Hợp tác Đệm lót sinh thái – Nuôi Heo Không Tắm - Nuôi Gà Không Dọn Phân

  • Thread starter chephamsinhhocbalasa
  • Ngày gửi
Mua chế phẩm sinh học ở Cái Bè

Hiện tại công ty chưa có đại lý ở Cái Bè, trường hợp anh em nào ở Cái Bè cần sản phẩm thì có thể qua Vĩnh Long lấy hàng hoặc liên hệ trực tiếp với công ty, công ty sẽ gửi hàng theo xe hàng hoặc xe khách về.
.........
NGỌC BÍCH - Vĩnh Long
0903.018.068
17, Cao Thắng, Phường 8, TP Vĩnh Long
 


minh o cam ranh can mua 05kg de thu nghiem ket qua kha quan minh se gioi thieu ban be mua voi so luong nhieu ban goi xe phuong trang cho minh hinh thuc thanh toan ra sao... lien he cho minh cang som cang tot sdt 01213533121
 
Đệm lót này dùng được trong bao lâu vậy bác chủ thớt? Ở Nam Định có cửa hàng nào bán ko?
 

Chỗ của tôi mùn cưa rất đắt . tôi có thể sử dụng xơ dừa để thay thế được không ?
 
Mình muốn mua 2 gói!bạn gửi qua bưu điện cho mình nhé!
Lương Ngọc Anh
đc:thôn Ba Luồn-xã Vũ Linh-Huyện Yên Bình-Tỉnh Yên Bái
Sđt cuả mình là 0989639910
 
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
Địa chỉ: 126/6 Trần Kế Xương, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Tel : 0835.104.001
Tel : 08.350.31.351

E-mail: chephamsinhhoc195@gmail.com

Hệ Thống Phân Phối Toàn Quốc :
Bấm vào liên kết phía dưới để xem các đại lý phân phối trên Toàn Quốc :
http://www.chephamsinhhoc.net/he-thong-phan-phoi/
 
Last edited by a moderator:
Đệm lót sinh thái - ngồi chuồng heo như...ngồi phòng

Hàng loạt Trung tâm KN-KN các tỉnh cũng vừa lên tiếng đề nghị sớm công nhận đệm lót sinh học (đệm lót sinh thái) là tiến bộ kỹ thuật mới để phát triển nhân rộng.

NGỒI CHUỒNG HEO NHƯ… NGỒI PHÒNG


Sau khi điện thoại hẹn gặp, chúng tôi chạy thẳng đến trang trại chăn nuôi heo giống cấp 1 (nằm trên QL 1K, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM) và được ông Nguyên Văn Tân, Giám đốc trại heo dẫn đi tham quan, tìm hiểu mô hình sử dụng đệm lót sinh học mới được áp dụng hơn 1 năm qua.

Bước đầu tiên, ông bắt chúng tôi phải đi ủng và mặc trang phục riêng của trại. Ngay khi bước vào khu nuôi heo rộng lớn, chúng tôi bị “ngợp” về đàn heo giống “khủng” ở đây lên tới 5.000 con cụ kỵ nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Bỉ... và hàng nghìn con heo giống ông bà nuôi trong hàng chục khu chuồng rộng tới 7.000 m2.

Đàn heo ở đây con nào con nấy đều hồng hào, béo tốt, tròn quay và liên tục vận động đi lại đào bới trên lớp đệm lót sinh học. Điều bất ngờ nhất, chúng tôi ngồi giữa khu chuồng heo nuôi hàng nghìn con heo nhưng tuyệt nhiên không ngửi thấy mùi hôi phân, nước tiểu như những chuồng trại khác.

“Ngồi đây cứ như ngồi trong… văn phòng ấy!”, tôi nói vui với ông Tân. Ông nở nụ cười rất tươi giải thích: “Số là đầu năm 2012, tôi gặp TS Nguyễn Văn Bắc ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và được anh Bắc giới thiệu cho đi tham quan mô hình nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học ở Tây Ninh. Đến đây thấy họ làm hiệu quả quá, đặc biệt là khi vào chuồng không hề ngửi thấy mùi hôi nên tôi ham quá, về thông báo ngay cho đơn vị mình...”.


