Nhân giống nấm Trichoderma tại công ty Điền Trang
Với các kỹ sư nông nghiệp thì tên và các ứng dụng của loài nấm mốc có sẵn trong tự nhiên này không có gì xa lạ, nhưng với nông dân thì việc am hiểu về nó quả là điều bất ngờ.
Tại hội chợ triển lãm Nông nghiệp Đồng Nai vừa qua, khi ghé thăm gian hàng của Công ty TNHH Điền Trang, anh nông dân Lê Văn Sơn, ấp Bàu Sầm, xã Bàu Trâm, TX Long Khánh - Đồng Nai làm tôi ngạc nhiên về sự hiểu biết của anh về loài nấm này, anh chẳng những giải thích về công dụng “bá phát” mà còn biết điều chỉnh kính hiển vi để các nông dân khác xem được hình ảnh các sợi nấm, bào tử nấm Trichoderma dười kính hiển vi.
Anh kể về con đường đến với phân vi sinh, đến với nấm đối kháng Trichoderma – Nhà anh có 1,4 ha, trước đây chuyên trồng bắp, sau đó chuyển qua trồng sầu riêng, chôm chôm nhưng cứ chết dần chết mòn, rồi sau đó chuyển qua trồng tiêu, nhưng tiêu cũng theo bước những cây trồng trước lụi dần mà không có thuốc nào trị được. Nhờ cán bộ khuyến nông, anh đã gặp công ty Điền Trang và được hướng dẫn việc dùng nấm Trichoderma để ủ phân hữu cơ bón cho tiêu. Điều kỳ diệu đã đến, bệnh rễ tiêu được chặn đứng và đã 2 năm nay không còn chết thêm trụ nào.
Anh Nguyễn Viết Đủ, người cùng ấp với anh đã bắt chước dùng phân bò ủ với nấm Trichoderma theo quy trình của công ty Điền Trang sử dụng cho 5 công cà phê trồng mới. Đã 2 năm mà anh chỉ mới tốn “mỗi cây một muỗng phân urê” mà cây mập mạp, vươn nhanh, lá xanh đậm “khỏe như trẻ được uống sữa”.
Tại hội nghị Bàn về giải pháp phát triển cây tiêu do Bộ Nông nghiệp – PTNT tổ chức tại Bình Phước vừa qua hầu như báo cáo nào cũng đề cập đến vai trò của nấm đối kháng Trichoderma. Tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thơ, PCT Hội Bảo vệ thực vật VN cho biết các vi sinh vật gây hại trong đất chỉ phát triển trong điều kiện đất chua, úng, yếm khí, nghèo mùn, có nhiều dư lượng hóa chất độc hại. GS đề nghị xây dựng mô hình quản lý dịch hại và dinh dưỡng tổng hợp cho cây tiêu theo hướng hữu cơ sinh học, trong đó các nguyên tắc sau được đặc biệt chú trọng - thoát nước tốt, sử dụng phân hữu cơ là chính và dùng nấm đối kháng Trichoderma.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, một nông dân trồng tiêu ở Eahleo có năng suất lên đến trên 10 T/ha (bình quân lên tới 6-7 kg/nọc) liên tục từ năm 2006 đến nay giãi bày, vườn tiêu 2 ha của ông được trồng từ năm 1995, đến 2006 thì phát bệnh “chết nhanh”, chỉ trong vòng 1 tuần mà có đến 180 nọc rũ xuống. Nhờ gặp thầy tư vấn kịp thời nên ông đã đào mương thoát nước, cô lập những nọc tiêu bệnh và sử dụng các chế phẩm Trichoderma. Kết quả là không những đã chặn đứng được bệnh, không bị chết thêm mà còn nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế.
