụng phân hóa học, thay bằng phân hữu cơ siêu đậm đặc. Không sử dụng thuốc BVTV mà dùng lưới muỗi phủ lên (có khung bằng tre chống đở -không phải nhà lưới). Nếu phát sinh sâu bệnh cũng chỉ dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học hoặc tự chế (hạt cau già, ớt, tỏi vv…). Vì làm thực nghiệm nên có lô đối chứng và ghi chép tỉ mỉ về nhân công, vật liệu. So sánh mẫu mã, giá thành thì làm rau sạch giá rẻ này, chi phí tăng cao hơn khoảng 20%; mẫu mã sản phẩm hơi vàng, xấu hơn so mẫu đối chứng.
Lãi ít, hơi khó bán, nhưng cũng có thể chấp nhận được! An tâm. (Xem hình)
Riêng trái cây và củ quả, tình hình có khá hơn. Ví dụ như thanh long, người ta bón phân NPK một lần rồi cả tháng sau mới thu hoạch.Lúc đó, lượng nitrat tồn dư không đáng kể. Khi gần thu hoạch người ta vuốt tai, phun thuốc tùm lum, thấy phát ớn! Nhưng thực ra đó là chất kích thích tăng trưởng, chủ yếu là GA3 và một số thuốc kích thích tăng trưởng khác. Các loại thuốc kích thích tăng trưởng này vô hại, thế giới người ta vẫn dùng và nằm trong danh mục được bộ Nông nghiệp PTNT cho phép.
Vậy thì, các bà nội trợ ơi! Khi đi chợ cứ chọn rau xấu, thịt nhiều mở, giá đắt mà mua. Nếu tất cả người tiêu dùng đều chọn thực phẩm sạch thì nông sản bẩn sẽ không còn đất sống.