Cách trồng và chăm sóc Dâu tây đúng cách dể có những trái dâu chín mọng, với một lượng Vitamin C phong phú. Có rất nhiều người yêu thích, muốn tự trồng các loại rau củ và cây ăn trái nhưng chưa thể thực hiện vì không có vườn hay không gian ngoài trời. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định tiếp tục gắn bó với những quả dâu tây to đến... đáng ngờ đang được bày bán ở chợ, trong các siêu thị, hãy cùng Nhà đẹp trải nghiệm thú vui trồng dâu tây trong chậu tại nhà vô cùng tuyệt vời.
Dưới đây là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước trồng dâu tây trong chậu, ngay cả không gian chật hẹp cũng có thể trồng thành công. Làm theo những lời khuyên sau và bạn sẽ được thưởng thức những trái dâu chín đỏ mọng trong suốt mùa hè tới.
Tháng 4 và 5 chính xác là khoảng thời gian hoàn hảo để bắt đầu trồng loại trái cây tương đối "khó tính" này. Sau khoảng 2 tháng, bạn có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên.
Dâu tây là cây thực vật lâu năm và ra quả đều đặn hàng năm. Vì thế, nếu trồng 1 - 2 cây dâu tây, bạn sẽ thu hoạch được hàng tá quả mỗi năm.
Khi mua sắm hạt giống hoặc cây giống dâu tây, bạn có thể tìm một số giống dâu quen thuộc ở Việt Nam như dâu Úc, dâu New Zealand, dâu Mỹ, dâu Nhật... Tất cả những giống dâu tây này đều ra hoa và quả suốt cả năm, có thể trồng bất kỳ thời điểm nào.
Mỗi loại có đặc tính sinh lý và điều kiện nhiệt độ khác nhau. Giống dâu Nhật và New Zealand có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, tại Đà lạt người ta cũng trồng trong nhà kính (hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trong nhà cao hơn, có thể lên đến 40 độ). Vây nên dâu Nhật và New Zealand được trồng chậu để phục vụ làm cảnh cho các miền, cây giống mới sức đề kháng tốt.
Dâu Mỹ chỉ thích hợp vùng lạnh, với khí hậu nóng cây không thể ra hoa hoặc ra hoa nhưng không đậu quả. Dâu Mỹ thường trồng trên đất, ngoài trời tại Đà Lạt, nhiều người lấy cây già hết thời gian thu hoạch bứng vào chậu mang đi bán, các năm trước cũng có người mua nhưng về trồng không đạt.
Trồng cây dâu tây của bạn bằng đất trồng hữu cơ, trong các chậu nhỏ có lỗ thoát nước thật tốt. Dâu tây thích nghi tốt và phát triển mạnh mẽ trong các chậu nhỏ có đường kính tối thiếu 12 - 15 cm. Nhưng, nếu trồng cây trong chậu nhỏ, bạn sẽ phải ngăn chia và thay chậu thường xuyên hơn. Vì thế, loại chậu có đường kính 20 cm là lựa chọn lý tưởng nhất.
Luôn đặt chậu cây dâu tây ở vị trí đón được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp nhất, từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
Nếu việc kiểm soát các con vật gây hại là vấn đề khiến bạn đau đầu, bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo. Tấm lưới giúp ngăn chặn sự phá hoại của mèo, chim chóc...
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hàng tuần với phân bón hữu cơ dạng hạt, nước rong/tảo biển... Đừng lo lắng về mùi tanh vì nó sẽ bay đi rất nhanh chóng.
Thêm một ít phân bón vào đất sau mỗi lần thu hoạch quả. Quan sát bề mặt đất hơi se lại là lúc cần tưới nước. Tưới nước cho cây hàng ngày, bất kể ngày mưa hay nắng.
Thu hoạch quả khi các mắt đầy đặn, lớp vỏ tươi sáng và chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng, hãy thưởng thức những quả dâu tây chín mọng, ngon và siêu sạch nào!
Sưu tầm
Dưới đây là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước trồng dâu tây trong chậu, ngay cả không gian chật hẹp cũng có thể trồng thành công. Làm theo những lời khuyên sau và bạn sẽ được thưởng thức những trái dâu chín đỏ mọng trong suốt mùa hè tới.
Tháng 4 và 5 chính xác là khoảng thời gian hoàn hảo để bắt đầu trồng loại trái cây tương đối "khó tính" này. Sau khoảng 2 tháng, bạn có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên.
Dâu tây là cây thực vật lâu năm và ra quả đều đặn hàng năm. Vì thế, nếu trồng 1 - 2 cây dâu tây, bạn sẽ thu hoạch được hàng tá quả mỗi năm.
Khi mua sắm hạt giống hoặc cây giống dâu tây, bạn có thể tìm một số giống dâu quen thuộc ở Việt Nam như dâu Úc, dâu New Zealand, dâu Mỹ, dâu Nhật... Tất cả những giống dâu tây này đều ra hoa và quả suốt cả năm, có thể trồng bất kỳ thời điểm nào.
Mỗi loại có đặc tính sinh lý và điều kiện nhiệt độ khác nhau. Giống dâu Nhật và New Zealand có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, tại Đà lạt người ta cũng trồng trong nhà kính (hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trong nhà cao hơn, có thể lên đến 40 độ). Vây nên dâu Nhật và New Zealand được trồng chậu để phục vụ làm cảnh cho các miền, cây giống mới sức đề kháng tốt.
Dâu Mỹ chỉ thích hợp vùng lạnh, với khí hậu nóng cây không thể ra hoa hoặc ra hoa nhưng không đậu quả. Dâu Mỹ thường trồng trên đất, ngoài trời tại Đà Lạt, nhiều người lấy cây già hết thời gian thu hoạch bứng vào chậu mang đi bán, các năm trước cũng có người mua nhưng về trồng không đạt.
Trồng cây dâu tây của bạn bằng đất trồng hữu cơ, trong các chậu nhỏ có lỗ thoát nước thật tốt. Dâu tây thích nghi tốt và phát triển mạnh mẽ trong các chậu nhỏ có đường kính tối thiếu 12 - 15 cm. Nhưng, nếu trồng cây trong chậu nhỏ, bạn sẽ phải ngăn chia và thay chậu thường xuyên hơn. Vì thế, loại chậu có đường kính 20 cm là lựa chọn lý tưởng nhất.
Luôn đặt chậu cây dâu tây ở vị trí đón được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp nhất, từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
Nếu việc kiểm soát các con vật gây hại là vấn đề khiến bạn đau đầu, bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo. Tấm lưới giúp ngăn chặn sự phá hoại của mèo, chim chóc...
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hàng tuần với phân bón hữu cơ dạng hạt, nước rong/tảo biển... Đừng lo lắng về mùi tanh vì nó sẽ bay đi rất nhanh chóng.
Thêm một ít phân bón vào đất sau mỗi lần thu hoạch quả. Quan sát bề mặt đất hơi se lại là lúc cần tưới nước. Tưới nước cho cây hàng ngày, bất kể ngày mưa hay nắng.
Thu hoạch quả khi các mắt đầy đặn, lớp vỏ tươi sáng và chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng, hãy thưởng thức những quả dâu tây chín mọng, ngon và siêu sạch nào!
Sưu tầm