Trước đây mỗi năm ông phải sử dụng đến 20 triệu đồng để mua thuốc hóa học thì nay chỉ tốn 6 triệu để mua Trichoderma dạng lỏng và phân bón lá. Điều đặc biệt nữa là ông đã tự nhân được nấm Trichoderma dùng ủ với phân hữu cơ nên tiết giảm được đến 70% phân khoáng so với trước đây. Hiệu quả của Trichoderma trên cây tiêu của ông Ngọc cũng trùng với các thí nghiệm do Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành từ năm 2006 bằng cách cho cây tiêu nhiễm nấm độc phytopthora sau đó dùng Trichoderma để chữa trị với hiệu lực lên đến 82,35%.
Hiệu quả của nấm Trichoderma trên diện rộng cũng được biểu hiện rõ. Anh Võ Đình Khánh, TTKN Bình Phước cho biết, với 2.300 ha, huyện Bù Đốp của tỉnh này vốn nổi tiếng về tiêu nhưng bị bệnh tàn phá khiến cho diện tích năm 2006 giảm xuống chỉ còn 1.600 ha. Với các chế phẩm Trichoderma của công ty Điền Trang, bao gồm phân hữu cơ bón gốc, phân dạng lỏng phun lá và giống Trichoderma để nông dân tự ủ phân chuồng, dịch bệnh trên tiêu đã được khống chế và vườn tiêu đã phục hồi lại. Đến nay đã có đến 2/3 số hộ trồng tiêu của Bù Đốp đã biết sử dụng nấm Trichoderma, hơn thế nữa, ngoài tiêu ra họ còn biết sử dụng trên cây ca cao, loại cây vốn được nấm phytopthora ưa thích.
Thị trường Trichoderma ở các tỉnh phía Nam hiện đang lưu hành khoảng 30 sản phẩm của nhiều công ty khác nhau đã và đang góp phần hạn chế các loại nấm bệnh trên nhiều loại cây trồng như hồ tiêu, ca cao, cà chua, dưa hấu, dưa leo, cam quýt… Cách đây 7 năm, Trichoderma mới chỉ xuất hiện trong một số sản phẩm trưng bày của Viện Lúa ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ nay đã là một tài nguyên giúp cho nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả, không độc hại và bền vững.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Với các kỹ sư nông nghiệp thì tên và các ứng dụng của loài nấm mốc có sẵn trong tự nhiên này không có gì xa lạ, nhưng với nông dân thì việc am hiểu về nó quả là điều bất ngờ.
Tại hội chợ triển lãm Nông nghiệp Đồng Nai vừa qua, khi ghé thăm gian hàng của Công ty TNHH Điền Trang, anh nông dân Lê Văn Sơn, ấp Bàu Sầm, xã Bàu Trâm, TX Long Khánh - Đồng Nai làm tôi ngạc nhiên về sự hiểu biết của anh về loài nấm này, anh chẳng những giải thích về công dụng “bá phát” mà còn biết điều chỉnh kính hiển vi để các nông dân khác xem được hình ảnh các sợi nấm, bào tử nấm Trichoderma dười kính hiển vi.
Anh kể về con đường đến với phân vi sinh, đến với nấm đối kháng Trichoderma – Nhà anh có 1,4 ha, trước đây chuyên trồng bắp, sau đó chuyển qua trồng sầu riêng, chôm chôm nhưng cứ chết dần chết mòn, rồi sau đó chuyển qua trồng tiêu, nhưng tiêu cũng theo bước những cây trồng trước lụi dần mà không có thuốc nào trị được. Nhờ cán bộ khuyến nông, anh đã gặp công ty Điền Trang và được hướng dẫn việc dùng nấm Trichoderma để ủ phân hữu cơ bón cho tiêu. Điều kỳ diệu đã đến, bệnh rễ tiêu được chặn đứng và đã 2 năm nay không còn chết thêm trụ nào.
Anh Nguyễn Viết Đủ, người cùng ấp với anh đã bắt chước dùng phân bò ủ với nấm Trichoderma theo quy trình của công ty Điền Trang sử dụng cho 5 công cà phê trồng mới. Đã 2 năm mà anh chỉ mới tốn “mỗi cây một muỗng phân urê” mà cây mập mạp, vươn nhanh, lá xanh đậm “khỏe như trẻ được uống sữa”.
