Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
S
dạ cảm ơn chú "chitoan" nhiều lắm ạ :)
Chitoan bữa nay lên chức chú luôn :Haha: ngon :D
hỏi bạn chitoan chút , cho thỏ ăn hỗn hợp cơm+ cám ngô+ cám đậm đặc ( loại cho lợn) thì có ổn ko, mình đang tính giữ đám thỏ con lại nuôi to để thịt :-?
cái này bạn hỏi bạn truongsardc, bạn ấy đang theo công thức hơi giống thế này và rất thành công
Bác hungdung cho em hỏi tỉ lệ từng loại để đảm bảo thỏ phát triển tối ưu nhất không ạ (tang trọng, bệnh tật, giá thành)
:cool: sư phụ rùi còn hỏi
e thì cho ăn chung các loại thỏ bằng cám redstar h210 trộn với cám tấm, cám bắp, đậu nành theo tỷ lệ1:1:1:0.2. có khi đây là lý do thỏ em hay bị tiêu chảy k nhỉ ? k biết hiện tại cám T - 02 bao nhiêu 1bao ? ở HCM thì chỗ nào bán ? chứ e ở đaknông thì chắc k có rồi.
Myhuong cho Boi xin địa chỉ nuôi thỏ của mẹ Myhuong với
Bữa nào Boi ghé dakmin bắt ít thỏ của nhà về làm giống rùi nhân tiện trao đổi kinh nghiệm :)
 


C
tiêm ngừa cho thỏ: theo lịch thì thỏ con 14,25,31 ngày tiêm ngừa cho nó. hồi lúc đó e ko bít nên ko tiêm, bây giờ thỏ 2-3 tháng, trọng lượng 1,5-2kg rồi. vậy bây giờ ngừa ecoli, cầu trùng đc nữa ko? liều lượng có thay đổi ko? Thanks
Ngừa ngay trước khi có vấn đề. Liều lượng thay đổi theo trọng lượng thỏ mà nhãn thuốc có hướng dẫn.Cầu trùng thì ít phát bệnh khi thỏ đã lớn rồi, chú ý ecoli tí thôi, Nói chung thỏ đã lớn khó phát bênh như thỏ con
 

@ truongsardc:

Bạn áp dụng thử nhé:
Xác đậu: 20kg. (khoảng 1.000-1.500 đ/kg)
Cám bắp: 5kg (khoảng 8.000 đ/kg)
Đậm đặc (45% đạm): 5kg.(khoảng 17.000 đ/kg)
Men vi sinh: 150.gam (65.000 đ/kg)
Ủ nguyên liệu 1-1.5 ngày.
Trước khi cho ăn trộn thêm Premix khoáng và vitamin: khoảng 0.2%
 
T
Chào các cô chú anh chị em trong diễn đàn em là thành viên mới rất cần sự chỉ dẫn của mọi người.Em xin cảm ơn.
Chỉ cái gì bạn ới?
Giống thỏ?
Chăm sóc?
Kinh nghiệm?
...
Trong topic có cả rùi đó. Chịu khó đọc rùi đúc kết lại cho mình đê. Xong rùi làm đến đâu hỏi đến đó để kiểm chứng với những đúc kết trên topic có hợp lý với bạn hay chưa mà điều chỉnh. Có vậy mới đưa bạn đến mong ước của bạn được
 
M
Myhuong cho Boi xin địa chỉ nuôi thỏ của mẹ Myhuong với
Bữa nào Boi ghé dakmin bắt ít thỏ của nhà về làm giống rùi nhân tiện trao đổi kinh nghiệm :)
mẹ nuôi ít lắm, có vài chục con, nhưng muốn thì đi tới gần Nhà thờ xứ Vinh Hương hỏi nhà Lương Thể đó.mình thì đang phát triển, vài tháng nữa mới nhiều được, làm chuồng bằng tre thì xứ lý tụi mọt thế nào được nhỉ, mới làm mấy cái chuồng chưa xài mà bị mọt đục rồi.
 
