Mấy năm gần đây người dân các tỉnh đồng bằng ven biển, nhất là các vùng ngoại ô và phụ cận thành phố Hồ Chí Minh khai thác một loài cỏ lác gọi là bồn bồn dùng làm thức ăn.
Dưa và gỏi bồn bồn hiện là những đặc sản trong các nhà hàng nhưng cũng là những món ăn dân dã trong các gia đình. Tinh ý một chút chúng ta có thể nhận ra những nơi bồn bồn còn gọi là cỏ nến lan tới thì dòng nước sông rạch trở nên trong lành hơn, vừa ít rong rêu lại nhiều tôm cá. Thực ra các loài bồn bồn (Typha spp) vừa là cây thực phẩm lâu đời cho nhiều dân tộc các nước vừa là loài thực vật có khả năng kỳ diệu làm sạch môi trường nước nơi chúng sinh sống.
Đã từ lâu các nhà môi trường trồng bồn bồn trên các bãi lọc ngầm (constructed wetland) cùng với các loài sậy (Phragmites) hay sậy trố (Phaleris) để làm sạch nguồn nước ô nhiễm đổ ra từ các nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản và từ các vùng dân cư đô thị. Nước bẩn được cho chảy vào ruộng rồi thấm xuống bộ rễ của lớp thực vật trồng trên nền đất cát sỏi. Ở đó các chất bẩn lơ lửng và hòa tan bị giữ lại, nước sạch theo nền đáy chảy ra các ao hồ hay sông rạch. Bộ rễ nhóm thực vật đặc biệt này có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ độc hại, kềm giữ các kim loại nặng, hấp thụ lượng thừa phân bón và chất dinh dưỡng trôi vào trong nước. Khả năng hấp thụ của bồn bồn có thể lên đến 1,43-2,30g đạm và 0,17-0,29g lân một ngày trên mỗi mét vuông bãi lọc.
Cây bồn bồn có thể sống được ở cả trên cạn và trong nước. Chúng thường phát triển rất mạnh trong môi trường ngập nước và có khả năng thích ứng với các vùng phèn mặn hay nhiễm mặn, thậm chí với những nguồn nước đen từ các vùng dân cư đô thị lớn như ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi bông bồn bồn có hình cây nến màu nâu cho ra hàng trăm ngàn hạt có khả năng nẩy mầm. Nhưng người ta thường nhân giống bồn bồn bằng các cây con mọc ra từ các thân ngầm. Ở vùng đất tốt và có nhiều nước thì chỉ sau một năm mỗi cây bồn bồn có thể đâm rễ ra đến 3 mét ở về mọi phía và từ đó mọc ra khoảng 100 mầm cây gần giống với cây măng tây (Asparagus). Mầm non chứa đến 30% tinh bột và đường, cùng với thân lá non và thân củ non làm nên những món ăn sống, nấu luộc, chiên xào hay làm dưa bóp gỏi.
Ở những nơi đất mặn và phèn mặn người ta thấy cả hai loài cây mắm (Avicennia) và cây bồn bồn đều có khả năng đưa ôxy xuống bộ rễ để làm hạ phèn và kềm giữ các kim loại nặng độc hại. Khả năng kềm giữ này tỏ ra mạnh hơn so với rau muống và bèo lục bình, đặc biệt có hiệu quả với kim loại chì (Pb), cadmi (Cd), đồng (Cu), kẽm (Zn), nickel (Ni) và cobalt (Co) chảy ra từ các khu công nghiệp. Nhưng ưu điểm quan trọng nhất của bồn bồn trồng trên các bè nổi là thân ngầm và bộ rễ phát triển rất mạnh trong vùng có đường kính đến 3 mét quanh thân và xuống sâu hàng chục centimét tạo thành nơi trú ngụ cho các loài côn trùng dưới nước vốn là nguồn thực phẩm của các loài tôm cá.
Với các nhà kỹ thuật môi trường người ta tạo nên các bè cây bồn bồn với bộ khung nổi làm bằng ống nhựa PVC và màng lưới nylon phủ đáy để đổ đất trồng. Các bè nổi thường có kích thước không lớn vì bán kính rễ lan ra rất rộng, lại nữa thường được di chuyển đến những vị trí khác nhau để khử sạch nguồn nước, làm giảm độ bùn, hạ thấp độ mặn và đưa các chỉ số COD, BOD trở lại bình thường. Tốc độ khử bùn để làm trong nước tỏ ra mạnh hơn kể từ năm thứ hai. Nhưng với các nhà vườn, nhà nông ven sông, ven rạch có thể trồng cây bồn bồn vừa làm thực phẩm vừa làm sạch nước và thu hút cá bằng bắc giàn thấp nằm ngang mặt nước chạy dọc theo bờ. Lúc đó bộ rễ phát triển rất nhanh để thu nguồn dinh dưỡng trong khi các thân ngầm mọc trong lớp bùn trên giàn sinh ra rất nhiều mầm non khả dĩ làm nguồn thức ăn, đem bán ở chợ và cả chế biến đem đi xuất khẩu.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Dưa và gỏi bồn bồn hiện là những đặc sản trong các nhà hàng nhưng cũng là những món ăn dân dã trong các gia đình. Tinh ý một chút chúng ta có thể nhận ra những nơi bồn bồn còn gọi là cỏ nến lan tới thì dòng nước sông rạch trở nên trong lành hơn, vừa ít rong rêu lại nhiều tôm cá. Thực ra các loài bồn bồn (Typha spp) vừa là cây thực phẩm lâu đời cho nhiều dân tộc các nước vừa là loài thực vật có khả năng kỳ diệu làm sạch môi trường nước nơi chúng sinh sống.
