Vì sao vừa mưa to, Đà Lạt đã có lũ?

TT - Nước ngập tới mái nhà - chuyện hi hữu này xảy ra ngay tại TP Đà Lạt chỉ sau cơn mưa kéo dài chừng một giờ vào chiều 1-6.

e8cafb13.jpg

Nhà kính ken kín làng hoa Thái Phiên, một làng hoa nằm bên suối Cam Ly - Ảnh: Mai Vinh
Từ đầu tháng 5 đến nay, sau mỗi cơn mưa to, các vùng rau Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh, Vạn Kiếp và khu dân cư Nam Thiên đều bị chìm trong nước.

Đây là những nơi nằm hai bên suối Cam Ly có chiều dài khoảng 60km, chảy qua khu nông nghiệp rộng khoảng 2.800ha chạy dọc từ điểm đầu đến điểm cuối của TP Đà Lạt.

Cứ mưa là chạy lũ

Đó là tâm trạng của người dân tại khu dân cư Chi Lăng, sống hai bên bờ suối Cam Ly, đoạn nối hồ Than Thở với hồ Mê Linh, sau trận nước dâng cao ồ ạt chiều 31-5. Anh Trần Quốc Nhàn (P.9, TP Đà Lạt) cho biết hai năm liên tiếp, mỗi khi mưa to kéo dài hơn 30 phút là cả gia đình anh lại nơm nớp canh chừng mực nước ở suối Cam Ly.

“Nước dâng cao quá nửa chiều sâu lòng suối là cả nhà lo kê dọn đồ đạc bởi nước sẽ ngập vô nhà. Ngập sâu cỡ nào thì tùy vào mưa kéo dài bao lâu” - anh Nhàn nói.

Anh Nhàn nhẩm tính trong vòng hai năm qua gia đình nhà anh chịu tám trận nước dâng cao tràn vào nhà.

Có đợt nước lên ồ ạt trong vòng chưa đầy 30 phút, khiến gia đình chỉ kịp đóng cửa nhà rồi kéo nhau chạy ra đường đứng đợi nước rút.

Những vùng nông nghiệp và dân cư cạnh cống xuôi theo suối Cam Ly càng bị ngập nặng hơn so với nơi khác cùng nằm hai bên bờ suối.

Theo ông Nguyễn Đình Thiện (cạnh nhà thờ Chi Lăng, P.9, TP Đà Lạt), cứ mưa lớn thì chắc chắn khu vực này sẽ ngập nặng.

“Suối thì to, cống thì nhỏ mà khu này lại nằm ngay đoạn suối đổ ra hồ Mê Linh nên nước chảy không kịp, chẳng mấy chốc là ngập nước lênh láng” - ông Thiện kể.

Ông Thiện cho rằng rác thải nông nghiệp khắp nơi dồn xuống suối Cam Ly khiến các ống cống bị kẹt, làm nước không thoát nhanh được. Thỉnh thoảng dân trong xóm rủ nhau dọn rác thông cống nhưng đâu lại vào đó.

Anh Nguyễn Văn Lý (P.9, TP Đà Lạt) vừa tưới nước rửa bùn trên lá để cứu đám rau vừa nói: “Mười năm rồi nước mới ngập lút cây cầu Cam Ly. Nhìn nước chảy xiết tràn qua miệng suối rồi dâng cao ngập cả cây cầu mà phát sợ. Sẩy chân là nước cuốn như chơi”.

Cây cầu mà anh Lý nói có hình cầu vồng, điểm cao nhất của cây cầu cách miệng suối khoảng 1m. Cách vườn anh Lý không xa, bà Hoàng Thị Hồng nói như khóc: “Chẳng lẽ phải bỏ vườn đi chỗ khác trồng rau, cả hai tháng nay cứ mưa là ngập. Có phải nước rút là hết đâu, bùn, rác vương vãi khắp vườn, chỉ ba ngày là rau củ chết héo hết”.

Theo thống kê nhanh của UBND TP Đà Lạt, trong hai trận lũ xảy ra vào ngày 31-5 và 1-6 ở các khu dân cư dọc suối Cam Ly, có hơn 100 căn nhà bị ngập trong mực nước từ 1 - 1,5 m, có một người chết và một căn nhà bị sập.

