Tìm tài liệu về nuôi dế

  • Thread starter bunly
  • Ngày gửi
tui tim duoc 1 bai viet va ky thuat nuoi xin chia se

Kỹ thuật nuôi dế



Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.
Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch lỡm nhất trong họ nhà dế.
Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn - cái tên quen thuộc trong tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng - người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt. Người viết bài này mô tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi dế theo hướng công nghiệp đã được anh Tùng - người đã dồn hết tâm huyết, dày công nghiên cứu tìm cho ra công nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngày nay.
1. Sinh trưởng phát dục của dế:
- Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.
- Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.
- Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá chứa đất ẩm sâu 1,5 cm.. Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ.
- Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó đặt khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại.
Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C(nhiệt độ phòng). Cứ 3 - 4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Sau 9 - 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.
- Thùng nuôi dế: thùng nuôi dế con có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 - 50 cm, cao 60 cm, có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét một lổ ở giữa có đường kính 3 - 4 cm để thông khí và quan sát, chăm sóc dế hàng ngày. Trước khi chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên, khoanh tròn xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh..
- Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều hay ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dế ngày một trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng thành, một cân được khoảng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng/kg.
- Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dế phải có rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột.
- Các món ăn từ dế: trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên.. ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế.
Tác giả: Lê Thanh Hải
Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Hội làm vườn Việt Nam
 
thật là một bài viết thú vị tui cũng đang cần tìm tài liệu này
nhưng bạn có tài liệu về kỷ thuật nuôi dế cơm không
chứ tui thấy đây là tài liệu nuôi dế mọi (dế đá,dế lữa và dế than)
 
Dế là loài đa thực, thức ăn gồm nhiều loại như rau, củ, mầm non cây cỏ, cây hoa màu... Nhà đầu tư có thể tận dụng nguồn rau củ, quả có sẵn trong tự nhiên để tiết kiệm chi phí, nhưng phải chọn cây tươi, không bị hư, úng. Mỗi tháng, 1 kg dế thịt (khoảng 1.000 con) ăn hết 3 kg cám, 6 kg cỏ, cà rốt, rau. Mỗi ngày, dế ăn 3 bữa: sáng, trưa và chiều.
Dế sinh sản mạnh ở vùng đất khô ráo, ấm, nơi có nhiều cây cối phát triển. Chúng lớn lên bằng cách lột xác nhiều lần. Trứng dế thường được đẻ thành từng ổ trong môi trường đất ẩm. Mỗi ổ có từ vài chục đến hàng trăm trứng. Trứng hình hạt gạo hơi dài và có màu vàng pha nâu, kích thước khoảng 2,5-3 mm x 0,8-1mm. Mỗi con dế cái đẻ trung bình 300 - 500 trứng và có thể đẻ liên tục trong 7-10 ngày. Sau khi đẻ khoảng từ 10-15 ngày, dế mẹ chết và 7-10 ngày sau trứng sẽ nở. Sau 2 lần lột xác, dế non xuất hiện mầm cánh. Quá trình trưởng thành là từ 1,5-2 tháng. Và đây là giai đoạn bắt đầu thu hoạch, lấy thịt.
Thu hoạch dế cũng là khâu quan trọng vì phải giữ cho thịt dế không bị mất chất lượng. Một mẹo nhỏ là có thể đựng dế trong bịch ni lông nhỏ rồi bỏ vào thùng giấy, bên trong đặt một ít cỏ tươi, vài cái rế. Cách này chỉ bảo đảm được chất lượng thịt dế trong điều kiện di chuyển xa khoảng 100 km, đến nơi thì chế biến ngay. Nếu nuôi tốt, một cặp dế bố mẹ có thể cho 1 kg dế con. Giá thịt dế trên thị trường hiện tại khoảng 250.000 đồng/kg. Như vậy với 80 cặp dế giống ban đầu, trừ chi phí cho điện, nước và nhân công thì 6 tháng sau nhà đầu tư có thể hoàn vốn, 1 năm sau đó là có thể thu về 160 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dế, Tài nói: "Nuôi dế cũng cần chữ nhẫn. Không khó để làm nhưng cần có lòng đam mê và kiên trì". Và điều đó được chứng minh qua việc hiện nay rất nhiều tỉnh phía Nam như Ðồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng... và một số tỉnh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Sơn La...) đã nuôi được dế đá bằng khay và bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định.
Khó khăn hiện nay của người nuôi là dế trong nước chỉ được bán dưới dạng mồi câu cá, hoặc là thức ăn cho cá cảnh nên giá trị chưa cao. Một phần do thói quen sử dụng côn trùng còn e dè trên thị trường nên người nông dân không dám "bung" hết công suất, do đó chưa khai thác hết tiềm năng của dế.

