Từ 1/7/2016, bên cạnh việc phạt tiền cao gấp 10 lần, Việt Nam cũng sẽ bỏ tù người sản xuất – kinh doanh chất cấm từ 1 – 20 năm, tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Một tin vui với người dân là người có hành vi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, sử dụngchất cấm sẽ bị bỏ tù theo Bộ Luật hình sự mới được Quốc hội thông qua cuối năm 2015, có hiệu lực từ 1/7/2016.
Theo đó, người sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.
“Nếu hành vi trên gây hậu quả nặng hơn, làm chết 1 người sẽ bị phạt 200 - 500 triệu đồng, phạt tù 3 - 7 năm. Chết 2 người phạt tù đến 15 năm, và làm chết 3 người trở lên phạt tù đến 20 năm”, ông Nguyễn Văn Việt – Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - cho biết tại Diễn đàn Khuyến nông – nông nghiệp diễn ra sáng 5/4.
“Tôi nghĩ sau 1/7, bất cứ tổ chức cá nhân nào khi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng chất cấm sẽ cân nhắc hơn, sẽ không đáng vì lợi nhuận để ngồi tù”, ông Việt bình luận.
Theo quy định trước đó, các hành vi sử dụng chất cấm chỉ bị phạt tiền ở mức rất dè dặt theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ.
Cụ thể, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ chỉ bị phạt 5 – 10 triệu đồng, trong chăn nuôi trang trại bị phạt 10 – 20 triệu đồng.
Đối với hành vi kinh doanh chất cấm sử dụng trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam thì phạt tiền từ 9 – 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú ý.
Khoản phạt này còn ít hơn cả tiền lãi kinh doanh 1 kg chất tạo nạc giúp lợn “bung đùi, nở vai” Salbutamol - chất cấm gây ung thư đã được nhập tới 9 tấn vào Việt Nam.
Trong khi đó, dù thanh tra Bộ có phát hiện các lò mổ, hay trang trại chăn nuôi có sử dụng chất cấm, cũng không có chế tài để tiêu hủy số lợn đã ngậm chất cấm.
"Nhưng theo Thông tư mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 4 nếu phát hiện lò mổ giết mổ gia súc có sử dụng chất cấm, chúng tôi có thể tiêu hủy được. Nhưng với trang trại chăn nuôi thì hơi khó...", ông Việt nói.
Theo quy định hiện hành, với trang trại chăn nuôi vi phạm lần đầu, số gia súc ngậm chất cấm sẽ được để nuôi, đợi đến khi hết chất cấm sẽ đưa vào tiêu thụ.
Các cơ quan đều làm đúng quy định, vì sao 9 tấn chất cấm vẫn đường hoàng vào Việt Nam?
Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ
Ảnh minh họa.
Một tin vui với người dân là người có hành vi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, sử dụngchất cấm sẽ bị bỏ tù theo Bộ Luật hình sự mới được Quốc hội thông qua cuối năm 2015, có hiệu lực từ 1/7/2016.
Theo đó, người sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.
“Nếu hành vi trên gây hậu quả nặng hơn, làm chết 1 người sẽ bị phạt 200 - 500 triệu đồng, phạt tù 3 - 7 năm. Chết 2 người phạt tù đến 15 năm, và làm chết 3 người trở lên phạt tù đến 20 năm”, ông Nguyễn Văn Việt – Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - cho biết tại Diễn đàn Khuyến nông – nông nghiệp diễn ra sáng 5/4.
“Tôi nghĩ sau 1/7, bất cứ tổ chức cá nhân nào khi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng chất cấm sẽ cân nhắc hơn, sẽ không đáng vì lợi nhuận để ngồi tù”, ông Việt bình luận.
Theo quy định trước đó, các hành vi sử dụng chất cấm chỉ bị phạt tiền ở mức rất dè dặt theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ.
Cụ thể, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ chỉ bị phạt 5 – 10 triệu đồng, trong chăn nuôi trang trại bị phạt 10 – 20 triệu đồng.
Đối với hành vi kinh doanh chất cấm sử dụng trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam thì phạt tiền từ 9 – 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú ý.
Khoản phạt này còn ít hơn cả tiền lãi kinh doanh 1 kg chất tạo nạc giúp lợn “bung đùi, nở vai” Salbutamol - chất cấm gây ung thư đã được nhập tới 9 tấn vào Việt Nam.
Trong khi đó, dù thanh tra Bộ có phát hiện các lò mổ, hay trang trại chăn nuôi có sử dụng chất cấm, cũng không có chế tài để tiêu hủy số lợn đã ngậm chất cấm.
"Nhưng theo Thông tư mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 4 nếu phát hiện lò mổ giết mổ gia súc có sử dụng chất cấm, chúng tôi có thể tiêu hủy được. Nhưng với trang trại chăn nuôi thì hơi khó...", ông Việt nói.
Theo quy định hiện hành, với trang trại chăn nuôi vi phạm lần đầu, số gia súc ngậm chất cấm sẽ được để nuôi, đợi đến khi hết chất cấm sẽ đưa vào tiêu thụ.
Các cơ quan đều làm đúng quy định, vì sao 9 tấn chất cấm vẫn đường hoàng vào Việt Nam?
Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