Ứng-phó với "Biến đổi khí-hậu"

Bài nầy đã được Loan Nguyễn đăng lên. Bà con nào có ý-kiến hay, mới để ứng-phó với tình-hình thời-tiết ở Việt-nam không?
Thân.
*
Thứ năm, 4/5/2017 | 15:51 GMT+7
Doanh nghiệp có thể 'ẵm' 75.000 USD khi ứng phó với biến đổi khí hậu
Nếu có ý tưởng xuất sắc giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ nhận tài trợ lên đến 75.000 USD mà còn được cố vấn đào tạo, tiếp cận đầy đủ dịch vụ ươm tạo, thương mại hóa và phát triển kinh doanh.
Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ngân hàng thế giới (WB) ngày 4/5 tổ chức hội thảo nhằm kêu gọi đề xuất ý tưởng cho cuộc thi "Chứng minh ý tưởng" ứng phó với biến đổi khí hậu lần thứ hai.
Đại diện VCIC cho biết, cuộc thi nhằm tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ sáng tạo của nhóm khởi nghiệp, công ty hoặc cá nhân có tiềm năng nhằm giảm thiểu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án sẽ giúp doanh nghiệp nhận khoản tài trợ 75.000 USD cho việc phát triển, triển khai hoặc mở rộng sản phẩm, dịch vụ công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia còn được tiếp cận đầy đủ các chương trình ưu tiên của VCIC như đào tạo, cố vấn, cơ sở vật chất, tiếp cận phòng thì nghiệm và các nguồn tài chính.

Anh Trần Thái Dương, doanh nhân khởi nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong 18 doanh nghiệp nhận giải cuộc thi tổ chức lần đầu năm 2016.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh Việt Nam đang là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Điều này đặt ra những thách thức về việc phát triển bền vững, nhưng cũng đem đến cơ hội để cải tiến công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu", Thứ trưởng Tùng nói và cho rằng cuộc thi trên sẽ giúp điều này thành hiện thực, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuộc thi bắt đầu nhận đề xuất từ ngày 28/4 và hạn cuối là 17h ngày 23/5. Các ứng viên có thể nộp đơn trực tuyến qua www.vietnamcic.org hoặc email: poc@vietnamcic.org, hay gửi qua đường bưu điện đến Ban quản lý dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam tầng 8, tòa nhà Hoàng Sâm, 262 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
"Chứng minh ý tưởng" lần thứ nhất tổ chức tháng 6/2016 với 18 doanh nghiệp có ý tưởng xuất sắc được lựa chọn từ hơn 300 ứng viên. Trong đó một số dự án tiêu biểu như bếp sinh khối và năng lượng mặt trời giúp cải thiện cuộc sống của phụ nữ nông thôn, giải quyết nạn ách tắc giao thông đô thị và giảm phát thải CO2 thông qua việc phát triển giải pháp đi chung xe...
Phạm Hương
Tui cũng có một dự-án Mini, hì hì, tức là Tiểu Dự-án, mà chưa thực-hiện được.
Thân.
Hì hì, Tiểu Dự-án, là bao nhiêu?
- 1000m2?
- 10.000m2, và Dự-án khá hơn chút, cỡ 1-2 mẫu... hay hơn nữa?
Không sao, bài chia rồi, thì mình cứ "binh" theo bài đó. Vậy là tui làm gì với sân vườn 1000m2, gà vịt 200 con, bươi tốc bụi, không còn cọng cỏ?
Thân.
Tui thích nuôi gà vịt. Đất cao, khô. Tui đi làm ngày 8 tiếng không kể chạy trên lộ. Ngày Chúa-nhật nghỉ. Chiều về không còn thì giờ rảnh nhiều. Vậy, làm sao nuôi ba bầy, bầy khá khá : Gà, Vịt với Ngan nữa! Vậy là tui tính:
- Rào chung quanh kỷ.
- Làm chuồng theo kiểu "chuồng máy lạnh", trong đó có cây cho gà và rơm cho Vịt với Ngan. Sàn chuồng được lót đủ rơm rạ có trộn vi-sinh để có thể không phải dọn chuồng luôn. Trên sàn có máng thức ăn và nước uống.
- Cạnh chuồng gà vịt là chòi đẻ trứng. Trứng lấy ra từ sau lưng, gà đang đẻ không biết.
- Ngoài sân, trồng cỏ trên liếp thổ-canh hay thủy-canh. Chia làm 4 khu. Ba khu đóng, chỉ có 1 khu gà vịt được vào ăn cỏ và uống nước.
- Liếp cỏ được thiết-kế: gà vịt ăn cỏ, nhưng không cạp hết, mà chừa đủ gốc để cỏ lên lại cho nhanh.
- Chòi ủ phân hữu-cơ, dùng phân ủ nầy, bón cho các liếp cỏ thổ-canh.
- Nếu có chỗ:
+ Trồng bắp, bo-bo, lúa, mì... cung-cấp gà vịt nuôi.
+ Trồng Rau cải ăn lá hoặc Su-su, Khoai lang ăn đọt.
+ Đào ao, hay làm bể nuôi cá. Ủ cứt cá, cung-cấp cho các liếp trồng.