65adf65a.jpg

Nông dân vùng rau Chi Lăng dọn vườn cà chua sau lũ - Ảnh: Mai Vinh
Vì sao?

Lý giải về những trận nước dâng cao đột ngột trên tuyến suối Cam Ly tạo thành lũ, ông Phan Công Ngôn - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng - nói: “Những trận mưa cuối tháng 5 đầu tháng 6 có lượng nước cực lớn và đổ xuống trong thời gian ngắn. Mưa rất lớn nhưng kéo dài 1 - 2 giờ, khiến nước ở khắp Đà Lạt và dồn về suối Cam Ly. Nước suối dâng rất nhanh, rút cũng nhanh khiến người dân không kịp xử lý tình huống”.
Nhà kính các nước Bắc Âu dùng để tận dụng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ trong lồng kính để có thể canh tác nông nghiệp trong điều kiện giá rét. Ở Đà Lạt, chúng ta lại chỉ dùng nhà kính để che mưa.
Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn
Theo tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn - trưởng khoa môi trường Đại học Đà Lạt, mưa lớn trong thời gian ngắn cũng là một nguyên nhân gây lũ, nhưng đó không phải là nguyên nhân cốt yếu.

Tiến sĩ Tuấn cho rằng trong ba năm gần đây, những trận nước dâng cao đột ngột gây lũ diễn ra với tần suất ngày càng dày hơn, nguyên nhân chủ yếu từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính tại Đà Lạt, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly.

Các số liệu mới nhất từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho thấy tổng diện tích sản xuất rau, hoa của Đà Lạt khoảng 18.000ha nhưng có đến 1.320ha nhà kính (tỉ lệ 1/13).

Diện tích nhà kính tập nhiều ở vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh.

Tiến sĩ Tuấn phân tích: “Về lý thuyết, hệ số thấm nước những vùng đất có nhà kính được coi bằng không. Có nghĩa mưa đổ xuống thì rơi trên những tấm nilông rồi đổ ào ào ra suối, nước không có thấm vô đất giọt nào hết. Mưa to vậy nhưng bên trong nhà kính đất khô rang. Lượng nước không thấm được đổ ra suối trong thời gian ngắn dẫn đến việc nước dâng cao đột ngột, tạo lũ với tốc độ chảy mạnh”.

Tiến sĩ Tuấn còn nhấn mạnh: “Đà Lạt đang đối mặt với việc mưa thì có lũ, nắng thì hạn. Nước không thấm vào đất sẽ làm suy kiệt nước ngầm ở những vùng đất có nhà kính. Đây là câu chuyện không phải của tương lai mà đang diễn ra”.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, sức chứa của các hồ dọc suối Cam Ly như hồ Than Thở, hồ Mê Linh, hồ Xuân Hương đang suy giảm từ 1/3 đến 1/2 so với sức chứa thiết kế.

Nguyên nhân được xác định do bồi lắng rác thải nông nghiệp, đất cát do xói mòn... Các hồ chứa không còn chứa được nhiều theo đúng chức năng nên không điều tiết lượng nước tràn về hạ lưu suối Cam Ly, góp phần gây lũ.

Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn cho rằng hiệu quả kinh tế từ nhà kính là rất đáng nể và khó có thể vì lý do nào mà hạn chế dùng nhà kính trong nông nghiệp tại Đà Lạt, tuy nhiên cần phải tính toán lại.

Ông nói: “Nhà kính các nước Bắc Âu dùng để tận dụng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ trong lồng kính để có thể canh tác nông nghiệp trong điều kiện giá rét. Ở Đà Lạt, chúng ta lại chỉ dùng nhà kính để che mưa. Chúng ta cần cải tiến nhà kính để phù hợp với thực tế. Theo tôi, chúng ta nên làm nhà kính hai lớp gồm lớp nilông và lớp lưới thay cho một lớp nilông như hiện nay. Lớp nilông bên ngoài lớp lưới có thể điều chỉnh đóng mở. Có những thời điểm cây trồng không cần kéo lớp nilông ra để mưa rơi vào vườn sau khi được giảm tốc độ rơi bằng lớp lưới. Như vậy, cây được tưới tự nhiên, đất thấm nước và giữ được nước, đồng thời tránh nước đổ ồ ạt ra suối gây lũ”.

