ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết !

  • Thread starter hac long
  • Ngày gửi
Chào !
Ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết ! Đây là theo đánh giá của tôi.
Tôi nghĩ là khoản năm 2024 ngành chăn nuôi bò thịt sẽ giống như ngành trồng cao su năm 2014: nông dân nuôi đều lỗ.

Cách đây 4 năm, tôi đọc rất nhiều tài liệu của nước ngoài về bò thịt.
Tôi download về laptop cũng phải 3-4 ghz.
Tôi mơ ước có 1 trang trại bò.
Và bây giờ thì việt nam đã có người làm được, đó là "bầu đức".

Nhưng cách làm của anh ta khác cách tôi đã nghĩ đến về con bò rất nhiều, và hai hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều về bầu đức: tại sao anh ta làm như vậy ?

Tôi và anh ta chưa từng gặp nhau, chúng tôi chưa thù oán gì với nhau, nhưng tương lai sẽ gặp nhau sau khi tôi quyết định công bố 1 bí mật, một bí mật có thể ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế từ góc nhìn của tôi.

Cách đây 10 năm, tôi đã nhìn thấy cây cao su có tương lai như ngày hôm nay, và tôi nói nhưng không ai đồng ý và cũng không ai bác bỏ. Bạn bè tôi, họ để mặc cho tôi nói vì họ không quan tâm nhiều về 10 năm sau.

Và ngày hôm nay, tôi đã công bố bí mật về cây cao su "tại sao nông dân trồng cao su chết ? Và đâu là lối thoát cho nông dân ?"

Bây giờ đến bí mật về con bò thịt ! Tôi đã tìm rất nhiều trên google.com rồi, nhưng không tìm thấy và cũng chưa tìm thấy. Phải chăng Việt Nam mình không có được một người dự báo trước cho người nông dân điều gì sắp xảy ra để họ còn lên kế hoạch sao ?

Tại sao thịt bò nước ngoài rẻ hơn thịt bò trong nước ? Theo bạn, nó có vô lý không ?Tôi nghiên cứu rất kỹ về bò của nước ngoài, mặc dù tôi chưa từng sờ hay chạm vào con nào.

Angus đúng không ? Vậy theo bạn angus úc khác angus anh ở chổ nào ? Và khác angus mỹ ở chổ nào ? Làm sao để biết được con bò nào là angus ? Ngành chăn nuôi bò thịt của mỹ bâu giờ khác với năm 1945 như thế nào ?

Tôi biết những thứ đó, nó rất có ích cho tôi 4 năm trước. Nhưng bây giờ, thì tôi không cần.

Thịt bò của úc nhập khẩu qua tới việt nam vẫn còn rẻ hơn bò vàng của việt nam, thật vô lý và vì sao ?

Ngoài tôi ra, tôi nghĩ Vissan và bầu đức rất hiểu câu trả lời và câu trả lời thật sự chưa từng xuất hiện trên google.com

Một bí mật khủng khiếp, nếu tôi không vén nó lên bây giờ thì năm 2024 toàn bộ nông dân nuôi bò thịt sẽ lỗ y chan như toàn bộ nông dân trồng cao su 2014.

Vậy, đâu là bí mật và bí mật đó ở đâu ?

Ngày 14.07.2014 tôi sẽ trả lời tại ngay topic này, nếu bạn là nông dân thì bạn nên biết câu trả lời !

Thân !Nếu câu trả lời của tôi có ích cho các nhà nông và gây hại rất lớn cho các tập đoàn + doanh nghiệp lớn thì khi tôi bị tấn công, những ai sẽ đứng ra ủng hộ cho tôi ?
Vì khi màn vén lên, tất cả mọi người sẽ khủng hoảng và tôi chưa đánh giá hết được tầm ảnh hưởng của nó.

Có thể nó không tốt cho tôi !

Vậy khi tôi bị tấn công, bạn có ủng hộ tôi không ? .Nếu ủng hộ tôi, thì bạn bấm "thích" bài viết của tôi liền đi.
 


Last edited by a moderator:
Chào jokovic !


Đúng ra thì tôi sẽ gửi mail cho bạn, nó có thể sẽ là bí kíp cho bạn, nhưng như vậy cũng không hay lắm, tôi đưa ra đây luôn vì:

  1. sẽ có người nhìn thấy khuyết điểm trong việc triển khai của tôi và họ sẽ góp ý với bạn.
  2. sẽ có những nhà nông khác học tập được mô hình này, đây là mô hình tôi không dùng đến vì nó không liên quan gì đến việc trồng chuối của tôi nên một nữa tôi tặng bạn, còn nữa kia tôi tặng những người đang đọc topic này.

