Hợp tác Đệm lót sinh thái – Nuôi Heo Không Tắm - Nuôi Gà Không Dọn Phân

  • Thread starter chephamsinhhocbalasa
  • Ngày gửi
có thể làm đệm lót sinh học cho nuôi bò được không bác?
 


có thể làm đệm lót sinh học cho nuôi bò được không bác?
Có thể dùng cho nuôi bò được, lớp đệm khoảng 30-40cm; mỗi con bò lớn cần khoảng 15-18 m2 đệm lót; do diện tích lớn nên phần lớn đệm lót ở mình áp dụng cho bò con sẽ tốt hơn.
 
Có thể dùng cho nuôi bò được, lớp đệm khoảng 30-40cm; mỗi con bò lớn cần khoảng 15-18 m2 đệm lót; do diện tích lớn nên phần lớn đệm lót ở mình áp dụng cho bò con sẽ tốt hơn.
với quy cách như trên hướng dẫn thì bao lâu mới phải thay đệm 1 lần ah??
 
với quy cách như trên hướng dẫn thì bao lâu mới phải thay đệm 1 lần ah??
Còn tùy vào chất liệu làm đệm lót nha anh, vì với trấu, vỏ cà phê, mùn cưa, xơ dừa...độ bền của từng loại khác nhau. Khi nào mình thấy lớp đệm bị xẹp lún thì mình bổ xung thêm, lâu ngày nó bị mục rã và chuyển màu đen thì mình nên thay đi vì khi đó độ đàn hồi của nó thấp, mình phải tốn nhiều công xới trộn. (khoảng 3-4 tháng đến hơn 1 năm).
Mô hình nuôi trăn trên đệm lót sinh học Balasa N01 tại Hậu Giang
Ngày nay, đệm lót sinh học Balasa N01 không còn là điều mới lại với bà con nông dân, tuy nhiên có một số mô hình ứng dụng loại chế phẩm hữu ích này mang lại hiệu quả bất ngờ, anh Lê Mình Đường là một trong những hộ mô hình như vậy. Với việc nuôi từ 1.500-2.000 con trăn trên đệm lót sinh học, trừ đi các khoản chi phí thì người đang ông ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy này thu lợi nhuận trên 1 tỉ đồng mỗi năm.


mo-hinh-nuoi-tran-tren-dem-lot-sinh-hoc-balasa-n01-tai-hau-giang-1427439799.jpg

Trước đây, do thị trường hay biến động và chi phí ngày một tăng cao, anh Đường tìm tòi, áp dụng cách nuôi trăn trên đệm lót sinh học và cho kết quả khả quan. Anh Đường cho biết: “Tôi nuôi trăn gần 20 năm, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhưng thấy loài này vẫn thường bị mắc một số bệnh như đẹn miệng, sưng phổi, hô hấp… dẫn đến lợi nhuận không cao và tốn nhiều thời gian chăm sóc nên không nuôi được với số lượng lớn”.

Bỏ thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, anh Đường mở rộng chuồng nuôi trăn của gia đình từ 1.500 con lên 2.000 con và chuyển sang nuôi trăn trên đệm lót sinh học từ chuồng nuôi có sẵn. Anh Đường chia sẻ: “Nguyên liệu làm chất độn là mùn cưa sẵn có ở địa phương. Mỗi lồng 1m2 lót cao su dưới đáy lồng và cho một lớp mùn cưa khoảng 10cm. Để đảm bảo phân được phân hủy tốt và kéo dài tuổi thọ của đệm lót, mật độ thả nuôi từ 7-10 con/lồng (loại trăn nhỏ), 2-3 con/lồng (loại trăn lớn)”.

Qua việc áp dụng, mô hình nuôi trăn trên đệm lót sinh học đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như giảm công vệ sinh chuồng trại, giảm chi phí phòng trừ bệnh cho trăn, trăn có da bóng mượt và sạch... Đặc biệt, nuôi theo mô hình này hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và dễ dàng nuôi với quy mô vài ngàn con mà không cần thuê lao động.

Thực tế mô hình nuôi trăn trên đệm lót sinh học của anh Đường cho thấy: Chi phí ban đầu cho cao su, mùn cưa, men vi sinh chỉ 25.000 đồng/lồng (1m2), thời gian sử dụng được 2-3 năm nhưng giảm hoàn toàn công lao động ở khâu tắm, vệ sinh chuồng, bệnh cho trăn. Thay vì trước đây, mỗi hộ nuôi trên 1.000 con phải bỏ tiền hơn 4 triệu đồng/thángđể thuê lao động.

Năm đầu nuôi trăn theo hình thức này, anh Đường tăng thêm lợi nhuận từ 20-30% so với phương pháp nuôi truyền thống. Đặc biệt, cách làm và vận hành đệm sinh học không quá phức tạp, các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ đều áp dụng được. Anh Đường chia sẻ thêm: “Trăn là loài động vật ít thải phân và nước tiểu hơn so với heo, vịt, gà nên mỗi năm chỉ cần trộn men vi sinh một lần, mùn cưa có thể sử dụng đến 2 năm nuôi. Lồng nuôi trăn nên đóng bằng cây và lưới sắt với kích thước 1m2”.

Theo anh Đường, việc sử dụng đệm lót chuồng nuôi sẽ lâu bị hư. Trước đây, không sử dụng đệm lót chỉ cần sử dụng 3 năm là lồng bị mục do nước tiểu và phân của trăn thải ra. Còn nuôi với cách này chuồng rất khô ráo nên có thể sử dụng đến 5 năm. Như vậy, đã tiết kiệm được 400.000 đồng từ việc đóng lồng mới.

So sánh lợi nhuận của trăn trên đệm lót sinh học so với cách nuôi trước đây, anh Đường cho biết thêm: “Nguồn thức ăn cho trăn là chuột và đầu gà được phối trộn với tỷ lệ 50/50. Bình quân 4kg thức ăn sẽ cho 1kg trăn thịt và thường thì 5 ngày cho ăn một lần. Trăn nuôi sau 1 năm đạt trọng lượng từ 6-10 kg/con. Nuôi theo kiểu thông thường 1kg trăn thành phẩm sẽ tốn khoảng 250.000 đồng, còn nếu nuôi trên đệm lót sinh học thì chi phí chưa đến 200.000 đồng/kg”.

Mỗi năm, ngoài việc cung cấp cho thị trường hàng tấn trăn thịt, anh Đường còn cung ứng các hộ nuôi trăn trên địa bàn 1.000 con trăn giống với mức giá từ 400.000-450.000 đồng/con, trừ đi chi phí, nguồn lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng.

Ông Huỳnh Văn Huynh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Lợi, cho biết: Nuôi trăn trên đệm lót sinh học là cách làm mới đem lại hiệu quả cao hơn so với cách nuôi thông thường. Hiện tại, toàn xã có 117 hộ nuôi trăn (quy mô từ 30-2.000 con/hộ). Ngoài ra, còn có 300-400 hộ nuôi nhỏ lẻ. Để nâng cao hơn giá trị và đầu ra, xã đã tiến hành thành lập HTX Hiệp Phát với 22 thành viên để giải quyết đầu ra cho bà con nuôi trăn trong vùng.Bạn có thể tham khảo sản phẩm Đệm lót sinh học balasa N01 tại đây: http://www.chephamsinhhoc.net/che-p...-len-men-su-dung-trong-chan-nuoi-heo-lon.html


Bài, ảnh: N.NHÂN
 
Anh Hải cho mình biết thông tin liên hệ, mình sẽ báo người gọi lại hổ trợ cho anh Hải nha.
 
NUÔI BÒ TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC

(AGO) - Ông Nguyễn Lợi Đức (xã Lương An Trà, Tri Tôn) là một trong số những người đi đầu thực hiện trang trại nuôi bò giống trên đệm lót sinh học. Đây là mô hình nuôi bò với quy mô lớn, mở ra hướng đi bền vững cho việc chăn nuôi tập trung..

Trang trại bò giống của ông Nguyễn Lợi Đức tại xã Vĩnh Gia (Tri Tôn) quy mô trên 70 héc-ta và đang tiếp tục được mở rộng. Ông Đức chia sẻ: “Trước đây, công việc chủ yếu của tôi là sản xuất giống lúa. Sau khi được huyện Tri Tôn cho đi tham quan mô hình nuôi bò tại huyện Ba Tri (Bến Tre), tôi thấy đầu tư nuôi bò chất lượng cao là hướng đi bền vững. Sau đó, tôi tự tìm đến các mô hình nuôi bò ở miền Đông Nam Bộ để học hỏi kinh nghiệm và thực hiện”.

frlsb4_dpuu_1.jpg
Đến nay, với 71 héc-ta đất trên cánh đồng đê bao thuộc ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Gia (Tri Tôn), ông Đức đã chuyển từ canh tác lúa giống sang trồng cỏ nuôi bò để phục vụ cho việc nuôi đàn bò chất lượng cao, quy mô lớn. Đây là một trong những mô hình nuôi bò tập trung, gắn với hiệu quả thiết thực, nhằm phát huy các mô hình sản xuất lớn theo hướng liên kết có lợi cho doanh nghiệp và nông dân.

Để đầu tư xây dựng mô hình trang trại nuôi bò thịt và bò sinh sản, ngoài việc lựa chọn những con bò lai sind khỏe mạnh tại địa phương, ông Đức còn tìm đến các trung tâm nghiên cứu, chăn nuôi gia súc lớn tại Bình Dương để mua một số giống bò ngoại to con, như: Drought Master, Brahman, Red Angus… mang về lai tạo cùng giống bò địa phương đã được tuyển lựa kỹ để nhân giống tạo đàn bò thịt chất lượng cao.

11t4-copy.jpg.aspx
Đến thời điểm hiện tại, ông Đức đã xây dựng ba trang trại nuôi bò, mỗi trang trại có diện tích 1.000m2. Ông Đức cũng đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để xây chuồng trại thông thoáng, kiên cố, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và mua con giống. Để nuôi bò đạt hiệu quả cao, ông Đức còn áp dụng quy trình đệm lót sinh học cho bò sinh sản. Phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí, vừa có thể tận dụng phân chuồng làm phân bón cho cây. Điều quan trọng là nuôi bò trên đệm lót sinh học bò tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả cao. Ông Đức cho biết: “Đến nay, đã hơn 7 tháng thực hiện đệm lót sinh học, so với nuôi bò bằng chuồng trại láng bê tông thì chuồng có đệm lót sinh học tiết kiệm được nhiều sức lao động, ít công chăm sóc, con bò nuôi trên đệm lót sinh học cũng sạch sẽ hơn bò nuôi thông thường”.

Để mô hình phát triển bền vững, ông Đức cho rằng, không thể làm ăn nhỏ lẻ mà cần phải có sự hợp tác trong việc trao đổi con giống, hỗ trợ kỹ thuật, liên kết với các công ty để tiêu thụ bò thương phẩm. Đồng thời, nông dân cũng cần được hưởng những chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi. Ông Đức dự kiến trong năm 2015, khi được hỗ trợ vay vốn, ông sẽ nhập thêm khoảng 500 con bò giống, để đến cuối năm 2016 trang trại sẽ đạt quy mô 2.000 con. Khi đó, ông Đức sẽ tìm đến những hộ dân có nhu cầu chăn nuôi nhưng thiếu vốn để hỗ trợ con giống, kỹ thuật và thu mua lại sản phẩm, góp phần tạo thêm việc làm và giảm nghèo tại đại phương.

Những năm gần đây, ngành Chăn nuôi đã có nhiều giải pháp về xử lý chất thải trong chăn nuôi, chủ yếu là ủ phân hữu cơ, sử dụng hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học để diệt vi sinh vật gây hại và đang đẩy mạnh áp dụng đệm lót sinh học. Đệm lót sinh học có thể sử dụng trong chăn nuôi hầu hết các loại gia súc gia cầm, như: Trâu, bò, heo, gà… Phân chuồng dùng làm đệm lót sinh học sau khi sử dụng được coi là một loại phân bón cho cây trồng không gây ô nhiễm môi trường và phù hợp với việc sử dụng cho các loại cây trồng cho sản phẩm sạch.
Nguồn: MỸ LINH
 
ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Đây là một lựa chọn mới cho người chăn nuôi bò sữa, vì giảm được đầu tư ban đầu và chi phí duy trì quản lý trại, chi phí cho quản lý phân. Thông thường nền chuồng đệm lót sinh học là nền đất nên giá rẻ hơn, với kiểu chuồng mới này không cần đầu tư nơi chứa và xử lý phân.

Cách chế 200 lít dịch men: Cho 1 kg chế phẩm BALASA N01, 15 kg bột ngô, 200 lít nước sạch cho vào thùng và khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chuẩn bị dịch men trước 1-2 ngày.
Cách xử lý bột ngô: Lấy khoảng 2 lít dịch men (trong 200lit dịch men ở trên) đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm. Chuẩn bị hỗn hợp bột ngô với nước men này trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ.

* Cách làm đệm lót:
- Bước 1: Rải lớp chất đệm dày 20 cm ra nền chuồng.
- Bước 2: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu.
- Bước 3: Tiếp tục rải lớp chất độn thứ 2, vừa rải vừa phun nước sạch và vừa phải dùng cào đảo cho đều vào nhau và để cho hỗn hợp được làm ẩm đều cho đến khi đạt độ ẩm trên dưới 30%.
Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trên tay nắm chặt lại có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rờilà đạt yêu cầu.
- Bước 4: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp đệm lót.
- Bước 5: Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp đệm lót.
- Bước 6: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa.
- Bước 7: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.
- Bước 8: Để lên men 3- 5 ngày.Bới sâu xuống 20-30 cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu là đạt yêu cầu.
- Bước 9: Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả.

Bảo dưỡng đệm lót:

Cần phải đảo phân 1-2 lần/ ngày ở độ sâu 25 - 30 cm. Đảo phân đưa ô xy vào phân và chất độn chuồng để ngăn cản quá trình phân giải yếm khí vì quá trình phân giải yếm khí không tạo đủ nhiệt độ cao để diệt các vi sinh vật gây bệnh. Đảo phân 2 lần 1 ngày thường được tiến hành lúc bò đang vắt sữa. Đảo phân tốt, quá trình phân giải hiếu khí sẽ diễn ra mạnh mẽ, tăng nhiệt độ phân và chất độn chuồng, làm khô phân và chất độn chuồng, giảm sốlượng vi khuẩn có hại.
Thông thường khoảng 1 tháng bổ sung men 1 lần, chất độn được đưa vào chuồng với khoảng cách 2 đến 5 tuần một lần tùy thuộc vào mùa vụ, điều kiện thời tiết và số lượng bò/đơn vị diện tích. Phân và chất độn chuồng chỉ được đưa ra khỏi chuồng 1 lần trong năm. Để bắt đầu thường đổ một lớp mùn cưa khô, sạch dầy 30 đến 45 cm.
Thông gió cần thiết để loại bỏ nóng từ cơ thể bò, cũng như ẩm độ và nhiệt từ phân và chất độn chuồng. Thông gió trong mùa đông cần để giảm ẩm độ trong chuồng.
Để vận hành kiểu chuồng mới thành công cần lưu ý các điểm sau:
- Diện tích cần thiết cho 1 bò sữa là 6 -8 m2 .
- Sử dụng phôi bào hoặc mùn cưa khô sạch làm chất độn chuồng
- Thường xuyên đảo phân đến độ sâu 30 cm hoặc sâu hơn để đảm bảo hiếu khí và làm khô phân và chất độn chuồng
- Cho thêm chất độn chuồng khi phân và chất độn chuồng dính vào cơ thể bò

Trên cơ sở những quan sát hiện có, loại hình đệm lót sinh thái là hệ thống rất tốt cho bò sữa, đặc biệt là qui mô vừa và nhỏ.

%25C4%2590%25E1%25BB%2587m%2BL%25C3%25B3t%2BSinh%2BH%25E1%25BB%258Dc%2Bcho%2Bb%25C3%25B2.jpg

Trong hệ thống chuồng đệm lót sinh thái, bò sữa di chuyển tự do hơn nên chúng cảm thấy thoải mái hơn, có chỗ nghỉ ngơi tốt hơn nên tỷ lệ què chân ở bò sữa giảm,năng suất sữa và tăng tuổi thọ sản xuất ở bò sữa tăng lên
Ở hệ thống này chất độn chuồng thường là vỏ bào, mùn cưa đã khô, phân được ủ ngay tại chuồng với chất độn chuồng. Hệ thống này cần chất độn chuồng nhiều hơn gấp 4 lần so với các hệ thống khác, tuy nhiên thời gian để thay mới lâu, nên sẽ giảm chi phí về chất độn và giảm chi phí thay độn.
Dưới đây là những kết quả nghiên cứu gần đây về hệ thống chuồng kiểu này ở Hoa kỳ. Trong một nghiên cưú gần đây của tác giả (Susane, 2010) v ới nhiều đàn bò sữa, qui mô đàn trung bình 73 con, khi phân tích số liệu tác giả thấy: 89 % trang trại chuyển sang nuôi bằng chuồng đệm lót sinh thái đã tăng được năng suất sữa 305 ngày . Năng suất sữa tăng bình quân năm so với nuôi ở chuồng kiểu cũ là 996 lit/bò/năm (dao động từ 412 lit đến 1388lit) (Susane, 2010). Thêm vào nữa tỷ lệ phát hiện động dục của bò ở chuồng mới cũng tăng lên ở 57 % trại kiểu mới (Susane, 2010). Tác giả trên cũng quan sát thấy tỷ lệ phát hiện động dục ở bò trong chuồng kiểu mới đã tăng lên ở 57% trại (36,9% trước đây ở chuồng cũ và 41,5% sau khi thay đổi kiểu chuồng), 71% trang trại khi nuôi bò ở chuồng mới đã tăng tỷ lệ chửa ở bò, giảm thay thế đàn từ 25,4% xu ống còn 20,9%, 67% tr ại kiểu mới đãgiảm tỷ lệ nhiễm viêm vú (Susane, 2010).
Tỷ lệ què chân của bò sữa ở chuồng mới thấp hơn rất nhiều (24%) so với tỷ lệ này ở chuồng cũ (Espejo et al., 2006) th ậm chí thấp hơn 27,8% (Cook et al., 2003) so v ới tỷ lệ này ở bò nuôi trong chuồng nền cứng, cho bò vận động tự do và thấp hơn 19,6% so với tỷ lệ này ở bò nuôi chuồng nền cứng, cột buộc cố định (Cook et al., 2003).
W eary and T aszkun (2000) báo cáo rằng 73% (n = 1752 bò s ữa) bò sữa nuôi trong chuồng nền cứng, cho bò vận động tự do thì mỗi năm có ít nhất 1 lần bị tổn thương khủy chân sau, con số này gấp 3 lần số bò có tổn thương khủy chân sau ở bò nuôi trong chuồng kiểu mới. Endres et al. (2005) cũng có những kết quả tương tự.

-
%25C4%2590%25E1%25BB%2587m%2BL%25C3%25B3t%2BSinh%2BH%25E1%25BB%258Dc%2Bcho%2Bb%25C3%25B2%2B2.jpg

20162722b196-f200-4c7a-b5e2-82d021247b80.jpg

20163a1a2314-7956-4ed4-95bf-f0ea9d8ea72a.jpg

20163d1aa34d-53e8-4676-bdbd-a67bc1203d1f.jpg

2016269182c8-94ff-4e97-a690-16ceee817add.jpg

201646b9ed11-5eab-4aa3-ad01-0710ac9aa943.jpg

20167c921436-9a83-4533-afb0-cd2ed261bdb2.jpg

2016eb31124f-e18b-42e1-be6d-2c7d2d046e5e.jpg

2016816f7074-9312-4428-a065-4ff23d066709.jpg

20168743a0ed-e84e-4c10-a4ad-11bcd3b847a3.jpg

20169065c8c6-49ae-4a84-9cf7-51e0fa774bbf.jpg
 
Chào bạn. Mình đang xây chuồng nuôi gà ác lấy trứng. Mình nuôi ít 30m2 với 200 con gà. Bạn cho mình hỏi một số vấn đề nhé. Thứ nhất Mình được trên mạng nhiều nguồn tin khi xây chuồng ko cần phả lớp xi măng nhưng mình thấy nếu ko phả xi măng mùa mưa nên sẽ bị ẩm từ dưới lên do mua keo dài. Thứ 2 Có người nói khi phả xi măng rồi thì cho vào lớp cát rồi mới cho lớp trấu vào, mục đích để hút ẩm. như vậy có cần thiết cho cát vào ko, nếu cho vào thì khi thay lớp đệm lót thay luôn lớp cát hay để cát lại. Thứ 3 1kg basa ủ mới 3kg bột ngô rắc được bao nhiêu lần cho 30m2 chuồng, mình nuôi gà đẻ trứng lớp trấu cầu dày bao nhiêu bao lâu thay lớp trấu. Mong bạn giải thích khuất mắc giúp mình. Mình cảm ơn ban nhé.
 
Chào bạn. Mình đang xây chuồng nuôi gà ác lấy trứng. Mình nuôi ít 30m2 với 200 con gà. Bạn cho mình hỏi một số vấn đề nhé. Thứ nhất Mình được trên mạng nhiều nguồn tin khi xây chuồng ko cần phả lớp xi măng nhưng mình thấy nếu ko phả xi măng mùa mưa nên sẽ bị ẩm từ dưới lên do mua keo dài. Thứ 2 Có người nói khi phả xi măng rồi thì cho vào lớp cát rồi mới cho lớp trấu vào, mục đích để hút ẩm. như vậy có cần thiết cho cát vào ko, nếu cho vào thì khi thay lớp đệm lót thay luôn lớp cát hay để cát lại. Thứ 3 1kg basa ủ mới 3kg bột ngô rắc được bao nhiêu lần cho 30m2 chuồng, mình nuôi gà đẻ trứng lớp trấu cầu dày bao nhiêu bao lâu thay lớp trấu. Mong bạn giải thích khuất mắc giúp mình. Mình cảm ơn ban nhé.
Chào cuongdptv, mình gửi một số phản hồi chia sẽ như sau:
1. Tùy trường hợp mà phả xi măng hay không, có chổ đất cao đất thấp khác nhau mà mình phải đổ đất nền thêm hoặc bớt đi; tùy mình xem xét, về cơ bản thì mình sẽ giử chuồng được khô thoáng là được, xi măng hay không xi măng gì cũng được. (trường hợp của cuongdptv thì nên phả xi măng)
2. Nếu đất thấp thì mình đổ cát xuống dưới rồi phả xi măng lên, nền cao hơn, thuận tiện hơn chứ.
3. Với 30m2 thì mỗi lần mình dùng 1kg Balasa-N01 ủ với 3kg bột ngô hoặc cám gạo là được (khoảng 1-2 tháng nên ủ và rải bổ sung 1 lần), trường hợp của cuongdptv thì nên rãi 10-20cm trấu (mùa mưa nhiều thì mình rãi dày lên cho đừng bị ướt là được, ở độ ẩm phù hợp, vi sinh sẽ hoạt động tốt, xử lý mùi hôi )
 


Back
Top