Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
M
Trên trang này đa số anh em ở tây nguyên và nam bộ. giá đó là phổ biến vùng này, lí do là dân ở đây (trừ TPHCM) còn chưa tiêu thụ thỏ nhiều, nuôi nhỏ lẻ, thức ăn có sẵn (dễ nuôi), đầu ra phụ thuộc lái nên giá nó thế. Ngoài bắc giá thấp nhất cũng 75k/kg trở lên, Theo tính toán của mình giá 50 là dư lời. Nếu bạn nuôi mà chi phí quá cao thì phải tìm cách hạ xuống thôi =)).
Ở mình mà được giá 90 là nâng lên 1000 cái liền luôn, bạn sướng rồi đấy
cám ơn anh nhiều..
mà giờ em muốn nuôi khí hậu ở huế mùa hè quá nóng, mùa đông lạnh, độ ẩm lại cao vậy nên nuôi giống thỏ nào anh nhĩ, cali hay newzilan vậy ạ.?
 


S
thỏ giống nào với khí hậu đó cũng dễ bệnh lắm
thế nên nuôi trâu, bò. Chịu nóng chịu lạnh giỏi :Botay:
muốn thỏ ít bệnh thì phải đầu tư chuồng trại (gặp Boi thì Boi lấy tiền chuồng trại đí đi mua bò về nuôi, ngon :Haha:)
Giá thỏ ở miền trung và miền bắc cao cũng một phần do khí hậu khó chịu hơn trong nam
 
C
cám ơn anh nhiều..
mà giờ em muốn nuôi khí hậu ở huế mùa hè quá nóng, mùa đông lạnh, độ ẩm lại cao vậy nên nuôi giống thỏ nào anh nhĩ, cali hay newzilan vậy ạ.?
2 giống này không khác nhau mấy về độ chịu nhiệt hay thích nghi 1 môi trường nuôi nào đó. giống nào cũng được, quan trọng là thiết kế chuồng trại cho hè không nóng và đông không lạnh thôi.
Cách thì thiếu gì. từ cách nhà giàu (làm nhà kín, điều hoà) đến cách nhà nghèo (phun nước mùa hèm ủ ấm mùa đông)
Muốn là được thôi
tình hình là rất tình hình. sau khi sử dụng Povidine+ cồn 90 độ nhưng tình trạng viêm da,lở loét ở chân thỏ mẹ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. thế nhưng xuất hiện thêm vài thỏ mẹ nữa mắc bệnh. Mình đóng chuồng kích thước 50 x 60 và sử dụng lưới mắc sên làm đáy, lâu lâu có vài cục phân dính lại thôi. Có điều là trước khi thỏ bị bệnh, mình không xịt sát trùng định kỳ vào chuồng thỏ mẹ. Rất mong nhận được lời khuyên từ mọi người. Cảm ơn rất nhiều
anh cho xin vài tấm ảnh xem vết thương nhé!!
 
T
Rất xin lỗi bác vì em bị nhầm địa chỉ Email. Bác gửi lại giúp em nhé. Mail: nxtruong83@gmail.com
Phiền bác quá!!!
 

H
tình hình là rất tình hình. sau khi sử dụng Povidine+ cồn 90 độ nhưng tình trạng viêm da,lở loét ở chân thỏ mẹ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. thế nhưng xuất hiện thêm vài thỏ mẹ nữa mắc bệnh. Mình đóng chuồng kích thước 50 x 60 và sử dụng lưới mắc sên làm đáy, lâu lâu có vài cục phân dính lại thôi. Có điều là trước khi thỏ bị bệnh, mình không xịt sát trùng định kỳ vào chuồng thỏ mẹ. Rất mong nhận được lời khuyên từ mọi người. Cảm ơn rất nhiều
viêm da chân lở loét nếu bị rồi thì thuốc là cần thiết nhưng chưa đủ, phải có chỗ bằng phẳng cho thỏ bệnh đứng, nếu cứ cho đứng trên mặt lưới thì vẫn bị hoài rất khó lành, bạn tìm gạch men lót vô cho thỏ đứng, mình lót khoảng 80% diện tích ô chuồng chừa một phần cho phân rớt xuống, có thể bạn để ngay chổ thỏ đứng ăn, nếu có ị hay đái lên thì chịu khó thay tấm khác or rửa lại khô rồi sử dụng tiếp. Chích thêm kháng sinh + invermectin + canxi.
 
H
Thỏ mẹ bao nhiêu tuổi thì hết đẻ vậy các huynh? Mình có thỏ 25 thỏ mẹ 2 năm tuổi phối giống không đậu nữa (đã khai thác 4-5 lứa) đang định bán thịt, từ 2.5-3kg mà chưa tìm được chỗ bán.
 
H
bác dũng cho cháu hỏi là dùng nước vôi để sát trùng lồng chuồng được ko ah,cho cháu hỏi luôn là bệnh nấm da của thỏ thường xuất hiện trong điều kiện môi trường như thế nào, thường vào mùa nào thì hay xuất hiện, cảm on các bác
 
T
2 giống này không khác nhau mấy về độ chịu nhiệt hay thích nghi 1 môi trường nuôi nào đó. giống nào cũng được, quan trọng là thiết kế chuồng trại cho hè không nóng và đông không lạnh thôi.
Cách thì thiếu gì. từ cách nhà giàu (làm nhà kín, điều hoà) đến cách nhà nghèo (phun nước mùa hèm ủ ấm mùa đông)
Muốn là được thôi
anh cho xin vài tấm ảnh xem vết thương nhé!!
P1080603.jpg

Hình đây, chitoan ơi!!!!!!!!!1
 
bác dũng cho cháu hỏi là dùng nước vôi để sát trùng lồng chuồng được ko ah,cho cháu hỏi luôn là bệnh nấm da của thỏ thường xuất hiện trong điều kiện môi trường như thế nào, thường vào mùa nào thì hay xuất hiện, cảm on các bác

Vôi sát trùng được nhưng chỉ sát trùng chuồng trại mới chưa có thỏ, lối đi, hố phân...còn sát trùng chuồng nuôi đã có thỏ rồi thì k nên dùng.
Bệnh nấm da xuất hiện trong môi trường nào cũng đc và hấu hết thời điểm trong năm, nguồn bệnh do lây nhiễm.
 
N
A dung cho e xin dia chi, hoac so dien thoai e toi mua, e dang mua tho ngoai, loai tho co tring luong lon, e o tphcm, sdt e 0909104087
 
C
Thỏ mẹ bao nhiêu tuổi thì hết đẻ vậy các huynh? Mình có thỏ 25 thỏ mẹ 2 năm tuổi phối giống không đậu nữa (đã khai thác 4-5 lứa) đang định bán thịt, từ 2.5-3kg mà chưa tìm được chỗ bán.
Thường theo hướng dẫn mấy nguồn sách/mạng tham khảo thì thỏ mẹ khai thác được khoảng 3-4 năm, Có thể idài hoặc ngắn hơn tuỳ thuộc điều kiện nuôi
Điều kiện nuôi bạn thế nào mình chưa biết nhưng thỏ mẹ khai thác mới 4-5 lứa thì chắc chắn còn "trẻ". 1 năm 1 thỏ bình thường cũng đẻ 6-8 lứa rồi mà. Có thể bạn phối không đậu thai thôi. Còn 2 năm mới đẻ 4-5 lứa là thỏ này không tốt(hoặc đực hoặc cách nuôi chưa đạt). Thêm nữa là 2.5-3 kg đã đẻ nhiều lứa là hơi nhỏ!
cho cháu hỏi luôn là bệnh nấm da của thỏ thường xuất hiện trong điều kiện môi trường như thế nào, thường vào mùa nào thì hay xuất hiện, cảm on các bác
Mọi mùa. môi trường tốt mấy cũng không xi nhê (do nếu chỉ vệ sinh/sát trùng định kì thì không diệt được bào tử nấm trong không khí).
Xem file đính kèm 2191
Hình đây, chitoan ơi!!!!!!!!!1
Tình hình trước đây em có bị vài con. ban đầu cũng nghĩ do đáy chuồng không phù hợp (khi ấy mới đổi từ đáy mắc sên sang đáy chuồng bồ câu). Nhưng xem kĩ thì cũng nhiều thỏ khác sống cùng kiểu chuồng không bị.
Như vầy, theo như thỏ chỗ em, 1 phần van nước bị rỉ, làm ẩm da, dễ tổn thương, nhiễm trùng. 1 phần bị nấm (vừa ẩm vừa nhiễm trùng thế là dính nấm). Thế là em đổi chuồng cho khô thoáng(đổi do van nước rỉ, không phải do đáy chuồng không phù hợp), sát trùng vế thương và bôi stadgentri liên tục 2l/ngày, 5 ngày. (thuốc này có kháng viêm, kháng nấm, lở loét). tiêm domax/vimectin. Tiêm thuốc bổ (ADE). Xong
Anh xem lại chuồng có gì gây trầy xước chân không (kẽm, chì...)
 
L
A chị trên diễn đàn chỉ giúp em địa chỉ bán thỏ giống chất lượng tăng trong nhanh, thỏ ngoại càng lớn con càng tốt, e ở tphcm, các địa chỉ trong nội thành hoặc củ chi, hóc môn, long an, tiền giang, bến tre e đều tới đươc
 
T
Thường theo hướng dẫn mấy nguồn sách/mạng tham khảo thì thỏ mẹ khai thác được khoảng 3-4 năm, Có thể idài hoặc ngắn hơn tuỳ thuộc điều kiện nuôi
Điều kiện nuôi bạn thế nào mình chưa biết nhưng thỏ mẹ khai thác mới 4-5 lứa thì chắc chắn còn "trẻ". 1 năm 1 thỏ bình thường cũng đẻ 6-8 lứa rồi mà. Có thể bạn phối không đậu thai thôi. Còn 2 năm mới đẻ 4-5 lứa là thỏ này không tốt(hoặc đực hoặc cách nuôi chưa đạt). Thêm nữa là 2.5-3 kg đã đẻ nhiều lứa là hơi nhỏ!
Mọi mùa. môi trường tốt mấy cũng không xi nhê (do nếu chỉ vệ sinh/sát trùng định kì thì không diệt được bào tử nấm trong không khí).
Tình hình trước đây em có bị vài con. ban đầu cũng nghĩ do đáy chuồng không phù hợp (khi ấy mới đổi từ đáy mắc sên sang đáy chuồng bồ câu). Nhưng xem kĩ thì cũng nhiều thỏ khác sống cùng kiểu chuồng không bị.
Như vầy, theo như thỏ chỗ em, 1 phần van nước bị rỉ, làm ẩm da, dễ tổn thương, nhiễm trùng. 1 phần bị nấm (vừa ẩm vừa nhiễm trùng thế là dính nấm). Thế là em đổi chuồng cho khô thoáng(đổi do van nước rỉ, không phải do đáy chuồng không phù hợp), sát trùng vế thương và bôi stadgentri liên tục 2l/ngày, 5 ngày. (thuốc này có kháng viêm, kháng nấm, lở loét). tiêm domax/vimectin. Tiêm thuốc bổ (ADE). Xong
Anh xem lại chuồng có gì gây trầy xước chân không (kẽm, chì...)
Cảm ơn chitoan, mình sẽ làm như vậy xem sao
 
L
A chị trên diễn đàn chỉ giúp em địa chỉ bán thỏ giống chất lượng tăng trong nhanh, thỏ ngoại càng lớn con càng tốt, e ở tphcm, các địa chỉ trong nội thành hoặc củ chi, hóc môn, long an, tiền giang, bến tre e đều tới đươc
 


Back
Top