Lợi thế của bạn:

1.có quỹ đất 1.000 m2.

2.có vốn khởi đầu 100 triệu.

3.đang khổ vì tài chính.


trong 3 lợi thế trên, tôi đánh giá lợi thế số 3: bạn đang khó khăn về tài chính để nuôi 2 con ăn + học là cao nhất. Bởi vỉ lúc này bạn quyết tâm nhất và gần như không có gì có thể cản trở bạn. Đối với tôi, thì tôi cần 1 người đang khó khăn về tài chính hơn một người có quỹ đất 1.000 m2 hay là người đang có trong tay 100 triệu.


Bạn mong muốn mỗi tháng kiếm được 10 triệu nuôi 2 con ăn học, vậy mỗi năm là 120 triệu trên diện tích 1.000 m2. đây là một định mức rất cao, nó tương đương với 1.200.000.000 đ/hecta lợi nhuận. Đối với nông nghiệp, lợi nhuận 1.200.000.000 đ/hecta đồng nghĩa với doanh thu trên hecta đó phải là 2.000.000.000 đ/hecta, thì sau khi trừ chi phí cũng phải hết 800.000.000 đ/hecta.


Chỉ có trồng sâm ngọc linh ở Kontum hay Quảng Ngãi thì mới đạt được con số ấn tượng đó, mỗi tháng lợi nhuận 10 triệu + tiền lương thằng em 3 triệu + phân bón + thuốc men = 20 triệu một tháng, tương đương 240.000.000 đ/năm/1.000m2.


Nếu muốn đạt được giấc mơ ấy, phải biết kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, kết hợp giữa suy nghĩ của nhà nông vào tư duy của doanh nhân, tôi có một số ý kiến đóng góp sau, chị phải suy nghĩ cho kỹ, đó là những ý kiến đóng góp của tôi và quyền quyết định là của chị vì chính chị là người chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình.


1.đầu tiên tôi cần chị chăm chỉ và quyết tâm trong bốn tháng rưỡi đầu, nếu trong thời gian này chị mệt mỏi thì tôi không nghĩ mọi chuyện về sau sẽ có gì đó hay ho đâu.

2.thứ 2, tôi muốn chị suy nghĩ cho kỹ, rồi muốn hỏi gì thì cứ hỏi, sau khi hỏi hết rồi thì đứng dậy đi ra ngoài thương trường để làm những gì cần làm chứ không nên ngồi lỳ trên agriviet.com.

3.thứ 3, trong khi chị tiến hành làm việc, có gì đó khúc mắc mà chị chưa có hướng giải quyết thì chị phải lên đây để la làng lên chứ đừng ủ rủ.

4.thứ 4, đừng bao giờ quên 3 điều trên, nó sẽ đi suốt với chị trong cuộc hành trình.


image001.gif





















Về cơ bản, bạn chia ra làm 3 giai đoạn nhé:

A.Khai cuộc:


  1. ban đầu, bạn làm chuồn nuôi bò.

  1. bạn phải đi thuê thêm đất để trồng cỏ và bắp để nuôi bò, diện tích đất ở nhà bạn thì không thể trồng cỏ được, nếu trồng thì lợi nhuận không đạt được mỗi tháng 10 triệu. Bạn nên đi lòng vòng trong xóm, trong xã. Thấy đất trống thì cứ hỏi thuê, bạn hỏi chừng 20 miến đất trống thì bạn sẽ tự quyết định nên thuê miếng nào và nhớ nhé, hỏi phải được 20 miếng, nếu chỉ hỏi 19 miếng thôi cũng chưa đủ đâu nhé (cần nhất là đất phải có nước để tưới) còn diện tích thì khoản 1.000 đến 2.000 m2 là được, khi nào mở rộng ra thì chị đi tìm và thuê tiếp.


  1. nuôi bò, hiện tại bạn đang đặt cọc tiền mua rồi thì bạn phải mua thôi, mô hình này không xem con bò là chủ lực, mà mô hình này sẽ xây dựng trên 6 hướng thu nhập.

khi nhìn vào thì mô hình tựa như bát quái nhưng chỉ có 6 cung là cho nguồn thu nhập, còn 2 cung còn lại thì hỗ trợ các cung kia. Nếu cố gắn thì bạn sẽ làm được 8 công việc cùng lúc, tôi sẽ giải thích sau.