Hì hì, đây cũng là một "Nông-trại Bền Vững"!
Chủ-đề nầy là "Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu". Thưa, chúng ta là nông-dân, nên tui cũng chỉ "Ứng-phó với biến đổi khí-hậu" trong phạm-vi Trồng-trọt & Chăn nuôi thôi, sao cho:
1- Có thể chịu đựng khí-hậu ngày càng khắc-nghiệt trong nuôi trồng?
2- Hạn-chế lạm-dụng phân bón và thuốc trừ sâu & thuốc bảo-vệ thực-vật?
3- Đạt được (1) và (2) trên đây mà không làm hại môi-trường? Tức là "hòa-hợp với thiên-nhiên"
Bây giờ tui phác-họa khu vườn "Nông-trại Bền Vững" 1000m2 thử xem ra sao? Hì hì...
SAM_3809.jpg~c100

Phần trên "Liếp Rau Thổ-canh & Thủy-canh" là khu trồng trong Nhà Lưới.




Hì hì, mô-hình nầy là dành cho Gà Thả Bộ. Tui chú ý đến sức khỏe của gà nuôi, bằng cách:
A- Chuồng:
1- Thông thoáng: không-khí được hút từ đáy chuồng và thổi ra trên nóc. Và có lưới ngăn muỗi.
2- Đáy sàn được rải dăm bào cây hoặc rơm rạ... rồi trộn với vi-sinh thích-hợp.
3- Giàn ngủ giúp gà không tranh giành chỗ ngủ.
4- Buổi chiều, gà vô chuồng: có sẵn thức ăn và nước uống cho gà ăn no trước khi leo lên giàn ngủ.
5- Buổi sáng, mở cửa chuồng thì không cho gà ăn chút nào, trừ khi mưa dầm!
6- Buổi sáng: nếu có gà không năng-động, nhốt riêng để theo dõi.

B-
1- Nhiều liếp cỏ gom lại thành một khu. Mỗi khu biệt-lập. Gà chỉ được vào 1 khu mà thôi. Sau khi trụi cỏ, sẽ mở ra khu kế, đây cỏ mới.
2- Cỏ được trồng cẩn-thận : nước, phân, trùn và mỗi liếp gieo giống cỏ khác nhau.
3- Ít khi cần phải thay cỏ. Nhưng nếu cần, thì:
+ Xới đất. Trộn phân trùn 5-10% đất mặt + phân đã ủ.
+ Đào một rãnh ngang 3tấc, sâu 3tấc. Bón phân chuồng cao 5cm. Sau nầy, mỗi lần quét phân gà, vịt, ngan... giữa các liếp, đổ xuống rãnh nầy, trùn sẽ ăn rất nhanh.
+ Liếp được bảo-vệ bằng lưới kẽm rộng 20cmX20cm cao 20cm. Gà vịt chỉ ăn được cỏ cỡ nầy, không sâu hơn.