Ông Tân bốc lớp đệm lót hoà lẫn phân heo lên mũi ngửi để chứng minh
không có mùi hôi

Do kỹ thuật để làm đệm lót sinh học cực kỳ đơn giản nên anh Tân chỉ mất vài ngày để ứng dụng làm cho trang trại. Cụ thể, nền dưới đất mặt anh cho trải một lớp trấu dày khoảng 30 cm, phía trên rải 1 lớp men sinh học, tiếp theo rải 1 lớp xơ dừa hoặc mùn cưa.

Phân và nước tiểu heo thải ra sẽ nuôi con vi khuẩn men sinh học để nó phát triển, sau đó chính lớp men sinh học sẽ phân hủy toàn bộ phân và nước tiểu của heo để xử lý mất hết mùi hôi. Đặc biệt, sau một vài chu kỳ nuôi, toàn bộ phần lớp xơ dừa hoặc mùn cưa phía trên được thu gom lại và trở thành phân bón sinh học cho cây trồng rất hiệu quả.

“Hiện có nhiều đơn vị đang đặt mua loại phân này, số tiền thu được trại dùng tái đầu tư trở lại làm đệm lót sinh học mới. Tôi còn đang suy nghĩ cho ra đời một nhãn hiệu phân bón hữu cơ sinh học riêng của trại để tạo giá trị gia tăng”, ông Tân nói.

Riêng đàn heo hàng nghìn con, do được được trở lại bản năng tự nhiên của loài vật, vận động liên tục nên khỏe mạnh, gần như miễn nhiễm các loại dịch bệnh, thịt săn chắc, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp. Hiệu quả nhất là không tốn tiền điện nước để phun xịt chuồng hay tắm rửa cho heo, người nuôi chỉ việc quan sát và cho ăn nên rất nhàn hạ, công lao động cực thấp.

Ông Tân cũng khẳng định, mô hình này có thể áp dụng đại trà trong dân, nhất là dân chăn nuôi nhỏ lẻ, vùng sâu vùng xa vì chi phí thấp mà hiệu quả lại cao. Việc xây chuồng trại tráng xi măng rất tốn kém, nhưng khi sử dụng đệm lót sinh học thì chỉ cần nền đất.


Đàn heo nuôi trong đệm lót sinh thái (đệm lót sinh học) cho hiệu quả kinh tế rất cao

Đặc biệt, 1 m2 nền xi măng gồm hỗn hợp đá, sỏi và xi măng lên đến gần 300.000 đồng, còn đệm lót sinh học chỉ đầu tư 1 lần 60.000 đồng/m2 sau đó bán phân sinh học của chính lớp đệm này là dư tiền tái đầu tư trở lại.

KHUYẾN NÔNG KHOÁI

Sau một thời gian được Trung tâm KNQG, trực tiếp là TS Nguyễn Văn Bắc hướng dẫn, triển khai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh thực hiện mô hình đệm lót sinh học tại một số trại chăn nuôi, đến nay đã cho kết quả rất khả quan. Điều đáng mừng, rất nhiều Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã lên tiếng đề nghị sớm công nhận đệm lót sinh học là TBKT mới, từ đó có chính sách để nhân rộng ra cho toàn ngành.

Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp đã triển khai mô hình làm đệm lót sinh học từ năm 2010 cho trên 12 huyện, thị, thành phố của tỉnh. Qua thời gian nuôi trên đệm lót sinh học, cán bộ khuyến nông tỉnh này cảm thấy rất khoái chí vì lần đầu tiên chứng kiến cả cuộc đời con heo không hề một lần phải… tắm!

Toàn bộ chuồng trại cũng không cần phun rửa, môi trường chuồng trại sạch sẽ, không còn mùi hôi đặc trưng, không khí, nước đất không bị ô nhiễm. Bản thân người chăn nuôi rất phấn khởi khi vẫn duy trì, phát triển chăn nuôi nhưng không ảnh hưởng đến người xung quanh và bảo vệ được sức khỏe cộng đồng.

Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp cũng khẳng định, heo nuôi trên đệm lót sinh học tăng trọng nhanh hơn so với cách nuôi thông thường, giảm thiểu một số dịch bệnh, và quan trọng hơn là có thể tiết kiệm được 10% lượng TĂCN, giảm tới 60% chi phí nhân công vệ sinh, giảm chi phí thuốc, vacxin, điện nước.

Theo tính toán của đơn vị này, chi phí chung cho chăn nuôi giảm khoảng 100.000 đồng/heo thịt, 2.000 - 3.000 đồng/gia cầm nên thu nhập người chăn nuôi sẽ được tăng lên.