  1. Trùng quế: toàn bộ được dùng để nuôi trùng quế, vì vậy sau khi đưa bò về chuồn thì tiến hành đi mua trùng quế liền, trong khi đi mua thì có thể học hỏi người bán giống cách nuôi nên cũng không bàn kỹ ở đây.
  2. bạn trồng xung quanh hàng rào ranh đất bạn cây chanh không hạt, chi phí cũng không bao nhiêu, muc đích là sau này có trái rồi đem ra chợ xã và chợ huyện đổi lấy thức ăn mỗi ngày (không bán cho lái nhé).
  3. bạn trồng xung quanh chuồn bò cây bơ cho trái quanh năm đi. Chi phí không bao nhiêu, nó tạo bóng mát cho bò. Chị thiết kế làm sao mà phải tận dụng toàn bộ nước tiểu của bò để tưới cho cây bơ.

Ban đầu bạn làm nhiêu đó thôi nha.

Mình nghĩ cũng hết 60 triệu của bạn rồi đó, số tiền còn thừa thì bạn phòng hờ mua thức ăn bổ xung cho bò và phân thuốc cho chanh + bơ.


Trong giai đoạn 1 này thì chị chỉ cắt cỏ cho bò (mỗi ngày 2 lần) và cho trùng quế ăn (mỗi ngày 2 lần) là cực, còn tưới cỏ, chăm sóc chanh và bơ thì nhàn rỗi.


Nếu cảm thấy còn sức khỏe, thì chị đi lên chợ xã và chợ huyện hỏi đầu ra cho rau mầm, trong trường hợp đã kiếm được đầu ra thì chị mới tiến hành trồng. Trồng rau mầm thì ngày tưới 2 lần và cắt đem ra chợ bán 1 lần cũng không cực cho lắm đâu.


Trong giai đoạn 1 thì chị chưa có thu nhập và đang chi:

image002.gif
image003.gif

image004.gif













Giai đoạn 1 kết thúc khi chị nuôi được số lượng trùng quế tăng đáng kể, đến mức không đủ phân bò để cho trùng quế ăn và số lượng hạt bắp chị trồng được nhiều hơn số lượng cho bò ăn thì chị chuyển qua giai đoạn 2 nhé.

image005.gif



image006.gif

image007.gif

image008.gif

image009.gif







Tôi nghĩ sau khi giai đoạn 1 kết thúc thì lúc đó chị đã chi hết 100 triệu vốn của mình rồi (có thể còn âm nữa vì những chi tiêu trong gia đình)jokovic !
kiểm tra mail đi bạn ơi.A. Giai đoạn 2: Trung cuộc


Đây là giai đoạn nước rút, quyết định thắng bại về sau.


Bạn đang hết tiền

Bạn có 4 con bò

Một vườn cỏ và bắp

Bắp và cỏ có dư 1 ít để trong kho.

Chanh và bơ của bạn đã được 4 tháng rưỡi (giả định thôi nhé)

Có thể bạn đang kinh doanh rau mầm.


Thời gian này bạn đang hết sức khó khăn, nguồn thu không có, vậy tôi xin bổ xung bạn nên nuôi gà ta vào giai đoạn 1 luôn đi, nhớ chích ngừa đầy đủ vào.

Nếu trong giai đoạn 1 bạn nuôi gà ta thì bây giờ bạn có bán lai rai (gà được 4 tháng tuổi).

Nếu trong giai đoạn 1 bạn trồng rau mầm thì bây giờ bạn cũng có bán lai rai.

clip_image001.gif
Còn bò thì chị nuôi vỗ béo mấy con bò thịt đó đi, đợi đến sát tết chị bán cho lái buôn (giá cao nhất) rồi qua tết nhập giống bò sữa về nuôi (giống ngoại) (nhớ phải tìm đầu ra cho sữa tươi trước khi nhập bò sữa về nhá)



clip_image002.gif

clip_image003.gif

clip_image004.gif












1. Bước sang đầu giai đoạn 2 tôi muốn bạn trồng gừng (giống gừng Kontum) vì bạn đã có phân trùng quế rồi, bạn chỉ cần mua giống gừng, bạn trồng một lần rồi thu hoạch mãi mãi (vì phân + đất không tốn và giống cũng không tốn) (8 tháng sau chị sẽ thu hoạch, nhưng 6 tháng thì có thể thu hoại lai rai để bán ở chợ xã và chợ huyện rồi).


Bây giờ, tháng 7 năm 2014 giá gừng đang ở mức 80.000 đ/kg. Nếu trồng trong bao được 500 m2 thì chị sẽ kiếm được khoản 100 triệu trong 8 tháng. Nhưng tôi đánh giá năm 2015 thì gừng sẽ không có giá quá 20.000 đ/kg.


Dù nó giá bao nhiêu thì chị cũng phải trồng, vì chị chỉ tốn công thôi, không tốn gì khác nữa. Đây là sẽ ngành thu nhập chính của chị trong một thời gian dài và khi chanh và bơ cho thu hoạch nữa thì tôi tin rằng chị sẽ đạt mức thu nhập 10 triệu/tháng.



clip_image005.gif

clip_image006.gif
clip_image007.gif
clip_image008.gif

clip_image009.gif






























clip_image010.gif

clip_image011.gif
























    1. Giai đoạn 3: Tàn cuộc.
Khi mà thu nhập chị ở mức 10 triệu/tháng thì chị cố gắn giữ gìn nó, đừng bao giờ cho phép bất cứ chuyện gì tấn công nó. Nếu có dư thì đầu tư nuôi bò tiếp.


Còn con bò tôi nói nuôi sẽ lỗ là con bò thịt, chứ không phải bò sữa và tôi không lấy con bò sữa làm nguồn thu chính của chị.


Theo tôi, chị cứ nuôi vỗ béo bò thịt đi, đợi đến sát tết khi mà giá bò cao nhất rồi chị bán ra và gom tiền đi mua giống bò sữa về nuôi, nhớ là mua giống bò cái nha (không nuôi bò đực) vì thụ tinh nhân tạo được mà.


Gà chị nuôi chung với bò không được nha, gà chỉ cần uống nước có chút nước tiểu của bò thì con gà đó xem như hư luôn, nuôi hoài không lớn. Chị nên nuôi nhốt và chít thuốc thường xuyên.




1. Với giá chanh (không hạt) 20.000 đ/kg thì mỗi cây chanh cho thu hoạch 200.000 đ/năm, chị trồng 50 cây thì nó sẽ là 10 triệu/năm


2. Mỗi cây bơ (quanh năm ở Đak lak) trưởng thành có giá 10.000 đ/kg bơ thì có thu nhập khoản 1 triệu/cây/năm. Chị trồng khoản 10 cây thì thu về 10 triệu/năm.


3. Gà chị nuôi gà (ta) thì mỗi tháng thu nhập 1 triệu nữa đi vậy 10 triệu/năm.


4. Chị trồng 500 m2 gừng (Kon Tum) trong bao ở sân nhà thì được khoản 1.000 bao vậy được 2 tấn với giá 20.000 đ thì chị được 40 triệu/năm


5. Bò sữa chị nuôi cho sữa thường xuyên (giống ngoại) (nhớ tìm đầu ra cho sữa trước khi nhập bò về nuôi nha) mỗi năm 2 tấn sữa 1 con với giá 10.000 đ/kg thì chị thu được 20 triệu/con/năm. Ban đầu chị nuôi khoản 4 con thì cho khoản 80 triệu/năm/4 con.


6. nếu làm rau mầm nữa, thì thu nhập của chị khoản 2 triệu/tháng là 24 triệu/năm


vậy, tổng thu là 170 triệu/năm/1.000m2 và trừ đi chi phí là 50 triệu/năm, vậy nó còn dư 120 triệu/năm phù hợp với 10 triệu/tháng.


Chị cần ngồi vào bàn, lấy giấy viết ra tính lại thêm vài lần nữa thì nó mới ra công thức cuối cùng, sau đó chị chỉ có việc đi làm thôi.

Chúc chị may mắn !nhận email đi jokovic.mệt quá !
 


