Ứng-phó với "Biến đổi khí-hậu"

Bài nầy đã được Loan Nguyễn đăng lên. Bà con nào có ý-kiến hay, mới để ứng-phó với tình-hình thời-tiết ở Việt-nam không?
Thân.
*
Thứ năm, 4/5/2017 | 15:51 GMT+7
Doanh nghiệp có thể 'ẵm' 75.000 USD khi ứng phó với biến đổi khí hậu
Nếu có ý tưởng xuất sắc giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ nhận tài trợ lên đến 75.000 USD mà còn được cố vấn đào tạo, tiếp cận đầy đủ dịch vụ ươm tạo, thương mại hóa và phát triển kinh doanh.
Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ngân hàng thế giới (WB) ngày 4/5 tổ chức hội thảo nhằm kêu gọi đề xuất ý tưởng cho cuộc thi "Chứng minh ý tưởng" ứng phó với biến đổi khí hậu lần thứ hai.
Đại diện VCIC cho biết, cuộc thi nhằm tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ sáng tạo của nhóm khởi nghiệp, công ty hoặc cá nhân có tiềm năng nhằm giảm thiểu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án sẽ giúp doanh nghiệp nhận khoản tài trợ 75.000 USD cho việc phát triển, triển khai hoặc mở rộng sản phẩm, dịch vụ công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia còn được tiếp cận đầy đủ các chương trình ưu tiên của VCIC như đào tạo, cố vấn, cơ sở vật chất, tiếp cận phòng thì nghiệm và các nguồn tài chính.

Anh Trần Thái Dương, doanh nhân khởi nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong 18 doanh nghiệp nhận giải cuộc thi tổ chức lần đầu năm 2016.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh Việt Nam đang là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Điều này đặt ra những thách thức về việc phát triển bền vững, nhưng cũng đem đến cơ hội để cải tiến công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu", Thứ trưởng Tùng nói và cho rằng cuộc thi trên sẽ giúp điều này thành hiện thực, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuộc thi bắt đầu nhận đề xuất từ ngày 28/4 và hạn cuối là 17h ngày 23/5. Các ứng viên có thể nộp đơn trực tuyến qua www.vietnamcic.org hoặc email: poc@vietnamcic.org, hay gửi qua đường bưu điện đến Ban quản lý dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam tầng 8, tòa nhà Hoàng Sâm, 262 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
"Chứng minh ý tưởng" lần thứ nhất tổ chức tháng 6/2016 với 18 doanh nghiệp có ý tưởng xuất sắc được lựa chọn từ hơn 300 ứng viên. Trong đó một số dự án tiêu biểu như bếp sinh khối và năng lượng mặt trời giúp cải thiện cuộc sống của phụ nữ nông thôn, giải quyết nạn ách tắc giao thông đô thị và giảm phát thải CO2 thông qua việc phát triển giải pháp đi chung xe...
Phạm Hương
Tui cũng có một dự-án Mini, hì hì, tức là Tiểu Dự-án, mà chưa thực-hiện được.
Thân.
Hì hì, Tiểu Dự-án, là bao nhiêu?
- 1000m2?
- 10.000m2, và Dự-án khá hơn chút, cỡ 1-2 mẫu... hay hơn nữa?
Không sao, bài chia rồi, thì mình cứ "binh" theo bài đó. Vậy là tui làm gì với sân vườn 1000m2, gà vịt 200 con, bươi tốc bụi, không còn cọng cỏ?
Thân.
Tui thích nuôi gà vịt. Đất cao, khô. Tui đi làm ngày 8 tiếng không kể chạy trên lộ. Ngày Chúa-nhật nghỉ. Chiều về không còn thì giờ rảnh nhiều. Vậy, làm sao nuôi ba bầy, bầy khá khá : Gà, Vịt với Ngan nữa! Vậy là tui tính:
- Rào chung quanh kỷ.
- Làm chuồng theo kiểu "chuồng máy lạnh", trong đó có cây cho gà và rơm cho Vịt với Ngan. Sàn chuồng được lót đủ rơm rạ có trộn vi-sinh để có thể không phải dọn chuồng luôn. Trên sàn có máng thức ăn và nước uống.
- Cạnh chuồng gà vịt là chòi đẻ trứng. Trứng lấy ra từ sau lưng, gà đang đẻ không biết.
- Ngoài sân, trồng cỏ trên liếp thổ-canh hay thủy-canh. Chia làm 4 khu. Ba khu đóng, chỉ có 1 khu gà vịt được vào ăn cỏ và uống nước.
- Liếp cỏ được thiết-kế: gà vịt ăn cỏ, nhưng không cạp hết, mà chừa đủ gốc để cỏ lên lại cho nhanh.
- Chòi ủ phân hữu-cơ, dùng phân ủ nầy, bón cho các liếp cỏ thổ-canh.
- Nếu có chỗ:
+ Trồng bắp, bo-bo, lúa, mì... cung-cấp gà vịt nuôi.
+ Trồng Rau cải ăn lá hoặc Su-su, Khoai lang ăn đọt.
+ Đào ao, hay làm bể nuôi cá. Ủ cứt cá, cung-cấp cho các liếp trồng.

Hì hì, đây cũng là một "Nông-trại Bền Vững"!
Chủ-đề nầy là "Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu". Thưa, chúng ta là nông-dân, nên tui cũng chỉ "Ứng-phó với biến đổi khí-hậu" trong phạm-vi Trồng-trọt & Chăn nuôi thôi, sao cho:
1- Có thể chịu đựng khí-hậu ngày càng khắc-nghiệt trong nuôi trồng?
2- Hạn-chế lạm-dụng phân bón và thuốc trừ sâu & thuốc bảo-vệ thực-vật?
3- Đạt được (1) và (2) trên đây mà không làm hại môi-trường? Tức là "hòa-hợp với thiên-nhiên"
Bây giờ tui phác-họa khu vườn "Nông-trại Bền Vững" 1000m2 thử xem ra sao? Hì hì...
SAM_3809.jpg~c100

Phần trên "Liếp Rau Thổ-canh & Thủy-canh" là khu trồng trong Nhà Lưới.




