Tiêm Phòng Cho Chó: Bảo Vệ Sức Khỏe Đáng Kể

tiêm phòng cho chó

Nguyên tắc hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe chó thứ cưng luôn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, cần thiết tiêm phòng cho chó ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống tốt cũng như cung cấp chó chó 1 chỗ ngủ ấm áp mỗi ngày. Đồ thú cưng sẽ hướng dẫn về cách tiêm phòng cho chó cưng của bạn trong bài viết dưới đây.

I. Lợi ích của tiêm phòng cho chó

Cũng giống như con người, chó có thể mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu không được tiêm phòng đầy đủ thì thú cưng sẽ rất dễ chết nếu nhiễm bệnh. Hơn nữa một số loại bệnh của chó có thể còn có thể lây sang người và gây nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ, việc tiêm phòng dại giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh từ chó sang người với tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Chính vì vậy, việc tiêm phòng không chỉ đảm bảo sức khỏe cho thú cưng mà còn góp phần đảm bảo sức khỏe của chính bạn và cộng đồng.
tiêm phòng cho chó

II. Những mũi nên tiêm phòng cho chó

Trên thị trường hiện nay, có các vaccine phổ biến để chích người cho chó như:

1. Vaccine tiêm phòng 5 loại bệnh: Bao gồm bệnh Care, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó và phổi cúm.​

  • Care virus: Bệnh viêm màng não ở chó.
  • Parvo virus: Gây ra bệnh viêm ruột nặng ở chó.
  • Viêm gan truyền nhiễm: Bệnh viêm gan do vi-rút.
  • Ho cũi chó: Gây ra triệu chứng ho, nghẹt mũi, và viêm họng.
  • Phó cúm: Bệnh viêm phổi do vi-rút.

2. Vaccine tiêm phòng 6 loại bệnh: Bao gồm các bệnh như trên và bệnh *****spira.​

Bệnh viêm phổi tụy (*****spirosis): Do vi khuẩn *****spira gây ra. Chó nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nôn mửa, tiêu chảy và tổn thương đến các cơ quan nội tạng.

3. Vaccine chích ngừa 7 bệnh cho chó: Bao gồm 6 bệnh như trên và bệnh Corona.​

  • Bệnh Corona ở chó là một loại bệnh đường ruột dễ lây lan. Nó có thể tìm thấy trên chó ở khắp thế giới. Bệnh Corona ở chó có những triệu chứng khá giống với bệnh Parvo. Điều đó khiến nhiều người lầm tưởng chó của mình bị mắc bệnh Parvo. Tuy nhiên, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Mặc dù coronavirus chó thường được coi là một nguyên nhân nhẹ hơn tiêu chảy Parvovirus, nhưng hoàn toàn không có cách nào để phân biệt hai loại này mà không cần xét nghiệm.
  • Cả Parvovirus và Coronavirus đều gây ra tiêu chảy xuất hiện tương tự mà mùi giống hệt nhau. Tiêu chảy liên quan đến Coronavirus thường kéo dài vài ngày với tỷ lệ tử vong thấp. Để làm phúc tạp việc chuẩn đoán, nhiều con chó bị rối loạn đường ruột nặng (viêm ruột) đều bị ảnh hưởng bởi cả Coronavirus và Parvovirus. Tỷ lệ tử vòng ở chó đồng thời bị nhiễm bệnh có thể đạt 90%.

4. Vaccine chích ngừa bệnh dại cho chó: Đây là loại vaccine riêng biệt và tiêm một mũi riêng biệt lên cơ thể chó.​

Chích ngừa dại cho chó là việc làm bắt buộc đối với những người nuôi chó hiện nay và điều này đã được Chính phủ ra nghị định, nếu chủ vật nuôi không thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.

III. Gợi ý lịch tiêm phòng cho chó

tiêm phòng cho chó

1. Mũi tiêm 1

  • Thời gian 6 – 8 tuần tuổi, tiêm sau khi dứt sữa mẹ.
  • Mũi 5 bệnh: Care virus, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm.

2. Mũi tiêm 2

  • Thời gian 10 – 12 tuần tuổi (Lưu ý lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 1).
  • Mũi 7 bệnh: Tương tự như mũi 5 bệnh, bổ sung thêm Leptp, Corona.

3. Mũi tiêm 3

  • Thời gian: 14 – 16 tuần tuổi ( Lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 2)
  • Mũi 7 bệnh.

4. Tiêm phòng dại cho chó

  • Thời gian: 13 tháng.
  • Tiêm phòng dại không liên quan tới các mũi tiêm phòng trước đó.
  • Nhắc lại mũi tiêm phòng dại mỗi năm.

IV. Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine cho chó.

Việc tiêm vacxin cho chó đúng lịch sẽ giúp chó có thể khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ nhiễm các loại bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
  • Nếu cún cưng của bạn đã lớn mà chưa tiêm vacxin lần nào, nên đưa đi tiêm ngay lập tức từ mũi đầu tiên.
  • Trước khi tiêm vacxin cần tẩy giun cho cún trước từ 3 – 4 tuần.
  • Nếu cún trong tình trạng sức khỏe không tốt, nên đợi khi nào chúng khỏe hãy tiêm.
  • Trước khi tiến hành phối giống cho thú cưng, nếu gần với lịch tiêm phòng, bạn nên đưa đi tiêm trước từ 1 – 2 tháng.
  • Khi mua chó con hoặc chó đã trưởng thành, bạn cần yêu cầu giấy chứng nhận tiêm phòng.
  • Hằng năm, tại trung tâm y tế của huyện, xã đều tổ chức tiêm vac-xin định kì cho chó, mèo, trâu, bò,…bạn nên chú ý những thông báo này để đưa thú cưng của mình đi tiêm. Nếu không bạn có thể đưa cún đến các cơ sở thú y để tiêm trực tiếp.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh vừa đảm bảo sức khỏe cho chó vừa bảo đảm an toàn cho người nuôi, vì vậy cần chú ý tiêm phòng định kỳ hằng năm cho chó của bạn.
Trên đây là bật mí của Đồ thú cưng về tiêm phòng chó chó và các lưu ý cần thiết cho những người mới bắt đầu nuôi chó cảnh. Hy vọng với những kiến thức này bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc chích ngừa cho chó và thực hiện đầy đủ, đúng cách.
 


Back
Top