Tiến sĩ Tuấn còn đưa ra một giải pháp là xây những hồ nước nhỏ xen kẽ với các cụm nhà kính lớn của Đà Lạt.

Giải pháp này vừa hạn chế lũ khi mưa vừa cải thiện tình trạng kiệt nước, tránh khô hạn. Riêng việc thường xuyên nạo vét suối và giữ rừng thì tiến sĩ Tuấn nói: “Đây là điều hiển nhiên phải làm”.

MAI VINH
Nguồn: tuoitre.vn/
 
Còn 1 nguyên nhân nữa theo tôi quan sát ở vùng chỗ tôi ở là việc bà con hay lấn suối. Nhân lúc mùa nắng hạn suối cạn queo, bà con đổ cột bê tông kè bờ rồi mua đất đổ xuống để lấn suối.
Chính quyền nên rà soát lại bản đồ địa chính xem chỗ nào lấn thì thu hồi ngay, trả lại hiện trạng như xưa thì có thể sẽ đỡ.
 
TT - Nước ngập tới mái nhà - chuyện hi hữu này xảy ra ngay tại TP Đà Lạt chỉ sau cơn mưa kéo dài chừng một giờ vào chiều 1-6.

e8cafb13.jpg

Nhà kính ken kín làng hoa Thái Phiên, một làng hoa nằm bên suối Cam Ly - Ảnh: Mai Vinh
Từ đầu tháng 5 đến nay, sau mỗi cơn mưa to, các vùng rau Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh, Vạn Kiếp và khu dân cư Nam Thiên đều bị chìm trong nước.

Đây là những nơi nằm hai bên suối Cam Ly có chiều dài khoảng 60km, chảy qua khu nông nghiệp rộng khoảng 2.800ha chạy dọc từ điểm đầu đến điểm cuối của TP Đà Lạt.

Cứ mưa là chạy lũ

Đó là tâm trạng của người dân tại khu dân cư Chi Lăng, sống hai bên bờ suối Cam Ly, đoạn nối hồ Than Thở với hồ Mê Linh, sau trận nước dâng cao ồ ạt chiều 31-5. Anh Trần Quốc Nhàn (P.9, TP Đà Lạt) cho biết hai năm liên tiếp, mỗi khi mưa to kéo dài hơn 30 phút là cả gia đình anh lại nơm nớp canh chừng mực nước ở suối Cam Ly.

“Nước dâng cao quá nửa chiều sâu lòng suối là cả nhà lo kê dọn đồ đạc bởi nước sẽ ngập vô nhà. Ngập sâu cỡ nào thì tùy vào mưa kéo dài bao lâu” - anh Nhàn nói.

Anh Nhàn nhẩm tính trong vòng hai năm qua gia đình nhà anh chịu tám trận nước dâng cao tràn vào nhà.

Có đợt nước lên ồ ạt trong vòng chưa đầy 30 phút, khiến gia đình chỉ kịp đóng cửa nhà rồi kéo nhau chạy ra đường đứng đợi nước rút.

Những vùng nông nghiệp và dân cư cạnh cống xuôi theo suối Cam Ly càng bị ngập nặng hơn so với nơi khác cùng nằm hai bên bờ suối.

Theo ông Nguyễn Đình Thiện (cạnh nhà thờ Chi Lăng, P.9, TP Đà Lạt), cứ mưa lớn thì chắc chắn khu vực này sẽ ngập nặng.

“Suối thì to, cống thì nhỏ mà khu này lại nằm ngay đoạn suối đổ ra hồ Mê Linh nên nước chảy không kịp, chẳng mấy chốc là ngập nước lênh láng” - ông Thiện kể.

Ông Thiện cho rằng rác thải nông nghiệp khắp nơi dồn xuống suối Cam Ly khiến các ống cống bị kẹt, làm nước không thoát nhanh được. Thỉnh thoảng dân trong xóm rủ nhau dọn rác thông cống nhưng đâu lại vào đó.

Anh Nguyễn Văn Lý (P.9, TP Đà Lạt) vừa tưới nước rửa bùn trên lá để cứu đám rau vừa nói: “Mười năm rồi nước mới ngập lút cây cầu Cam Ly. Nhìn nước chảy xiết tràn qua miệng suối rồi dâng cao ngập cả cây cầu mà phát sợ. Sẩy chân là nước cuốn như chơi”.