Hì hì, mô-hình nầy là dành cho Gà Thả Bộ. Tui chú ý đến sức khỏe của gà nuôi, bằng cách:
A- Chuồng:
1- Thông thoáng: không-khí được hút từ đáy chuồng và thổi ra trên nóc. Và có lưới ngăn muỗi.
2- Đáy sàn được rải dăm bào cây hoặc rơm rạ... rồi trộn với vi-sinh thích-hợp.
3- Giàn ngủ giúp gà không tranh giành chỗ ngủ.
4- Buổi chiều, gà vô chuồng: có sẵn thức ăn và nước uống cho gà ăn no trước khi leo lên giàn ngủ.
5- Buổi sáng, mở cửa chuồng thì không cho gà ăn chút nào, trừ khi mưa dầm!
6- Buổi sáng: nếu có gà không năng-động, nhốt riêng để theo dõi.

B-
1- Nhiều liếp cỏ gom lại thành một khu. Mỗi khu biệt-lập. Gà chỉ được vào 1 khu mà thôi. Sau khi trụi cỏ, sẽ mở ra khu kế, đây cỏ mới.
2- Cỏ được trồng cẩn-thận : nước, phân, trùn và mỗi liếp gieo giống cỏ khác nhau.
3- Ít khi cần phải thay cỏ. Nhưng nếu cần, thì:
+ Xới đất. Trộn phân trùn 5-10% đất mặt + phân đã ủ.
+ Đào một rãnh ngang 3tấc, sâu 3tấc. Bón phân chuồng cao 5cm. Sau nầy, mỗi lần quét phân gà, vịt, ngan... giữa các liếp, đổ xuống rãnh nầy, trùn sẽ ăn rất nhanh.
+ Liếp được bảo-vệ bằng lưới kẽm rộng 20cmX20cm cao 20cm. Gà vịt chỉ ăn được cỏ cỡ nầy, không sâu hơn.

C- Lối đi chính được che để gà tránh nắng trưa và che mưa. Bị mưa, gà không ăn cỏ đưọc, mình cho ăn thực-phẩm công-nghiệp.

D- Ổ đẻ.
1- Được ngăn nhiều ngăn vừa chỗ cho con mái nằm đẻ.
2- Sau lưng ngăn đẻ, được khoét lỗ, rộng bằng bàn tay, có bản lề mở lên được để lấy trứng, mà không sợ mấy con đang đẻ.

E- Sàn chuồng gồm cứt gà, vịt... và dăm bào hay rơm rạ được đưa tới khu ủ-phân/ổ nuôi trùn.

F- Khu trồng rau củ quả.... được bón bằng phân đã ủ. Khu nầy không cho Gà Vịt qua.
 
Last edited:
1-2 ngày bác vào diễn đàn này một lần
Ứng phó với biến đổi khí hậu nó như chuyện nhặt rác - phải ngăn chặn và giảm nguồn rác thải , rồi mới tính đến chuyện thu gom và tiêu hủy
Gi ảm việc sử dụng các túi ni lon , xăng dầu và các loại máy móc gây tăng nhiệt
Sáng tạo tìm kiếm ra nguồn nhiên liệu sạch và mát
Mỗi người việt nam ăn chay mỗi tháng 10 ngày
Trồng nhiều cây xanh / diện tích hơn
Mỗi người việt nam vui vẻ , ôn hòa hơn một tí sẽ góp phần giảm nhiệt cho khí quyển
NÓI CHUNG LÀ MỖI NGƯỜI GÓP SỨC MỘT ÍT
 
Tui bổ-túc hình Chuồng Gà, Ủ phân và các Liếp Cỏ và Liếp SuSu và Khoai lang lấy đọt:



Bài nầy đã được Loan Nguyễn đăng lên. Bà con nào có ý-kiến hay, mới để ứng-phó với tình-hình thời-tiết ở Việt-nam không?
Thân.
*
Thứ năm, 4/5/2017 | 15:51 GMT+7
Doanh nghiệp có thể 'ẵm' 75.000 USD khi ứng phó với biến đổi khí hậu
Nếu có ý tưởng xuất sắc giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ nhận tài trợ lên đến 75.000 USD mà còn được cố vấn đào tạo, tiếp cận đầy đủ dịch vụ ươm tạo, thương mại hóa và phát triển kinh doanh.
Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ngân hàng thế giới (WB) ngày 4/5 tổ chức hội thảo nhằm kêu gọi đề xuất ý tưởng cho cuộc thi "Chứng minh ý tưởng" ứng phó với biến đổi khí hậu lần thứ hai.
Đại diện VCIC cho biết, cuộc thi nhằm tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ sáng tạo của nhóm khởi nghiệp, công ty hoặc cá nhân có tiềm năng nhằm giảm thiểu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án sẽ giúp doanh nghiệp nhận khoản tài trợ 75.000 USD cho việc phát triển, triển khai hoặc mở rộng sản phẩm, dịch vụ công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia còn được tiếp cận đầy đủ các chương trình ưu tiên của VCIC như đào tạo, cố vấn, cơ sở vật chất, tiếp cận phòng thì nghiệm và các nguồn tài chính.