C- Lối đi chính được che để gà tránh nắng trưa và che mưa. Bị mưa, gà không ăn cỏ đưọc, mình cho ăn thực-phẩm công-nghiệp.

D- Ổ đẻ.
1- Được ngăn nhiều ngăn vừa chỗ cho con mái nằm đẻ.
2- Sau lưng ngăn đẻ, được khoét lỗ, rộng bằng bàn tay, có bản lề mở lên được để lấy trứng, mà không sợ mấy con đang đẻ.

E- Sàn chuồng gồm cứt gà, vịt... và dăm bào hay rơm rạ được đưa tới khu ủ-phân/ổ nuôi trùn.

F- Khu trồng rau củ quả.... được bón bằng phân đã ủ. Khu nầy không cho Gà Vịt qua.
 
Last edited:
Bác @Thuy-canh !
Vậy là giàn rau của bác chỉ do cách bón phân mà có khác biệt lớn vậy. Còn giống có liên quan ít nhiều không ạ. Trước cháu có giống rau lang ăn lá, nghĩa là cây ra nhiều đọt, ít tạo củ mà của ăn cũng không ngon. Cây bác trồng có phải là giống này không ạ?
Cháu không biết gì về nông trại bền vững đâu ạ. Cháu thấy thật hay nếu chu trình được khép kín mà không hại đến môi trường xung quoanh. Nên bác nói gì thì cháu xin nghe.
Kính!
Em Khang Trung,
Tui trồng giống củ ruột vàng như mật. Tui cũng trồng giống Dương Ngọc, của trắng pha tím, bột ăn rất bùi và lá thì màu tím.
Vì tui thích ăn lá, còn nhiều người thích ăn cọng, nên họ chỉ chọn giống khoai có lá nhỏ.
Nếu em muốn dây ra nhiều đọt, suy-nghĩ thế nầy (tùy theo cách trồng, mùa, tưới và phân phón):
- Từ lúc dăm hom khoai lang cho đến thu-hoạch là 4 tháng.
- Từ lúc dăm hom đến khi ra nhiều lá là 4-6 tuần,
* Rể bắt đầu phồng lên, để biến thành củ. Trong lúc đó đọt ngừng phát-triển, và ra hoa. Đây là lúc dây khoai chuẩn-bị giai-đoạn nhưng phát-triển, để chỉ gom chất bổ trong dây để tạo hạt và củ để truyền giống cho mùa sau, nên người trồng:
- Giảm nước,
- Giảm phân đạm N : ngưng tạo lá,
- Tăng bồ-tạt Kali : tăng tạo củ.
* Nhưng nếu người trồng muốn ăn lá, thì mình làm ngược lại:
- Vẫn tưới bình thường,
- Bón phân ủ hữu-cơ để tạo chất mùn, là thứ trùn rất thích,
- Giảm Kali, nhưng tăng đạm N.
Làm như vậy, rể khoai không tạo củ, và trên giàn thì cứ sinh ra nhiều đọt để bành-trướng, lan ra... chờ cho cậy có dấu hiệu "lão-hoá", mà, hì hì, không bao giờ tới!
Em đồng ý không?
Thân.
 
Em Khang Trung,
Tui trồng giống củ ruột vàng như mật. Tui cũng trồng giống Dương Ngọc, của trắng pha tím, bột ăn rất bùi và lá thì màu tím.
Vì tui thích ăn lá, còn nhiều người thích ăn cọng, nên họ chỉ chọn giống khoai có lá nhỏ.
Nếu em muốn dây ra nhiều đọt, suy-nghĩ thế nầy (tùy theo cách trồng, mùa, tưới và phân phón):
- Từ lúc dăm hom khoai lang cho đến thu-hoạch là 4 tháng.
- Từ lúc dăm hom đến khi ra nhiều lá là 4-6 tuần,
* Rể bắt đầu phồng lên, để biến thành củ. Trong lúc đó đọt ngừng phát-triển, và ra hoa. Đây là lúc dây khoai chuẩn-bị giai-đoạn nhưng phát-triển, để chỉ gom chất bổ trong dây để tạo hạt và củ để truyền giống cho mùa sau, nên người trồng:
- Giảm nước,
- Giảm phân đạm N : ngưng tạo lá,
- Tăng bồ-tạt Kali : tăng tạo củ.
* Nhưng nếu người trồng muốn ăn lá, thì mình làm ngược lại:
- Vẫn tưới bình thường,
- Bón phân ủ hữu-cơ để tạo chất mùn, là thứ trùn rất thích,
- Giảm Kali, nhưng tăng đạm N.
Làm như vậy, rể khoai không tạo củ, và trên giàn thì cứ sinh ra nhiều đọt để bành-trướng, lan ra... chờ cho cậy có dấu hiệu "lão-hoá", mà, hì hì, không bao giờ tới!
Em đồng ý không?
Thân.
Khoai trồng cho leo dàn thì hơi lạ
Cháu trồng khoai muốn ra nhiều đọt cũng làm như thế , bón nhiều phân đạm và tưới nhiều nước - Vun chân tưới bón phân chuồng nhiều hơn , phân chuồng cháu không ủ cũng không có trùn - đơn giản thế mà ra nhiều đọt lắm .
Rau cháu không cho leo dàn mà cuốc vồn đất rộng 1-1,2 m cao 30 -35cm - trồng hai hàng rau giữa vồn đất
Rau sau 1 tháng nó bò ngang hai bên rất nhiều lúc này cháu bắm đọt vun chân bằng phân chuồng - tiếp tháng thứ hai rau ra nhiều đọt hơn , lúc này những ngọn rau mọc rất dài nhưng cháu không bắm đọt mà vun chân nhiều hơn , bón nhiều phân chuồng nhiều hơn ( phân heo ) và vun chân , tưới nước đều đều , bón thêm 2 loại phân hóa học nữa là đạm và lân - rau được vun chân tưới nước và đất tơi xốp nên rễ ở nách lá ra rất nhiều từ đó mọc lên nhiều ngọn rau
Cách trồng này cách đây 15 năm đã có người trồng rồi và cháu là người học theo
Còn cách trồng cho rau leo dàn như bác cháu nghĩ thích hợp với cây mồng tơi hơn
Luôn tiện bác cho cháu hỏi một vấn đề
Có một cái cây sung mọc ven sông cách đường QL cháu hay đi mấy năm trước nó rất xanh tốt nhưng không hiểu lý do vì sao mà năm nay cây sung đó chết , chết khô - cây không ai chặt cành hay bấn góc , đất không ai cuốc xới , cách đó 60 m có một bãi rác nhỏ
Theo bác một cây sung bình thường đang xanh tốt bỗng nhiên chết khô thì có khả năng những nguyên nhân nào ạ ?
Bác cho cháu câu trả lời với nhé
Cây sung có thật bác ạ , bác cần ảnh cháu gửi ảnh cho bác xem cây sung
Mời bác @anhmytran vào giúp câu trả lời luôn ạ !
Thân
 