T
@ truongsardc:

Bạn áp dụng thử nhé:
Xác đậu: 20kg. (khoảng 1.000-1.500 đ/kg)
Cám bắp: 5kg (khoảng 8.000 đ/kg)
Đậm đặc (45% đạm): 5kg.(khoảng 17.000 đ/kg)
Men vi sinh: 150.gam (65.000 đ/kg)
Ủ nguyên liệu 1-1.5 ngày.
Trước khi cho ăn trộn thêm Premix khoáng và vitamin: khoảng 0.2%
Cám ơn chú rất nhiều!
Vime-EsB3 là thuốc trị cầu trùng của Vemedim. Dạng gói bột 1kg, màu hồng đỏ. Lịch trình là pha nước uống 5 ngày liên tục. Tiện hơn có thể cho uống Vicox tolatra chai 120ml cũng Vemedim, về chỉ cần cho uống 2 ngày liên tục là xong.
ADE có giá khác nhau do có nhiều hãng khác nhau. . Vaccine bại huyết giá gốc là 3.500đ/lọ lấy tại nguồn. Giá lên trong năm nay có thể cho vận chuyển tăng.
Lịch trình có ghi rõ là dùng 1 trong 4 loại. Cầu trùng thì xài Vicox toltra. Ecoli thì cứ Aralis mà tới thôi, Lịch trình đó đăng cũng lâu rồi, có vài hoạt chất bị lờn rồi.
Cái cám của bạn mình không rõ là gì nên miễn bàn, T-02 giá mua sỉ là 250k/bao 25kg. Muốn biết trên đó có không cứ gọi cho tổng công ty Euro feed hỏi địa chỉ đại lí hàng đak nông. Mua qua cửa hàng trung gian có thể lên đến 375k/bao đấy
Chắc chitoan nhầm rùi 3.500đ/lieu chứ. Ai ở Hai Dương đến cửa hàng của cô Bình (đường Nguyễn Lương Bằng) mà lấy lọ 10 liều 35.000đ, lấy nhiều giảm giá nhưng phải gọi điện đặt trước nhé. hihi. hoàn toàn không PR nhé
mẹ nuôi ít lắm, có vài chục con, nhưng muốn thì đi tới gần Nhà thờ xứ Vinh Hương hỏi nhà Lương Thể đó.mình thì đang phát triển, vài tháng nữa mới nhiều được, làm chuồng bằng tre thì xứ lý tụi mọt thế nào được nhỉ, mới làm mấy cái chuồng chưa xài mà bị mọt đục rồi.
Vậy lo gì. Cứ nuôi rùi khỏi phải xử lý mọt. Nhưng khi đó đừng hỏi mọi người xử lý thỏ thế nào nhé. Hehe
Chitoan bữa nay lên chức chú luôn :Haha: ngon :D

cái này bạn hỏi bạn truongsardc, bạn ấy đang theo công thức hơi giống thế này và rất thành công

:cool: sư phụ rùi còn hỏi

Mình ở ngoài bắc mà Boi. Nhiều công thức thì càng tôt chứ. Việt nam mình mùa nào thức ấy. Vậy nên nông dân chúng mình mới sống được chứ
 
L
Chú Dũng cho con hỏi thỏ bị tiêu chảy nghĩa là phân thỏ mềm hơn bình thường,dính vào nhau và có màu hơi vàng đúng k chú.vì con thấy thỏ bthường thì phân tròn màu đen.
Với lại chú cho con hỏi là công thức ủ men đó là mình trộn tấ cả lại rồi bọc kín (bao gồm cả cám) 24h hả chú.
Con mới mua men mà chưa biết cách ủ,con đọc trên mạng ngta nói là quậy men+cám bắp+nước bỏ vô thùng đậy lại,khi nào cho ăn thì trộn với cám.mà ngta nói chung chung nên con thật sự k hiểu lắm,mong chú chỉ giúp con.con cám ơn chú & anh chitoan đã giải đáp thắc mắc giúp con.con mới nuôi nên có nhiều thứ còn k biết nên hỏi hơi nhiều.mong mọi ng thông cảm!
 

C
Chú Dũng cho con hỏi thỏ bị tiêu chảy nghĩa là phân thỏ mềm hơn bình thường,dính vào nhau và có màu hơi vàng đúng k chú.vì con thấy thỏ bthường thì phân tròn màu đen.
Với lại chú cho con hỏi là công thức ủ men đó là mình trộn tấ cả lại rồi bọc kín (bao gồm cả cám) 24h hả chú.
Con mới mua men mà chưa biết cách ủ,con đọc trên mạng ngta nói là quậy men+cám bắp+nước bỏ vô thùng đậy lại,khi nào cho ăn thì trộn với cám.mà ngta nói chung chung nên con thật sự k hiểu lắm,mong chú chỉ giúp con.con cám ơn chú & anh chitoan đã giải đáp thắc mắc giúp con.con mới nuôi nên có nhiều thứ còn k biết nên hỏi hơi nhiều.mong mọi ng thông cảm!
Xem clip là nhanh nắm nhất, clip này nói về ủ thức ăn nuôi heo nhá, cách làm tương tự, chỉ thay nguyên liệu như chú Hiếu nói thôi