Anh Trần Thái Dương, doanh nhân khởi nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong 18 doanh nghiệp nhận giải cuộc thi tổ chức lần đầu năm 2016.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh Việt Nam đang là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Điều này đặt ra những thách thức về việc phát triển bền vững, nhưng cũng đem đến cơ hội để cải tiến công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu", Thứ trưởng Tùng nói và cho rằng cuộc thi trên sẽ giúp điều này thành hiện thực, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuộc thi bắt đầu nhận đề xuất từ ngày 28/4 và hạn cuối là 17h ngày 23/5. Các ứng viên có thể nộp đơn trực tuyến qua www.vietnamcic.org hoặc email: poc@vietnamcic.org, hay gửi qua đường bưu điện đến Ban quản lý dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam tầng 8, tòa nhà Hoàng Sâm, 262 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
"Chứng minh ý tưởng" lần thứ nhất tổ chức tháng 6/2016 với 18 doanh nghiệp có ý tưởng xuất sắc được lựa chọn từ hơn 300 ứng viên. Trong đó một số dự án tiêu biểu như bếp sinh khối và năng lượng mặt trời giúp cải thiện cuộc sống của phụ nữ nông thôn, giải quyết nạn ách tắc giao thông đô thị và giảm phát thải CO2 thông qua việc phát triển giải pháp đi chung xe...
Phạm Hương
Tui cũng có một dự-án Mini, hì hì, tức là Tiểu Dự-án, mà chưa thực-hiện được.
Thân.
Hì hì, Tiểu Dự-án, là bao nhiêu?
- 1000m2?
- 10.000m2, và Dự-án khá hơn chút, cỡ 1-2 mẫu... hay hơn nữa?
Không sao, bài chia rồi, thì mình cứ "binh" theo bài đó. Vậy là tui làm gì với sân vườn 1000m2, gà vịt 200 con, bươi tốc bụi, không còn cọng cỏ?
Thân.
Tui thích nuôi gà vịt. Đất cao, khô. Tui đi làm ngày 8 tiếng không kể chạy trên lộ. Ngày Chúa-nhật nghỉ. Chiều về không còn thì giờ rảnh nhiều. Vậy, làm sao nuôi ba bầy, bầy khá khá : Gà, Vịt với Ngan nữa! Vậy là tui tính:
- Rào chung quanh kỷ.
- Làm chuồng theo kiểu "chuồng máy lạnh", trong đó có cây cho gà và rơm cho Vịt với Ngan. Sàn chuồng được lót đủ rơm rạ có trộn vi-sinh để có thể không phải dọn chuồng luôn. Trên sàn có máng thức ăn và nước uống.
- Cạnh chuồng gà vịt là chòi đẻ trứng. Trứng lấy ra từ sau lưng, gà đang đẻ không biết.
- Ngoài sân, trồng cỏ trên liếp thổ-canh hay thủy-canh. Chia làm 4 khu. Ba khu đóng, chỉ có 1 khu gà vịt được vào ăn cỏ và uống nước.
- Liếp cỏ được thiết-kế: gà vịt ăn cỏ, nhưng không cạp hết, mà chừa đủ gốc để cỏ lên lại cho nhanh.
- Chòi ủ phân hữu-cơ, dùng phân ủ nầy, bón cho các liếp cỏ thổ-canh.
- Nếu có chỗ:
+ Trồng bắp, bo-bo, lúa, mì... cung-cấp gà vịt nuôi.
+ Trồng Rau cải ăn lá hoặc Su-su, Khoai lang ăn đọt.
+ Đào ao, hay làm bể nuôi cá. Ủ cứt cá, cung-cấp cho các liếp trồng.

Hì hì, đây cũng là một "Nông-trại Bền Vững"!
Chủ-đề nầy là "Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu". Thưa, chúng ta là nông-dân, nên tui cũng chỉ "Ứng-phó với biến đổi khí-hậu" trong phạm-vi Trồng-trọt & Chăn nuôi thôi, sao cho:
1- Có thể chịu đựng khí-hậu ngày càng khắc-nghiệt trong nuôi trồng?
2- Hạn-chế lạm-dụng phân bón và thuốc trừ sâu & thuốc bảo-vệ thực-vật?
3- Đạt được (1) và (2) trên đây mà không làm hại môi-trường? Tức là "hòa-hợp với thiên-nhiên"
Bây giờ tui phác-họa khu vườn "Nông-trại Bền Vững" 1000m2 thử xem ra sao? Hì hì...
SAM_3809.jpg~c100

Phần trên "Liếp Rau Thổ-canh & Thủy-canh" là khu trồng trong Nhà Lưới.




Hì hì, mô-hình nầy là dành cho Gà Thả Bộ. Tui chú ý đến sức khỏe của gà nuôi, bằng cách:
A- Chuồng:
1- Thông thoáng: không-khí được hút từ đáy chuồng và thổi ra trên nóc. Và có lưới ngăn muỗi.
2- Đáy sàn được rải dăm bào cây hoặc rơm rạ... rồi trộn với vi-sinh thích-hợp.
3- Giàn ngủ giúp gà không tranh giành chỗ ngủ.
4- Buổi chiều, gà vô chuồng: có sẵn thức ăn và nước uống cho gà ăn no trước khi leo lên giàn ngủ.
5- Buổi sáng, mở cửa chuồng thì không cho gà ăn chút nào, trừ khi mưa dầm!
6- Buổi sáng: nếu có gà không năng-động, nhốt riêng để theo dõi.

B-
1- Nhiều liếp cỏ gom lại thành một khu. Mỗi khu biệt-lập. Gà chỉ được vào 1 khu mà thôi. Sau khi trụi cỏ, sẽ mở ra khu kế, đây cỏ mới.
2- Cỏ được trồng cẩn-thận : nước, phân, trùn và mỗi liếp gieo giống cỏ khác nhau.
3- Ít khi cần phải thay cỏ. Nhưng nếu cần, thì:
+ Xới đất. Trộn phân trùn 5-10% đất mặt + phân đã ủ.
+ Đào một rãnh ngang 3tấc, sâu 3tấc. Bón phân chuồng cao 5cm. Sau nầy, mỗi lần quét phân gà, vịt, ngan... giữa các liếp, đổ xuống rãnh nầy, trùn sẽ ăn rất nhanh.
+ Liếp được bảo-vệ bằng lưới kẽm rộng 20cmX20cm cao 20cm. Gà vịt chỉ ăn được cỏ cỡ nầy, không sâu hơn.

C- Lối đi chính được che để gà tránh nắng trưa và che mưa. Bị mưa, gà không ăn cỏ đưọc, mình cho ăn thực-phẩm công-nghiệp.

D- Ổ đẻ.
1- Được ngăn nhiều ngăn vừa chỗ cho con mái nằm đẻ.
2- Sau lưng ngăn đẻ, được khoét lỗ, rộng bằng bàn tay, có bản lề mở lên được để lấy trứng, mà không sợ mấy con đang đẻ.

E- Sàn chuồng gồm cứt gà, vịt... và dăm bào hay rơm rạ được đưa tới khu ủ-phân/ổ nuôi trùn.

F- Khu trồng rau củ quả.... được bón bằng phân đã ủ. Khu nầy không cho Gà Vịt qua.