Khoai trồng cho leo dàn thì hơi lạ
Cháu trồng khoai muốn ra nhiều đọt cũng làm như thế , bón nhiều phân đạm và tưới nhiều nước - Vun chân tưới bón phân chuồng nhiều hơn , phân chuồng cháu không ủ cũng không có trùn - đơn giản thế mà ra nhiều đọt lắm .
Rau cháu không cho leo dàn mà cuốc vồn đất rộng 1-1,2 m cao 30 -35cm - trồng hai hàng rau giữa vồn đất
Rau sau 1 tháng nó bò ngang hai bên rất nhiều lúc này cháu bắm đọt vun chân bằng phân chuồng - tiếp tháng thứ hai rau ra nhiều đọt hơn , lúc này những ngọn rau mọc rất dài nhưng cháu không bắm đọt mà vun chân nhiều hơn , bón nhiều phân chuồng nhiều hơn ( phân heo ) và vun chân , tưới nước đều đều , bón thêm 2 loại phân hóa học nữa là đạm và lân - rau được vun chân tưới nước và đất tơi xốp nên rễ ở nách lá ra rất nhiều từ đó mọc lên nhiều ngọn rau
Cách trồng này cách đây 15 năm đã có người trồng rồi và cháu là người học theo
Còn cách trồng cho rau leo dàn như bác cháu nghĩ thích hợp với cây mồng tơi hơn
Luôn tiện bác cho cháu hỏi một vấn đề
Có một cái cây sung mọc ven sông cách đường QL cháu hay đi mấy năm trước nó rất xanh tốt nhưng không hiểu lý do vì sao mà năm nay cây sung đó chết , chết khô - cây không ai chặt cành hay bấn góc , đất không ai cuốc xới , cách đó 60 m có một bãi rác nhỏ
Theo bác một cây sung bình thường đang xanh tốt bỗng nhiên chết khô thì có khả năng những nguyên nhân nào ạ ?
Bác cho cháu câu trả lời với nhé
Cây sung có thật bác ạ , bác cần ảnh cháu gửi ảnh cho bác xem cây sung
Mời bác @anhmytran vào giúp câu trả lời luôn ạ !
Thân
Khoai lang lấy đọt, mỗi người trồng khác nhau. Tui không có thì giờ vun liếp và bón phân chuồng, khó lắm, dễ bị phân dính tèm-lem! Vả lại, rể từ nách ăn sâu, khó vun chân....
Tui trồng để sinh sống, nên cây nào không còn sản-xuất là tui đã nhổ ngay rồi, tui không biết tại sao nó chết!
 
Hì hì, em nói làm tui mắc cỡ! Chúng ta trao đổi để ứng-dụng những cái theo kinh-nghiệm thôi. Nếu ý kiến của tui sai, em cứ nhắc tui.
Thân.
Bác, kinh nghiệm của bác quý lắm, cháu nói thật lòng chứ không nịnh bác. Những vấn đề về nông trại bền vững bác đang trình bày cháu thấy rất thú vị nhưng không có điều kiện làm nên chỉ đọc cho có thêm tri thức mong đến một ngày có điều kiện ứng dụng.
Bây giờ cháu muốn thử nghiệm một dàn rau lang 1,5X1,5m theo cách của bác, bác có thể giúp cháu được không?
Kính!
 
Bác, kinh nghiệm của bác quý lắm, cháu nói thật lòng chứ không nịnh bác. Những vấn đề về nông trại bền vững bác đang trình bày cháu thấy rất thú vị nhưng không có điều kiện làm nên chỉ đọc cho có thêm tri thức mong đến một ngày có điều kiện ứng dụng.
Bây giờ cháu muốn thử nghiệm một dàn rau lang 1,5X1,5m theo cách của bác, bác có thể giúp cháu được không?
Kính!
Hì hì, được chứ sao không?
Em sữa-soạn đất, đi em!
Thân.
Phân trùn quế có 3 loại
Loại 1 là hữu cơ được giun quế ăn hết hoàn toàn gọi là phân trùn quế chín - Phân trùn quế chín là loại phân đang bàn luận
Loại 2 là hữu cơ được giun ăn chưa hết 90% được gọi là phân giun quế sống - phân này không bàn luận
Loại 3 là phân trùn quế pha tạp - loại này không bàn luận
Tất nhiên phân ủ hoai pha tạp cũng không bàn luận ở đây
---giờ bác so sánh hai loại phân trên xem loại nào tốt hơn , khi một con giun nuốt hữu cơ thải ra một loại phân chứa dịch ướt - dịch ướt này bên ủ hoai không có
---Con gì ăn ỉa phân cũng có dịch ướt cả
Theo bạn, phân trùn (bỏ cái vụ Quế đi!), có 3 loại:
1- Giun đã ăn rồi,
2- Ăn chưa hết 90% (tức là còn 10% chưa ăn),
3- Phân trùn pha với phân hữu-cơ ủ hoai.
Và theo tui nghĩ, chỉ có một thứ phân trùn mà thôi!
 