Đã từ lâu các nhà môi trường trồng bồn bồn trên các bãi lọc ngầm (constructed wetland) cùng với các loài sậy (Phragmites) hay sậy trố (Phaleris) để làm sạch nguồn nước ô nhiễm đổ ra từ các nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản và từ các vùng dân cư đô thị. Nước bẩn được cho chảy vào ruộng rồi thấm xuống bộ rễ của lớp thực vật trồng trên nền đất cát sỏi. Ở đó các chất bẩn lơ lửng và hòa tan bị giữ lại, nước sạch theo nền đáy chảy ra các ao hồ hay sông rạch. Bộ rễ nhóm thực vật đặc biệt này có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ độc hại, kềm giữ các kim loại nặng, hấp thụ lượng thừa phân bón và chất dinh dưỡng trôi vào trong nước. Khả năng hấp thụ của bồn bồn có thể lên đến 1,43-2,30g đạm và 0,17-0,29g lân một ngày trên mỗi mét vuông bãi lọc.
Cây bồn bồn có thể sống được ở cả trên cạn và trong nước. Chúng thường phát triển rất mạnh trong môi trường ngập nước và có khả năng thích ứng với các vùng phèn mặn hay nhiễm mặn, thậm chí với những nguồn nước đen từ các vùng dân cư đô thị lớn như ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi bông bồn bồn có hình cây nến màu nâu cho ra hàng trăm ngàn hạt có khả năng nẩy mầm. Nhưng người ta thường nhân giống bồn bồn bằng các cây con mọc ra từ các thân ngầm. Ở vùng đất tốt và có nhiều nước thì chỉ sau một năm mỗi cây bồn bồn có thể đâm rễ ra đến 3 mét ở về mọi phía và từ đó mọc ra khoảng 100 mầm cây gần giống với cây măng tây (Asparagus). Mầm non chứa đến 30% tinh bột và đường, cùng với thân lá non và thân củ non làm nên những món ăn sống, nấu luộc, chiên xào hay làm dưa bóp gỏi.
Ở những nơi đất mặn và phèn mặn người ta thấy cả hai loài cây mắm (Avicennia) và cây bồn bồn đều có khả năng đưa ôxy xuống bộ rễ để làm hạ phèn và kềm giữ các kim loại nặng độc hại. Khả năng kềm giữ này tỏ ra mạnh hơn so với rau muống và bèo lục bình, đặc biệt có hiệu quả với kim loại chì (Pb), cadmi (Cd), đồng (Cu), kẽm (Zn), nickel (Ni) và cobalt (Co) chảy ra từ các khu công nghiệp. Nhưng ưu điểm quan trọng nhất của bồn bồn trồng trên các bè nổi là thân ngầm và bộ rễ phát triển rất mạnh trong vùng có đường kính đến 3 mét quanh thân và xuống sâu hàng chục centimét tạo thành nơi trú ngụ cho các loài côn trùng dưới nước vốn là nguồn thực phẩm của các loài tôm cá.
Với các nhà kỹ thuật môi trường người ta tạo nên các bè cây bồn bồn với bộ khung nổi làm bằng ống nhựa PVC và màng lưới nylon phủ đáy để đổ đất trồng. Các bè nổi thường có kích thước không lớn vì bán kính rễ lan ra rất rộng, lại nữa thường được di chuyển đến những vị trí khác nhau để khử sạch nguồn nước, làm giảm độ bùn, hạ thấp độ mặn và đưa các chỉ số COD, BOD trở lại bình thường. Tốc độ khử bùn để làm trong nước tỏ ra mạnh hơn kể từ năm thứ hai. Nhưng với các nhà vườn, nhà nông ven sông, ven rạch có thể trồng cây bồn bồn vừa làm thực phẩm vừa làm sạch nước và thu hút cá bằng bắc giàn thấp nằm ngang mặt nước chạy dọc theo bờ. Lúc đó bộ rễ phát triển rất nhanh để thu nguồn dinh dưỡng trong khi các thân ngầm mọc trong lớp bùn trên giàn sinh ra rất nhiều mầm non khả dĩ làm nguồn thức ăn, đem bán ở chợ và cả chế biến đem đi xuất khẩu.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: