Yêu thích trồng trọt, chị Nguyễn Hải Hà ở Cầu Giấy (Hà Nội) đầu tư trên 20 triệu đồng làm lại toàn bộ mái nhà để trồng rau. 7 năm qua, hầu như gia đình chị không phải mua rau ăn.
Vườn rau của chị Nguyễn Hải Hà (34 tuổi) rộng khoảng 50 m2, được xây thành hàng, phân lô ngăn nắp, sạch sẽ. Mái che được thiết kế thông minh vừa bảo vệ cây lúc mưa gió quá to mà luôn ngập ánh sáng.
Khâu quan trọng nhất khi xây bồn trồng rau là xử lý chống thấm xuống các tầng bên dưới. Chị Hà tiết lộ: "Trước tiên, mình đổ một lớp keo chống thấm rồi lát gạch lên mặt sàn, sau đó mới xây thành và ốp gạch men. Cẩn thận hơn tôi còn đặt thêm các ống thoát nước trên bề mặt sàn".
Khâu vận chuyển đất lên mái cũng là vấn đề lớn. Chị Hà đã kết hợp sửa nhà và làm vườn rau luôn. Khoảng 8 khối đất được chuyển lên nhờ ròng rọc của thợ sửa nhà. Toàn bộ chi phí làm vườn rau mất khoảng 20 triệu đồng, hoàn thành trong vòng một tháng.
Ngoài 50 m2 sàn, chị Hà còn đóng khung sắt mở rộng lan can, đồng thời treo rất nhiều các bình, chậu lủng lẳng phía trên để trồng thêm các loại rau yêu thích. Trên các chậu này vốn ít đất nên được ưu tiên trồng các loại rau ăn lá, thu hoạch nhanh. Chị Hà đặc biệt thích trồng các loại xà lách tím, xà lách lá xoăn, rau diếp... trên các giỏ treo.
Rút kinh nghiệm từ những lần gieo rau bị chim chóc, chuột phá hoại, chị Hà cẩn thận làm thêm hệ thống lưới mắt cáo bao quanh các thùng rau mới gieo. Đôi khi chị phải đặt cả bẫy chuột, keo dính để ngăn các loài gặm nhấm.
Yêu thích trồng rau nên từ năm 2008, chị Hà đã tham gia vào một hội trồng rau sạch trên mạng. Mọi người học hỏi kinh nghiệm, trao đổi cây giống. Ban đầu chị phải đến các hàng rau quả mua từng thùng xốp về. Ngôi nhà cũ hết chỗ để, chị đặt nhờ sang cả nhà hàng xóm. Từ khi xây nhà mới, vườn rau của chị hiện đại hơn.
Đang là mùa đông, các loại rau cải, su hào, bắp cải, xà lánh, súp lơ... được ưu tiên trồng. Kinh nghiệm nhiều năm làm vườn nên giờ chị Hà luôn xác định đúng thời điểm trồng bắp cải, su hào, súp lơ thích hợp nhất. Riêng các loại rau cải, cứ hết lứa này lại gieo lứa mới.
Cà chua được trồng trong một bồn riêng, làm khung che chắn, nâng đỡ cây nên rất sai quả. Ngoài giống cà chua ta, chị Hà còn trồng thêm cà chua bi, cà chua lùn.
"Chăm sóc vườn rau là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Có những hôm tôi mải ngắm nghía, bắt sâu đến tận khuya mới xuống nhà", chị Hà chia sẻ.
Theo chị, đất trồng rau là đất phù sa. Sau mỗi vụ, chị đều đánh đất cho tơi xốp, phơi nắng, bón vôi, các loại phân hữu cơ, phân trùn quế để đất tốt hơn. Chị cũng tránh mua đất đóng bao sẵn so đắt đỏ mà nhanh bạc màu.
Cây giống thường mua ở chợ Bưởi, các cửa hàng quen, xin các chị em trong hội. Nhiều khi các loại đậu, mướp, bí hay cà chua... chị Hà đều để giống được một ít cho mùa sau.
Chị Hà chăm chút hàng ngày nên lúc nào vườn rau cũng xanh mượt. Gia đình 6 người không bao giờ ăn hết rau, nhiều dịp chị Hà phải mang cho bớt anh em, đồng nghiệp. Thỉnh thoảng, chị Hà mua thêm một số loại củ không trồng như cà rốt, khoai tây, bí đỏ.
Xem tiếp: Muôn sắc hoa đua nở trên ban công
Phan Dương
Ảnh: Hải Hà
Vườn rau của chị Nguyễn Hải Hà (34 tuổi) rộng khoảng 50 m2, được xây thành hàng, phân lô ngăn nắp, sạch sẽ. Mái che được thiết kế thông minh vừa bảo vệ cây lúc mưa gió quá to mà luôn ngập ánh sáng.
Khâu quan trọng nhất khi xây bồn trồng rau là xử lý chống thấm xuống các tầng bên dưới. Chị Hà tiết lộ: "Trước tiên, mình đổ một lớp keo chống thấm rồi lát gạch lên mặt sàn, sau đó mới xây thành và ốp gạch men. Cẩn thận hơn tôi còn đặt thêm các ống thoát nước trên bề mặt sàn".
Khâu vận chuyển đất lên mái cũng là vấn đề lớn. Chị Hà đã kết hợp sửa nhà và làm vườn rau luôn. Khoảng 8 khối đất được chuyển lên nhờ ròng rọc của thợ sửa nhà. Toàn bộ chi phí làm vườn rau mất khoảng 20 triệu đồng, hoàn thành trong vòng một tháng.
Ngoài 50 m2 sàn, chị Hà còn đóng khung sắt mở rộng lan can, đồng thời treo rất nhiều các bình, chậu lủng lẳng phía trên để trồng thêm các loại rau yêu thích. Trên các chậu này vốn ít đất nên được ưu tiên trồng các loại rau ăn lá, thu hoạch nhanh. Chị Hà đặc biệt thích trồng các loại xà lách tím, xà lách lá xoăn, rau diếp... trên các giỏ treo.
Rút kinh nghiệm từ những lần gieo rau bị chim chóc, chuột phá hoại, chị Hà cẩn thận làm thêm hệ thống lưới mắt cáo bao quanh các thùng rau mới gieo. Đôi khi chị phải đặt cả bẫy chuột, keo dính để ngăn các loài gặm nhấm.
Yêu thích trồng rau nên từ năm 2008, chị Hà đã tham gia vào một hội trồng rau sạch trên mạng. Mọi người học hỏi kinh nghiệm, trao đổi cây giống. Ban đầu chị phải đến các hàng rau quả mua từng thùng xốp về. Ngôi nhà cũ hết chỗ để, chị đặt nhờ sang cả nhà hàng xóm. Từ khi xây nhà mới, vườn rau của chị hiện đại hơn.
Đang là mùa đông, các loại rau cải, su hào, bắp cải, xà lánh, súp lơ... được ưu tiên trồng. Kinh nghiệm nhiều năm làm vườn nên giờ chị Hà luôn xác định đúng thời điểm trồng bắp cải, su hào, súp lơ thích hợp nhất. Riêng các loại rau cải, cứ hết lứa này lại gieo lứa mới.
Cà chua được trồng trong một bồn riêng, làm khung che chắn, nâng đỡ cây nên rất sai quả. Ngoài giống cà chua ta, chị Hà còn trồng thêm cà chua bi, cà chua lùn.
"Chăm sóc vườn rau là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Có những hôm tôi mải ngắm nghía, bắt sâu đến tận khuya mới xuống nhà", chị Hà chia sẻ.
Theo chị, đất trồng rau là đất phù sa. Sau mỗi vụ, chị đều đánh đất cho tơi xốp, phơi nắng, bón vôi, các loại phân hữu cơ, phân trùn quế để đất tốt hơn. Chị cũng tránh mua đất đóng bao sẵn so đắt đỏ mà nhanh bạc màu.
Cây giống thường mua ở chợ Bưởi, các cửa hàng quen, xin các chị em trong hội. Nhiều khi các loại đậu, mướp, bí hay cà chua... chị Hà đều để giống được một ít cho mùa sau.
Chị Hà chăm chút hàng ngày nên lúc nào vườn rau cũng xanh mượt. Gia đình 6 người không bao giờ ăn hết rau, nhiều dịp chị Hà phải mang cho bớt anh em, đồng nghiệp. Thỉnh thoảng, chị Hà mua thêm một số loại củ không trồng như cà rốt, khoai tây, bí đỏ.
Xem tiếp: Muôn sắc hoa đua nở trên ban công
Phan Dương
Ảnh: Hải Hà