TPP: 10 triệu nông dân lao đao

10 triệu nông dân Việt Nam (VN) đang sống nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên trên 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Nếu TPP được ký kết, chăn nuôi sẽ là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất.



1.5_opt_GSLP.png
Các hộ nông dân chăn nuôi heo có thể sẽ bị thiệt hại do phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập nếu Việt Nam gia nhập TPP. Ảnh: KỲ ANH
TS Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT - thậm chí phải thốt lên rằng: “Ngành chăn nuôi sẽ là vật hy sinh cho TPP” tại Hội thảo quốc tế về “Tác động của TPP và AEC lên kinh tế Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 3.8 tại Hà Nội.
Một vài phép so sánh nhỏ cho thấy, giá thịt gà, thịt lợn trong nước hiện đều đắt gấp 2-3 lần so với giá một số nước trên thế giới. Cụ thể, giá thành sản xuất 1kg sữa tươi ở VN là 65 cent USD (khoảng 14.000đ). Trong khi đó tại New Zealand, 1kg sữa tươi chỉ có giá bằng một nửa (khoảng 6.500đ). Giá thành 1kg gà lông trắng của VN lên tới 32.000đ/kg cạnh tranh sao nổi với thịt gà đùi của Mỹ chỉ bán với giá 20.000 đ/kg.

Thịt lợn hơi của VN bán với giá 45-55 nghìn đồng/kg, đắt gấp 3 lần giá thịt lợn hơi bán tại thị trường Chicago (Mỹ) là 85-90 cent/kg (khoảng 15.000đ/kg). Nếu đặt lên bàn cân so sánh, ngành chăn nuôi của VN chẳng có mấy lợi thế khi TPP ký kết.

TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho biết: “Chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của VN, tuy nhiên nó lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do”.

Theo TS Thành, những khó khăn của ngành chăn nuôi của VN thể hiện ở 5 điểm chính sau: Thứ nhất, quy mô sản xuất nhỏ không đáng tin cậy và dựa chủ yếu vào chăn nuôi hộ, sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi và không quan tâm nhiều đến các vấn đề dịch bệnh của vật nuôi; Thứ hai, lệ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu giống và thức ăn; Thứ ba, vấn đề dịch bệnh còn phổ biến dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát; Thứ tư, vệ sinh giết mổ và VSATTP còn nhiều hạn chế, đôi khi gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuối cùng, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn còn phổ biến gây hại cho sức khỏe của người lao động và các hộ gia đình xung quanh khu vực chăn nuôi.

4.4_opt_fkcx.jpeg

Việc lệ thuộc vào việc nhập khẩu giống, thức ăn khiến giá sản phẩm chăn nuôi của VN rất cao. Ảnh: KỲ ANH
Vậy làm thế nào để giảm giá thành, để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi? Theo TS Tống Xuân Chinh, hiện giá thành sản phẩm chăn nuôi đang bị đội giá ở các khâu trung gian.

Về con giống, VN bị tác động của các khâu trung gian khoảng 6-7%. Thức ăn chăn nuôi bị tác động khoảng 9-10%. Khi bán được con lợn, con gà, khâu trung gian thu mua và chi phối 8-10%. Nếu VN tổ chức sản xuất lại ngành chăn nuôi bằng hình thức HTX, tổ, đội nhóm rồi ký hợp đồng thu mua trực tiếp với DN sẽ giảm giá trên 20%.

Về mặt chính sách, hiện Bộ NNPTNT đã xây dựng nghị định về mô hình HTX nông nghiệp liên kết để tăng sức cạnh tranh.

“Nếu không cạnh tranh được về gà công nghiệp lông trắng thì VN nên tập trung phát triển chăn nuôi gà ta lông màu. Thịt lợn hơi của VN không có lợi thế cạnh tranh về giá thì chúng ta tập trung vào thịt lợn Mán, lợn cắp nách…” - TS Chinh nói.

TPP chậm ký kết, doanh nghiệp bị ảnh hưởng gì?

Trả lời câu hỏi của Báo Lao Động về việc vòng đàm phán TPP thất bại tại Haiwaii có ảnh hưởng gì tới cộng đồng doanh nghiệp (DN) ở VN, đại diện của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết: “Đa phần các DN trong nước đều chỉ ở trạng thái bị động chờ TPP, chứ chưa có kế hoạch cụ thể để đón đầu TPP. Thế nên, TPP bị tạm thời trì hoãn 1 - 2 tháng không tác động quá nhiều đến các DN trong nước. Tuy nhiên, đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã đầu tư vào Việt Nam, một ngày trôi qua trong chờ đợi với họ cũng là rất quý. Họ rất sốt ruột và mong đến thời điểm TPP chính thức được ký kết. Với họ, việc TPP chậm được ký kết có thể ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam hoặc các DN sẽ dè chừng chờ đợi một thời gian nữa mới đầu tư. Đặc biệt, một số DN FDI đang chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may. LAN HƯƠNG