Tương tự, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đã bắt đầu thực hiện mô hình đệm lót sinh học từ năm 2012. Trong năm đầu tiên, Trung tâm triển khai mô hình đệm lót cho heo ở phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên và xã Đa Phước, huyện An Phú.

Sang năm 2013, kế hoạch sẽ thực hiện 13 mô hình và hiện tại đã triển khai 4 mô hình trên heo (huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và Châu Thành) và 3 mô hình trên gà (huyện Châu Phú, An Phú và TP.Long Xuyên).

Xơ dừa sau khi dùng làm đệm lót sẽ biến thành phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng

Qua thực tế thực hiện mô hình cho thấy rất phù hợp với quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mỗi ô chuồng bình quân 10 con heo thịt, 100 - 200 con gà, đặc biệt là rất phù hợp trong điều kiện chưa có khu quy hoạch chăn nuôi riêng biệt như hiện nay.

Riêng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau thì khẳng định, qua thời gian xây dựng mô hình trình diễn, bà con nông dân trong vùng rất phấn khởi và đánh giá đây là một tiến bộ mới trong chăn nuôi vì giúp tiết kiệm trên 10% chi phí thức ăn, tăng trọng lượng 3 - 5% so với cách nuôi thông thường, tiết kiệm 80% chi phí nước và 60% chi phí nhân công.

Đặc biệt tạo điều kiện cho hộ dân ít đất SX có thể tham gia chăn nuôi, cải thiện kinh tế. Thời gian và chi phí tiết kiệm được, bà con có thể phục vụ cho nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe, học tập, nâng cao trình độ dân trí, tham gia các hoạt động xã hội.

Vì thế, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cà Mau cũng đề nghị ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi cần được phát huy và nhân rộng ra nhiều vùng miền, góp phần đưa nghề chăn nuôi VN phát triển theo hướng bền vững.

TS Nguyễn Văn Bắc: Trong Quyết định phê duyệt chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013-2020 (ngày 4/6/2013), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã cho triển khai ứng dụng mô hình đệm lót sinh học trong nuôi heo nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi nông hộ và trang trại.



Mục tiêu 100% mô hình chăn nuôi được áp dụng và thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quản lý theo hướng VietGAP, giúp tăng thu nhập cho người chăn nuôi heo trong mô hình trên 10%.

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam
 
Last edited by a moderator:
Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia thăm mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học

Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia thăm mô hình chăn nuôi lợn thịt trên nền đệm lót sinh học

Ngày 26/7/2013, Đoàn kiểm tra Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) do TS. Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã đi thăm và kiểm tra các mô hình khuyến nông chăn nuôi tại 02 tỉnh Hà Nam và Hải Dương.

Đoàn đã thăm và kiểm tra 03 mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học và 02 mô hình thuộc Dự án "Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP", 01 mô hình thuộc Dự án "Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm quy mô xã".

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi cả nước đã gặp rất nhiều khó khăn như giá con giống, thức ăn, vật tư chăn nuôi tăng cao; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan mạnh như bệnh cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh, bệnh lở mồm long móng... đã gây thiệt hại lớn. Để kiểm soát dịch bệnh từ cơ sở cũng như để tăng năng suất, chất lượng chăn nuôi, tỉnh Hà Nam đã đưa vào áp dụng mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học. Đây là một công nghệ mới được ngành chăn nuôi ở tỉnh Hà Nam áp dụng đạt hiệu quả giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, ít tốn công chăm sóc, tăng lợi nhuận cho nông hộ.

Tại tỉnh Hà Nam, Đoàn kiểm tra Trung tâm KNQG đã đến thăm mô hình chăn nuôi lợn thịt trên nền đệm lót sinh học của gia đình anh Lại Văn Thung - Tổ 18 - Phường Lê Hồng Phong - TX. Phủ Lý; mô hình nuôi lợn nái trên nền đệm lót sinh học tại hộ ông Trần Mạnh Tưởng - Thôn Đông Tự - xã Vũ Bản, huyện Bình Lục; mô hình nuôi gà trên nền đệm lót tại hộ ông Nguyễn Văn Thảnh - thôn Trung - xã An Đổ - huyện Bình Lục.