Cây cầu mà anh Lý nói có hình cầu vồng, điểm cao nhất của cây cầu cách miệng suối khoảng 1m. Cách vườn anh Lý không xa, bà Hoàng Thị Hồng nói như khóc: “Chẳng lẽ phải bỏ vườn đi chỗ khác trồng rau, cả hai tháng nay cứ mưa là ngập. Có phải nước rút là hết đâu, bùn, rác vương vãi khắp vườn, chỉ ba ngày là rau củ chết héo hết”.

Theo thống kê nhanh của UBND TP Đà Lạt, trong hai trận lũ xảy ra vào ngày 31-5 và 1-6 ở các khu dân cư dọc suối Cam Ly, có hơn 100 căn nhà bị ngập trong mực nước từ 1 - 1,5 m, có một người chết và một căn nhà bị sập.

65adf65a.jpg

Nông dân vùng rau Chi Lăng dọn vườn cà chua sau lũ - Ảnh: Mai Vinh
Vì sao?

Lý giải về những trận nước dâng cao đột ngột trên tuyến suối Cam Ly tạo thành lũ, ông Phan Công Ngôn - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng - nói: “Những trận mưa cuối tháng 5 đầu tháng 6 có lượng nước cực lớn và đổ xuống trong thời gian ngắn. Mưa rất lớn nhưng kéo dài 1 - 2 giờ, khiến nước ở khắp Đà Lạt và dồn về suối Cam Ly. Nước suối dâng rất nhanh, rút cũng nhanh khiến người dân không kịp xử lý tình huống”.

Theo tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn - trưởng khoa môi trường Đại học Đà Lạt, mưa lớn trong thời gian ngắn cũng là một nguyên nhân gây lũ, nhưng đó không phải là nguyên nhân cốt yếu.

Tiến sĩ Tuấn cho rằng trong ba năm gần đây, những trận nước dâng cao đột ngột gây lũ diễn ra với tần suất ngày càng dày hơn, nguyên nhân chủ yếu từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính tại Đà Lạt, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly.

Các số liệu mới nhất từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho thấy tổng diện tích sản xuất rau, hoa của Đà Lạt khoảng 18.000ha nhưng có đến 1.320ha nhà kính (tỉ lệ 1/13).

Diện tích nhà kính tập nhiều ở vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh.

Tiến sĩ Tuấn phân tích: “Về lý thuyết, hệ số thấm nước những vùng đất có nhà kính được coi bằng không. Có nghĩa mưa đổ xuống thì rơi trên những tấm nilông rồi đổ ào ào ra suối, nước không có thấm vô đất giọt nào hết. Mưa to vậy nhưng bên trong nhà kính đất khô rang. Lượng nước không thấm được đổ ra suối trong thời gian ngắn dẫn đến việc nước dâng cao đột ngột, tạo lũ với tốc độ chảy mạnh”.

Tiến sĩ Tuấn còn nhấn mạnh: “Đà Lạt đang đối mặt với việc mưa thì có lũ, nắng thì hạn. Nước không thấm vào đất sẽ làm suy kiệt nước ngầm ở những vùng đất có nhà kính. Đây là câu chuyện không phải của tương lai mà đang diễn ra”.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, sức chứa của các hồ dọc suối Cam Ly như hồ Than Thở, hồ Mê Linh, hồ Xuân Hương đang suy giảm từ 1/3 đến 1/2 so với sức chứa thiết kế.

Nguyên nhân được xác định do bồi lắng rác thải nông nghiệp, đất cát do xói mòn... Các hồ chứa không còn chứa được nhiều theo đúng chức năng nên không điều tiết lượng nước tràn về hạ lưu suối Cam Ly, góp phần gây lũ.

Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn cho rằng hiệu quả kinh tế từ nhà kính là rất đáng nể và khó có thể vì lý do nào mà hạn chế dùng nhà kính trong nông nghiệp tại Đà Lạt, tuy nhiên cần phải tính toán lại.