Theo TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR): Người tiêu dùng/nhà nhập khẩu VN sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm giá rẻ hơn và được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn sẽ bị thiệt hại - do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài tràn vào, như thịt bò từ Australia; thịt gà, lợn từ Mỹ… Cùng với đó là việc giảm mức thu từ thuế nhập khẩu, khiến cho phúc lợi ngành chăn nuôi sẽ giảm khi TPP có hiệu lực. Hiện sản phẩm gà và trứng gà VN đang phải “cõng” tới 14-17 loại thuế và phí như thuế nhập khẩu thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuế VAT, phí kiểm dịch… Nếu không có biện pháp tháo gỡ, người dân tham gia chăn nuôi khó trụ được trong bối cảnh hội nhập kinh tế. LÊ QUANG VINH
 
Các bác thảo luận xem liệu sau khi thúê về 0% thì các sản phẩm thịt lợn gà có về đến các chợ ở nông thôn ko. Hay chỉ ở các thành phố lớn. Và nếu về tới nông thôn. Vùng xâu vùng xa thì giá nó sẽ tăng hơn bao nhiêu
 
Cái vụ TPP này tôi đã nêu trong topic "ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết" cách đây hơn 1 năm rồi. Không sai đâu !
 
Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết, mặt hàng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sẽ dỡ bỏ thuế trong vòng 7 năm, thịt bò là 3 năm, thịt gà là 10 năm, sữa là 5 năm. Những nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm thì tối đa 7 năm được dỡ bỏ thuế.

Còn thời gian 10 năm nữa để việt nam đa chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ cho nghành chăn nuôi
 
Mình đang cần lam việc ở trang trại chồng rau.chăn nuôi .de lay thêm kiến thức...20tr liệu có đủ để chồng rau không các bác
 
Vì giá thức ăn của mỹ nó rẻ hơn của ta

Còn gì nữa đây
Cụ thể, giá thành sản xuất 1kg sữa tươi ở VN là 65 cent USD (khoảng 14.000đ). Trong khi đó tại New Zealand, 1kg sữa tươi chỉ có giá bằng một nửa (khoảng 6.500đ). Giá thành 1kg gà lông trắng của VN lên tới 32.000đ/kg cạnh tranh sao nổi với thịt gà đùi của Mỹ chỉ bán với giá 20.000 đ/kg.

Thịt lợn hơi của VN bán với giá 45-55 nghìn đồng/kg, đắt gấp 3 lần giá thịt lợn hơi bán tại thị trường Chicago (Mỹ) là 85-90 cent/kg (khoảng 15.000đ/kg). Nếu đặt lên bàn cân so sánh, ngành chăn nuôi của VN chẳng có mấy lợi thế khi TPP ký kết.
TS Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT - thậm chí phải thốt lên rằng: “Ngành chăn nuôi sẽ là vật hy sinh cho TPP”
các bác nhầm rồi 85cen /454gram
 
Ngay từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh NK từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị XK cá tra sang thị trường này đã giảm mạnh tới 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo đà, tháng 2/2015, giá trị XK sang Mỹ giảm tiếp 19,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong hoàn cảnh chịu mức thuế cao, cá tra Việt Nam lại không thể cạnh tranh nổi với cá rô phi tại thị trường Mỹ về nhu cầu và giá cả. Đồng USD tăng mạnh khiến các nhà NK dè dặt mua hàng và đòi giảm giá bán, giá XK trung bình cá tra trong quý I/2015 giảm khoảng 5 cent so với cùng kỳ năm trước. Những khó khăn về thị trường XK lớn nhất Mỹ, chiếm tới 22,2% tổng XK là một nguyên nhân lớn kéo theo giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Kể từ cuối tháng 2/2015, giá cá tra nguyên liệu giảm dần trung bình từ 300-500 đồng/tuần. Tính đến cuối tháng 5/2015, giá cá tra dao động ở mức 20.000 - 22.500 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Nếu có thể đánh thếu hàng Mỹ như trên vào việt nam:
cụ thể thịt gà thêm 10k/1kg===>30k/kg
thịt heo20k/kg===>40k/kg
làm như thế này là ép nông dân sản suất quy mô và tạo cạnh tranh cho các sản phẩm trong và ngoài.
lại thu được khoản thếu khổng lồ quay lại giúp nông dân đầu tư nông nghiệp.
Đôi lời mong đợi
Thuế là để "Xây dựng tổ quốc" bác đừng mong đợi nửa:D
 
Tập trung phát triển cây lâm nghiệp. Cây dược liệu. Các looaị con đặc sản rừng. Chứ ai mà còn cố chạy theo gà trắng với lợn hơi thì chẳng khác nào tìm đường chết thôi
 
