Hiện nay, lập vườn chuyên canh trên đất thuần nông hiệu quả kém là một trong những hướng đi được nhiều nông dân Tiền Giang lựa chọn nhằm xây dựng mô hình kinh tế bền vững. Tùy theo địa hình, thổ nhưỡng, bà con chọn những cây trồng phù hợp. Trồng dừa xiêm đỏ làm giàu là cách làm hay của nông dân Nguyễn Văn Út, cư ngụ tại xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho.
Gia đình ông có 6,3 công đất canh tác, trước đây ông trồng lúa tuy đạt năng suất cao nhưng kinh tế gia đình vẫn không cải thiện. Ông Út tính toán: Trung bình mỗi công đất (1.000 m2), nếu trồng lúa năng suất cao, mỗi năm 2 vụ chỉ thu hoạch tối đa 80 giạ lúa (1,6 tấn), bán với giá 5.000 đồng/kg, thu 8,5 triệu đồng/năm.
Với 6,3 công đất ông thu chỉ hơn 50 triệu đồng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tính toán; đồng thời nghiên cứu thị trường, giá cả các loại nông sản hàng hóa chủ lực trên địa bàn, ông quyết định phải chuyển đổi sản xuất theo hướng lập vườn chuyên canh dừa xiêm đỏ. Theo ông Út, dừa xiêm đỏ là loại dừa sử dụng tươi, có nhiều ưu điểm vượt trội so với những giống dừa địa phương khác: Dễ trồng, năng suất cao, chất lượng trái tốt, nước dừa ngọt thanh và thị trường giải khát các tỉnh, thành phía Nam rất ưa chuộng. Hầu như dừa xiêm đỏ lúc nào cũng tiêu thụ dễ dàng, giá trị kinh tế cao hơn hẳn các giống dừa địa phương khác.
Ông Út cho biết, trung bình mỗi tháng, vườn dừa cho thu hoạch 1 lần. Trong các tháng cao điểm mùa mưa, mật độ thu hoạch dày hơn, 2 tháng thu hoạch 3 đợt trái. Mỗi cây trong 1 lần thu hoạch được 12 - 15 trái. Thời gian qua, giá dừa xiêm đỏ uống nước luôn ở mức cao, trung bình 5.000 đồng/ trái. Mỗi cây thu được gần 1 triệu đồng tiền bán dừa tươi/năm. Mỗi công đất trồng khoảng 40 cây, cho nguồn thu gần 40 triệu đồng. Khu vườn 6,3 công đất dừa xiêm đỏ, mỗi năm ông thu khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng gần 200 triệu đồng. Từ khi chuyển đổi từ cây lúa sang trồng dừa xiêm đỏ, gia đình ông Út trở thành điển hình làm giàu vùng ven đô thị của TP. Mỹ Tho.
Với công tác xã hội, ông còn là tấm gương đi đầu trong việc chung tay xây dựng NTM. Được Nhà nước phát động, ông đã tự nguyện hiến trên 1.000 m2 đất mặt tiền để mở rộng và nâng cấp đường Lộ Làng theo chuẩn Quốc gia. Theo gương ông, hàng trăm hộ dân thuộc ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh cặp theo trục lộ hăng hái hiến đất để mở rộng con đường Lộ Làng nối liền xã Tân Mỹ Chánh với các xã lân cận của huyện Chợ Gạo… giúp phát triển kinh tế, văn hóa, tạo cơ hội giao thương giữa khu vực phía Đông TP. Mỹ Tho và phía Tây huyện Chợ Gạo. Mặt khác, còn trực tiếp giúp xã Tân Mỹ Chánh hoàn thành 100% tiêu chí và được công nhận, ra mắt xã NTM đầu tiên của tỉnh.