Trước, tui có dịp dừng lại để quan-sát một ông cắt cỏ. Cắt rồi, ông bó chặc, để lên xe đạp. Tui lẩn-thẩn không biết ông cắt như vậy để bỏ đầy bao-tử mấy con bò...? Rồi tui nghĩ tới một người quen. Ông một thằng rễ là lái bò. Nghề dạy nghề, sau mấy năm, anh ta có được cặp mắt "tinh đời", à không, cặp mắt "tinh (đời) bò"! Là, bò mua vô, bò cái : bò có thai, chủ bò không biết mà anh ta biết! Nên, bò mua về, trước khi xẻ thịt, anh ta khám kỹ các bò cái, có đang mang thai không? Nếu mang thai, thì :
Anh sẽ tìm người muốn nuôi rẻ, như thế nầy:
- Giao bò chữa cho người nuôi,
- Sau khi bò đẻ, vẫn giữ bò mẹ để nuôi bò con cho đến khi bò con "dứt sửa",
- Bò mẹ được trả cho chủ lái sau khi nhận một số tiền thỏa-thuận trước, và tùy theo đực/cái.
Người nuôi, sau một thời thì có được một con bò do mình sở-hữu, sau 1 năm trời chăn dắt, cắt cỏ... Điều nầy khiến tui nghĩ tới:
- Nếu có 1 ngàn mét vuông đất cát khô cằn, luôn bỏ trống cho các bụi tre gai hay cây dúi hay xương rồng, thì tui sẽ trồng cỏ theo mô-hình của tui. Như vậy, không phải chăn dắt mà bò luôn có cỏ non... còn chủ bò thì có thời-gian đi làm thuê hay câu cá...
 
Em đã nuôi giun quế này hơn 5 năm rồi nên rất hiểu nó . Phân thỏ với nước đái thỏ thả trực tiếp xuống luống giun thì ok nhưng phân gà thì khác . Phải ủ kỹ vì phân gà rất nóng , chua và hôi nên bà con muốn nuôi giun quế hay ủ phân gà bằng giun quế phải nghiên cứu kỹ .
Còn nuôi phân heo bò , vịt thì đơn giản hơn .
Không biết mô hình ủ phân trên chủ topis có trộn thêm chất xơ rơm rạ gì không ? Nước tưới giữ ẩm có thêm gì không ạ ?
 
Kiến thức Bác thật rộng. Về VN sống thôi Bác để còn truyền đạt lại cho lớp trẻ ạ!
 
SAM_3825%202.jpg

Cám ơn bạn Hai la vang,
Ủ phân hữu-cơ (rác vườn và phân chuồng) thì không cùng một lúc : vừa ủ phân, vừa nuôi trùn. Bởi rơm rác được tưới vừa đủ ẩm, rồi đậy khá kín thì nó sinh nhiệt phỏng tay luôn! Trùn sẽ bỏ chạy!
Tui làm khu ủ phân 4 ngăn, ở giữa là khu sinh-sống của trùn.
Trùn không ăn phân hữu-cơ, mà chỉ ăn vi-sinh do phân mục sinh-ra mà thôi. Điều đó có nghĩa:
1- Trong khu Ủ phân, trùn chỉ bu vô chỗ đã không còn sinh nhiệt nữa, đó là góc "phân cũ".
2- Ở chuồng Gà vit, Bò Dê... cần phải quét sạch, rồi đưa vào khu Ủ phân.
3- Ở khu trồng Rau, Cỏ cho gà vịt, bò dê... ăn, thì thú vật luôn vừa ăn, vừa iả! Đó là lý-do chủ vườn phải quét sạch. Nhưng quét xong thì không cần phải đưa phân ra khu Ủ, mà chỉ cần gom phân rải-rác đổ xuống giữa liếp cỏ. Trùn biết khi nào là phân đã sẵn-sàng cho trùn xơi! Vả lại, phân đã ủ, luôn được bón cho các liếp, trùn ăn thoải-mái, trùn tội gì mò xuống rãnh đầy phân mới? Phải không nào?
(Khi đổ phân xuống rãnh giữa liếp, nhớ lấy 2 miếng cạcton chận, để không có phân dính vào cỏ lúc đổ phân).
4- Phân ủ đã "hoai" thì cứ rải lên liếp. Chia ra từng lúc rải phân lên bất cứ liếp Rau Cải, Cỏ, hay liếp ăn đọt...
Thân.
 
Cháu thấy mô hình 1000m vuông này chi phí hơi cao , cần giảm tối đa nguyên vật liệu hơn nữa
Phân gà cháu thấy chỉ cần ủ vi sinh cho nguội ( hoặc trộn thêm 50% phân bò ngâm nước vài ngày rồi cho giun quế ăn trực tiếp ) rồi thả vô riêng một khu nuôi giun quế chừng 30 m vuông để lấy phân giun quế bón rau cỏ , nuôi giun riêng một khu 30m nữa tốn rất ít thời gian nhưng khỏe hơn mà đơn giản hơn ủ phân mà giun thu được rất nhiều . Phân giun đem ra bón cho cỏ nhanh gọn , sạch và có nhiều kén giun
Không biết bác tính nuôi bao nhiêu con gà và trồng bao nhiêu m vuông rau cỏ - liệu có cần thêm phân bò để nuôi giun bón rau cỏ không ?
 
Hì hì, đây là Nông-trại Bền Vững của tui, nên tui nhắm vào : Giảm nhân-lực và tận-dụng nguồn năng-lượng thiên-nhiên, tức là hoà-hợp với thiên-nhiên với môi-trường lành mạnh có lợi cho người nuôi trồng, mà năng-xuất cao hơn cách trồng truyền-thống. Ở đây, tui áp-dụng phân nửa là trồng thổ-canh với phân chuồng đã ủ hoai cộng thêm ít nhiều phân-hóa-học để bón vô liếp cỏ.
Nhưng vì, nếu số vật nuôi cao quá, tui sẽ dùng phân thủy-canh để tiếp-sức, giúp cho các con dê bò và gia-cầm đủ thức ăn so với một mật-độ khá cao trong một khu đất hẹp.
Thân.

Cháu thấy mô hình 1000m vuông này chi phí hơi cao , cần giảm tối đa nguyên vật liệu hơn nữa
Phân gà cháu thấy chỉ cần ủ vi sinh cho nguội ( hoặc trộn thêm 50% phân bò ngâm nước vài ngày rồi cho giun quế ăn trực tiếp ) rồi thả vô riêng một khu nuôi giun quế chừng 30 m vuông để lấy phân giun quế bón rau cỏ , nuôi giun riêng một khu 30m nữa tốn rất ít thời gian nhưng khỏe hơn mà đơn giản hơn ủ phân mà giun thu được rất nhiều . Phân giun đem ra bón cho cỏ nhanh gọn , sạch và có nhiều kén giun
Không biết bác tính nuôi bao nhiêu con gà và trồng bao nhiêu m vuông rau cỏ - liệu có cần thêm phân bò để nuôi giun bón rau cỏ không ?
Tui cám ơn bạn Hai la vang nhiều lắm, đã góp ý. Bởi, hai cái đầu giúp nhau luôn tốt hơn một cái đầu! Vậy, nếu có cách nào là các con vật nuôi không dẫm lên liếp cỏ? Làm sao mà các vật nuôi chỉ được vào Khu liếp cỏ (nhiều Khu được phân chìa) để thưởng-thức cỏ non, cỏ sạch đã lên cao đúng tầm cho chúng nhai mà chủ vườn không phải gặt, rồi đem vô chuồng, rải dài máng ăn, mà không bị phí-phạm?
Hì hì, đó là cách nầy, khi mở cửa chuồng ra, thì:
- Dê, bò sẽ chăm-chăm chạy tới khu nào mà cửa được mở, mời thực-khách tới gặm. Gặp rất lịch-sự, không tranh giành...
- Gà Vịt Ngan Ngỗng... thì đi thăm mấy cái bẫy côn-trùng trước. Mấy em thiêu-thân, bướm, dế, cà-cuống... đang còn lăn-hụp trong máng nước, dưới đáy tấm Plastic, thì trở thành món điểm-tâm cho bọn gia-cầm háo đói!
 
Hì hì, đây là Nông-trại Bền Vững của tui, nên tui nhắm vào : Giảm nhân-lực và tận-dụng nguồn năng-lượng thiên-nhiên, tức là hoà-hợp với thiên-nhiên với môi-trường lành mạnh có lợi cho người nuôi trồng, mà năng-xuất cao hơn cách trồng truyền-thống. Ở đây, tui áp-dụng phân nửa là trồng thổ-canh với phân chuồng đã ủ hoai cộng thêm ít nhiều phân-hóa-học để bón vô liếp cỏ.
Nhưng vì, nếu số vật nuôi cao quá, tui sẽ dùng phân thủy-canh để tiếp-sức, giúp cho các con dê bò và gia-cầm đủ thức ăn so với một mật-độ khá cao trong một khu đất hẹp.
Thân.


Tui cám ơn bạn Hai la vang nhiều lắm, đã góp ý. Bởi, hai cái đầu giúp nhau luôn tốt hơn một cái đầu! Vậy, nếu có cách nào là các con vật nuôi không dẫm lên liếp cỏ? Làm sao mà các vật nuôi chỉ được vào Khu liếp cỏ (nhiều Khu được phân chìa) để thưởng-thức cỏ non, cỏ sạch đã lên cao đúng tầm cho chúng nhai mà chủ vườn không phải gặt, rồi đem vô chuồng, rải dài máng ăn, mà không bị phí-phạm?
Hì hì, đó là cách nầy, khi mở cửa chuồng ra, thì:
- Dê, bò sẽ chăm-chăm chạy tới khu nào mà cửa được mở, mời thực-khách tới gặm. Gặp rất lịch-sự, không tranh giành...
- Gà Vịt Ngan Ngỗng... thì đi thăm mấy cái bẫy côn-trùng trước. Mấy em thiêu-thân, bướm, dế, cà-cuống... đang còn lăn-hụp trong máng nước, dưới đáy tấm Plastic, thì trở thành món điểm-tâm cho bọn gia-cầm háo đói!
Bác hay ai đó ở việt nam đã làm thực tế mô hình này chưa ? Theo cháu nghĩ thực tế mới quan trọng , lắm thằng kỹ sư về làm nông nghiệp còn mù mờ
Không biết bác trồng bao nhiêu con dê bò , thả 1 trong 10 ô cỏ liệu nuôi được mấy con - bên úc hình như có mô hình trồng 8 ha cỏ trên 8 ô và người ta luân phiên thả cừu vào các ô đó thì phải - Còn ở việt nam cỏ rất nhiều , trồng theo cách bác có năng xuất nhiều nhưng cũng có lúc trời mưa không nắng liệu có cần trồng thêm cỏ hay chăn thả hoặc cắt cỏ ngoài đồng hay không ?
Gà bác tính nuôi mấy con , giống gà gì ? Thực tế việt nam còn nhiều côn trùng để dụ cho gà ăn hay không , liệu gà ăn hoài có hết côn trùng không ? Gà ăn no buổi tối liệu có năng xuất hiệu quả cao hơn nuôi cám 3 bữa / ngày không ? Gà nuôi ăn một bữa no thì thời gian nuôi sẽ kéo dài , liệu giá bán có cao không ?
Trùn không ăn phân hữu-cơ, mà chỉ ăn vi-sinh do phân mục sinh-ra mà thôi
Bác có thể nói rõ hơn về đoạn này được không ạ ?
 
Bác hay ai đó ở việt nam đã làm thực tế mô hình này chưa ? Theo cháu nghĩ thực tế mới quan trọng , lắm thằng kỹ sư về làm nông nghiệp còn mù mờ
Không biết bác trồng bao nhiêu con dê bò , thả 1 trong 10 ô cỏ liệu nuôi được mấy con - bên úc hình như có mô hình trồng 8 ha cỏ trên 8 ô và người ta luân phiên thả cừu vào các ô đó thì phải - Còn ở việt nam cỏ rất nhiều , trồng theo cách bác có năng xuất nhiều nhưng cũng có lúc trời mưa không nắng liệu có cần trồng thêm cỏ hay chăn thả hoặc cắt cỏ ngoài đồng hay không ?
Gà bác tính nuôi mấy con , giống gà gì ? Thực tế việt nam còn nhiều côn trùng để dụ cho gà ăn hay không , liệu gà ăn hoài có hết côn trùng không ? Gà ăn no buổi tối liệu có năng xuất hiệu quả cao hơn nuôi cám 3 bữa / ngày không ? Gà nuôi ăn một bữa no thì thời gian nuôi sẽ kéo dài , liệu giá bán có cao không ?

Bác có thể nói rõ hơn về đoạn này được không ạ ?
Tui cám ơn bạn Hai la vang về câu hỏi :"Có ai ở Vietnam đã thực-hiện mô-hình nầy?" Thì câu trả lời là không? Và tui nói thêm là, mô-hình trồng cỏ nầy là một phần trong "Tiểu Dự-án của tôi" để ứng-phó với ớTrung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ngân hàng thế giới (WB) ngày 4/5 tổ chức hội thảo nhằm kêu gọi đề xuất ý tưởng cho cuộc thi "Chứng minh ý tưởng" ứng phó với biến đổi khí hậu lần thứ hai.
Hì hì, điều nầy có nghĩa đây là những ý-kiến sáng-tạo, nên chưa có ai thực-hiện. Từ từ, tui sẽ trình-bày "Tiểu Dự-án của tui" trong đó có gì gọi là "Sáng-tạo". Hì hì, vậy tui cũng xin lập lại, những ý-kiến sáng-tạo trong "Tiểu Dự-án" nầy hoàn-toàn mới, chưa có ai thực-hiện ở Việt-nam và cũng chưa ai thực-hiện tại bất cứ ở đâu, bất cứ xứ nào! Hì hì, nói cho vui thôi! Bất cứ xứ nào, có nghĩa kể luôn các nước khác. Đó là thật. Mà một ý-kiến nhỏ của tui, chỉ giúp ít một nhỏ mọn cho chính thân-nhân của tui, bà con nông-dân nghèo của tui...

