Kinh nghiệm về nuôi bồ câu công nghiệp

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg
 


B
Cho mình hỏi thêm trại anh tiêm các loại vaccin gì cho chim giống và chúng ta đã có vaccin chủng đậu bồ câu hay chưa?
 


T
Gửi bởi bồ câu Pháp Hồn Việt

Cho em hỏi kinh nghiệm làm chuồng nuôi của anh là như thế nào vậy?
tỷ lệ?cách làm? cũng như những vật dụng cần thiết nếu tự làm tại nhà
 
B
Cho em hỏi kinh nghiệm làm chuồng nuôi của anh là như thế nào vậy?
tỷ lệ?cách làm? cũng như những vật dụng cần thiết nếu tự làm tại nhà

Trai mình hiện giờ với quy mô có thể nuôi được khoảng 600 cặp giống bố mẹ,250 cặp chim giò.Mình cũng học hỏi kinh nghiệm của các trại đi trước về hệ thống thoát nước rất thuận lợi trong quá trình vệ sinh như ảnh bên dưới.Xin chia sẻ thêm,mình tận dụng 1 lip vườn cây ăn trái của nhà để làm với chiêu ngang 5,5m,chiều dài 16m để chia ra làm 3 dãy chuông bố mẹ.Bên cạnh chuông có mương nước tưới cây mình tận dụng để nuôi cá trê để khử phân chim khi làm vệ sinh chuồng.Còn máng ăn,máng khoán,cóng uống nước thì mua tại chợ Lớn - Sài Gòn.Một số chia sẻ cùng bạn.Bạn có thể ghé thăm face của trại theo đường link bên dưới.Cám ơn đã quan tâm đến trại bồ câu Pháp Hồn việt.
https://www.facebook.com/pages/Trang-trại-bồ-câu-Pháp-Hồn-Việt/605288356177035
1394068_610227885683082_827195854_n.jpg
 
Last edited by a moderator:
Cho mình hỏi thêm trại anh tiêm các loại vaccin gì cho chim giống và chúng ta đã có vaccin chủng đậu bồ câu hay chưa?

Hiện tại thì chưa có vaccin riêng cho chim bồ câu, nên dùng vaccin phòng trị bệnh cúm AH5N1 và bệnh trái đậu của gà.
Tiêm phòng 1 lần duy nhất lúc chim con (chọn làm giống) từ 20 đến 30 ngày tuổi.
 
B
bạn ở kon tum có thể đến trại của mình xem qua biết đau có ích cho bạn. mình thì toàn bộ lồng nuôi minh đều tự làm lấy thấy vẫn rất ok. có gì liên lạc anh em trao đổi kinh nghiệm 0905367960 0982416649
 
Trai mình hiện giờ với quy mô có thể nuôi được khoảng 600 cặp giống bố mẹ,250 cặp chim giò.Mình cũng học hỏi kinh nghiệm của các trại đi trước về hệ thống thoát nước rất thuận lợi trong quá trình vệ sinh như ảnh bên dưới.Xin chia sẻ thêm,mình tận dụng 1 lip vườn cây ăn trái của nhà để làm với chiêu ngang 5,5m,chiều dài 16m để chia ra làm 3 dãy chuông bố mẹ.Bên cạnh chuông có mương nước tưới cây mình tận dụng để nuôi cá trê để khử phân chim khi làm vệ sinh chuồng.Còn máng ăn,máng khoán,cóng uống nước thì mua tại chợ Lớn - Sài Gòn.Một số chia sẻ cùng bạn.Bạn có thể ghé thăm face của trại theo đường link bên dưới.Cám ơn đã quan tâm đến trại bồ câu Pháp Hồn việt.
https://www.facebook.com/pages/Trang-trại-bồ-câu-Pháp-Hồn-Việt/605288356177035
1394068_610227885683082_827195854_n.jpg

Theo hình chụp thì hình như mỗi dãy chuồng thì mình chỉ có 2 tầng lồng, mà khối lượng hình như rất nặng, tốt hơn nếu mỗi dãy chuồng mình có 3 tầng thì tiết kiệm hơn diện tích.

Cho uống nước như hình vẽ thì được cái đỡ công rửa ly uống nước, nhưng nước để lâu trong bình như hình vẽ thì cũng khó kiểm soát được và nếu lâu quá thì cũng không tốt. Nói chung lại thì cách nào tiện và lợi, chi phí thấp nhất, tốn công sức ít nhất mà năng suất hiệu quả nhất thì mình sử dụng thôi.