Last edited:
Trùn di-chuyển bằng cách:
- Há miệng cho rộng,
- Rồi ngậm hết các thứ đất vừa miệng, nuốt xuống, trong đó có vi-sinh, vi-khuẩn, xác vi-sinh, xác vi-khuẩn... đó chính là thức-ăn của trùn, nuôi sống trùn. Sau đó, bài-tiết, chúng ta gọi là cứt trùn, phân trùn.
- Đó chuyện xảy ra sau đít trùn. Còn chuyện gì xảy ra trên miệng trùn:
+ Khoảng trống miệng trùn vừa tạo do nuốt đất vô, giúp trùn vươn tới, tiếp-tục "cạp" đất... và rồi.... cạp nữa!
+ Khi trùn chuyển, tạo thành những hang giúp ốc-xy hoán-chuyển với chất hơi khác, đồng thời "xới đất", tuyệt-vời!
Thân.
Dạ, con có sẵn vài chục m2 đất trống có thể trồng ngay được ạ. Cần chuẩn bị thêm những gì nữa không bác?
Kính!
- Xới đất. Sau đó thì trộn ít nhiều phân hữu-cơ và phân trùn tươi (nếu có). (Em để ý chữ tươi, nhá!)
- Liếp ngang 1,5m. Giữa liếp em đào 1 cái rãnh sâu 3 tấc, rộng 3 tấc để lâu lâu đổ phân chưa hoai vô.
- Em mua một ống nước tưới nhỏ giọt, mỗi liếp 2 ống.

Em kiếm một số cây, 2 cỡ:
- Tầm-vông : Cắt 1,5 mét, để cắm xuống đất 1/3, còn lại 2/3. Nhớ cắm hai bên liếp, tức 1,5m. Còn đầu trên hơi túm lại một chút, để giàn trúc ở trên được vững.
- Trúc : Để dài luôn, để làm vỹ.
Đủ rồi em! Tiến-hành nha!
Thân.
 
Vậy mà con tưởng là mình làm cái sàn cao 1m, rồi trồng cây lên đó cho nó leo lên 0,5m, còn gà vẫn chạy tung tăng ở dưới được. he,he...
Chiều t7 con sẽ cuốc đất, mọi chuyện con không khó lắm, chỉ có mỗi cái tưới nhỏ giọt là con chưa biết, con sẽ tìm hiểu thêm. Lúc đầu mình tự tưới được không bác.
Kính!
 
Vậy mà con tưởng là mình làm cái sàn cao 1m, rồi trồng cây lên đó cho nó leo lên 0,5m, còn gà vẫn chạy tung tăng ở dưới được. he,he...
Chiều t7 con sẽ cuốc đất, mọi chuyện con không khó lắm, chỉ có mỗi cái tưới nhỏ giọt là con chưa biết, con sẽ tìm hiểu thêm. Lúc đầu mình tự tưới được không bác.
Kính!
Về ống tưới nhỏ giọt : Em làm quen với một người trồng có tưới nhỏ giọt, xin một ít ống cũ mà dùng. Hoặc em mua mới, cũng rẻ chứ không mắc. Hoặc tưới bằng cách nào cũng được, miễn không hao nước là tốt.
Thân.
 