Ông Lê Ngọc Hóa, Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ Chánh cho biết, ông Nguyễn Văn Út không chỉ là điển hình nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, còn là hạt nhân trong phong trào giảm nghèo nông thôn và chung sức xây dựng NTM của xã. Với những thành tích xuất sắc và đóng góp lớn lao cho cộng đồng, trong năm vừa qua ông Nguyễn Văn Út vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Theo Mộng Tuyết (Báo Ấp Bắc)
Gia đình ông có 6,3 công đất canh tác, trước đây ông trồng lúa tuy đạt năng suất cao nhưng kinh tế gia đình vẫn không cải thiện. Ông Út tính toán: Trung bình mỗi công đất (1.000 m2), nếu trồng lúa năng suất cao, mỗi năm 2 vụ chỉ thu hoạch tối đa 80 giạ lúa (1,6 tấn), bán với giá 5.000 đồng/kg, thu 8,5 triệu đồng/năm.
Với 6,3 công đất ông thu chỉ hơn 50 triệu đồng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tính toán; đồng thời nghiên cứu thị trường, giá cả các loại nông sản hàng hóa chủ lực trên địa bàn, ông quyết định phải chuyển đổi sản xuất theo hướng lập vườn chuyên canh dừa xiêm đỏ. Theo ông Út, dừa xiêm đỏ là loại dừa sử dụng tươi, có nhiều ưu điểm vượt trội so với những giống dừa địa phương khác: Dễ trồng, năng suất cao, chất lượng trái tốt, nước dừa ngọt thanh và thị trường giải khát các tỉnh, thành phía Nam rất ưa chuộng. Hầu như dừa xiêm đỏ lúc nào cũng tiêu thụ dễ dàng, giá trị kinh tế cao hơn hẳn các giống dừa địa phương khác.
Ông Út cho biết, trung bình mỗi tháng, vườn dừa cho thu hoạch 1 lần. Trong các tháng cao điểm mùa mưa, mật độ thu hoạch dày hơn, 2 tháng thu hoạch 3 đợt trái. Mỗi cây trong 1 lần thu hoạch được 12 - 15 trái. Thời gian qua, giá dừa xiêm đỏ uống nước luôn ở mức cao, trung bình 5.000 đồng/ trái. Mỗi cây thu được gần 1 triệu đồng tiền bán dừa tươi/năm. Mỗi công đất trồng khoảng 40 cây, cho nguồn thu gần 40 triệu đồng. Khu vườn 6,3 công đất dừa xiêm đỏ, mỗi năm ông thu khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng gần 200 triệu đồng. Từ khi chuyển đổi từ cây lúa sang trồng dừa xiêm đỏ, gia đình ông Út trở thành điển hình làm giàu vùng ven đô thị của TP. Mỹ Tho.
Với công tác xã hội, ông còn là tấm gương đi đầu trong việc chung tay xây dựng NTM. Được Nhà nước phát động, ông đã tự nguyện hiến trên 1.000 m2 đất mặt tiền để mở rộng và nâng cấp đường Lộ Làng theo chuẩn Quốc gia. Theo gương ông, hàng trăm hộ dân thuộc ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh cặp theo trục lộ hăng hái hiến đất để mở rộng con đường Lộ Làng nối liền xã Tân Mỹ Chánh với các xã lân cận của huyện Chợ Gạo… giúp phát triển kinh tế, văn hóa, tạo cơ hội giao thương giữa khu vực phía Đông TP. Mỹ Tho và phía Tây huyện Chợ Gạo. Mặt khác, còn trực tiếp giúp xã Tân Mỹ Chánh hoàn thành 100% tiêu chí và được công nhận, ra mắt xã NTM đầu tiên của tỉnh.
Ông Lê Ngọc Hóa, Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ Chánh cho biết, ông Nguyễn Văn Út không chỉ là điển hình nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, còn là hạt nhân trong phong trào giảm nghèo nông thôn và chung sức xây dựng NTM của xã. Với những thành tích xuất sắc và đóng góp lớn lao cho cộng đồng, trong năm vừa qua ông Nguyễn Văn Út vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Theo Mộng Tuyết (Báo Ấp Bắc)