Với số lượng 600 cặp bố mẹ thì hiện nay năng suất bồ câu ra ràng của trang trại anh được bao nhiêu con? Nếu được thì bạn có thể cung cấp cho mình mỗi tuần khoảng bao nhiêu con?


bạn ở kon tum có thể đến trại của mình xem qua biết đau có ích cho bạn. mình thì toàn bộ lồng nuôi minh đều tự làm lấy thấy vẫn rất ok. có gì liên lạc anh em trao đổi kinh nghiệm 0905367960 0982416649

Anh có thể up hình chụp trang trại bồ câu của anh để mọi người học tập kinh nghiệm, cách làm hiệu quả trong chăn nuôi bồ câu được không anh?

Xin cảm ơn.
 
L
cho mình hỏi . khi chim bồ câu đẻ . nuôi tập thể hay là nuôi từng cặp vậy bạn ?
 

B
Kinh nghiệm làm trại bồ câu!

Theo hình chụp thì hình như mỗi dãy chuồng thì mình chỉ có 2 tầng lồng, mà khối lượng hình như rất nặng, tốt hơn nếu mỗi dãy chuồng mình có 3 tầng thì tiết kiệm hơn diện tích.

Cho uống nước như hình vẽ thì được cái đỡ công rửa ly uống nước, nhưng nước để lâu trong bình như hình vẽ thì cũng khó kiểm soát được và nếu lâu quá thì cũng không tốt. Nói chung lại thì cách nào tiện và lợi, chi phí thấp nhất, tốn công sức ít nhất mà năng suất hiệu quả nhất thì mình sử dụng thôi.

Với số lượng 600 cặp bố mẹ thì hiện nay năng suất bồ câu ra ràng của trang trại anh được bao nhiêu con? Nếu được thì bạn có thể cung cấp cho mình mỗi tuần khoảng bao nhiêu con?

Anh có thể up hình chụp trang trại bồ câu của anh để mọi người học tập kinh nghiệm, cách làm hiệu quả trong chăn nuôi bồ câu được không anh?

Xin cảm ơn.
-Đúng là trại mình thiết kế mỗi dãy với 3 tầng chuồng đó a Thức,trong hình thì chỉ mới sử dụng 2 tầng trên còn tầng dưới cùng chưa được đưa vào sử dụng.
-Về hệ thống cống uống nước trong trại có được mặt nhược điểm và cũng tồn tại măt khuyết điểm so với hệ thống khác như :với 1 chai 1,5l nước thì mỗi cặp sẽ uống hết trong một tuần trở lại bởi vậy mỗi tuần chung ta mới pha thêm nước,với nữa là mỗi lần pha vitamin,khoán thì có thể kiểm soát được số lượng cho chim uống..nhưng cũng phải làm vệ sinh cống uống nước và chai mỗi tuần.Với sắt làm lồng 3ly thì có treo chai nước 1,5l cũng không là vấn đề và lồng được sử dụng lâu dài.
-600 cặp là quy mô trại có thể đạt được,nhưng hiện lúc này thì trại chưa đạt được con số mong muốn đó,nên số lượng ra ràng còn hạn chế,lúc này trại đang phát triển về con giống là chính a ah.
-A Thức và các bạn quan tâm đến bồ câu Pháp Hồn Việt thì có thể ghe thăm facebook của trang trại theo đường link bên dưới,trại đã up nhiều hình trên face.Cám ơn các bạn đã đọc tin và mong sự ủng hộ của các bạn!
https://www.facebook.com/pages/Trang-trại-bồ-câu-Pháp-Hồn-Việt/605288356177035?ref=br_rs
 