Last edited by a moderator:
Hay qua hac long ơi. Vậy mình sẽ tiên hành làm theo cách của hác long. Tuyệt quá. Cám ơn hac long nhiều nha
 
Đâu đó có một câu châm ngôn.
Khôn chết, dại chết, biết không chết.
Làm ăn thời KTTT xoay đường này không đc thì ta trở đường khác. Ăn thua ở cách tính toán linh hoạt và kiên trì (tôi thích thay từ kiên trì bằng từ "lỳ" trong lỳ lợm hơn).
Đơn giản 1 vài ví dụ.
Vùng tôi đa số canh tác cây cafe và caosu. Nông dân thì ai cũng phải đi vay ngân hàng thì mới có tiền đầu tư. có điều họ toàn đi vay tầm tháng 11 12 âm lịch mà vì lý do gì tôi cũng không hiểu. Họ chết chỗ đó, và tại sao chết các bạn biết không. Tầm thời gian đó là chính vụ thu hoạch cafe, giá cực rẻ vì đó là qui luật. Dù biết rẻ nhưng họ vẫn bắt buộc phải bán vì bị ông Agribank dí đáo hạn. Cafe thì giá cao nhất thông thường vào tầm tháng 2 3 4 âm lịch. Vụ vừa qua chênh lệch giá giữa hai thời điểm là 6 - 7tr/1 tấn. Hàng xóm nhà tôi mất đứt gần 100tr chỉ vì như thế.

Thời điểm cafe 5 - 6000d/1 kg nhà tôi tưởng chừng như phá sản, vì diện tích lớn nên nhân công toàn bộ phải thuê. cuối năm thu hoạch bán ra không đủ tiền mua phân bón. Bao nhiêu của cải đều đội nón ra đi hết nhưng cha tôi nhất quyết không bỏ, vì đó là tâm huyết là mạng sống của ông và các con ông. Thử hỏi nếu thời điểm đó mà cha tôi không lỳ như thế thì giờ không biết gia đinh tôi ra sao.

Giờ đây nông dân ồ ạt chặt caosu. Làm cả đời dc vài ba héc cao su giờ đây đành phải chặt bỏ, tôi đau thay cho họ. Chặt bỏ xem như mất tiêu 7 năm chăm sóc mà lại phải thê người chặt và dọn dẹp nữa đấy. Nếu trồng cafe họ mất thêm ít nhất 3 năm để cây vào kinh doanh. Xem như 10 năm công sức chẳng dc gì. Thay vì thế sao họ không lấy ngắn nuôi dài, chăn nuôi gà, vịt, gia súc... và hàng nghìn con khác để chờ cho cơn bão này qua đi.

Làm nông nghiệp ở Việt Nam đau đầu nhất vẫn là đầu ra sản phẩm. Nông dân nước ngoài người ta chỉ lo sản xuất làm sao cho năng suất nhất, làm sao giá thành ít nhất. Còn đầu ra thì đã dc bao tiêu rồi.
Nhưng vẫn còn đường sống cho nông dân mình nhiều, vấn đề có nhanh nhạy và bắt tay vào làm hay không.

Cafe nhà tôi nay cũng đã già với lại ngày xưa giống cây không tốt như bây giờ. Sắp tới 2 3 năm nữa là phải tái canh. Giờ cafe thì nay đã gần bị thay, cao su thì rẻ quá ko cạo dc. Bài toán hóc búa đây, chẳng lẽ đến lúc chặt cafe là mất nguồn thu sao. Thế thì tiền đâu để đâu tư chăm sóc, tiền đâu để sinh hoạt hàng ngày.
Suy nghĩ mãi tôi quyết định nuôi bò để lấy ngắn nuôi dài.
Sẵn có vài trăm trụ tiêu đang kỳ cắt dây làm giống dc. Tôi cho người đào hố làm đất ngay cạnh gốc caosu. Tôi trồng tiêu cho leo cây caosu đang sống để thử nghiệm. Một số nơi đã làm rồi và kết quả cũng khá khả quan. Chi phí cho 1 trụ tiêu bằng bê tông, giống, phân bón, công tổng cộng tầm 400k/1 trụ. Với cách của tôi đang làm thì giảm dc rất nhiều chi phí, có thể giảm đến 2/3. Chưa hết giữa các hàng tiêu trồng trên cao su còn trống nhiều đất, tôi trồng cỏ TD58 cho bò ăn tránh lãng phí.
Trồng tiêu 3 năm là kinh doanh, đến lúc đó tôi đã có nguồn thu khác thay cho cafe để tái canh.
Hàng xóm nói tôi điên, điên vì trong caosu thì chẳng trồng dc gì đâu. Uk thì tôi điên, điên có tính toán nhé :D

Tôi đang xây dựng một trang trại khép kín kiểu Lão Đức Hoàng Anh nhưng qui mô thì nhỏ hơn lão nhiều. và cũng chẳng làm ào ào dc như Lão.

