Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
M
thỏ giống nào với khí hậu đó cũng dễ bệnh lắm
thế nên nuôi trâu, bò. Chịu nóng chịu lạnh giỏi :Botay:
muốn thỏ ít bệnh thì phải đầu tư chuồng trại (gặp Boi thì Boi lấy tiền chuồng trại đí đi mua bò về nuôi, ngon :Haha:)
Giá thỏ ở miền trung và miền bắc cao cũng một phần do khí hậu khó chịu hơn trong nam
bởi vì giá thỏ đầu ra cao nên e mới tìm cách nuôi cho bằng được, mới chịu khó tìm tòi vượt qua chứ, đâu dễ bỏ cuộc được, nói đến trâu, bò thì cực kỳ khó nhân đàn. 1 năm mỗi nái mới sinh 1 con, muốn nhân đàn thì có gì bỏ vào miệng, e quyết nuôi = được con thỏ, chỉ tiếc là anh em miền trung phong trào này yếu quá
 


Last edited by a moderator:
S
huế có tí xíu, từng đó người nuôi còn có giá cao
phong trào mạnh lên, hí hửng nhậu nhậu, off off rồi thỏ dư hàng. giá thấp xuống lại méo mặt bây giờ :Haha:
 
S
Anh, chị tư vấn giúp!
Thỏ nhà em là thỏ hậu bị, nặng 2kg/con. Hàng ngày em cho ăn: sáng ăn lúa hạt, trưa + chiều ăn cám vịt hiệu Cargill loại 20% đạm, buổi tối cho rau muống (phơi héo), cỏ lông tây (ngọn, non), dây leo họ đậu (đậu ma) mỗi loại 1 phần 3 bằng nhau . Về số lượng cám viên và rau cỏ thì không định lượng chính xác, thấy thiếu thì lần sau thêm và thừa thì mình giảm. Nước uống sạch sẽ và đầy đủ. Thỏ phát triển rất tốt, lông rất mượt, chưa từng xảy ra hiện tượng chướng hơi, tiêu chảy. Chỉ có điều ban ngày nó hay đi phân dẻo, hơi đen đen, dính chùm như chùm nho. Lông quanh vùng đuôi rất sạch. Qua tìm hiểu thì đó là phân dinh dưỡng thường thì chỉ có vào ban đêm và hầu hết thỏ ăn lại. Nhưng đây là ban ngày và nó không ăn. Anh, chị chăn nuôi lâu năm kiến thức, kinh nghiệm thực tế xin cho ý kiến. Tài liệu trên mạng nói thì hay, nghe mát tai nhưng thực tế nhiều thứ không như lý thuyết.
Thân!
 
S
Đó chính xác là phân dinh dưỡng đấy
trường hợp của bạn là do thỏ đã ăn Đủ protein, nên sẽ bớt nhu cầu ăn lại phân mềm.
Hạn chế trường hợp của bạn là phân này dính, và khá hôi so với phân cứng.
Nếu khắc phục được thì cứ giữ nguyên, không sao cả.
 
S
Cảm ơn anh Boi! Vậy mình giải quyết bằng cách giảm lượng proterin trong khẩu phần: 1 giảm cám viên; 2 giảm lá đậu (vì lá họ đậu proterin thô khá cao). Theo anh mình nên chọn phương án nào? Cám viên nhiều đạm nhưng ít xơ; lá đậu đạm thô nhiều và xơ cũg nhiều hơn cám, rau muống thì chủ yếu cung cấp vitamin, cỏ lông thiên về chất xơ. Em lựa chọn khẩu phần thô xanh như thế vì: tính sẳn có trong tự nhiên và quy mô nhỏ, nhiều loại mỗi loại 1 ít lạ miệng kích thích thỏ ăn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
C
Cảm ơn anh Boi! Vậy mình giải quyết bằng cách giảm lượng proterin trong khẩu phần: 1 giảm cám viên; 2 giảm lá đậu (vì lá họ đậu proterin thô khá cao). Theo anh mình nên chọn phương án nào? Cám viên nhiều đạm nhưng ít xơ; lá đậu đạm thô nhiều và xơ cũg nhiều hơn cám, rau muống thì chủ yếu cung cấp vitamin, cỏ lông thiên về chất xơ. Em lựa chọn khẩu phần thô xanh như thế vì: tính sẳn có trong tự nhiên và quy mô nhỏ, nhiều loại mỗi loại 1 ít lạ miệng kích thích thỏ ăn nhiều.
Tất nhiên là giảm thức ăn tinh. nguyên nhân đơn giản là tiết kiệm chi phí :)
 
L
chú Dũng ơi con thỏ lúc sáng con điện thoại hỏi chú nó trụ được tới 13h thì chết rồi :(

Nó mới đẻ được 2 lứa mà lứa nào con cũng bự, chăm con thì tốt nên con tiếc lắm, lúc lỗ tai nó lạnh con chở nó ra bệnh viện thú y ở nông lâm mà ngta nói k biết trị cho thỏ, mấy chỗ thú y gần nhà thì k tin tưởng vì thấy họ k rành, con phải mang nó về mà không biết nó bị gì, cũng k biết phải làm sao.
Lúc đó gọi được cho chú con mừng lắm, giống như ng sắp chết đuối vớ được cọc, mặc dù nó không sống nổi nhưng nghe chú chỉ con biết được lý do bị bệnh, lúc con chích thuốc lần đầu thấy nó đỡ đỡ rồi, nhưng chắc tại số nó không qua khỏi, lần sau con sẽ rút kinh nghiệm chích thuốc định kỳ theo lịch chú chỉ.

Con viết bài này là để cám ơn chú, thật sự với 1 ng mới tập nuôi như con mà có được sự góp ý của chú và mấy anh em trên diễn đàn thật sự rất quý, đặc biệt là trường hợp khẩn cấp còn có sự hướng dẫn tận tình của chú.Con cám ơn chú nhiều lắm và chúc chú luôn thành công trong nghề nuôi thỏ.

p/s: Con thấy chú mà mở tiệm thú y chỗ con (Thủ Đức) chắc mấy ng kia dẹp tiệm, ở mấy chỗ này họ chỉ biết bán thuốc vs chích thuốc trị ve cho chó, lần trước còn chỉ con mua gói sữa bột cho chó mèo về cho thỏ con bú - nếu thỏ mẹ k có sữa (con đã làm theo và bị chết lứa đầu vì thiếu hiểu biết +_+)
 

chú Dũng ơi con thỏ lúc sáng con điện thoại hỏi chú nó trụ được tới 13h thì chết rồi :(

Nó mới đẻ được 2 lứa mà lứa nào con cũng bự, chăm con thì tốt nên con tiếc lắm, lúc lỗ tai nó lạnh con chở nó ra bệnh viện thú y ở nông lâm mà ngta nói k biết trị cho thỏ, mấy chỗ thú y gần nhà thì k tin tưởng vì thấy họ k rành, con phải mang nó về mà không biết nó bị gì, cũng k biết phải làm sao.
Lúc đó gọi được cho chú con mừng lắm, giống như ng sắp chết đuối vớ được cọc, mặc dù nó không sống nổi nhưng nghe chú chỉ con biết được lý do bị bệnh, lúc con chích thuốc lần đầu thấy nó đỡ đỡ rồi, nhưng chắc tại số nó không qua khỏi, lần sau con sẽ rút kinh nghiệm chích thuốc định kỳ theo lịch chú chỉ.

Con viết bài này là để cám ơn chú, thật sự với 1 ng mới tập nuôi như con mà có được sự góp ý của chú và mấy anh em trên diễn đàn thật sự rất quý, đặc biệt là trường hợp khẩn cấp còn có sự hướng dẫn tận tình của chú.Con cám ơn chú nhiều lắm và chúc chú luôn thành công trong nghề nuôi thỏ.

p/s: Con thấy chú mà mở tiệm thú y chỗ con (Thủ Đức) chắc mấy ng kia dẹp tiệm, ở mấy chỗ này họ chỉ biết bán thuốc vs chích thuốc trị ve cho chó, lần trước còn chỉ con mua gói sữa bột cho chó mèo về cho thỏ con bú - nếu thỏ mẹ k có sữa (con đã làm theo và bị chết lứa đầu vì thiếu hiểu biết +_+)

Cám ơn bạn.

Có gì bạn cứ hỏi, tôi cố gắng hướng dẫn theo hiểu biết của mình, trên diễn đàn lúc này có chitoan, skaterboy cũng thay tôi trả lời rất tốt cho ae.
 
H
huế có tí xíu, từng đó người nuôi còn có giá cao
phong trào mạnh lên, hí hửng nhậu nhậu, off off rồi thỏ dư hàng. giá thấp xuống lại méo mặt bây giờ :Haha:
chào bác bời, bác đã từng cho thỏ ăn trùn quế say nhuyễn phải không, ăn như thế thỏ ko bị tiêu chảy àh báccon. Trùn quế thì ai cũng biết nó tốt như thế nào rồi, có khi nào cho thỏ ăn thêm. Chút giun quế sẽ lớn ầm ầm ko nhỉ bác bời
 
H
cho thỏ ăn trùn quế nhưng ít thôi, bác Boi chỉ bổ sung 5% trùn vào tổng lượng thức ăn (trùn tươi). Thỏ ăn tốt.
ko có hiện tượng tiêu chảy
 
T
cho thỏ ăn trùn quế nhưng ít thôi, bác Boi chỉ bổ sung 5% trùn vào tổng lượng thức ăn (trùn tươi). Thỏ ăn tốt.
ko có hiện tượng tiêu chảy
cho thỏ ăn trùn quế nhưng ít thôi, bác Boi chỉ bổ sung 5% trùn vào tổng lượng thức ăn (trùn tươi). Thỏ ăn tốt.
ko có hiện tượng tiêu chảy
sản phẩm vườn sinh thái cho nó có khoa học.
huế có tí xíu, từng đó người nuôi còn có giá cao
phong trào mạnh lên, hí hửng nhậu nhậu, off off rồi thỏ dư hàng. giá thấp xuống lại méo mặt bây giờ :Haha:
cảm ơn boi đả tư vấn hi...
mình củng ở huế đây, nuôi duy trì đc 4 năm rồi. hiện tại ở huế chăn nuôi thỏ nông hộ kha khá . nhưng đầu ra họ cứ alo mình, mình vẩn cứ bao tiêu ào ào luôn. 1 tháng củng đc 200con thỏ giống 500kg thỏ thịt
 
Last edited by a moderator:
H
cho thỏ ăn trùn quế nhưng ít thôi, bác Boi chỉ bổ sung 5% trùn vào tổng lượng thức ăn (trùn tươi). Thỏ ăn tốt.
ko có hiện tượng tiêu chảy
vâng, bác đã làm rồi có thể chỉ cho emcách chế biến và cách cho ăn trùn. Tươi dc ko ah,
 
T
Thỏ mẹ bỏ ăn, nằm 1 chỗ, không đứng được,nằm nghẹo đầu sang 1 bên và ngửa lên trên, mũi chảy nhiều nước. Có phải là thỏ bị về hô hấp không? và hướng điều trị thế nào vậy mọi người ơi??? Cảm ơn thật nhiều
 
C
Thỏ mẹ bỏ ăn, nằm 1 chỗ, không đứng được,nằm nghẹo đầu sang 1 bên và ngửa lên trên, mũi chảy nhiều nước. Có phải là thỏ bị về hô hấp không? và hướng điều trị thế nào vậy mọi người ơi??? Cảm ơn thật nhiều
Đầu ngẹo 1 bên là bị thần kinh + Mũi chảy nước thì có thể do di chứng của tự huyết trùng. Nếu là thỏ mẹ thì anh nên loại bỏ, trị không hết hoàn toàn (thần kinh).
Tụ huyết trùng nên phòng là chính, đặc biệt là lúc chuyển mùa như bây giờ. Giờ anh phòng bệnh toàn bầy, nâng sức đề kháng bầy lên. Thỏ mẹ bệnh có thể tiêm tula hoặc danotryl one để trị triệu chứng, cứu sống nhưng không giữ giống được nữa
 
M
sản phẩm vườn sinh thái cho nó có khoa học.
cảm ơn boi đả tư vấn hi...
mình củng ở huế đây, nuôi duy trì đc 4 năm rồi. hiện tại ở huế chăn nuôi thỏ nông hộ kha khá . nhưng đầu ra họ cứ alo mình, mình vẩn cứ bao tiêu ào ào luôn. 1 tuần củng đc 200con thỏ giống 500kg thỏ thịt
chào anh...em cũng ở huế, may quá gặp được anh..
em cũng đang muốn nuôi thỏ...và em rất muốn tìm hiểu thực tế xem.. anh có thể cho em địa chỉ không ạ.. xin phép cko em đến tham quan học hỏi, tiện thể làm vài em về nuôi thí điểm lấy kinh nghiệm luôn, mong sớm có phản hồi từ anh
 
T
Dung dt ko co nut Thanks that.hy.gio moi biet.
Chu D di dau ko thay.minh ngoai Bac thi dot ret dam moi co hien tuong tu chet.jo am ap nen chi con di ia thoi.
Dt ko viet dc vietkey moi ng thong cam.
E dang co y dinh nuoi tho.e o gan nha may xi mang but son.a hien co the cho e qua tham quan trang trai a duoc khong a?e cam on
 
S
sản phẩm vườn sinh thái cho nó có khoa học.
cảm ơn boi đả tư vấn hi...
mình củng ở huế đây, nuôi duy trì đc 4 năm rồi. hiện tại ở huế chăn nuôi thỏ nông hộ kha khá . nhưng đầu ra họ cứ alo mình, mình vẩn cứ bao tiêu ào ào luôn. 1 tuần củng đc 200con thỏ giống 500kg thỏ thịt
1 tháng xuất 800 thỏ giống, 2 tấn thỏ thịt thì bác giàu nhất nước VN lun rùi :confused:
 
H
ChiToan
Bạn đã tìm được biện pháp cho thỏ mẹ ngừng sủa khi muốn cho thỏ con tách mẹ chưa vậy ?
 


Back
Top