Last edited by a moderator:
-Đúng là trại mình thiết kế mỗi dãy với 3 tầng chuồng đó a Thức,trong hình thì chỉ mới sử dụng 2 tầng trên còn tầng dưới cùng chưa được đưa vào sử dụng. -Về hệ thống cống uống nước trong trại có được mặt nhược điểm và cũng tồn tại măt khuyết điểm so với hệ thống khác như :với 1 chai 1,5l nước thì mỗi cặp sẽ uống hết trong một tuần trở lại bởi vậy mỗi tuần chung ta mới pha thêm nước,với nữa là mỗi lần pha vitamin,khoán thì có thể kiểm soát được số lượng cho chim uống..nhưng cũng phải làm vệ sinh cống uống nước và chai mỗi tuần.Với sắt làm lồng 3ly thì có treo chai nước 1,5l cũng không là vấn đề và lồng được sử dụng lâu dài. -600 cặp là quy mô trại có thể đạt được,nhưng hiện lúc này thì trại chưa đạt được con số mong muốn đó,nên số lượng ra ràng còn hạn chế,lúc này trại đang phát triển về con giống là chính a ah. -A Thức và các bạn quan tâm đến bồ câu Pháp Hồn Việt thì có thể ghe thăm facebook của trang trại theo đường link bên dưới,trại đã up nhiều hình trên face.Cám ơn các bạn đã đọc tin và mong sự ủng hộ của các bạn! https://www.facebook.com/pages/Trang-trại-bồ-câu-Pháp-Hồn-Việt/605288356177035?ref=br_rs
- Với diện tích chuồng và tổng trọng lượng khi có 3 tầng thì với cách thiết kế dãy chuồng như trong hình mình e rằng hệ thống cột sẽ khó gánh nổi trọng lượng đó. Bây giờ nếu nuôi số lượng vài trăm cặp thì anh sẽ không thấy có gì bất tiện hoặc nếu có thì ít; nhưng nếu số lượng mà lên 1.000 cặp thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề lắm. Tuy vậy, mình rất ủng hộ và thích cách làm sáng tạo của mỗi người, vì biết đâu đó là lợi thế so sánh của từng người với điều kiện, thời gian, kinh phí,... khác nhau. - Anh có thể chia sẻ thêm năng suất của trang trại mình như thế nào? Triển vọng phát triển tại địa phương trong tương lai? Nhu cầu và thị hiếu của bà con ở đó về con bồ câu như thế nào? Mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ của mọi người.
 
B
- Với diện tích chuồng và tổng trọng lượng khi có 3 tầng thì với cách thiết kế dãy chuồng như trong hình mình e rằng hệ thống cột sẽ khó gánh nổi trọng lượng đó. Bây giờ nếu nuôi số lượng vài trăm cặp thì anh sẽ không thấy có gì bất tiện hoặc nếu có thì ít; nhưng nếu số lượng mà lên 1.000 cặp thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề lắm. Tuy vậy, mình rất ủng hộ và thích cách làm sáng tạo của mỗi người, vì biết đâu đó là lợi thế so sánh của từng người với điều kiện, thời gian, kinh phí,... khác nhau. - Anh có thể chia sẻ thêm năng suất của trang trại mình như thế nào? Triển vọng phát triển tại địa phương trong tương lai? Nhu cầu và thị hiếu của bà con ở đó về con bồ câu như thế nào? Mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ của mọi người.
-Trước hết cám ơn a Thức đã góp ý,với tính toán của trại thì nếu số lượng 600cặp như thiết kế ban đâu thì tổng trọng lượng kèo và cột phải gánh là khoảng 3600kg thi với 5 cột 15x15cm và bố trí đối xứng thì kết cấu trại gánh tốt.Nhưng đều mình lo lắng bề rộng đường đi giữa các dãy chuông chỉ được 0,7m,khó khăn khi đi lại lúc cho ăn,vệ sinh chuồng.
-Nếu với số lượng đạt được 600cặp như quy hoạch ban đâu thì đúng là cần có sự quản lý chuyên nghiệp hơn,lúc đó mong anh Thức chia sẻ thêm về kinh nghiệm quản lý.
-Còn về triển vọng,nhu cầu,thị hiếu... mà a đưa ra thì thật mình cũng chưa nghiên cứu nhiều,trại mình nằm ở tỉnh Vĩnh Long cũng là tỉnh trong trung tâm vùng Nam Bộ thì có lợi thế là đâu mối của các tỉnh lân cận cũng như xa hơn như Cần Thơ,Bến Tre,Đồng Tháp,Tiên Giang,Trà Vinh,Sóc Trăng..
Cám ơn a và các bạn đã quan tâm và đọc tin!
 