Ông nói: “Nhà kính các nước Bắc Âu dùng để tận dụng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ trong lồng kính để có thể canh tác nông nghiệp trong điều kiện giá rét. Ở Đà Lạt, chúng ta lại chỉ dùng nhà kính để che mưa. Chúng ta cần cải tiến nhà kính để phù hợp với thực tế. Theo tôi, chúng ta nên làm nhà kính hai lớp gồm lớp nilông và lớp lưới thay cho một lớp nilông như hiện nay. Lớp nilông bên ngoài lớp lưới có thể điều chỉnh đóng mở. Có những thời điểm cây trồng không cần kéo lớp nilông ra để mưa rơi vào vườn sau khi được giảm tốc độ rơi bằng lớp lưới. Như vậy, cây được tưới tự nhiên, đất thấm nước và giữ được nước, đồng thời tránh nước đổ ồ ạt ra suối gây lũ”.

Tiến sĩ Tuấn còn đưa ra một giải pháp là xây những hồ nước nhỏ xen kẽ với các cụm nhà kính lớn của Đà Lạt.

Giải pháp này vừa hạn chế lũ khi mưa vừa cải thiện tình trạng kiệt nước, tránh khô hạn. Riêng việc thường xuyên nạo vét suối và giữ rừng thì tiến sĩ Tuấn nói: “Đây là điều hiển nhiên phải làm”.

MAI VINH
Nguồn: tuoitre.vn/
Nhà mới có hơn 1000m2 hoa cẩm chướng đang chuẩn bị cắt bói thì trận mưa vừa rồi tràn vào lượm rồi.Nếu không bị 1 tháng sẽ cho thu nhập bình quân 40 triệu đồng.
Không có gì bằng ông trời làm,nhưng cũng từ con người chúng ta mà ra cả.
Chặt phá rừng,nhà kính quá nhiều là nguyên nhân khiến nhiệt độ Đà lạt tăng cao,và khi có mưa là lũ lụt.
Ngồi uống cafe với mấy ông bạn buôn bông,ông nào cũng có 2,3 hecta đất Thông,để hạ sát Thông thì chỉ là có tiền chung chi là xong hết.
Chỉ trong 1 đêm mà 2000m2 đất rừng,có cây Thông lớn đến hơn 1 người ôm bị hạ sạch và phi tang,chiều nay đi ngang qua còn thấy rừng,sáng mai đi ngang lại chỉ thấy đất trống được máy múc làm đẹp đẽ.
Chuyện này đang xảy ra hàng ngày,hàng giờ ở trên Đà lạt này.
 
Người làm..người chịu...nhưng người ko làm cũng fải chịu thay...thôi suy cho cùng đây là quy luật tự nhiên...chọc tổ ong thì bị ong chích..đau thì ráng chịu...nhưng người khác bơ vơ ở đâu đến cũng bị chích...khóc than cho con người....
 
Ông tiến sĩ gì mà nói chuyện tào lao.
Không biết trong Đà Lạt có phải đóng tiền thủy lợi, kênh mương không nhỉ? Chuyện thủy lợi, điều tiết lượng nước từ thời Lý thời Trần đều là việc của triều đình, thế nên cơ quan quản lý của quốc gia mới gọi là "nhà nước". Dân làm nông nghiệp thì coi trọng nước hàng đầu, nhất nước nhì phân mà. Đặc biệt là dân làm lúa nước.
Giờ mưa thì lũ, nắng thì hạn, không hiểu "nhà nước" đang làm cái gì, mà lại còn đổ lỗi cho dân.
 
Còn 1 nguyên nhân nữa theo tôi quan sát ở vùng chỗ tôi ở là việc bà con hay lấn suối. Nhân lúc mùa nắng hạn suối cạn queo, bà con đổ cột bê tông kè bờ rồi mua đất đổ xuống để lấn suối.
Chính quyền nên rà soát lại bản đồ địa chính xem chỗ nào lấn thì thu hồi ngay, trả lại hiện trạng như xưa thì có thể sẽ đỡ.
Đúng rồi đó bác ạ. Em nghĩ lý do bác nói là cốt yếu của vấn đề. Việc lấn suối là ảnh hưởng, thậm chí nếu nhiều thì nó còn làm cho thay đổi hướng chảy của dòng suối, kết quả là việc xẩy ra lũ khi mới có mưa. Đây là sự yếu kém từ phía dân, nhưng bên quy hoạch thủy lợi khu trồng trọt ở đó là phải chịu trách nhiệm nhiều nhất.
:( công sức con người tác động được mùa này thì lại mất mùa kia. Cuối cùng bằng không, không bằng không làm... :(
 
Back
Top