Mục tiêu là áp dụng khoa học kỹ thuật để tái canh vườn cafe sao cho đẩy năng suất lên 1 héc ta phải dc tầm 7 - 8 tấn cafe nhân 1 năm. Cafe vẫn là cây chủ lực. Hiện nay với công nghệ tưới của isarel và giống cafe hiện nay thì đây là điều khả thi.
Caosu đắt thì đương nhiên là phải khai thác rồi.
Phát triền tầm 500 - 1000 trụ tiêu. Dù giá có ngang với cafe đi nữa thì vẫn có lời còn như giá hiện nay thì không có gì phải bàn rồi.
Đàn bò 30 - 40 con để chủ yếu lấy phân bón cho cafe và tiêu, nuôi cá. Gà thì thả vài trăm con ăn chơi.
Thời gian cần 5 - 7 năm. Một kế hoạch dài hơi.

Kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có rồi. Giờ chỉ cần kiên trì, một vấn đề quan trọng nhất.
 
Chị mà vui thì tôi cũng mừng !

Tôi có thêm 1 lời khuyên cho chị nữa:

1. Lên email lấy file tôi gửi rồi đem đi in ra giấy a4.
2. Đem về nhà bỏ lên bàn chỗ mà chị hay ngồi.
3. Đọc tới đọc lui 1 tuần (trong vòng 7 ngày sắp tới đừng lên mạng nữa)
4. Có thắc mắc gì thì chị phải tự suy nghĩ trong vòng 7 ngày này, nếu đến ngày thứ 8 mà vẫn chưa trả lời được thì nên vào topic này hỏi mọi người.

Nếu trong vòng 7 ngày tới chị luôn tập trung suy nghĩ về trang trại của mình và không online thì tôi tin rằng 95% thành công sẽ đến với chị.
Nhớ cho ông xã đọc luôn, nhưng đến ngày thứ 5 rồi mới hãy cho ổng góp ý.

Trong thế cờ đó có 1 gút mắc, tôi nghĩ là chị sẽ xập hầm ở chỗ đó. Trong vòng 7 ngày sắp tới, nếu tôi thấy chị online ở agriviet.com thì tôi sẽ không bao giờ chỉ cho chị cái ổ gà nó nằm chổ nào.

Trong vòng 3 năm (2017) mà chị đã xây dựng được một nền kinh tế với thu nhập 10 triệu/tháng/1.000m2 thì tôi cũng tin là sau 5 năm (2019), số thu nhập của chị sẽ là 30 triệu/tháng.
 
Mình có lên mạng tra, khu vực bình chánh mình không có trạm thu mua sữa tươi.
Còn về cách trồng gừng trong bao mình có nghe nói nhưng chưa hình dung được, mình sẽ lên mạng học hỏi thêm.
Còn về trồng bơ thì khí hậu ở tphcm mình e rằng không phù hợp
Trồng bắp thì được. Nhưng mình chỉ nghe nói là bò ăn thân bắp, chưa nghe bò an hạt bắp.
Mong hac long chỉ bảo mình thêm nha
 
Tạm thời jokovic nên đầu tư nghiên cứu về chiến lượt.
Sau khi có chiến lượt rồi mới đi sâu vào kế hoạch cụ thể.

Những câu chị hỏi tôi sẽ tư vấn cho chị sau 7 ngày nữa.
Thân !Khi đi mua gừng giống thì người bán gừng giống sẽ chỉ chị cách trồng.
Khỏi lo
Thân !
 
Tôi nghĩ mọi ý kiến hay nhận định đều có góc độ tốt của nó nên tôi nghĩ anh HacLong cũng chẳng có việc gì phải sợ thù ghét gì. Thế giới giờ đa cực, đa chiều,...Việc nhận định, chủ quan hay khách quan, đúng hay sai,... điều được chào đó. Miễn là nó không nhằm xúc phạm cá nhân hay nói xấu... là ok thôi. Tôi cũng nghĩ rất nhiều về tương lai nông nghiệp ... nhằm xây dựng hướng phát triển trong 5 năm hay 10 năm tới. Giờ nếu quyết định sai thì 5 năm tới sẽ bộc lộ cái sai ... và thiệt hại cho mình rất lớn.
 