Những khó khăn của nền chăn nuôi bồ câu công nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Còn nhớ cách nay gần 2 năm, vào tầm tháng 11/2011, tôi có dịp ra tận ngoài Lạng Sơn. Cảnh đẹp ở đây thì khỏi nói, nhưng có điều mình có cảm giác hơi đượm buồn, vì cuộc sống của bà con đa phần vẫn rất khó khăn, dù số ít còn lại thì rất giàu có và sung túc. Còn thị trường bồ câu thịt ở đây thì đúng là con số 0 tròn trĩnh. Từ Lạng Sơn, đi 1 vòng về Hà Nội, để tìm 1 trang trại nuôi bồ câu theo đúng nghĩa trang trại thì quả là rất khó. Tôi có tìm đến tận trang trại - tên S. T, Bắc Giang - được thông tin trên báo chí, truyền hình là có quy mô rất lớn tại miền Bắc, với lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trên đường đi taxi, tôi mườn tượng về trang trại này với nhiều kỳ vọng để có thể học tập thêm về nghề nuôi bồ câu. Tuy nhiên, khi đến nơi thì không như mình suy nghĩ. Nói chung, cách nuôi và tư duy thì còn rất ư là lạc hậu, không thể nói là trang trại được. Về đầu ra thì không biết thế nào, vì ở đây chỉ chủ yếu bán giống.
Nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu khá lâu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhìn toàn cảnh bức tranh buôi bồ câu ở Việt Nam là:
- Tổng đàn bố mẹ: có rất ít, rất ít trang trại nuôi quy mô công nghiệp; số lượng nuôi tập trung ở miền Nam. Nếu tính tổng đàn thì chưa đến 10.000 cặp bồ câu bố mẹ.
- Thức ăn cho bồ câu: thức ăn cho bồ câu thì chủ yếu là ăn những thức ăn sẵn có (ngô, lúa, thậm chí có nơi còn cho ăn cơm nguội). Ở TP.HCM, có Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có sản xuất thức ăn riêng cho bồ câu, nhưng theo mình thì hàm lượng chưa đạt yêu cầu, thiếu rất nhiều khoáng chất. Nói chung là chưa có ngành nghề hoàn chỉnh sản xuất cám cho bồ câu (ở đây mình không nói đến nuôi bồ câu kiểng, vì ở TP.HCM, nghề chơi bồ câu kiểng đã rất phát triển, thức ăn thì rất cao cấp, nhưng nếu sử dụng cho nuôi bồ câu công nghiệp thì không hiệu quả kinh tế).
- Về hình thức nuôi: đa số còn nuôi theo kiểu lạc hậu; quy mô chuồng trại hiện đại thì rất ít; còn sử dụng vật liệu nuôi tre, lưới hoặc xây những ô chuồng tập trung; chim nuôi vẫn sống theo kiểu bầy đàn, việc quản lý và đánh giá về tổng đàn nuôi quả thật cực kỳ khó khăn. Thậm chí người nuôi cũng không biết "trại" nuôi của mình đạt năng suất bao nhiêu.
- Về tư duy chăn nuôi: chưa xem nuôi bồ câu phải là nghề nuôi bồ câu công nghiệp thì mới có lợi nhuận; nuôi nhỏ ít từ từ rồi nhân lên; trong chăn nuôi thì phải yêu cầu người bán giống thu mua luôn thì mới dám nuôi, chứ chưa nghĩ rằng mình phải tự mình tìm cơ hội phát triển cho mình mới là quan trọng; nuôi lần đầu từ 10 đến 20 cặp rồi lấy kết quả này để mang đi chứng minh rằng mình đã thành công hay thất bại,...
- Về kinh doanh: rất ít nơi sử dụng công cụ kinh doanh hiện đại, cho rằng những công cụ này to tát, mình nuôi nhỏ lẻ thì cần gì vận dụng,... Chính với quan niệm như vậy mà chúng ta đã rất thất bại trong tư duy, nói gì đến việc làm biến đổi thực tế theo hướng tiến bộ, tích cực.
- Về tiền vốn: đa phần ai cũng suy nghĩ là hễ sản xuất thì trong thời gian ngắn phải có lời, nếu lâu quá thì cụt vốn không có hiệu quả. Thực tế, vốn để chăn nuôi bồ câu nói thẳng là không nhỏ, và thời gian hoàn vốn cũng tương đối (không lâu, cũng không nhanh), do đó phải hoạch định về nguồn ngân sách của mình, từ đó thì mới quyết định.