Hôm trước mình có ăn gà muối Tây Bắc, 1 con gần 1 Kg mình mua 400.000.
Nó thật là xứng đáng, độc đáo, hương vị riêng biệt thật tuyệt vời mà không có bất cứ gà thả vườn, gà đá, gà tam kỳ, gà ta nào có thể sánh được.
Cách chế biến cũng đậc đáo tuyệt vời, nó là gà muối chứ không phải là gà luộc, gà xé phay, gà chiên, gà nấu cháo, gà sả ớt.
DN có thể cử nhân viên đi tiếp thị ở khu đại gia tàu biển thường ăn không nhỉ? 1 đại gia tàu biển vận tải hải ngoại người VN có cốn mua nhiều tàu biển mỗi chiếc 8 triệu đô; Nhập khẩu một bếp ăn công nghệ cao của Japan về 300.000 đô, thì 1 con gà này nên bán cho họ với giá 2 triệu VDN.
DN nào làm gà này có thể bán ra khắp thế giới không nhỉ? Không cần doanh số bán tỷ đô, chỉ cần 50 triệu đô, lãi 45 triệu đô là được.
Nhưng mình nghĩ gà này bán sang Mỹ chỉ giá 400.000 1 con thì rẻ quá, bị coi thường quá, cần phải bán giá 10.000.000 đ/ 1 Kg; hoặc 40.000.000 đồng 1 Kg.
Anh em nào bên Mỹ muốn hưởng thức gà này 1 lần cho biết trong đời thì mình gửi cho 1 con mà ăn. 10.000.000 đ/ 1 con, mình sẽ gửi máy bay sang cho.
Hoặc nếu DN không đủ lực thì bán lại thương hiệu này cho một tập đoàn nào đó, lấy 100 triệu đô cũng được đấy.
Tớ gợi ý một tý, với tư cách là người rất thích ăn gà, và đã ăn gà khắp lục tỉnh miền Tây, tam tỉnh Miền Đông; và xứ trung kỳ tớ đã ngồi ăn gà ở nhiều chỗ, quy nhơn, bình định, quảng ngãi, gà chỉ.... Nhưng thật sự giá con gà đó có 400.000 là quá rẻ. Nhưng nếu ai ở Mỹ, Châu Âu đọc được bài viết này mà tò mò liên hệ với tớ, thì tớ bán đúng 10.000.000 VND/ 1 con, chuyển tiền cho tớ trước, tớ gửi máy bay sang cho ăn.
 
Ko biết nó có chịu bán ngô cho mình ko nhỉ
Có bạn hiện tại mình nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn rất nhiều từ Mỹ. Theo 1 ông anh về chăn nuôi heo, VN mình chỉ đáp ứng 20% nhu cầu ngô làm thức ăn gia súc thôi. Còn lại điều phải nhập từ Mỹ
 
Hôm trước mình có ăn gà muối Tây Bắc, 1 con gần 1 Kg mình mua 400.000.
Nó thật là xứng đáng, độc đáo, hương vị riêng biệt thật tuyệt vời mà không có bất cứ gà thả vườn, gà đá, gà tam kỳ, gà ta nào có thể sánh được.
Cách chế biến cũng đậc đáo tuyệt vời, nó là gà muối chứ không phải là gà luộc, gà xé phay, gà chiên, gà nấu cháo, gà sả ớt.
DN có thể cử nhân viên đi tiếp thị ở khu đại gia tàu biển thường ăn không nhỉ? 1 đại gia tàu biển vận tải hải ngoại người VN có cốn mua nhiều tàu biển mỗi chiếc 8 triệu đô; Nhập khẩu một bếp ăn công nghệ cao của Japan về 300.000 đô, thì 1 con gà này nên bán cho họ với giá 2 triệu VDN.
DN nào làm gà này có thể bán ra khắp thế giới không nhỉ? Không cần doanh số bán tỷ đô, chỉ cần 50 triệu đô, lãi 45 triệu đô là được.
Nhưng mình nghĩ gà này bán sang Mỹ chỉ giá 400.000 1 con thì rẻ quá, bị coi thường quá, cần phải bán giá 10.000.000 đ/ 1 Kg; hoặc 40.000.000 đồng 1 Kg.
Anh em nào bên Mỹ muốn hưởng thức gà này 1 lần cho biết trong đời thì mình gửi cho 1 con mà ăn. 10.000.000 đ/ 1 con, mình sẽ gửi máy bay sang cho.
Hoặc nếu DN không đủ lực thì bán lại thương hiệu này cho một tập đoàn nào đó, lấy 100 triệu đô cũng được đấy.
Tớ gợi ý một tý, với tư cách là người rất thích ăn gà, và đã ăn gà khắp lục tỉnh miền Tây, tam tỉnh Miền Đông; và xứ trung kỳ tớ đã ngồi ăn gà ở nhiều chỗ, quy nhơn, bình định, quảng ngãi, gà chỉ.... Nhưng thật sự giá con gà đó có 400.000 là quá rẻ. Nhưng nếu ai ở Mỹ, Châu Âu đọc được bài viết này mà tò mò liên hệ với tớ, thì tớ bán đúng 10.000.000 VND/ 1 con, chuyển tiền cho tớ trước, tớ gửi máy bay sang cho ăn.
Qua bên này gap a Leviet_law a bo toppic kia làm e bùn, vì dự án 200cay cam mới triển khai
 
Back
Top