Thế đất chết , đất sống và đất bệnh như thế nào ?
Theo bác cây ăn hữu cơ hay vô cơ ?
Và theo tui nghĩ, chỉ có một thứ phân trùn mà thôi!
Dạ đúng là trùn ỉa ra thì chỉ có một thứ nhưng theo bác thì trùn đất và trùn quế khác nhau thế nào ? Thế cây rau khoai trồng theo cách của bác có lão hóa thân dây khoai không ? Lúc đó chắc cũng phải phá bỏ đi chứ nhỉ
Bác thử đoán xem một cây thân gỗ to bỗng nhiên chết khô thì thường là do nguyên nhân gì ?
 
Thế đất chết , đất sống và đất bệnh như thế nào ?
Theo bác cây ăn hữu cơ hay vô cơ ?

Dạ đúng là trùn ỉa ra thì chỉ có một thứ nhưng theo bác thì trùn đất và trùn quế khác nhau thế nào ? Thế cây rau khoai trồng theo cách của bác có lão hóa thân dây khoai không ? Lúc đó chắc cũng phải phá bỏ đi chứ nhỉ
Bác thử đoán xem một cây thân gỗ to bỗng nhiên chết khô thì thường là do nguyên nhân gì ?
Thế đất chết , đất sống và đất bệnh như thế nào ?
Theo bác cây ăn hữu cơ hay vô cơ ?

Dạ đúng là trùn ỉa ra thì chỉ có một thứ nhưng theo bác thì trùn đất và trùn quế khác nhau thế nào ? Thế cây rau khoai trồng theo cách của bác có lão hóa thân dây khoai không ? Lúc đó chắc cũng phải phá bỏ đi chứ nhỉ
Bác thử đoán xem một cây thân gỗ to bỗng nhiên chết khô thì thường là do nguyên nhân gì ?
Mấy công-ty đổ đầy chất thải thì chỉ còn cách ra Ủy-ban khai-tử... Còn bên cạnh, có thể trồng trọt, sinh-sản tạo sự sống. Nhưng nếu lạm-dụng kiểu gì thì cũng không nên, kể cả trồng 1 thứ mà không hưu-canh, luân-canh... mà bón dập vô đầy đủ thứ phân bón, bảo-vệ thực-vật, trừ cỏ, thuốc côn-trùng... thì chỉ còn... "trị bệnh" bằng cày xới, phân trùn, phân ủ hoai... rồi gieo cỏ. Sau đó trồng lại.
Cây ăn phân hữu-cơ hay phân vô-cơ? - Để từ từ nghĩ coi!
Rể non có lông nhỏ xíu, trắng nỏn... vậy rể có thể "ăn, uống" (qua rể) các chất... gi nhỉ?
 
Bác! theo kế hoạnh thì chiều t7 con cuốc đất, nhưng t7 và sáng chủ nhật vẫn còn công việc, nên đến chiều chủ nhật con mới cuốc đất được. Con xin lỗi vì đã hứa lèo, mong bác thông cảm ạ.
Kính
 
Mấy công-ty đổ đầy chất thải thì chỉ còn cách ra Ủy-ban khai-tử... Còn bên cạnh, có thể trồng trọt, sinh-sản tạo sự sống. Nhưng nếu lạm-dụng kiểu gì thì cũng không nên, kể cả trồng 1 thứ mà không hưu-canh, luân-canh... mà bón dập vô đầy đủ thứ phân bón, bảo-vệ thực-vật, trừ cỏ, thuốc côn-trùng... thì chỉ còn... "trị bệnh" bằng cày xới, phân trùn, phân ủ hoai... rồi gieo cỏ. Sau đó trồng lại.
Cây ăn phân hữu-cơ hay phân vô-cơ? - Để từ từ nghĩ coi!
Rể non có lông nhỏ xíu, trắng nỏn... vậy rể có thể "ăn, uống" (qua rể) các chất... gi nhỉ?
Trồng thổ canh là cho cây ăn cơm - còn thủy canh là cho cây uống nước phải không ạ
Cháu thấy thây vì ăn cơm ta cứ tiêm thẳng vào người những gì cần là xong , tại sao cứ ăn chi mệt nhỉ ? Trồng cây có giống vấn đề tiêm nước vào người không ạ ?
 