2. Thực tiễn đó, cho thấy nghề chăn nuôi bồ câu công nghiệp hiện nay của Việt Nam - mặc dù đã đến thế kỷ 21 rồi - nhưng đa phần vẫn còn rất lạc hậu; nuôi nhỏ, lẻ; thức ăn thì mỗi nơi mỗi kiểu; buôn bán thì không để ý nhiều đến chiều sâu của sản phẩm và khách hàng của mình; chủ yếu là làm sao thu lợi trước mắt cho mình, còn tương lại thì không biết làm sao. Bà con mình cũng không hề sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào để áp dụng. Do đó, đến giờ hầu như thị trường con bồ câu đều bị chi phối bởi thương lái đến từ TQ và họ đã chiếm thị phần rất lớn của con bồ câu ra ràng, số ít ỏi còn lại họ "nhường" lại cho mình vì lợi nhuận chẳng bao nhiêu.
Rõ ràng chúng ta có cơ hội rất lớn về thị trường của mính, nhưng chính mình lại không biết nắm bắt thời cơ để vươn lên trong cuộc sống.

3. Mấy hôm nay, khi mình đưa bồ câu ra ràng vào bán trong siêu thị thì tự nhiên đơn đặt hàng của mình tăng lên 200%. Giờ không đủ khả năng cung ứng, và từ đó thắng được thị trường trên sân nhà. Nhưng đi tìm những trang trại nuôi với số lượng lớn để hợp tác thì cũng không tìm được. Một cơ hội để từ từ đánh bật hàng hoá nhập lậu từ bên kia biên giới sắp sửa trôi qua. Thật tiếc, nhưng đành phải chấp nhận. Do đó, từ nay mình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, cái đích cuối cùng là làm sao phải đánh thắng được sản phẩm nhập lậu với chi phí đảm bảo sản xuất.

Bài học từ con gà - sản phẩm gia cầm rất phổ quát của người Việt Nam - giờ nằm trong tay tất cả nhà sản xuất của nước ngoài, dù rằng người Việt Nam vẫn là người bỏ công chăm sóc, làm hết mọi việc, nhưng mức phân phối lợi nhuận và rủi ro thì trái ngược nhau, tạm quy kết là mình làm thì người khác hưởng, khi có thiệt hại thì mình phải hứng chịu hết!

Đúng là còn nhiều việc phải làm và cần làm. Cần lắm 1 tu duy, 1 cách nghĩ và sự chung tay của 1 cộng đồng người chăn nuôi bồ câu công nghiệp.
 
L
cho mình hỏi khi bồ câu con biết mổ - nên nuôi theo bày cho đến khi trưởng thành rồi tách ra hay là nuôi theo từng cặp bạn?
 
cho mình hỏi khi bồ câu con biết mổ - nên nuôi theo bày cho đến khi trưởng thành rồi tách ra hay là nuôi theo từng cặp bạn?

Về nguyên tắc chọn giống và làm giống thì mỗi người, tuỳ theo quy mô, điều kiện, mục đích chăn nuôi,... mà có phương pháp nuôi chọn con giống khác nhau. Hiện tại, trang trại bồ câu Ngọc Điền áp dụng phương pháp là:

Trong quá trình chăn nuôi sẽ đánh dấu những cặp bố mẹ nuôi con tốt, đẻ và ấp trứng tốt, bồ câu con mập mạp, phát triển tốt. Sau khi chọn những cặp bố mẹ sinh con tốt, cứ mỗi khi thấy ở ô chuồng đó có cặp bồ câu con tốt thì mình sẽ để ý, để cho mẹ nuôi cho đến khi biết ăn trong ổ thì tách ra ngoài, và cho nuôi chung với những "anh thanh niên" khác cùng lứa được chọn làm giống.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


Sau một thời gian ở chung lồng "bắt cặp" với nhau, sẽ có những đôi "tâm đầu ý hợp", có những biểu hiện "âu yếm" với nhau, mình sẽ bắt ra đưa vào lồng nuôi riêng từng cặp, bắt đầu theo dõi và từ đó sẽ bổ sung thêm nguồn bồ câu bố mẹ cho trang trại.

7169340689_24a9987560_c.jpg


7169390659_787f0cfd93_c.jpg


Mình sẽ có bài viết sâu về qui trình chọn chim giống bồ câu trong thời gian tới.

Một vài thông tin cùng anh.
 
