Xin ý kiến tư vấn về trồng nhãn muộn

  • Thread starter nguyenthang_10689
  • Ngày gửi
Thân gửi!
Xin chào các anh (chị) nhà em ở khu vực HN2, có mảnh ruộng rộng chừng khoảng 1000 m2 đất phù sa ven sông. Nhà em định trồng nhãn muộn có anh chị nào biết về các giống, kt trồng tư vấn giúp em với.
Em xin chân thành cảm ơn!
 


ở trường nông nghiệp có giống nhãn lùn Hương Chi bạn nhé, cây cao dưới 3 m , quả chín muộn hơn gần 2 tháng. năng suất, đặc điểm điểm quả thì mình chưa nắm đc vì cây trong trường thường xuyên cắt tỉa bon sai nên rất ít hoa
 
ở trường nông nghiệp có giống nhãn lùn Hương Chi bạn nhé, cây cao dưới 3 m , quả chín muộn hơn gần 2 tháng. năng suất, đặc điểm điểm quả thì mình chưa nắm đc vì cây trong trường thường xuyên cắt tỉa bon sai nên rất ít hoa

Trời đất, làm gì có giống nhãn nào là nhãn lùn. Người ta trồng bằng chiết hay ghép thì cây không có thân chính mọc cao lồng ngồng như cây trồng hạt, nên nó thấp. Nhãn nào chiết ghép mà chẳng lùn tịt như thế. Nhãn Hương chi lùn nhà bạn lấy hột đem trồng thì nó tức khắc hóa thành nhãn chân dài.

Nhãn hương chi thì cũng có cái gì là hay lắm đâu mà khoe.




Mình trình bầy kỹ về các giống nhãn như thế này để bạn chọn.

Các giống nhãn trồng ở miền nam cực kỳ dở nhưng khí hậu ở đây cho quả quanh năm, chỉ cần kích thích cây ra hoa đúng thời vụ là sớm muộn tùy thích. Điều đó không thể làm được ở miền bắc vì hoa quả ra không đúng thời vụ gặp khí hậu khắc nghiệt không ra làm sao. Kích thích nhãnh ra hoa y như đào quất cảnh ở hà nội, lấy dao khoanh một vòng ở gốc. Cây nhãn cần kích thích ra hoa đúng mùa thì trước sau khi kích thích có thể nó ra hoa không đúng, đem ngắt hết đi. Để dễ dàng ngắt hoa cũng như các động tác khác thì dùng cành chiết hay cây ghép để cây thấp.

Miền bắc phổ biến có nhóm giống nhãn ta, nhãn này có ưu điểm là bộ rễ rất khỏe thích hợp với mọi điều kiện ở miền bắc, sống lâu, ít sâu bệnh. Nhóm này có vài thứ nhãn như nhãn cùi, nhãn nước, nhãn thóc.... quả ra đầu vụ nhãn, quả tầm thường.

Nhãn lồng thường ra quả vào thời nhãn ta và hơi muộn hơn chút, nhãn lồng ở hồng mai-tiên lữ-jhưng yên. Nhãnh lồng có tiếng là ngon nhưng thật ra nó có những ưu điểm sau: quả to tròn, cùi dầy, hạt nhỏ, rất ngọt, cùi có nhiều lớp lồng nhau. Nhãn lồng không được dân sành đánh giá là ngon nhất vì nó quá ngọt và cùi không ròn, cũng như hương thơm tầm thường.

Nhãn ngố, thật ra có tên chữ là nhãn miền thiết, quê ở khoái châu hưng yên. Nhãn ngố quả to như nhãn lồng nhưng méo. Nhãn ngố ăn tầm tường nhưng năng suất cùi rất cao nên là nhãn chủ lực để làm long nhãn. Nhãn ngố ra quả đúng vào thời điểm nhãn lồng nên thường được bán lừa là nhãn lồng và dân thành thị chứng tỏ độ sánh sỏi bằng cách tiêu thụ rất mạnh với giá nhãn lồng. Bán lẻ thì được nhưng bán ở vườn thì rẻ bèo, nó chỉ đắt hơn nhãn ta chút đỉnh vì cái công bóc cùi làm long bớt đi. Tất cả các thứ nhãn dở nhất được dùng làm long, đơn giản là sấy thành long rồi thì nhãn nào cũng như nhãn nào. Nhãn miền thiết nếu chăm sóc kỹ thì thời gian quả sinh trưởng kéo dài hơn hơi muộn so với mùa nhãn ta.

Nhãn hương chi có nhiều người nhầm là nhãn lồng nhưng không phải. Nhãn hương chi thơm ngon nhất trong các loại nhãn, quả to như nhãn lồng, quả tròn, nhưng da thâm và cùi mỏng hột to. Nhãn hương chi không ngọt và nóng như nhãn lồng. Nhãn hương chi ra quả rả rích từ đầu vụ đến cuối tháng 8 dương lịch. nó cũng có trà muộn bán được giá nhưng không thu hoạch gọn và thật ra trà muộn cũng ít quả. Nhãn hương chi rất tốn công chăm sóc, phải chống nấm tỉa quả liên tục, nếu không tỉa quả thì quả bé không ra sao. Nói chung là cây nhãn hương chi không khỏe.




Nhãn muộn đặc sắc được giá nhất là nhãn đại thành-thạch thất. Nhãn thạch thất thu hoạch vào giữa tháng 9 dương lịch, muộn nhất trong các loại nhãn miền bắc. Nhãnh Thạch Thất rất sai, ra quả đều hàng năm, quả rất to, to hơn nhãn lồng và cũng tròn. Cùi nhãn thạch thất cũng dày, hạt cũng nhỏ như nhãn lồng. Nhãn thạch thất không có vị thơm đặc sắc như hương chi nhưng tính cho gọn thì ngon hơn nhãn lồng. Về kinh tế thì nhãn thạch thất là số một miền bắc. Ví như lượng quả nó thường gấp đôi Hương Chi hay nhãn lồng nếu so các cây cùng cỡ, lại đều hơn trong khi các nhãn khác thường 2-3 năm mới có một năm được mùa. Ví như năm nay nhãn hương chi bán được 20-30k/kg tại vườn thì nhãn thạch thất bán được 30-50k. Bán được giá vì nó nhiều cùi, mã đẹp, lại trái mùa và cũng thuộc hàng nhãn ngon.


Các giống nhãn trên chỉ có thể có cây trồng hột thuần chủng từ làng quê của nó, như là Hồng Mai hay Đại Thành. Để có được một cây nhãn muộn đi kinh tế mới khá mất công, phải ghép mắt cây nhãn đặc sản lên cây nhãn ta trồng hạt, trồng hạt mới có bộ rễ tốt đủ cung dinh dưỡng. Đầu tiên có thể lấy cây chiết từ vùng nhãn về trồng ở đất kinh tế mới, rồi lấy mắt ghép từ đó vì mắt ghép không đem được đi xa. Bạn ở vùng nào thì mình có thể mách cho người bán giống nhãn nào gần vùng của bạn, còn nếu ở cách phùng tầm 50km thì đến đại thành mua mắt, mỗi mắt cả công ghép 12k, mỗi cây nhãn ta nhỏ chỉ cần 1-2 mắt nhưng cây to cần hàng trăm mắt.

Chăm sóc cây nhãn thì bạn hỏi ngay cái thằng ghép thuê cho bạn. Chăm sóc nhãn rất mất công nói ra dài dòng, nhưng cũng không khó. Chủ yếu nhãn thạch thất cần đủ phân, rất nhiều phân, mỗi cây nó xơi đến 2 lạng Ka, cả cân lân lâm thao hàng năm, chưa kể các phân đắt tiền bón qua lá thúc quả to và làm cây hồi sau khi cắt quả. Dân đại thành cũng mách luôn cho bạn các thời điểm bón phân, đặc biệt là đợt tưới đông cần chính xác đúng thời điểm. Ngoài các kinh nghiệm của dân đại thành, mình mách cho bạn thế này, mỗi năm bạn cho mỗi cây thêm 1kg MgSO4.7H2O giá từ 3,2k-15k tùy bán buôn bán lẻ , dùng làm phân bón hay dùng làm thực phẩm.... Mặt khác, cái độc đáo là đến khi nhãn thường hết rồi thì thạch thất mới chín nên tha hồ dơi với chuột, liệu mà đánh nhau với chúng.

Bây giờ là chớm vào mùa nhãn đại thành, nhà mình đang chuẩn bị cắt.
 
Nói dài dằng dặc cuối cùng..khen nhãn nhà mình. Nhãn ngon và chỉ trồng tốt trên đất Thạch Thất sao tiếng nhẫn Thạch Thất lại kém hơn nhãn lồng Hưng Yên nhỉ ?

So sánh bừa!

Trời đất, làm gì có giống nhãn nào là nhãn lùn. Người ta trồng bằng chiết hay ghép thì cây không có thân chính mọc cao lồng ngồng như cây trồng hạt, nên nó thấp. Nhãn nào chiết ghép mà chẳng lùn tịt như thế. Nhãn Hương chi lùn nhà bạn lấy hột đem trồng thì nó tức khắc hóa thành nhãn chân dài.

Nhãn hương chi thì cũng có cái gì là hay lắm đâu mà khoe.




Mình trình bầy kỹ về các giống nhãn như thế này để bạn chọn.

Các giống nhãn trồng ở miền nam cực kỳ dở nhưng khí hậu ở đây cho quả quanh năm, chỉ cần kích thích cây ra hoa đúng thời vụ là sớm muộn tùy thích. Điều đó không thể làm được ở miền bắc vì hoa quả ra không đúng thời vụ gặp khí hậu khắc nghiệt không ra làm sao. Kích thích nhãnh ra hoa y như đào quất cảnh ở hà nội, lấy dao khoanh một vòng ở gốc. Cây nhãn cần kích thích ra hoa đúng mùa thì trước sau khi kích thích có thể nó ra hoa không đúng, đem ngắt hết đi. Để dễ dàng ngắt hoa cũng như các động tác khác thì dùng cành chiết hay cây ghép để cây thấp.

Miền bắc phổ biến có nhóm giống nhãn ta, nhãn này có ưu điểm là bộ rễ rất khỏe thích hợp với mọi điều kiện ở miền bắc, sống lâu, ít sâu bệnh. Nhóm này có vài thứ nhãn như nhãn cùi, nhãn nước, nhãn thóc.... quả ra đầu vụ nhãn, quả tầm thường.

Nhãn lồng thường ra quả vào thời nhãn ta và hơi muộn hơn chút, nhãn lồng ở hồng mai-tiên lữ-jhưng yên. Nhãnh lồng có tiếng là ngon nhưng thật ra nó có những ưu điểm sau: quả to tròn, cùi dầy, hạt nhỏ, rất ngọt, cùi có nhiều lớp lồng nhau. Nhãn lồng không được dân sành đánh giá là ngon nhất vì nó quá ngọt và cùi không ròn, cũng như hương thơm tầm thường.

Nhãn ngố, thật ra có tên chữ là nhãn miền thiết, quê ở khoái châu hưng yên. Nhãn ngố quả to như nhãn lồng nhưng méo. Nhãn ngố ăn tầm tường nhưng năng suất cùi rất cao nên là nhãn chủ lực để làm long nhãn. Nhãn ngố ra quả đúng vào thời điểm nhãn lồng nên thường được bán lừa là nhãn lồng và dân thành thị chứng tỏ độ sánh sỏi bằng cách tiêu thụ rất mạnh với giá nhãn lồng. Bán lẻ thì được nhưng bán ở vườn thì rẻ bèo, nó chỉ đắt hơn nhãn ta chút đỉnh vì cái công bóc cùi làm long bớt đi. Tất cả các thứ nhãn dở nhất được dùng làm long, đơn giản là sấy thành long rồi thì nhãn nào cũng như nhãn nào. Nhãn miền thiết nếu chăm sóc kỹ thì thời gian quả sinh trưởng kéo dài hơn hơi muộn so với mùa nhãn ta.

Nhãn hương chi có nhiều người nhầm là nhãn lồng nhưng không phải. Nhãn hương chi thơm ngon nhất trong các loại nhãn, quả to như nhãn lồng, quả tròn, nhưng da thâm và cùi mỏng hột to. Nhãn hương chi không ngọt và nóng như nhãn lồng. Nhãn hương chi ra quả rả rích từ đầu vụ đến cuối tháng 8 dương lịch. nó cũng có trà muộn bán được giá nhưng không thu hoạch gọn và thật ra trà muộn cũng ít quả. Nhãn hương chi rất tốn công chăm sóc, phải chống nấm tỉa quả liên tục, nếu không tỉa quả thì quả bé không ra sao. Nói chung là cây nhãn hương chi không khỏe.




Nhãn muộn đặc sắc được giá nhất là nhãn đại thành-thạch thất. Nhãn thạch thất thu hoạch vào giữa tháng 9 dương lịch, muộn nhất trong các loại nhãn miền bắc. Nhãnh Thạch Thất rất sai, ra quả đều hàng năm, quả rất to, to hơn nhãn lồng và cũng tròn. Cùi nhãn thạch thất cũng dày, hạt cũng nhỏ như nhãn lồng. Nhãn thạch thất không có vị thơm đặc sắc như hương chi nhưng tính cho gọn thì ngon hơn nhãn lồng. Về kinh tế thì nhãn thạch thất là số một miền bắc. Ví như lượng quả nó thường gấp đôi Hương Chi hay nhãn lồng nếu so các cây cùng cỡ, lại đều hơn trong khi các nhãn khác thường 2-3 năm mới có một năm được mùa. Ví như năm nay nhãn hương chi bán được 20-30k/kg tại vườn thì nhãn thạch thất bán được 30-50k. Bán được giá vì nó nhiều cùi, mã đẹp, lại trái mùa và cũng thuộc hàng nhãn ngon.


Các giống nhãn trên chỉ có thể có cây trồng hột thuần chủng từ làng quê của nó, như là Hồng Mai hay Đại Thành. Để có được một cây nhãn muộn đi kinh tế mới khá mất công, phải ghép mắt cây nhãn đặc sản lên cây nhãn ta trồng hạt, trồng hạt mới có bộ rễ tốt đủ cung dinh dưỡng. Đầu tiên có thể lấy cây chiết từ vùng nhãn về trồng ở đất kinh tế mới, rồi lấy mắt ghép từ đó vì mắt ghép không đem được đi xa. Bạn ở vùng nào thì mình có thể mách cho người bán giống nhãn nào gần vùng của bạn, còn nếu ở cách phùng tầm 50km thì đến đại thành mua mắt, mỗi mắt cả công ghép 12k, mỗi cây nhãn ta nhỏ chỉ cần 1-2 mắt nhưng cây to cần hàng trăm mắt.

Chăm sóc cây nhãn thì bạn hỏi ngay cái thằng ghép thuê cho bạn. Chăm sóc nhãn rất mất công nói ra dài dòng, nhưng cũng không khó. Chủ yếu nhãn thạch thất cần đủ phân, rất nhiều phân, mỗi cây nó xơi đến 2 lạng Ka, cả cân lân lâm thao hàng năm, chưa kể các phân đắt tiền bón qua lá thúc quả to và làm cây hồi sau khi cắt quả. Dân đại thành cũng mách luôn cho bạn các thời điểm bón phân, đặc biệt là đợt tưới đông cần chính xác đúng thời điểm. Ngoài các kinh nghiệm của dân đại thành, mình mách cho bạn thế này, mỗi năm bạn cho mỗi cây thêm 1kg MgSO4.7H2O giá từ 3,2k-15k tùy bán buôn bán lẻ , dùng làm phân bón hay dùng làm thực phẩm.... Mặt khác, cái độc đáo là đến khi nhãn thường hết rồi thì thạch thất mới chín nên tha hồ dơi với chuột, liệu mà đánh nhau với chúng.

Bây giờ là chớm vào mùa nhãn đại thành, nhà mình đang chuẩn bị cắt.
 


Back
Top