Bác! theo kế hoạnh thì chiều t7 con cuốc đất, nhưng t7 và sáng chủ nhật vẫn còn công việc, nên đến chiều chủ nhật con mới cuốc đất được. Con xin lỗi vì đã hứa lèo, mong bác thông cảm ạ.
Kính
Mà đất của em là đất thịt, cát, sỏi... ở vùng nào vậy em?
Thân.
Trồng thổ canh là cho cây ăn cơm - còn thủy canh là cho cây uống nước phải không ạ
Cháu thấy thây vì ăn cơm ta cứ tiêm thẳng vào người những gì cần là xong , tại sao cứ ăn chi mệt nhỉ ? Trồng cây có giống vấn đề tiêm nước vào người không ạ ?
Hì hì, tui xin lỗi, tui không biết phải trả lời sao?
Xin thông-cảm!
 
Dạ, đất chỗ con là đất thịt pha sét, cũng tương đối thấp, lâu lâu bị ngập ạ. Con đang ở Bình Dương.
Kính!
Ngập không lâu thì không sao, nhưng nếu lâu quá thì thúi rể hết!
Em trồng có giàn, thì mình chỉ lo đừng ngập nước là OK. Em nhớ đào rãnh giữa liếp, móc đất lên, bồi liếp cao hơn và không cần bận tâm chuyện lấp đất lại.
Thân.
Trùn di-chuyển bằng cách:
- Há miệng cho rộng,
- Rồi ngậm hết các thứ đất vừa miệng, nuốt xuống, trong đó có vi-sinh, vi-khuẩn, xác vi-sinh, xác vi-khuẩn... đó chính là thức-ăn của trùn, nuôi sống trùn. Sau đó, bài-tiết, chúng ta gọi là cứt trùn, phân trùn.
- Đó chuyện xảy ra sau đít trùn. Còn chuyện gì xảy ra trên miệng trùn:
+ Khoảng trống miệng trùn vừa tạo do nuốt đất vô, giúp trùn vươn tới, tiếp-tục "cạp" đất... và rồi.... cạp nữa!
+ Khi trùn chuyển, tạo thành những hang giúp ốc-xy hoán-chuyển với chất hơi khác, đồng thời "xới đất", tuyệt-vời!
Thân.

- Xới đất. Sau đó thì trộn ít nhiều phân hữu-cơ và phân trùn tươi (nếu có). (Em để ý chữ tươi, nhá!)
- Liếp ngang 1,5m. Giữa liếp em đào 1 cái rãnh sâu 3 tấc, rộng 3 tấc để lâu lâu đổ phân chưa hoai vô.
- Em mua một ống nước tưới nhỏ giọt, mỗi liếp 2 ống.

Em kiếm một số cây, 2 cỡ:
- Tầm-vông : Cắt 1,5 mét, để cắm xuống đất 1/3, còn lại 2/3. Nhớ cắm hai bên liếp, tức 1,5m. Còn đầu trên hơi túm lại một chút, để giàn trúc ở trên được vững.
- Trúc : Để dài luôn, để làm vỹ.
Đủ rồi em! Tiến-hành nha!
Thân.
Nếu cần mua phân trùn, em để ý :
- Phân "tươi", mới xúc ra từ một liếp trùn và nhứt là còn có trùn đang sống trong đó.
Thân.
 
- Phân "tươi", mới xúc ra từ một liếp trùn và nhứt là còn có trùn đang sống trong đó.
Thân.
Zậy là phân này được gọi là sinh khối rồi - dân nuôi giun quế nói là bón sinh khối trực tiếp cho cây ăn quả rất tốt , giun chết đi để lại một thứ gì đó rất tốt cho đất
 
Back
Top