Các bác nên vào hồ sơ của mình ghi tỉnh mình đang ở..thì dễ ghóp ý về cây trồng vật nuôi hơn

VN trải dài trên 16 vĩ tuyến và rộng 7 kinh tuyến (Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc)

Mỗi vùng miền có cấu tạo địa lí thổ nhưỡng , khí hậu khác nhau
Miền tây nam nhiều phèn miền Trung nhiều cát nắng nóng, miền bắc 4 mùa rõ ràng

Mỗi nơi mỗi khác..tây nguyên nhiều thảo nguyên nuôi bò dễ…nhưng tây nam bộ nhiều ngập nước nuôi bò không lợi bằng …nuôi trâu hoặc cá tôm

Biết tỉnh đang ở…dễ nói chuyện hơn là…không biêt họ ở đâu

Có lần ghóp ý cho 1 bạn trồng mai vàng…viết mấy chục bài bạn ấy vẫn than cây mai không tốt… …trong khi mọi người đều chăm sóc tốt
Cuối cùng hỏi nơi ở mới phát giác ra bác ấy đang ở tuốt..... Philippine (nick VinCent)

Biết nơi đang ở mọi việc sẽ dễ dàng hơn
 
Hi hoangthang !

Về trồng cao su thì tôi chia làm 2 loại:
1. Nông dân trồng.
2. Doanh nghiệp trồng

Tôi tin là 2014 thì doanh nghiệp trồng cao su hiện đang có lợi nhuận tương đối cao
Còn nông dân trồng cao su thì hiện tại đang có lời rất thấp (gần như bằng không)

Tư duy của bạn thuần nông, đem lịch sử nông sản áp đặt vào tương lai cao su.

Tôi cho rằng nó sai hoàn toàn:
1. sai về lịch sử (tương lai không đồng nhất với quá khứ)
2. Sai về đối tượng (nông sản và cao su khác nhau hoàn toàn)

Tôi vẫn cho rằng nghề trồng cao su của nông dân đã bước sang 1 trang sử mới, 1 trang rất tối tăm và sẽ không bao giờ khôi phục lại được (trừ khi các nông dân liên kết lại với nhau với một diện tích tối thiểu là 10.000 hecta và được một thủ lĩnh tài năng dẫn dắt cùng với việc tự sơ chế mủ + tự xuất khẩu)Muctu !

Tôi đã hỏi jokovic rất kỹ về tình hình của chị ấy rồi mới tư vấn (tôi trao đổi với chị ấy ở topic khác).

Chị ấy ở Bình Chánh.
 
..................
.................... ở Bình Chánh.

Bình Chánh đất sét nhiễm mặn ( nước lợ) trong các tháng mùa khô
Trồng cỏ trên cánh đồng mênh mông giải quyết nước tưới làm sao ? khi mùa mưa hết
dùng nước máy tưới liệu còn lời không ?
 
Điều bạn phân tích thì đến trẻ con còn biết.
Đơn giản cả ngàn héc ta mà chỉ nuôi vài chục người thì thể nào chẳng có lời. (Cty)
Còn nông dân thì ngược lại.
Nó cứ rẻ 5 năm nữa đi cứ cho là thế. Thì 5 năm nữa những ai phá thì phá rồi, 5 năm nữa diện tích chắc chỉ còn vài phần so với hiện nay. Đương nhiên là cung không đủ cầu ắt giá lên. Chưa kể những diện tích chặt bỏ để tái canh.
Cái tư duy nông dân của tôi nó là cái qui luật rồi. Cái gì rồi cũng trở về giá trị thực của nó thôi. Kể cả con người bạn nhé.
Ca sĩ cho dù có PR hay nổi tiếng đến mấy nếu hát không đi vào lòng người thì cũng sẽ bị lãng quên theo thời gian thôi.
 
đọc bài tư vấn của bạn hạc long ,tôi nghỉ chỉ có natra (ba đầu sáu tay)hoặc tề thiên thì mới làm nổi , nói bằng hơi ai nói chả được,tôi có thể nói đến 3 ngày vẩn chưa hết kế hoạch,làm liệu có khả thi không , làm nổi không,
nói thật bạn chỉ nói trên mạng cho vui thôi,chứ thực chất bạn chưa hề cầm cái cày cái cuốc bao giờ ,bạn chưa hề biết cái khổ của người nông dân một nắng hai sương,nông dân bàn phím mà phán như thánh phán
thật nực cười
 
cái khổ của nông dân là bị động trong mọi thứ:

1. bị động trong kĩ thuật: sao mình ko phải là người tạo ra kĩ thuật mà phải bỏ tiền ra để đi thuê chuyên gia, bỏ tiền ra mua toàn bộ quy trình sản xuất, sao ko tự đi tìm kĩ thuật mới mà phải để người ta đến tận nơi chào hàng. thấy ok thì mua vì chỉ thấy mỗi ông ấy bán

2. bị động trong thị trường: sao mình ko phải là người đi tìm thị trường, mở rộng thị trường mà lại đợi khách hàng đến tận nhà hỏi xem có thứ hàng họ cần ko. cuối cùng thì phụ thuộc vào họ, đợi chờ, hy vọng họ đến hỏi thăm thêm nhiều lần nữa

3. bị động trong kí hợp đồng: doanh nghiệp thảo sẵn hợp đồng, nông dân đọc rồi kí mà ko có thắc mắc, sửa đổi, bổ sung nhằm tăng quyền lợi cho họ khi có rủi ro. để rồi phần thiệt luôn thiệt về nông dân.

rất nhiều nước trên thế giới có khí hậu khắc nghiệt hơn nước ta rất nhiều nhưng nền nông nghiệp của họ phát triển hơn ta rất nhiều. vì họ biết đứng lên và hành động để chống lại cái khắc nghiệt đó. còn chúng ta ngồi đây và chờ đợi, chờ đợi nhà nước thay đổi chính sách nông nghiệp, chờ đợi nước ngoài lập các dự án, rót vốn vào nông nghiệp, luôn trong tình trạng lo sợ rủi ro thời tiết, rủi ro thị trường.

một người luôn chỉ ngồi và lo sợ mình sẽ bị thiệt thòi thì sẽ ko thể đứng lên và phóng tầm mắt nhìn ra xa đc.
 
Mục Tử !

Nếu như: bạn có một mảnh đất 10 hecta ở xuân lộc thì bạn sẽ triễn khai như thế nào vậy ?
Vốn: 200 triệu.
Đất: xấu, lúc trước người ta trồng tràm, cát nhiều đất ít.
Nước: chưa có giếng.
Điện: chưa có luôn.
Đường xá: thuận lợi.
Hàng rào: tạm bợ

Cho xin ý kiến nha.
Thân !
 
Mình chưa có kinh nghiệm nên mình định nuôi hai con bò cái, 2 con bò đực. Mình không có vốn nhiều nên định gầy dựng từ từ. Híc. Hác long ơi. Mình phải làm sao đây
bạn đừng nuôi bò nữa. hếtcó thể suy nghĩ của tôi chưa cặn kẽ và thiếu tầm vĩ mô so với bạn. thật sự mình thấy bạn nói hay nhưng thiếu thực tế. mình có cảm giác thật sự bạn chưa nuôi 1 con bò nào cả. top này có bạn và @jokovicminhquan nói qua nói lại. joko thì thật sự cũng là nông dân máy tính chưa nuôi bò ngày nào.
có đoạn bạn phân tích muốn thu nhập 240tr/ha thì phải trồng sâm ngọc linh này nọ. điều đó càng chứng tỏ bạn chẳng biết gì về nông nghiệp cả. có nhiều thứ cây cho thu nhập khủng hơn đó bạn.
qua đây tôi cũng muốn gởi 1 thông điệp đến anh em diễn đàn. tôi xin mượn 1 câu nói của 1 doanh nhân: "Nếu cứ ngồi đó lo đủ thứ chuyện thì chẳng thể làm được việc gì". hãy lên kế hoạch và bắt tay vào làm đi, cứ đi rồi sẽ tới đích như thế còn có ích hơn là ngồi 1 chỗ mà than vãn.
 
Quá lười !
theo dõi diễn đàn hôm qua tới nay mà chả học hửi được cái cờ hó gì thật là chán bác quá. Xưa có lecontuananh nay có hat long.
Giờ mới công nhận bác có một tài năng chém gió mà dễ lấy được lòng tin một số người. Thoi ko nói nhiều bác có dự án nào mà làm ít ăn nhiều thì mách em em làm với. Khổ quá mà mua vé số ko trúng. Cám ơn bác trước lun :D
 
tại sao thịt bò úc rẻ hơn nhiều so với thịt bò vn! ca này không có gì khó hết.
nếu thịt bò vn có giá bán ra khoảng 140k/kg ngang = với thịt gà ta nuôi thả
hoặc 80-90k/kg ngang = với thịt heo nạc xem

thử hỏi hắc lông nha: bò nào hot hơn bò nào?

giá thịt bò ở vn hiện tại cao ngất thế thằng nuôi nghênh cái mặt lên trời, lúc té xuống sình khỏi ngoi lên luôn
 


Back
Top