Thỏ tiêu chảy tức là phân nó giống như đang bị tiêu chảy ấy. :))
 
B
lướt google thấy có thông tin là cho thỏ ăn bã chè cũng được, ko biết là có hại gì ko hả các bác
 
T
Chú Dũng cho con hỏi thỏ bị tiêu chảy nghĩa là phân thỏ mềm hơn bình thường,dính vào nhau và có màu hơi vàng đúng k chú.vì con thấy thỏ bthường thì phân tròn màu đen.
Với lại chú cho con hỏi là công thức ủ men đó là mình trộn tấ cả lại rồi bọc kín (bao gồm cả cám) 24h hả chú.
Con mới mua men mà chưa biết cách ủ,con đọc trên mạng ngta nói là quậy men+cám bắp+nước bỏ vô thùng đậy lại,khi nào cho ăn thì trộn với cám.mà ngta nói chung chung nên con thật sự k hiểu lắm,mong chú chỉ giúp con.con cám ơn chú & anh chitoan đã giải đáp thắc mắc giúp con.con mới nuôi nên có nhiều thứ còn k biết nên hỏi hơi nhiều.mong mọi ng thông cảm!
Nếu mới nuôi thì bạn hãy làm cách đơn giản nhất là nấu chín uống sôi đi. Ủ men nó thật sự là phức tạp đấy bạn nhé. Hãy coi con thỏ như là chính mình ấy. Đến uống tạp như đàn ông chúng ta chẳng hạn. Bạn có uống rượu bia thay cơm được không? Nếu được thì .,.hehe. Bạn hãy nghĩ đến việc cao siêu đó. Còn đảm bảo nhất thì là bạn nên hấp chín các nguyên liệu rùi cho thỏ ăn nhé nhé.
 
L
Xem clip là nhanh nắm nhất, clip này nói về ủ thức ăn nuôi heo nhá, cách làm tương tự, chỉ thay nguyên liệu như chú Hiếu nói thôi

Thỏ tiêu chảy tức là phân nó giống như đang bị tiêu chảy ấy. :))
Em nghĩ nếu theo clip này thì mình k cần trộn nước vì trong bã đậu nành đã có nước rồi.e cũng đặt mua men của trang web này.75k/kg.2kg+ship=180k.e k nuôi nhiều nhưng cũng muốn dùng thử
ah,anh có thể cho e xin hình phân thỏ mà bị tiêu chảy được k?(có hình sẽ dễ hiểu hơn).nói thiệt k fải e làm biếng tra google mà tại tìm mấy cái từ khóa về bệnh thỏ như:nhiem trung vet thuong,tieu chay,cau trung....nó ra mấy cái hình nhìn muốn bỏ cơm luôn.
 
Chú Dũng cho con hỏi thỏ bị tiêu chảy nghĩa là phân thỏ mềm hơn bình thường,dính vào nhau và có màu hơi vàng đúng k chú.vì con thấy thỏ bthường thì phân tròn màu đen.
Với lại chú cho con hỏi là công thức ủ men đó là mình trộn tấ cả lại rồi bọc kín (bao gồm cả cám) 24h hả chú.
Con mới mua men mà chưa biết cách ủ,con đọc trên mạng ngta nói là quậy men+cám bắp+nước bỏ vô thùng đậy lại,khi nào cho ăn thì trộn với cám.mà ngta nói chung chung nên con thật sự k hiểu lắm,mong chú chỉ giúp con.con cám ơn chú & anh chitoan đã giải đáp thắc mắc giúp con.con mới nuôi nên có nhiều thứ còn k biết nên hỏi hơi nhiều.mong mọi ng thông cảm!

Tiêu chảy khác với thỏ đi phân mềm, phân mềm như phân vitamin, các hạt phân mềm dính vào nhau, còn tiêu chảy thì k còn dạng viên phân nữa.

Tôi dùng men nước do HTX sản xuất.