Tại hội nghị Bàn về giải pháp phát triển cây tiêu do Bộ Nông nghiệp – PTNT tổ chức tại Bình Phước vừa qua hầu như báo cáo nào cũng đề cập đến vai trò của nấm đối kháng Trichoderma. Tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thơ, PCT Hội Bảo vệ thực vật VN cho biết các vi sinh vật gây hại trong đất chỉ phát triển trong điều kiện đất chua, úng, yếm khí, nghèo mùn, có nhiều dư lượng hóa chất độc hại. GS đề nghị xây dựng mô hình quản lý dịch hại và dinh dưỡng tổng hợp cho cây tiêu theo hướng hữu cơ sinh học, trong đó các nguyên tắc sau được đặc biệt chú trọng - thoát nước tốt, sử dụng phân hữu cơ là chính và dùng nấm đối kháng Trichoderma.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, một nông dân trồng tiêu ở Eahleo có năng suất lên đến trên 10 T/ha (bình quân lên tới 6-7 kg/nọc) liên tục từ năm 2006 đến nay giãi bày, vườn tiêu 2 ha của ông được trồng từ năm 1995, đến 2006 thì phát bệnh “chết nhanh”, chỉ trong vòng 1 tuần mà có đến 180 nọc rũ xuống. Nhờ gặp thầy tư vấn kịp thời nên ông đã đào mương thoát nước, cô lập những nọc tiêu bệnh và sử dụng các chế phẩm Trichoderma. Kết quả là không những đã chặn đứng được bệnh, không bị chết thêm mà còn nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế.
Trước đây mỗi năm ông phải sử dụng đến 20 triệu đồng để mua thuốc hóa học thì nay chỉ tốn 6 triệu để mua Trichoderma dạng lỏng và phân bón lá. Điều đặc biệt nữa là ông đã tự nhân được nấm Trichoderma dùng ủ với phân hữu cơ nên tiết giảm được đến 70% phân khoáng so với trước đây. Hiệu quả của Trichoderma trên cây tiêu của ông Ngọc cũng trùng với các thí nghiệm do Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành từ năm 2006 bằng cách cho cây tiêu nhiễm nấm độc phytopthora sau đó dùng Trichoderma để chữa trị với hiệu lực lên đến 82,35%.
Hiệu quả của nấm Trichoderma trên diện rộng cũng được biểu hiện rõ. Anh Võ Đình Khánh, TTKN Bình Phước cho biết, với 2.300 ha, huyện Bù Đốp của tỉnh này vốn nổi tiếng về tiêu nhưng bị bệnh tàn phá khiến cho diện tích năm 2006 giảm xuống chỉ còn 1.600 ha. Với các chế phẩm Trichoderma của công ty Điền Trang, bao gồm phân hữu cơ bón gốc, phân dạng lỏng phun lá và giống Trichoderma để nông dân tự ủ phân chuồng, dịch bệnh trên tiêu đã được khống chế và vườn tiêu đã phục hồi lại. Đến nay đã có đến 2/3 số hộ trồng tiêu của Bù Đốp đã biết sử dụng nấm Trichoderma, hơn thế nữa, ngoài tiêu ra họ còn biết sử dụng trên cây ca cao, loại cây vốn được nấm phytopthora ưa thích.
Thị trường Trichoderma ở các tỉnh phía Nam hiện đang lưu hành khoảng 30 sản phẩm của nhiều công ty khác nhau đã và đang góp phần hạn chế các loại nấm bệnh trên nhiều loại cây trồng như hồ tiêu, ca cao, cà chua, dưa hấu, dưa leo, cam quýt… Cách đây 7 năm, Trichoderma mới chỉ xuất hiện trong một số sản phẩm trưng bày của Viện Lúa ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ nay đã là một tài nguyên giúp cho nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả, không độc hại và bền vững.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: