Khởi nghiệp chỉ với 200 con gà ta giống, nhưng trong thời gian không lâu, ông Cao Văn Khanh đã có trang trại chăn nuôi ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát và được xem là “vua” sản xuất gà giống. Năm 2013, ông Khanh vinh dự được Bộ NN-PTNT trao giải thưởng “Doanh nhân tiêu biểu vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Tháng 3.2014, ông tiếp tục được Bộ Công Thương trao chứng nhận “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam” trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất gà giống.
Ông Cao Văn Khanh, sinh năm 1968, ở phường Đập Đá, thị xã An Nhơn. Câu chuyện làm giàu của ông được bắt đầu cách đây chừng 10 năm. Vốn xuất thân từ nghề ấp trứng vịt, sau thời gian nghiên cứu về các giống gà ta tại địa phương, ông quyết định chuyển sang nuôi gà ta giống và ấp nở con giống để cung ứng cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.
Ông Cao Văn Khanh được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng quà lưu niệm khi nhận chứng nhận “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam”.
Làm giàu từ nghề ấp trứng
Từ một cơ sở sản xuất giống gà ta quy mô nhỏ, đến năm 2010, ông quyết định thành lập Công ty sản xuất, cung ứng giống gia cầm với năng lực sản xuất giống gà ta trên 1 triệu con/tháng, phân phối qua hệ thống 200 đại lý cấp 1 trên toàn quốc; doanh thu trên 100 tỉ đồng/năm. Ông Cao Văn Khanh trở thành “vua” gà giống ở Bình Định hiện nay.
* Ông có thể cho biết lý do ông chọn nghề sản xuất gà giống để phát triển kinh tế gia đình?
- Xuất thân là nông dân, từ nhỏ tôi đã tự nuôi thêm đàn gà, đàn vịt để có tiền đi học. Xong chương trình phổ thông, tôi bỏ ra 2 năm với 2 chỉ vàng cũng chỉ để học nghề ấp trứng vịt. Sau khi ra nghề, tôi đi làm thuê tại các lò ấp trứng vịt thủ công trong tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhưng phải mất 10 năm làm thợ tôi mới tích lũy tạm đủ kinh nghiệm và vốn liếng để mở lò ấp riêng. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2003-2005, dịch bệnh trên đàn gia cầm xảy ra liên tục, chăn nuôi thua lỗ, vốn liếng tôi tích góp bao năm hầu như nằm hết trong tiền nợ từ các đại lý cấp 1, cấp 2 và những trang trại chăn nuôi. Năm 2007, phong trào nuôi gà ta trên địa bàn tỉnh bắt đầu hồi phục, sẵn có trong tay đàn gà ta giống bố mẹ 200 con, tôi quyết định chuyển sang lĩnh vực chăn nuôi, ấp nở gà giống, mở rộng địa bàn cung ứng gà giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.
* Vì sao ông chọn giống gà ta mà không phải các giống gà khác?
- Lúc tôi bắt đầu phát triển đàn gà ta giống, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại giống gà ngoại nhập đang được người chăn nuôi ưa chuộng, như giống gà Tam Hoàng (Trung Quốc), gà trắng siêu thịt (Thái Lan)… Tuy nhiên, qua nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, tôi thấy rằng nuôi gà ta là hiệu quả nhất, lại có đầu ra ổn định do gà ta dễ chăm sóc, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng kháng bệnh tốt. Và đúng như phán đoán của tôi, đến thời điểm này, hầu như các giống gà ngoại nhập đã dần bị loại trừ, chỉ còn con gà ta được người chăn nuôi lựa chọn.
* Sau 7 năm phát triển chăn nuôi gà giống, hiện quy mô trang trại và hiệu quả từ việc sản xuất giống gà ta của ông như thế nào?
- Hiện nay, hệ thống trang trại chăn nuôi và cơ sở lò ấp của tôi đã được mở rộng được 8 ha, gồm khu trang trại chăn nuôi gà giống bố mẹ 6 ha tại thôn Hữu Hạnh, xã Cát Tân và khu ấp nở gà giống rộng 2ha tại thôn Hòa Dõng, xã Cát Tân. Đồng thời, năm 2012, tôi đã mở rộng thêm một cơ sở chăn nuôi gà hậu bị và sản xuất gà giống tại xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) với diện tích 2 ha. Bên cạnh đó, tôi đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ với hệ thống chuồng trại khép kín, hệ thống máy ấp hiện đại được nhập từ Canada để sản xuất con giống.
Thời điểm hiện tại, trang trại chăn nuôi của tôi đang nuôi giữ đàn gà giống bố mẹ 60.000 con, gồm 2 giống gà ta được chọn lọc qua nhiều thế hệ với dòng tía đỏ và dòng tía đen được người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Từ đàn gà giống bố mẹ được tuyển chọn, hàng tháng, cơ sở sản xuất giống gà của tôi cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 1 triệu con giống gà ta. Doanh thu mỗi năm từ việc bán gà giống trên
100 tỉ đồng. Hiện nay, trang trại của tôi giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động tại địa phương với mức lương bình quân từ 3 5 triệu đồng/người/tháng.
* Còn về kinh nghiệm chăn nuôi?
- Theo tôi, muốn chăn nuôi thành công, không phải là dựa trên kinh nghiệm mà phải dựa theo khoa học, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật từ việc lựa chọn con giống đến chế độ chăm sóc, tiêm phòng, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi.
Ông Cao Văn Khanh bên lò ấp trứng công nghệ cao.
Mong có nhiều nông dân làm giàu chính đáng
Với thành tích phát triển chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả, năm 2013, ông Cao Văn Khanh được Bộ NN-PTNT trao danh hiệu “Doanh nhân tiêu biểu vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn”; tháng 3.2014 được Bộ Công Thương trao chứng nhận “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam” trong lĩnh vực chăn nuôi, ấp nở gà giống. Đây là những phần thưởng dành cho những doanh nhân xuất sắc, đã có sáng kiến, cách làm hay mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm giàu cho gia đình và đất nước. Ông tâm sự: “Tôi thấy rất vinh dự và tự hào vì những nỗ lực, cố gắng của mình được Nhà nước ghi nhận. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng thấy lo lắng là mình phải làm sao để luôn xứng đáng với danh hiệu được tặng và tiếp tục có sự phát triển hơn nữa trong công việc làm ăn để đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội”.
* Ông có những bí quyết gì có thể chia sẻ với những nông dân đang có ước mơ làm giàu chính đáng trên đồng đất quê mình?
- Theo tôi, để làm kinh tế trang trại thành công, đòi hỏi người nông dân phải dám nghĩ, dám làm; kiên trì, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, phải nhạy bén với thị trường, biết nhìn nhận và đánh giá thị trường để làm ra các loại nông sản có giá trị cao, được thị trường chấp nhận. Một vấn đề nữa là các sản phẩm mình làm ra phải có nơi tiêu thụ cụ thể, rõ ràng; có ký kết bao tiêu sản phẩm với mức giá sàn phù hợp, nhằm tránh tình trạng “được mùa mất giá” hoặc “mất mùa mất giá”. Bởi lẽ, lĩnh vực nông nghiệp thường xuyên có những rủi ro rất cao do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết; giá cả nông sản cũng thường bấp bênh. Nếu không có sự tính toán, khả năng dự báo thị trường tốt, nguy cơ thất bại rất cao.
* Vậy trăn trở nhất của ông lúc này là gì?
- Hiện nay, dù Nhà nước rất quan tâm phát triển “tam nông”, song nông dân vẫn chưa được thụ hưởng hết các chính sách ấy. Tôi lấy ví dụ, trong phát triển kinh tế trang trại, vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu, nhưng hiện nay, nông dân muốn vay được vốn không phải dễ, bởi thủ tục còn rườm rà, số vốn vay còn thấp, nên rất khó cho đầu tư phát triển. Mong sao thời gian tới, Nhà nước quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhiều hơn nữa; các chính sách ban hành phải đến được với nông dân, để ngày càng có nhiều hơn những nông dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, để người chăn nuôi gà có lãi, các cơ quan chức năng cần có biện pháp thắt chặt hơn nữa việc phòng chống dịch bệnh, kiểm soát tốt việc nhập khẩu gà lậu qua biên giới để giữ giá trong nước ổn định.
* Kế hoạch phát triển sản xuất của ông trong thời gian tới sẽ như thế nào?
- Hiện nay, đàn gà ta giống bố mẹ đang nuôi tại trang trại của tôi được Bộ NN-PTNT chọn để lưu giữ, bảo vệ nguồn gen quốc gia. Tôi đang xây dựng dự án mở rộng trang trại nuôi gà giống bố mẹ với diện tích 7 ha tại thôn Hòa Hội, xã Cát Hanh. Đồng thời, trong tương lai tôi sẽ tiến hành xúc tiến thương mại để xuất khẩu đàn gà giống sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia…
* Cảm ơn ông và chúc ông gặt hái thêm nhiều thành công trong công việc của mình!
NGUYỄN HÂN (Thực hiện)
Nguồn: www.baobinhdinh.com.vn/
P/s: Thành viên nào mua hàng của anh này rồi, cho cả nhà ý kiến nhé! Xem nhà báo này cái "tâm thế nào với Nghề" ^^
Ông Cao Văn Khanh, sinh năm 1968, ở phường Đập Đá, thị xã An Nhơn. Câu chuyện làm giàu của ông được bắt đầu cách đây chừng 10 năm. Vốn xuất thân từ nghề ấp trứng vịt, sau thời gian nghiên cứu về các giống gà ta tại địa phương, ông quyết định chuyển sang nuôi gà ta giống và ấp nở con giống để cung ứng cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.
Ông Cao Văn Khanh được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng quà lưu niệm khi nhận chứng nhận “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam”.
Từ một cơ sở sản xuất giống gà ta quy mô nhỏ, đến năm 2010, ông quyết định thành lập Công ty sản xuất, cung ứng giống gia cầm với năng lực sản xuất giống gà ta trên 1 triệu con/tháng, phân phối qua hệ thống 200 đại lý cấp 1 trên toàn quốc; doanh thu trên 100 tỉ đồng/năm. Ông Cao Văn Khanh trở thành “vua” gà giống ở Bình Định hiện nay.
* Ông có thể cho biết lý do ông chọn nghề sản xuất gà giống để phát triển kinh tế gia đình?
- Xuất thân là nông dân, từ nhỏ tôi đã tự nuôi thêm đàn gà, đàn vịt để có tiền đi học. Xong chương trình phổ thông, tôi bỏ ra 2 năm với 2 chỉ vàng cũng chỉ để học nghề ấp trứng vịt. Sau khi ra nghề, tôi đi làm thuê tại các lò ấp trứng vịt thủ công trong tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhưng phải mất 10 năm làm thợ tôi mới tích lũy tạm đủ kinh nghiệm và vốn liếng để mở lò ấp riêng. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2003-2005, dịch bệnh trên đàn gia cầm xảy ra liên tục, chăn nuôi thua lỗ, vốn liếng tôi tích góp bao năm hầu như nằm hết trong tiền nợ từ các đại lý cấp 1, cấp 2 và những trang trại chăn nuôi. Năm 2007, phong trào nuôi gà ta trên địa bàn tỉnh bắt đầu hồi phục, sẵn có trong tay đàn gà ta giống bố mẹ 200 con, tôi quyết định chuyển sang lĩnh vực chăn nuôi, ấp nở gà giống, mở rộng địa bàn cung ứng gà giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.
* Vì sao ông chọn giống gà ta mà không phải các giống gà khác?
- Lúc tôi bắt đầu phát triển đàn gà ta giống, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại giống gà ngoại nhập đang được người chăn nuôi ưa chuộng, như giống gà Tam Hoàng (Trung Quốc), gà trắng siêu thịt (Thái Lan)… Tuy nhiên, qua nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, tôi thấy rằng nuôi gà ta là hiệu quả nhất, lại có đầu ra ổn định do gà ta dễ chăm sóc, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng kháng bệnh tốt. Và đúng như phán đoán của tôi, đến thời điểm này, hầu như các giống gà ngoại nhập đã dần bị loại trừ, chỉ còn con gà ta được người chăn nuôi lựa chọn.
* Sau 7 năm phát triển chăn nuôi gà giống, hiện quy mô trang trại và hiệu quả từ việc sản xuất giống gà ta của ông như thế nào?
- Hiện nay, hệ thống trang trại chăn nuôi và cơ sở lò ấp của tôi đã được mở rộng được 8 ha, gồm khu trang trại chăn nuôi gà giống bố mẹ 6 ha tại thôn Hữu Hạnh, xã Cát Tân và khu ấp nở gà giống rộng 2ha tại thôn Hòa Dõng, xã Cát Tân. Đồng thời, năm 2012, tôi đã mở rộng thêm một cơ sở chăn nuôi gà hậu bị và sản xuất gà giống tại xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) với diện tích 2 ha. Bên cạnh đó, tôi đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ với hệ thống chuồng trại khép kín, hệ thống máy ấp hiện đại được nhập từ Canada để sản xuất con giống.
Thời điểm hiện tại, trang trại chăn nuôi của tôi đang nuôi giữ đàn gà giống bố mẹ 60.000 con, gồm 2 giống gà ta được chọn lọc qua nhiều thế hệ với dòng tía đỏ và dòng tía đen được người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Từ đàn gà giống bố mẹ được tuyển chọn, hàng tháng, cơ sở sản xuất giống gà của tôi cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 1 triệu con giống gà ta. Doanh thu mỗi năm từ việc bán gà giống trên
100 tỉ đồng. Hiện nay, trang trại của tôi giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động tại địa phương với mức lương bình quân từ 3 5 triệu đồng/người/tháng.
