Xông hơi đúng cách mới tốt

Xông lâu hay mau, cho ra nhiều hay ít mồ hôi phải phù hợp với từng người và từng chứng trạng. Người già yếu suy nhược, sốt do siêu vi, phụ nữ có thai thì không nên xông
Từ lâu, y học cổ truyền đã biết điều trị bệnh qua hình thức xông hơi. Thông thường, nồi xông có thể sử dụng một vài loại lá có tinh dầu thơm để cảm thấy dễ chịu và thêm tính sát trùng đường hô hấp qua hơi thở.

Xông một lần bằng đi bộ 45 phút
Ở nông thôn, nông dân thường nấu một nồi nước xông gồm các thứ lá như sả, tía tô, tre, bưởi, chanh, tràm. Đổ nước vào nồi vừa ngập phủ phần lá cây, đậy kín nắp, nấu sôi.
Người xông cởi trần ngồi trên một ghế thấp. Đặt nồi nước xông trước mặt, giữa 2 chân. Trùm kín người và nồi xông bằng tấm chăn. Lúc đầu, chỉ mở hé nắp nồi để hơi nóng chỉ xông đến phần bụng và chân. Khi đã quen với sức nóng, có thể mở nắp nồi rộng hơn để hơi nóng bốc lên tùy theo sức chịu đựng của người xông.
Khi hơi nóng đã giảm, dùng đôi đũa xốc lá cây trong nồi để giúp hơi nóng tiếp tục bốc lên. Khi lượng mồ hôi tiết ra đã vừa đủ hoặc nồi xông không còn bốc hơi nóng thì tung chăn ra và dùng khăn lau khô khắp người trước khi thay quần áo. Đó là cách xông hơi truyền thống.



13-DSC_8509.jpg

Lá xông rất dễ tìm mua ở các chợ. Ảnh: HỒNG THÚY

Ngày nay, ngoài xông hơi truyền thống bằng hơi nước nóng còn có xông hơi khô bằng đá nóng hoặc bằng công nghệ sóng ánh sáng.
Xông hơi 20 – 30 phút sẽ tiêu hao năng lượng tương đương đi bộ 45 phút hoặc hoạt động mạnh 25 phút, thúc đẩy tiêu hao lượng mỡ dư thừa, giúp giảm cân và ngăn chặn béo phì.
Giảm stress
Quá trình xông hơi vừa làm dãn nở mạch máu ngoại biên vừa tăng tiết mồ hôi để thông thoát bớt nước ra khỏi cơ thể. Cả hai yếu tố này đều có tác dụng giảm nhẹ áp lực lên tim và thành mạch.
Việc bài tiết nước ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi không những không làm mệt thận mà còn tránh được những phản ứng phụ không cần thiết khi phải dùng những chất thuốc lợi tiểu để làm hạ huyết áp. Ngoài ra, do tính tương tác giữa thần kinh và cơ, việc dãn nở những cơ trơn của thành mạch máu còn có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm. Đây cũng là lý do cho thấy xông hơi có thể giải tỏa căng thẳng và giảm stress.
Nếu chọn được các loại lá xông có tính cay, ấm (bạc hà, kinh giới, tía tô…) thì có thể làm tăng tính phát tán, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn. Trường hợp xông để trừ phong thấp thì chọn những loại lá có tính khu phong như vòi voi, lá lốt, cây cứt lợn…

Xông hơi nhẹ từ 1 đến 3 lần/tuần rất hữu ích cho người có tiền sử hoặc đang đồng hành cùng huyết áp cao, giúp tăng cường giải độc cho nhiều trường hợp khác nhau mà không phải đưa vào cơ thể bất cứ dược chất gì.

Chỉ nên 2 – 3 lần/tuần

Nhiều người cho rằng xông là tốt nên ngày nào cũng xông và mỗi lần thường cố xông cho lâu. Như vậy là không tốt vì ra quá nhiều mồ hôi có thể làm tổn thương âm huyết và hao hụt cả dương khí.
Xông lâu hay mau, cho ra nhiều hay ít mồ hôi phải phù hợp với yêu cầu của từng người và từng chứng trạng. Xông giải cảm thì chỉ xông một lần. Người trẻ, khỏe, mập mạp có thể cho ra nhiều mồ hôi hơn người yếu, gầy, cao tuổi; người dễ ra mồ hôi cũng chỉ nên cho ra ít mồ hôi mỗi lần. Người già yếu suy nhược, bệnh nặng, sốt do siêu vi, phụ nữ có thai thì không nên xông.
Cần ghi nhận tình trạng cơ thể sau mỗi lần xông. Chỉ nên tiếp tục xông khi có cảm giác thoải mái sau mỗi lần xông. Ngược lại, nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt sau mỗi lần xông thì không nên tiếp tục xông.
Nên uống bù nước sau khi xông bằng một ly nước trà gừng nóng hoặc nước chanh nóng, không dùng các loại nước ướp lạnh hoặc nước đá liền sau khi xông. Đối với người bình thường, chỉ nên xông hơi 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần chỉ nên xông tối đa 20 – 30 phút.
Lương y VŨ QUỐC TRUNG (Hà Nội)