Với 80 triệu đồng làm vốn, 6 tháng sau nhà đầu tư có thể thu hồi vốn và năm tiếp theo sẽ lời 160 triệu đồng.
Một số điều cần lưu ý khi nuôi dế
- Dế là một loài côn trùng ăn hại lá rất mạnh. Ðể tiến hành nuôi với số lượng lớn, quy trình nuôi phải khép kín thành từng khu hoặc tại các hộ gia đình, có quản lý chặt chẽ không để chúng trốn chạy ra ngoài làm ảnh hưởng đến cây trồng xung quanh
Nếu di chuyển xa hơn nên đông lạnh trước khi di chuyển. Dế đông lạnh bằng cách rửa sạch dế đã thu hoạch qua nước sạch, hoặc nước muối 5%, sau đó cho vô khay rồi đem đông lạnh. Cách này có thể giữ dế được lâu hơn khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
Giá dế giống: 15.000 đồng (1 con đực và 2 con cái)
Giá thương phẩm: 250.000 đồng/kg
Thức ăn thích hợp: rau củ quả, đọt cây, mầm cây, cám...
- Hiện tại, kỹ sư Nguyễn Tấn Tài có nhận lời tư vấn trọn gói cho các doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn với mức phí là 20 triệu đồng (3 tháng). Với hộ gia đình, anh sẽ hướng dẫn hoàn toàn miễn phí.

 
bác kia bán tận 15k/3 chú dế ah? chắc giá này là của mấy năm trước thui ah!
 
tìm nơi tiêu thụ dế

tôi muốn tìm nơi tiêu thụ dế ở nam định hoặc hà nam,ninh bình,thái bình nếu co thêm sdt nữa càng tốt.có ai biêt xin chỉ dùm tôi với.tôi xin chân thành cám ơn
tác giả LUẬN NGAT3410





















Kỹ thuật nuôi dế




Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.
Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch lỡm nhất trong họ nhà dế.
Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn - cái tên quen thuộc trong tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng - người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt. Người viết bài này mô tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi dế theo hướng công nghiệp đã được anh Tùng - người đã dồn hết tâm huyết, dày công nghiên cứu tìm cho ra công nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngày nay.
1. Sinh trưởng phát dục của dế:
- Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.
- Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.
- Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá chứa đất ẩm sâu 1,5 cm.. Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ.
- Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó đặt khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại.
Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C(nhiệt độ phòng). Cứ 3 - 4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Sau 9 - 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.
- Thùng nuôi dế: thùng nuôi dế con có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 - 50 cm, cao 60 cm, có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét một lổ ở giữa có đường kính 3 - 4 cm để thông khí và quan sát, chăm sóc dế hàng ngày. Trước khi chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên, khoanh tròn xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh..
- Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều hay ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dế ngày một trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng thành, một cân được khoảng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng/kg.
- Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dế phải có rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột.
- Các món ăn từ dế: trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên.. ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế.
Tác giả: Lê Thanh Hải
Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Hội làm vườn Việt Nam
 
Back
Top