* Còn về kinh nghiệm chăn nuôi?
- Theo tôi, muốn chăn nuôi thành công, không phải là dựa trên kinh nghiệm mà phải dựa theo khoa học, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật từ việc lựa chọn con giống đến chế độ chăm sóc, tiêm phòng, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi.
Ông Cao Văn Khanh bên lò ấp trứng công nghệ cao.
Với thành tích phát triển chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả, năm 2013, ông Cao Văn Khanh được Bộ NN-PTNT trao danh hiệu “Doanh nhân tiêu biểu vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn”; tháng 3.2014 được Bộ Công Thương trao chứng nhận “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam” trong lĩnh vực chăn nuôi, ấp nở gà giống. Đây là những phần thưởng dành cho những doanh nhân xuất sắc, đã có sáng kiến, cách làm hay mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm giàu cho gia đình và đất nước. Ông tâm sự: “Tôi thấy rất vinh dự và tự hào vì những nỗ lực, cố gắng của mình được Nhà nước ghi nhận. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng thấy lo lắng là mình phải làm sao để luôn xứng đáng với danh hiệu được tặng và tiếp tục có sự phát triển hơn nữa trong công việc làm ăn để đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội”.
* Ông có những bí quyết gì có thể chia sẻ với những nông dân đang có ước mơ làm giàu chính đáng trên đồng đất quê mình?
- Theo tôi, để làm kinh tế trang trại thành công, đòi hỏi người nông dân phải dám nghĩ, dám làm; kiên trì, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, phải nhạy bén với thị trường, biết nhìn nhận và đánh giá thị trường để làm ra các loại nông sản có giá trị cao, được thị trường chấp nhận. Một vấn đề nữa là các sản phẩm mình làm ra phải có nơi tiêu thụ cụ thể, rõ ràng; có ký kết bao tiêu sản phẩm với mức giá sàn phù hợp, nhằm tránh tình trạng “được mùa mất giá” hoặc “mất mùa mất giá”. Bởi lẽ, lĩnh vực nông nghiệp thường xuyên có những rủi ro rất cao do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết; giá cả nông sản cũng thường bấp bênh. Nếu không có sự tính toán, khả năng dự báo thị trường tốt, nguy cơ thất bại rất cao.
Tiêm vắc-xin cho đàn gà một ngày tuổi tại cơ sở ấp trứng gà của ông Khanh. Ảnh: Nguyễn Hân
- Hiện nay, dù Nhà nước rất quan tâm phát triển “tam nông”, song nông dân vẫn chưa được thụ hưởng hết các chính sách ấy. Tôi lấy ví dụ, trong phát triển kinh tế trang trại, vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu, nhưng hiện nay, nông dân muốn vay được vốn không phải dễ, bởi thủ tục còn rườm rà, số vốn vay còn thấp, nên rất khó cho đầu tư phát triển. Mong sao thời gian tới, Nhà nước quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhiều hơn nữa; các chính sách ban hành phải đến được với nông dân, để ngày càng có nhiều hơn những nông dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, để người chăn nuôi gà có lãi, các cơ quan chức năng cần có biện pháp thắt chặt hơn nữa việc phòng chống dịch bệnh, kiểm soát tốt việc nhập khẩu gà lậu qua biên giới để giữ giá trong nước ổn định.
* Kế hoạch phát triển sản xuất của ông trong thời gian tới sẽ như thế nào?
- Hiện nay, đàn gà ta giống bố mẹ đang nuôi tại trang trại của tôi được Bộ NN-PTNT chọn để lưu giữ, bảo vệ nguồn gen quốc gia. Tôi đang xây dựng dự án mở rộng trang trại nuôi gà giống bố mẹ với diện tích 7 ha tại thôn Hòa Hội, xã Cát Hanh. Đồng thời, trong tương lai tôi sẽ tiến hành xúc tiến thương mại để xuất khẩu đàn gà giống sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia…
* Cảm ơn ông và chúc ông gặt hái thêm nhiều thành công trong công việc của mình!
NGUYỄN HÂN (Thực hiện)
Nguồn: www.baobinhdinh.com.vn/
P/s: Thành viên nào mua hàng của anh này rồi, cho cả nhà ý kiến nhé! Xem nhà báo này cái "tâm thế nào với Nghề" ^^