Nguồn: http://nld.com.vn/2011072310162625p0c1050/xong-hoi-dung-cach-moi-tot.htm
 
Xông hơi đúng cách

Theo tui hiểu biết về “xông “ như sau :
Theo y học dân gian "Xông là" dùng hơi nước nóng để đẩy hơi nước có dược liệu vào cơ thể để trị bịnh
Sau khi xông mình mẩy ướt đẫm mà các bác đông y gọi là “mồ hôi” độc thoát ra
trật lất…đó không phải mồ hôi mà là hơi nước của nồi xông ngưng tụ, không tin các bác nếm thử xem…lạt nhách à. Vì mồ hôi là phải có vị mặn
Nhưng sau khi xông người ta cảm thấy khỏe hơn dễ chịu hơn, và Tây y giải thích hiện tượng này như sau :

Xông hơi nước ( giống như tắm hơi) là dùng hơi nước có nhiệt độ cao để gia tăng nhiệt độ cơ thể có hiệu quả đặc biệt với các bịnh cảm cúm vì bịnh này là do siêu vi gây nên
Siêu vi có đặc điểm là cứ 20 phút chúng sinh sản 1 lần..và nhiệt độ khoảng 38 đến 39 độ C sẽ làm chúng không thể sinh sản để tăng quân số được..do đó với quân số hiện hữu không tăng lại già dần chúng sẽ bị hệ miễn nhiễm của cơ thể giết chết nhanh chóng..
Vì thế xông là để gia tăng nhiệt độ cơ thể không cho siêu vi sinh sản tây y đề ngị khi bị cảm cúm :
Ngày đầu cứ 20 phút xông 1 lần ngĩa là sau 1 giờ ( xông 3 lần 1 lần xông là 10 phút ) cơ thể muốn khỏi bịnh rồi..và sau đó 2 giờ xông 1 lần trong ngày đầu
Ngày thứ 2 xông 3 lần trong 1 ngày ( sáng trưa chiều)
Ngày thứ 3 khỏi hoàn toàn

ngay lần xông đầu tiên nhiệt độ đã làm siêu vi chết 1 mớ...phần còn lại không sinh sản được nên cơ thể thấy khỏe là thế

Tôi đã từng áp dụng kiểu này khi bị cảm cúm 1 lần cách nay khoảng 25 năm. Khỏi ngay trong nửa ngày
Từ đó đến nay tôi chưa hề bị cảm cúm 1 lần nào nữa, chắc đám siêu vi nó biết tui có “tuyệt chiêu” nên không dám mò tới

Hương liệu cho vào nồi xông là để cho…vui thôi, vì tác dụng diệt siêu vi là “nhiệt độ”

Để đơn giản hơn các bác nên làm như sau : nấu nồi nước lã có đậy nắp lên cho gần sôi (90 độC) nước sủi tăm
Khi thấy nước sủi tăm thẩy vào đó 1 cục bôn gòn nhỏ ( rất nhỏ) có tẩm 1 giọt dầu gió ( dầu nhị thiên đường. dầu cù là cũng được để thơm thôi mà) rồi nhanh chóng đậy nắp lại

Trùm mền cho kĩ m kéo nồi nước sôi có có nắp kín vào sau đó từ hé nắp nồi ra cho nhiệt độ tăng dần lên và xông khoảng 10 phút hoặc chì hơn thì xông cho đến khi cái nồi nguội luôn

Chú ý không được dùng cách này cho trẻ em…vì dầu gió các loại đều có tính ức chế hô hấp ngĩa là làm ngưng thở…do đó ép trẻ em xông là nó sẽ ngừng thở chết đấy

Với trẻ em thì chỉ nên xông bằng nước nấu với lá chanh cũng tốt rồi, và nên cùng xông chung với nó.. mình chịu được là nó chịu cũng…. gần được và phải ôm lấy nó kẻo nó giẫy dụa bị phỏng
 
Last edited by a moderator:
"Sau khi xông mình mẩy ướt đẫm mà các bác đông y gọi là “mồ hôi” độc thoát ra
trật lất…đó không phải mồ hôi mà là hơi nước của nồi xông ngưng tụ, không tin các bác nếm thử xem…lạt nhách à. Vì mồ hôi là phải có vị mặn"( Hoa-Phượng)
Hơi nước ngưng tụ trên da 100%. không có mồ hôi gì đâu, ai nói đó là mồ hôi thì trật lất .
 
Last edited by a moderator:
Theo các bác sĩ Đông y nói rằng sau khi xông hơi không được tắm, nhưng thật ra bên phương Tây người ta xông rồi tắm, tắm rồi lại xông vẫn tốt như thường!
 
Back
Top