L
ý của bạn rất hay . hiện giờ tớ đang nâng giống. vì thế mà hỏi các member có thêm ý kiến để nuôi đó mà
 
K
chào bác

Những khó khăn của nền chăn nuôi bồ câu công nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Còn nhớ cách nay gần 2 năm, vào tầm tháng 11/2011, tôi có dịp ra tận ngoài Lạng Sơn. Cảnh đẹp ở đây thì khỏi nói, nhưng có điều mình có cảm giác hơi đượm buồn, vì cuộc sống của bà con đa phần vẫn rất khó khăn, dù số ít còn lại thì rất giàu có và sung túc. Còn thị trường bồ câu thịt ở đây thì đúng là con số 0 tròn trĩnh. Từ Lạng Sơn, đi 1 vòng về Hà Nội, để tìm 1 trang trại nuôi bồ câu theo đúng nghĩa trang trại thì quả là rất khó. Tôi có tìm đến tận trang trại - tên S. T, Bắc Giang - được thông tin trên báo chí, truyền hình là có quy mô rất lớn tại miền Bắc, với lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trên đường đi taxi, tôi mườn tượng về trang trại này với nhiều kỳ vọng để có thể học tập thêm về nghề nuôi bồ câu. Tuy nhiên, khi đến nơi thì không như mình suy nghĩ. Nói chung, cách nuôi và tư duy thì còn rất ư là lạc hậu, không thể nói là trang trại được. Về đầu ra thì không biết thế nào, vì ở đây chỉ chủ yếu bán giống.
Nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu khá lâu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhìn toàn cảnh bức tranh buôi bồ câu ở Việt Nam là:
- Tổng đàn bố mẹ: có rất ít, rất ít trang trại nuôi quy mô công nghiệp; số lượng nuôi tập trung ở miền Nam. Nếu tính tổng đàn thì chưa đến 10.000 cặp bồ câu bố mẹ.
- Thức ăn cho bồ câu: thức ăn cho bồ câu thì chủ yếu là ăn những thức ăn sẵn có (ngô, lúa, thậm chí có nơi còn cho ăn cơm nguội). Ở TP.HCM, có Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có sản xuất thức ăn riêng cho bồ câu, nhưng theo mình thì hàm lượng chưa đạt yêu cầu, thiếu rất nhiều khoáng chất. Nói chung là chưa có ngành nghề hoàn chỉnh sản xuất cám cho bồ câu (ở đây mình không nói đến nuôi bồ câu kiểng, vì ở TP.HCM, nghề chơi bồ câu kiểng đã rất phát triển, thức ăn thì rất cao cấp, nhưng nếu sử dụng cho nuôi bồ câu công nghiệp thì không hiệu quả kinh tế).
- Về hình thức nuôi: đa số còn nuôi theo kiểu lạc hậu; quy mô chuồng trại hiện đại thì rất ít; còn sử dụng vật liệu nuôi tre, lưới hoặc xây những ô chuồng tập trung; chim nuôi vẫn sống theo kiểu bầy đàn, việc quản lý và đánh giá về tổng đàn nuôi quả thật cực kỳ khó khăn. Thậm chí người nuôi cũng không biết "trại" nuôi của mình đạt năng suất bao nhiêu.
- Về tư duy chăn nuôi: chưa xem nuôi bồ câu phải là nghề nuôi bồ câu công nghiệp thì mới có lợi nhuận; nuôi nhỏ ít từ từ rồi nhân lên; trong chăn nuôi thì phải yêu cầu người bán giống thu mua luôn thì mới dám nuôi, chứ chưa nghĩ rằng mình phải tự mình tìm cơ hội phát triển cho mình mới là quan trọng; nuôi lần đầu từ 10 đến 20 cặp rồi lấy kết quả này để mang đi chứng minh rằng mình đã thành công hay thất bại,...
- Về kinh doanh: rất ít nơi sử dụng công cụ kinh doanh hiện đại, cho rằng những công cụ này to tát, mình nuôi nhỏ lẻ thì cần gì vận dụng,... Chính với quan niệm như vậy mà chúng ta đã rất thất bại trong tư duy, nói gì đến việc làm biến đổi thực tế theo hướng tiến bộ, tích cực.
- Về tiền vốn: đa phần ai cũng suy nghĩ là hễ sản xuất thì trong thời gian ngắn phải có lời, nếu lâu quá thì cụt vốn không có hiệu quả. Thực tế, vốn để chăn nuôi bồ câu nói thẳng là không nhỏ, và thời gian hoàn vốn cũng tương đối (không lâu, cũng không nhanh), do đó phải hoạch định về nguồn ngân sách của mình, từ đó thì mới quyết định.

2. Thực tiễn đó, cho thấy nghề chăn nuôi bồ câu công nghiệp hiện nay của Việt Nam - mặc dù đã đến thế kỷ 21 rồi - nhưng đa phần vẫn còn rất lạc hậu; nuôi nhỏ, lẻ; thức ăn thì mỗi nơi mỗi kiểu; buôn bán thì không để ý nhiều đến chiều sâu của sản phẩm và khách hàng của mình; chủ yếu là làm sao thu lợi trước mắt cho mình, còn tương lại thì không biết làm sao. Bà con mình cũng không hề sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào để áp dụng. Do đó, đến giờ hầu như thị trường con bồ câu đều bị chi phối bởi thương lái đến từ TQ và họ đã chiếm thị phần rất lớn của con bồ câu ra ràng, số ít ỏi còn lại họ "nhường" lại cho mình vì lợi nhuận chẳng bao nhiêu.
Rõ ràng chúng ta có cơ hội rất lớn về thị trường của mính, nhưng chính mình lại không biết nắm bắt thời cơ để vươn lên trong cuộc sống.

3. Mấy hôm nay, khi mình đưa bồ câu ra ràng vào bán trong siêu thị thì tự nhiên đơn đặt hàng của mình tăng lên 200%. Giờ không đủ khả năng cung ứng, và từ đó thắng được thị trường trên sân nhà. Nhưng đi tìm những trang trại nuôi với số lượng lớn để hợp tác thì cũng không tìm được. Một cơ hội để từ từ đánh bật hàng hoá nhập lậu từ bên kia biên giới sắp sửa trôi qua. Thật tiếc, nhưng đành phải chấp nhận. Do đó, từ nay mình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, cái đích cuối cùng là làm sao phải đánh thắng được sản phẩm nhập lậu với chi phí đảm bảo sản xuất.

Bài học từ con gà - sản phẩm gia cầm rất phổ quát của người Việt Nam - giờ nằm trong tay tất cả nhà sản xuất của nước ngoài, dù rằng người Việt Nam vẫn là người bỏ công chăm sóc, làm hết mọi việc, nhưng mức phân phối lợi nhuận và rủi ro thì trái ngược nhau, tạm quy kết là mình làm thì người khác hưởng, khi có thiệt hại thì mình phải hứng chịu hết!

Đúng là còn nhiều việc phải làm và cần làm. Cần lắm 1 tu duy, 1 cách nghĩ và sự chung tay của 1 cộng đồng người chăn nuôi bồ câu công nghiệp.

Suy nghĩ của bác rất hay.. em cũng có suy nghĩ giống bác. E rất yêu chăn nuôi nhưng lại không có điều kiện. Chúc bác thành công
 
B
anh thức ơi cho em hỏi? bồ câu anh chụp trong hình là pháp mimas hay pháp gì anh,và hiện nay trại anh nuôi những dòng pháp nào.và bán chim thịt chủ yếu là dòng nào.nếu được mong anh chia sẽ và cho em xin vài tấm hình của những dòng anh nuôi.cám ơn anh trước nha.
 
H
Kích thước lồng nuôi bồ câu công nghiệp bao nhiêu thì là chuẩn

Bác bocaungocdien cho em hỏi kích thước lồng nuôi bồ câu công nghiệp bao nhiêu thì là chuẩn, em mua lồng gia công sẵn có kích thước mỗi ô là 50cm(dài)x50cm(sâu)x40cm(cao) thì thấy chim đạp mái có vẻ vất vả không biết có ảnh hưởng gì không (em mới nuôi mấy đôi để tăng gia). Bác có thể cho em biết kích thước: chuồng nuôi, ổ đẻ, chiều cao lắp ổ đẻ của Bác được không.
Cảm ơn bác!
 
Last edited by a moderator:
N
Nuôi bồ câu

Thấy trang web: bocaungocdien.com của bác bocaungocdien không hoạt động hay sao đó,không thấy cập nhật tin tức mới,liên hệ thì bảo là chỉ bán tên miền là sao bác?Có khi muốn hỏi thịt,giống mà không biết ở đâu,liên hệ như thế nào nửa.Đang cần cung cấp ít thịt câu cho quán nhậu vỉa hè.
 


Back
Top