Trở lại, ý-kiến sáng tạo nầy là để cho bà con nuôi, trồng... Điều nầy có nghĩa là, nuôi bao nhiêu bò dê, gà vịt là do " tùy theo đối-tượng nhìn xem đẹp xấu", và bao nhiêu con, cũng tùy theo đối-tượng...
Ở Úc, đất rộng cò bay thẳng cánh. Họ phân lô cho trừu bò ăn. Chỗ nào không cho ăn, thì họ gặt, cuốn cỏ khô lại để cho ăn trong chuồng.
Cách của tui là nhà nghèo, đất hẹp. Trời mưa thì gà vịt trú mưa, hết mưa thì ra ăn, mà vì có rào, nên cỏ không bị dẫm lên. Mà mưa vừa dứt, là lúc gà vịt tìm mấy con trùn lang-thang bỏ ổ, trở thành món khoái khẩu... Và đặc-biệt là, không bao giờ chúng ta thấy trùn bế-bi lang-thang trên mặt đất? Là bởi, khi trùn con vừa chui ra khỏi kén, chúng ngay tức khác, chui xuống thật sâu, cho tới khi khá lớn, chúng mời trồi lên mặt đất. Đó chỉ là một bản-năng của loài trùn, để bảo-toàn nòi giống...
Trước, tui nuôi 600 con gà vịt trong chuồng 15m X 15m. Kế bên là một bãi cỏ. Tui để cho chúng tự lo. Tối về, tui mới cho ăn thức ăn công-nghiệp trước khi ngủ.
Bẫy côn-trùng, có khi không có con nào, có khi thì cả đống. Vậy nên tui không quan-tâm chuyện thức-ăn bằng côn-trùng. Có cũng được, mà không có cũng không sao.
Thân.

Bác có thể nói rõ hơn về đoạn này được không ạ ?
Trùn không ăn phân hữu-cơ, mà chỉ ăn vi-sinh do phân mục sinh-ra mà thôi
Vậy, theo bạn Hai la vang, trùn ăn gì?
Trùn không ăn phân hữu-cơ, mà chỉ ăn vi-sinh do phân mục sinh-ra mà thôi
Đó là lý-do người nuôi Trùn không cho thức-ăn thẳng vào ổ nuôi Trùn, mà người ta tạo cho vi-sinh có được một bề mặt (diện-tích càng rộng càng tốt) để quần-thể vi-sinh dễ bành-trướng trên bề mặt. Những cách thường làm và rất hiệu-quả là:
- Xay nhuyễn trước,
- Quậy phân tươi (phân gà, heo, bò, dê...) với trà Trùn cho thật đều trước khi cho trùn ăn.
Là như vậy, quần-thể vi-sinh bám đều các mặt phân, Trùn ăn ngay.
Thân.

Xin bà con giúp tui!
Tui dùng Photobucket để chuyển hình lên Agriviet. Bây giờ, nếu tui không dùng Photobucket nữa, thì con giúp dùm tui, tui sẽ làm gì để chuyển hình lên Agriviet?
Thành-thật cám ơn quý bà con!
Thân.
0

Hì hì! Tui lấy một hình (cà chớn) của tui, rồi tui dùng Email nầy gởi qua Email kia, cũng là 2 cái điạ-chỉ của tui. Rồi tui nhấn nút chuyển qua. Ngon lành! Khoái quá! Chia vui cùng bà con!
Thân.
Back to message
From:Trung Nguyen

SAM_3830.JPG
Upload ảnh nhanh

Back to message
From:Trung Nguyen

SAM_3830.JPG




dT1hSFIwY0Rvdkx6TmpMVzFoYVd4amIyMHRiSGhoTG5ObGNuWmxjaTVzWVc0dmJXRnBiQzlqYkdsbGJuUXZhVzUwWlhKdVlXd3ZZWFIwWVdOb2JXVnVkQzlrYjNkdWJHOWhaQzkwWVhSME1GOHhMUzB0ZEcxaGFURTBZMlF4TVdWbE16UTBZekZoTlRZN2FuTmxjM05wYjI1cFpEMDFORVpETUVWQk9UQTRPREZGUWtRd1FUVXhPVFpHTXpVMU1qaEVNVEE0TUMxdU1TNXNlR0V3TkdFXyZ3PTgwMCZoPTYwMCZxPTc1JnQ9MTQ5ODk2MTQ1NQ__

Giàn trồng cây cắt đọt. Giàn cao ngang thắt lưng, vừa tầm cắt và rất sạch.
Thân.
Tiểu Nông-trại nầy, tự cung-cấp hầu hết nhu-cầu của trại, đúng nghĩa "Bền Vững" : Thứ nầy loại ra thì thứ khác lại dùng, xây tua như vậy theo nguyên-tắc "cộng-sinh".
. Tui chưa trình-bày về phần "sạch của môi-trường" trong đó có "sinh-hoạt của chủ vườn", và về "thủy-sản". Cái điều thú-vị là cả "Nông-trại Bền Vững" nầy lại bắt nguồn từ mấy con trùn tầm thường dưới đất (con trùn) và mấy con vi-sinh.
Hì hì, không có mấy bà con thích con trùn, nhiều khi gớm-ghiết nữa! Trong khi đó, nông-dân Úc rất yêu con vật nầy. Họ nói: Trùn là bạn của nông-dân. Làm nông ngoài đồng luôn bị chảy máu tay chân! Không sao, cứ lấy phân trùn trét đầy chỗ rách da, rồi tiếp-tục làm việc, dù họ biết rõ là trong cứt trùn có đầy vi-khuẩn, vi-sinh... Vết thương không độc, mà lành nhanh lắm!
Hì hì, cái điều vui là, dân Tây họ không thích mơ-hồ, họ muốn biết, coi trong ruột con trùn có loại vi-khuẩn vi-sinh nào... vậy là họ phân-tích trong phòng thí-nghiệm. Thì rõ-ràng là đầy nhóc các thứ vi-ti nầy. Để tui tìm xem kết-qủa. Xin bà con cho tui thời-gian.
Thân.
35256358520_3243f779b4_o.jpg