Lên men lỏng chỉ dùng cho heo, đối với thỏ nên lên men khô. Quy trình:

- Tính lượng men cần dùng cho lần phối trộn. Tỷ lệ 1 lít men : 200kg nguyên liệu phối trộn.

Bước 1: cho men vào thùng cùng với một lượng cám bắp (khoảng 0.5kg) hòa với 4-5 lít nước, khuấy đều. ( Lượng này tính trên khối lượng nguyên liệu phối trộn khoảng 30kg)

Bước 2: Trải đều xác đậu lên một tấm ni long hay một tấm đệm đủ lớn, san phẳng như cách làm cơm rượu. Lấy lượng cám đậm đặc cũng trải đều lên mặt lớp bả đậu.

Bước 3: Lấy một tấm ni long khác ( có thể cắt bao thức ăn ra làm cũng được), trải phần cám bắp còn lại (sau khi đã dùng một phần để trộn men với nước) ra tấm ni long san phẳng đều.

Bước 4: Lấy hổn hợp bắp + men + nước trong thùng trộn đều với cám bắp trên tấm ni long.

Bước 5: Lấy hổn hợp cám bắp đã trộn xong, trải đều lên mặt nguyên liệu bả đậu + cám đậm đặc ở bước 2. Trộn đều 3 thành phần này lại với nhau.

Bước 6: Ủ nguyên liệu đã phối trộn vào thùng nhựa có nắp, dưới nắp nên lót đệm một miếng ni long cho kín. Ngoài ra cũng có thể ủ trong bao ni long buộc kín miệng.

Sau khi ủ nguyên liệu từ 24-36 tiếng là có thể lấy ra cho thỏ ăn được, khi đó ta trộn thêm premix khoáng và vitamin.

ƯU điểm của cách cho ăn này là có thể tận dụng được nguyên liệu rẻ tiền là bả đậu nành cho thỏ ăn, mà thỏ hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng có trong đó, nếu cho ăn tươi thì thỏ sẽ k hấp thụ được do một số chất dinh dưỡng k chuyển hóa được, thỏ ăn vào và thải ra môi trường gần như toàn bộ, còn đối với thỏ con thì gây rối loạn tiêu hóa tiêu chảy. Để an toàn thì phải nấu chín, tốn công, một số dinh dưỡng bị nhiệt phân mất đi.

Cách cho ăn này loại bỏ hầu như hoàn toàn vấn đề rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Tôi đã thí nghiệm cách cho ăn này mấy tháng nay, và kết quả rất tốt. Dùng trên cả heo, gà và ngỗng.
 
L
Nếu mới nuôi thì bạn hãy làm cách đơn giản nhất là nấu chín uống sôi đi. Ủ men nó thật sự là phức tạp đấy bạn nhé. Hãy coi con thỏ như là chính mình ấy. Đến uống tạp như đàn ông chúng ta chẳng hạn. Bạn có uống rượu bia thay cơm được không? Nếu được thì .,.hehe. Bạn hãy nghĩ đến việc cao siêu đó. Còn đảm bảo nhất thì là bạn nên hấp chín các nguyên liệu rùi cho thỏ ăn nhé nhé.
Hiện tại em vẫn rang bã đậu cho thỏ ăn. Nhưng cũng muốn học thêm cách ủ men để nếu có thể phát triển được đaàn thỏ thì cho ăn men ủ hiệu quả hơn.(chỉ học trước thôi chứ giờ em nuôi thỏ trầy trật lắm,đủ thứ tùm lum bệnh)
em thấy đàn ông các anh vẫn có ng uống rượu bia thay cơm được đó thôi.Thử hỏi lúc mấy anh nhậu nhẹt mà kêu về ăn cơm có ai về k,hay ai cũng nói no rồi
Tiêu chảy khác với thỏ đi phân mềm, phân mềm như phân vitamin, các hạt phân mềm dính vào nhau, còn tiêu chảy thì k còn dạng viên phân nữa.

Tôi dùng men nước do HTX sản xuất.

Lên men lỏng chỉ dùng cho heo, đối với thỏ nên lên men khô. Quy trình:

- Tính lượng men cần dùng cho lần phối trộn. Tỷ lệ 1 lít men : 200kg nguyên liệu phối trộn.

Bước 1: cho men vào thùng cùng với một lượng cám bắp (khoảng 0.5kg) hòa với 4-5 lít nước, khuấy đều. ( Lượng này tính trên khối lượng nguyên liệu phối trộn khoảng 30kg)

Bước 2: Trải đều xác đậu lên một tấm ni long hay một tấm đệm đủ lớn, san phẳng như cách làm cơm rượu. Lấy lượng cám đậm đặc cũng trải đều lên mặt lớp bả đậu.

Bước 3: Lấy một tấm ni long khác ( có thể cắt bao thức ăn ra làm cũng được), trải phần cám bắp còn lại (sau khi đã dùng một phần để trộn men với nước) ra tấm ni long san phẳng đều.

Bước 4: Lấy hổn hợp bắp + men + nước trong thùng trộn đều với cám bắp trên tấm ni long.

Bước 5: Lấy hổn hợp cám bắp đã trộn xong, trải đều lên mặt nguyên liệu bả đậu + cám đậm đặc ở bước 2. Trộn đều 3 thành phần này lại với nhau.

Bước 6: Ủ nguyên liệu đã phối trộn vào thùng nhựa có nắp, dưới nắp nên lót đệm một miếng ni long cho kín. Ngoài ra cũng có thể ủ trong bao ni long buộc kín miệng.

Sau khi ủ nguyên liệu từ 24-36 tiếng là có thể lấy ra cho thỏ ăn được, khi đó ta trộn thêm premix khoáng và vitamin.

ƯU điểm của cách cho ăn này là có thể tận dụng được nguyên liệu rẻ tiền là bả đậu nành cho thỏ ăn, mà thỏ hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng có trong đó, nếu cho ăn tươi thì thỏ sẽ k hấp thụ được do một số chất dinh dưỡng k chuyển hóa được, thỏ ăn vào và thải ra môi trường gần như toàn bộ, còn đối với thỏ con thì gây rối loạn tiêu hóa tiêu chảy. Để an toàn thì phải nấu chín, tốn công, một số dinh dưỡng bị nhiệt phân mất đi.

Cách cho ăn này loại bỏ hầu như hoàn toàn vấn đề rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Tôi đã thí nghiệm cách cho ăn này mấy tháng nay, và kết quả rất tốt. Dùng trên cả heo, gà và ngỗng.
Con cám ơn chú,con mua men vi sinh NN1 của bên chế phẩm sinh học.k biết có giống men chú k nhưng con làm theo cách của chú luôn :)
Tiêu chảy khác với thỏ đi phân mềm, phân mềm như phân vitamin, các hạt phân mềm dính vào nhau, còn tiêu chảy thì k còn dạng viên phân nữa.

Tôi dùng men nước do HTX sản xuất.

Lên men lỏng chỉ dùng cho heo, đối với thỏ nên lên men khô. Quy trình:

- Tính lượng men cần dùng cho lần phối trộn. Tỷ lệ 1 lít men : 200kg nguyên liệu phối trộn.

Bước 1: cho men vào thùng cùng với một lượng cám bắp (khoảng 0.5kg) hòa với 4-5 lít nước, khuấy đều. ( Lượng này tính trên khối lượng nguyên liệu phối trộn khoảng 30kg)

Bước 2: Trải đều xác đậu lên một tấm ni long hay một tấm đệm đủ lớn, san phẳng như cách làm cơm rượu. Lấy lượng cám đậm đặc cũng trải đều lên mặt lớp bả đậu.

Bước 3: Lấy một tấm ni long khác ( có thể cắt bao thức ăn ra làm cũng được), trải phần cám bắp còn lại (sau khi đã dùng một phần để trộn men với nước) ra tấm ni long san phẳng đều.

Bước 4: Lấy hổn hợp bắp + men + nước trong thùng trộn đều với cám bắp trên tấm ni long.

Bước 5: Lấy hổn hợp cám bắp đã trộn xong, trải đều lên mặt nguyên liệu bả đậu + cám đậm đặc ở bước 2. Trộn đều 3 thành phần này lại với nhau.

Bước 6: Ủ nguyên liệu đã phối trộn vào thùng nhựa có nắp, dưới nắp nên lót đệm một miếng ni long cho kín. Ngoài ra cũng có thể ủ trong bao ni long buộc kín miệng.

Sau khi ủ nguyên liệu từ 24-36 tiếng là có thể lấy ra cho thỏ ăn được, khi đó ta trộn thêm premix khoáng và vitamin.

ƯU điểm của cách cho ăn này là có thể tận dụng được nguyên liệu rẻ tiền là bả đậu nành cho thỏ ăn, mà thỏ hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng có trong đó, nếu cho ăn tươi thì thỏ sẽ k hấp thụ được do một số chất dinh dưỡng k chuyển hóa được, thỏ ăn vào và thải ra môi trường gần như toàn bộ, còn đối với thỏ con thì gây rối loạn tiêu hóa tiêu chảy. Để an toàn thì phải nấu chín, tốn công, một số dinh dưỡng bị nhiệt phân mất đi.

Cách cho ăn này loại bỏ hầu như hoàn toàn vấn đề rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Tôi đã thí nghiệm cách cho ăn này mấy tháng nay, và kết quả rất tốt. Dùng trên cả heo, gà và ngỗng.
Con cám ơn chú,con mua men vi sinh NN1 của bên chế phẩm sinh học.k biết có giống men chú k nhưng con làm theo cách của chú luôn :)
 
T
Hiện tại em vẫn rang bã đậu cho thỏ ăn. Nhưng cũng muốn học thêm cách ủ men để nếu có thể phát triển được đaàn thỏ thì cho ăn men ủ hiệu quả hơn.(chỉ học trước thôi chứ giờ em nuôi thỏ trầy trật lắm,đủ thứ tùm lum bệnh)
em thấy đàn ông các anh vẫn có ng uống rượu bia thay cơm được đó thôi.Thử hỏi lúc mấy anh nhậu nhẹt mà kêu về ăn cơm có ai về k,hay ai cũng nói no rồi
Con cám ơn chú,con mua men vi sinh NN1 của bên chế phẩm sinh học.k biết có giống men chú k nhưng con làm theo cách của chú luôn :)
Con cám ơn chú,con mua men vi sinh NN1 của bên chế phẩm sinh học.k biết có giống men chú k nhưng con làm theo cách của chú luôn :)
aha. vậy 1 tuần 7 ngày bạn bỏ cơm??? 1 tháng 30 ngày bạn bỏ cơm???? Một năm...????? à không thỏ thịt thì 60 ngày uống bia???
Hấp là phương pháp chế biến thức ăn tối ưu nhất nhất. Còn tại sao??? Nó trong tầm kiểm soát của bạn.
Men vi sinh hả? Bạn phải phụ thuộc vào công ty sản xuất men vi sinh. Mà cái này nó y như thực phẩm chức năng của người ấy. Cao ngựa bạch? cao khỉ? Cao trăn,... các loại cao?
Mà nói tuỳ ở bạn quyết định. Nếu như pp chế biến bạn đang mong ước dễ làm, hiệu quả kinh tế cao,... Tại làm sao các công ty cám họ lại ko áp dụng.
Nếu về con thỏ thì có Guyo của Pháp - VCN tại sao họ lại hấp chín thức ăn? Mà ko ủ men vi sinh???? Họ không biết tính toán chắc??? Thỏ ăn guyo viên phân to hơn ăn các cám khác? Vậy thức ăn đã ko được thỏ hấp thu hết???? Mỗi tội cám guyo >12000vnđ.
Vậy nên bạn hãy định hướng đi.
Mình thì Biogas => nấu chín or hấp chín => máy đùn viên => sấy. Sẽ là định hướng của mình. Mặc dù men vi sinh đã từng là niềm tự hào của mình (sức mạnh của tự nhiên, cỗ máy khổng lồ,....)
 
H
@truongsardc dạo này lại có hứng thú chăn nuôi rồi có khác.chịu khó vào diễn đàn thế
Sang tháng sau e lại làm phiền a hôm nữa nhé.chỗ bác In có bán thỏ ko a nhỉ?e định mua ít thỏ con cái chỗ bác ý.vì thỏ mẹ nhà bác đẻ nhiều,đẻ tốt nên mua về làm giống sẽ tốt hơn a nhỉ.
E còn mua thêm thỏ cái và thỏ đực chỗ ku Bắc nữa.đắt tý nhưng đảm bảo a nhỉ?
Thanks a nhiều!
 
C
aha. vậy 1 tuần 7 ngày bạn bỏ cơm??? 1 tháng 30 ngày bạn bỏ cơm???? Một năm...????? à không thỏ thịt thì 60 ngày uống bia???
Hấp là phương pháp chế biến thức ăn tối ưu nhất nhất. Còn tại sao??? Nó trong tầm kiểm soát của bạn.
Men vi sinh hả? Bạn phải phụ thuộc vào công ty sản xuất men vi sinh. Mà cái này nó y như thực phẩm chức năng của người ấy. Cao ngựa bạch? cao khỉ? Cao trăn,... các loại cao?
Mà nói tuỳ ở bạn quyết định. Nếu như pp chế biến bạn đang mong ước dễ làm, hiệu quả kinh tế cao,... Tại làm sao các công ty cám họ lại ko áp dụng.
Nếu về con thỏ thì có Guyo của Pháp - VCN tại sao họ lại hấp chín thức ăn? Mà ko ủ men vi sinh???? Họ không biết tính toán chắc??? Thỏ ăn guyo viên phân to hơn ăn các cám khác? Vậy thức ăn đã ko được thỏ hấp thu hết???? Mỗi tội cám guyo >12000vnđ.
Vậy nên bạn hãy định hướng đi.
Mình thì Biogas => nấu chín or hấp chín => máy đùn viên => sấy. Sẽ là định hướng của mình. Mặc dù men vi sinh đã từng là niềm tự hào của mình (sức mạnh của tự nhiên, cỗ máy khổng lồ,....)
Lúc đầu bên e cũng tính biogas, nấu/hấp, ép viên nhưng giờ thì chỉ xay nhuyễn, trộn rồi ép viên thôi, Tìm thức ăn hạn chế phải nấu (ví dụ như thay đậu bằng bột lúa mì, ngô mảnh). Nuôi ít ít còn nấu nuôi chừng 500 cái trở lên chắc cả ngày ngồi nấu như nấu bánh chưng.
Dư tính của mình là 1 tuần chế biến thức ăn 1 lần là đủ ăn trong tuần, Làm xong sấy khô rồi đưa vào kho chứa. Hạn chế làm mỗi ngày, vừa cực vừa nản vừa khó tự chủ nguyên liệu hơn là tính toán làm sẵn trong tuần trước.
 
N
Hiện tại em vẫn rang bã đậu cho thỏ ăn. Nhưng cũng muốn học thêm cách ủ men để nếu có thể phát triển được đaàn thỏ thì cho ăn men ủ hiệu quả hơn.(chỉ học trước thôi chứ giờ em nuôi thỏ trầy trật lắm,đủ thứ tùm lum bệnh)
em thấy đàn ông các anh vẫn có ng uống rượu bia thay cơm được đó thôi.Thử hỏi lúc mấy anh nhậu nhẹt mà kêu về ăn cơm có ai về k,hay ai cũng nói no rồi
Con cám ơn chú,con mua men vi sinh NN1 của bên chế phẩm sinh học.k biết có giống men chú k nhưng con làm theo cách của chú luôn :)
Con cám ơn chú,con mua men vi sinh NN1 của bên chế phẩm sinh học.k biết có giống men chú k nhưng con làm theo cách của chú luôn :)
bạn cho hỏi rang bã đậu có mất nhiều thời gian k [mình chăn sống luôn]
còn đàn ông có nhậu tí thì mới là đàn ông dc ,chiều đến làm vài xị tối về vợ cũng dc hưởng lây
 
L
Xem lại nguồn thức ăn là gì? Nếu cho thỏ dưới 60 ngày tuổi ăn nhiều rau xanh cũng rất dễ gây tiêu chảy do ecoli và cầu trùng.

Bạn dùng genta-tylosin là thuốc chủ trị đường hô hấp, bạn nên dùng ESB3 hoặc các loại thuốc chủ trị cầu trùng, ecoli mới có hiệu quả cao hơn.

Cháu cảm ơn chú nhiều ạ!
Nhà cháu cho ăn cỏ ghine, lá chè khổng lồ, thi thoảng cho ăn lá chuối, một ít cỏ dại. Cháu tưởng genta-tylosin cũng trị tiêu chảy ạ? Hix hix. Mà chú ơi ngoài ESB3 ra còn những loại thuốc khác cụ thể là gì ạ? Để cháu ra hiệu thuốc hỏi cụ thể xem họ có không.
À, cháu còn phát hiện một số con kén ăn, tách riêng ra nhưng nó vẫn ăn ít lắm, mà càng ngày càng gầy đi, sức khỏe yếu, nguy cơ cũng lại chết mất ạ. Mới bắt thỏ về chưa đầy 1 tháng mà nhiều bệnh thế này, lo quá chú ạ!
 


Back
Top