0

Trong đất, trùn nuốt đất cát ở đầu miệng, rồi iả ra đầu đuôi, giúp trùn tiến tới trong lòng đất. Vậy, kết-quả trong công việc nầy, trùn để lại cái gì:
- Làm đất tơi ra,
- Vừa di-chuyển, vừa ỉa, trùn rải dài cứt của nó suốt đường đi "được tráng đầy nhựa và vi-sinh/vi-khuẩn,
- Chuyên-chở ốc-xy sâu xuống đất, xuống giúp cho vi-sinh chuyển-hóa các yếu-tố hữu-cơ thành vô-cơ là thứ mà rễ cây hút được,
Làm được bao nhiêu đó, nông-dân thấy ngay là đất chai sẽ/đã được cải-thiện.
Thân.
Chỉ mới hơn nửa thế-kỷ, khoảng một đời người, đó là lúc nhiều nơi trên thế-giới phải đối-diện với nạn-đói trầm-trọng! Làm sao để sản-xuất cho đủ thức ăn trong khi độ mầu-mỡ đất càng xuống thấp độ phì-nhiêu, do qua nhiều thế-kỷ tận-dụng đất canh-tác mà không bồi-bổ cho nó! "Cùng tắc biến, biến tắc thông", phân hóa-học ra đời! Một công đất, gặt được 1 gịa lúa, rồi phép mầu phân hóa-học đã giúp nông-dân trong 1 công đất cằn-cỗi đã gặt được 10 gịa lúa!
Thừa thắng "xốc tới", chẳng bao lâu nhà nông nếm mùi... để có thể duy-trì mức thu-hoạch như năm rồi, thì năm sau phải tăng số-lượng rải phân vô ruộng... Và rồi, như dân nghiện xì-ke, nếu không tăng liều, thì lượng thuốc đó không "ép-phê"! Chính vậy mà đất mỗi ngày càng khô cằn. Nhà nông than : "Đất chai quá! Không thể trồng gì được!"

Đây là lúc miếng đất của mình khô rang, chan-chát! Cần phải cải-thiện nó!
 
Last edited:
Vậy, theo bạn Hai la vang, trùn ăn gì?
Giun quế ăn chất hữu cơ đang hoai mục - nó có thể ăn trực tiếp phân bò heo vịt thỏ nhưng phân gà nó không thể ăn nổi vì trong phân gà có nhiều vị mặn , chua , cay nên giun nó không thể nuốt nổi đành chờ một thời gian phân gà hoai mục thêm và vị mặn , chua , cay trong phân gà gần hết thì nó mới ăn
Luôn tiện bác cho cháu hỏi . Tại sao phân gà lại nóng , chua , cay hơn phân heo ?

Phân heo để ngoài trời 10 ngày rồi tưới nước cho giun ăn cũng được , còn phân gà thì không , nó phải chờ lâu hơn .
 
Giun quế ăn chất hữu cơ đang hoai mục - nó có thể ăn trực tiếp phân bò heo vịt thỏ nhưng phân gà nó không thể ăn nổi vì trong phân gà có nhiều vị mặn , chua , cay nên giun nó không thể nuốt nổi đành chờ một thời gian phân gà hoai mục thêm và vị mặn , chua , cay trong phân gà gần hết thì nó mới ăn
Luôn tiện bác cho cháu hỏi . Tại sao phân gà lại nóng , chua , cay hơn phân heo ?

Phân heo để ngoài trời 10 ngày rồi tưới nước cho giun ăn cũng được , còn phân gà thì không , nó phải chờ lâu hơn .
Tại sao phân Heo, Bò, Thỏ trùn có thể ăn trực-tiếp, còn phân Gà thì không? Vậy bạn thử so-sánh khẩu-phần của của Heo, Bò, Thỏ với khẩu-phần của Gà. Bạn thấy sao?
Thân.
 
Tại sao phân Heo, Bò, Thỏ trùn có thể ăn trực-tiếp, còn phân Gà thì không? Vậy bạn thử so-sánh khẩu-phần của của Heo, Bò, Thỏ với khẩu-phần của Gà. Bạn thấy sao?
Thân.
Gà ăn khẩu phần giống như heo với thỏ ăn
Cháu nghĩ là do cơ thể sinh lý con gà nó khác với con heo với con thỏ
Có thể do con gà thận yếu , chỉ ỉa không đái , cơ thể nóng nhiều chất bài tiết ra được đưa thẳng vào phân - cháu chỉ đoán thôi , còn phải chờ câu trả lời của bác nữa mà
Tại sao phân heo với phân thỏ và phân vịt lại khác phân gà ??
Bác thủy-canh ơi , bác năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ ?
 
Tui đồng ý với bạn Hai la vang về bộ tiêu-hóa của Gia cầm và Thú vật:
- Gia-cầm không có đường Tiểu.
- Gà vịt bài-tiết Nước đái và Phân cùng ra một chỗ. Nồng-độ phân của Gia-cầm NH4 rất cao, nên dù đã ủ mấy tháng rồi, mà bón cây thì rễ cũng cháy! Đó là chưa kể gà nuôi thức ăn công-nghiệp thì cả 3 thứ U-rê, Lân và Bồ-tạc rất cao.
- Còn Bò Dê Thỏ và các thú-vật ăn cỏ thì Đái, iả ra hai đường khác nhau. Đã vậy, bà con khi thu góp phân bò, đem phơi trước khi vô bao đem bán thì phân đó chỉ còn là xác cỏ, phân bị mất rất nhiều.
- Phân Heo: Khẩu-phần có nhiều Protein, nhưng nhờ uống nước nhiều, phân rất loãng. Người nuôi trùn pha phân thêm, quậy trước để cho U-rê thấm vô Ốc-xy để thành Nitrít và Nitrat thì không còn hại cho trùn.
(Đâu đó ở đây, tui có nói chuyện Ủ phân, nhưng chưa nói chuyện Nông-trại Bền Vững của tui tận-dụng Trà Trùn như thế nào? Nó có dính-líu tới chuyện Ỉa/Đái. Đó là con Cá! Cá ăn cùng một chỗ, Đái/Ỉa cũng tại chỗ đó luôn! Và vậy, tui dùng Trà Trùn cho Cá như thế nào trong Nông-trại Bền Vững?)
0

Thưa,
Tui bị trục-trăc với Photobucket, nên hình bị mất nhiều lắm! Làm sao tui biết được hình nào còn, hình nào mất, để chuyển lại cho bà con xem!
Thân.
 
Thưa bác ! Con chỉ xem được có một hình về chỉ số của con trùn thôi ạ. Nếu bác chuyển lại được mấy hình đó thì hay quá.
Kính bác!
 
Giàn cây cắt đọt
Trước, tui trồng 1 liếp khoai lang để lấy đọt. Nhưng vì không có kinh-nghiệm, tui trồng trên đất. Cắt thích lắm! Đó là lúc đầu, về sau tui không cắt bán nữa, bởi, phải dậm lên để cắt. Nên tui cho bà con cắt tự-do, không bán. Đó là tui trồng bằng thủy-canh.
Giàn nầy (theo hình vẽ):
- Rất vừa tầm cắt, ngang hông.
- Liếp ngang 1,5m. Nên vừa cánh tay, dể cắt đọt.
- Dưới đất:
+ Ở giữa là rãnh sâu, để đổ phân tươi. Trùn biết khi nào là lúc ăn được.
+ Hai bên rãnh ở giữa, có 2 ống nước nhỏ giọt (đôi khi có phân thủy-canh để giàn cây "sung" thêm!). Ngoài ra, bón thêm phân hữu-cơ đã hoai.
*
Có một nông-dân Úc bảo tui:
- Lấy 2 trái Su-su già, chôn cạn xuống đất (trong liếp). Hai trái Su-su nầy sắp cho mầm cạnh nhau. Khi mầm lên, cột nhẹ chúng, không cho rời trong lúc lớn lên. Hì hì, ông nói : Cho tụi nó "kết-hôn", thì sẽ có nhiều tược hơn!
Thân.
Gà ăn khẩu phần giống như heo với thỏ ăn
Cháu nghĩ là do cơ thể sinh lý con gà nó khác với con heo với con thỏ
Có thể do con gà thận yếu , chỉ ỉa không đái , cơ thể nóng nhiều chất bài tiết ra được đưa thẳng vào phân - cháu chỉ đoán thôi , còn phải chờ câu trả lời của bác nữa mà
Tại sao phân heo với phân thỏ và phân vịt lại khác phân gà ??
Bác thủy-canh ơi , bác năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ ?
Tui tuổi con Gà đó em!
Thân.



Thưa bà con,
Tui rất dốt về Computer, nên thỉnh-thoảng cứ bị trục-trặc hoài về chuyện gởi hình lên. Vừa rồi, tui chuyển lên Facebook thì lại được. Không hiểu tại sao lại có chuyện khác nhau như vậy? Bà con có ý-kiến gì không?
Thân.
Đây là cái Liếp Cỏ. Bên dưới là cái Bẫy Côn-trùng.


- Tấm Plastic trong suốt dưới đèn. Côn-trùng không thể bay qua được mà chúi đầu tấm Plastic, cho đến khi nhúng nước rồi chết ngộp luôn!


Tui tin là, nếu tất cả nông-dân đều làm Bẫy Côn-trùng nầy, thì mỗi đêm sẽ diệt được số côn-trùng không nhỏ. Mà không phải dùng thuốc.
Xin phép giải-thích rõ thêm về tấm hình nầy:
Phần trên (A) Liếp Cỏ:
- Rãnh phân tươi ở giữa,
- Hai bên rãnh có ống tưới nhỏ giọt và phân chuồng đã hoai, thỉnh-thoảng bón thêm,
- Lưới kẽm, ngăn không cho Dê, Gà Vịt chui vô,
- Trên nóc lưới kẽm có thêm một cây sắt cứng, ngăn không cho Dê chồm lên,
- Cỏ được giữ cho đến lúc thật cao mới mở cổng cho Dê Gà vô ăn. Và không cho cỏ bị trụi tận gốc. Lúc nầy, không cho ăn cỏ nữa, để dưỡng cho lên lại.
- Giữa rảnh có đào muơng, để đổ phân tươi xuống,
- Chung-quanh liếp có lưới kẽm, không cho Gà Vịt Dê chui vô,
- Trên liếp có 1 cây sắt cứng, để ngăn không cho Dê chồm lên,
- 2 liếp bên trái là Cỏ.
- 1 Liếp bên phải là giàn trồng Su-su Khoai lang và v.v.... cắt đọt.


19884339_768344646660753_3928740171750498696_n.jpg

Chuồng Gà:
- Trên cao là lổ thoát hơi,
- Hai bên mái, có mấy chai nước đầy (úp ngược) để thu ánh-sáng mặt trời, chiếu sáng bên trong chuồng,
- Giàn gà ngủ,
- Gà vừa vô chuồng là gặp nước uống và thức ăn. Đây là bữa ăn duy-nhất trong ngày, gà phải ăn no trước khi ngủ,
- Gà vô chuồng xong là lưới côn-trùng được hạ xuống, ruồi muổi không vô được nữa, chuồng gà rất kín,
- Sáng sớm, gà ra khỏi chuồng là gặp ngay các bẫy côn-trùng, sẵn-sàng để gà ăn.
- Bên cạnh chuồng, có 2 bãi cát: (1) Cát nhuyễn để gà tắm nắng, diệt mạt gà; (2) Cát thô để gà ăn, mề gà rất cần để xay các hạt cứng.
- Các Liếp Cỏ cho gà ăn được luân-chuyển, để lúc nào cũng có cỏ non cho gà.
- Phân gà trong chuồng : Được đưa tới nhà ủ. Sau khi hoai, bón cho các Liếp.
- Phân chung quanh liếp cỏ : Được gom rồi đưa rãnh sâu giữa liếp, để trùn ăn khi nào thích-hợp.
* Chuồng gà nầy cũng theo nguyên-tắc "Ứng-phó với Nhiệt-độ trong Nhà Kính" :
- Cả chuồng lợp kín : Nóc và vách.
- Lấy không-khí lạnh sát đất thổi vô chuồng.
- Và hơi nóng thoát ra ngoài bằng lổ thông hơi trên nóc.
- Để tránh ruồi, muỗi vô chuồng, dưới đáy 1-2tấc là lưới côn-trùng.
 
Last edited:
Back
Top