Hộ anh Lại Văn Thung là một trong những hộ điển hình áp dụng mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học trong phường. Anh Thung cho biết, trước đây gia đình nuôi lợn, gà, vịt... theo phương pháp truyền thống đã khiến hàng xóm, học sinh, sinh viên ở trọ phản ánh rất nhiều vì gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Sau khi tham gia các lớp đào tạo, tuyên truyền về chăn nuôi theo hướng ATSH tại xã, phường do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Nam triển khai, về anh đã tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng ngay phương pháp mới này. Kết quả đàn lợn của gia đình phát triển rất tốt, không bị bệnh, tăng trưởng khá. Đặc biệt từ khi gia đình anh sử dụng nền chuồng lợn là đệm lót sinh học kết quả là không còn mùi hôi, đồng thời tiết kiệm được từ 70 - 80% nước do hoàn toàn không phải rửa chuồng và tắm cho lợn. Chi phí để làm một mô hình đệm lót sinh học như gia đình anh 25m2 (trong lòng đệm - Nhà nước hỗ trợ 160.000 đồng/1m2) hết khoảng 20 triệu đồng (bao gồm cả làm đệm và kiên cố chuồng trại), tuổi thọ của nền đệm lót từ 3 - 5 năm và nuôi được khoảng 15 - 20 con lợn mà không hề có mùi hôi như chuồng nuôi kiểu nuôi truyền thống. Đến nay, gia đình anh đã nuôi theo mô hình đệm lót sinh học được 3 lứa, trung bình 30 con/lứa, với trọng lượng gần 1 tấn lợn thịt cho hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ có hộ anh Thung, tại Hà Nam còn có rất nhiều hộ chăn nuôi đã áp dụng hiệu quả mô hình này (hiện xã Vũ Bản, huyện Bình Lục có 315 mô hình).

Được biết, theo Quyết định số 293 ngày 15/3/2013 của UBND Tỉnh Hà Nam về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn, năm 2013, sẽ xây dựng mới 2.000 mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học quy mô hộ trong khu dân cư với tổng diện tích đệm lót khoảng 20.000 m2, nuôi 10.000 con lợt thịt trở lên/lứa. Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ xây dựng chuồng trại nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học với diện tích từ 10 m2 trở lên và nuôi từ 5 con lợn thịt trở lên/lứa. Đây là một công nghệ khoa học, mở ra một hướng đi đúng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở khu dân cư cần được nhân rộng.

Nguồn tin: TTKNQG
 
Last edited by a moderator:
Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới

MEN BALASA NO1 ĐÃ ĐƯỢC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG NHẬN LÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI

tbkt-balasa-1_1.jpg

balasa-2-tbkt.jpg

 
Mô hình nuôi heo "Bốn không"

Hậu Giang : Mô hình nuôi heo "Bốn không"​
Thứ tư - 27/02/2013 22:09

Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng nhận định: Đây là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt có “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho heo trong suốt quá trình nuôi. Mới đây, trong chuyến tham quan mô hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã khen ngợi Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Hậu Giang
rung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, đây là cách làm mới, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh, cho biết: Mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học được phát triển trên cơ sở học tập kinh nghiệm nuôi heo trên thảm sinh học đã thành công tại tỉnh Hà Nam.
Tuy nhiên, mô hình tại Hà Nam sử dụng mạt cưa làm đệm lót, còn mô hình tại Hậu Giang đang sử dụng thử nghiệm bã mía để lót chuồng. Bởi, trong quá trình triển khai thực hiện, trung tâm đã gặp khó khăn trong khâu thu mua vật liệu làm đệm lót.

Do vật liệu ban đầu được sử dụng làm đệm lót là trấu và mạt cưa, nhưng ở Hậu Giang chỉ có nguồn cung cấp trấu là khá dồi dào, còn mạt cưa khi thu gom một lúc với số lượng nhiều thì rất khó khăn, không đủ làm đệm lót theo yêu cầu của mô hình.

Xuất phát từ hạn chế trên, trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện mô hình theo phương pháp cải tiến. Thay vì sử dụng mạt cưa thì trung tâm giống thay thế bằng xác bã mía, đây là nguồn vật liệu rất dồi dào và dễ mua tại Hậu Giang, hơn nữa giá thành lại rẻ hơn so với mạt cưa.

Hiện tại, đệm lót làm bằng trấu và bã mía đã được trung tâm đưa vào sử dụng thử nghiệm, bước đầu cho thấy hệ sinh vật trong đệm lót vẫn hoạt động tốt, chuồng nuôi không có mùi hôi từ chất thải của heo.


65499.jpg


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (thứ 2 từ phải sang) tham quan mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh.


Mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 nhằm tạo ra các quần thể vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường trong sạch, giúp đàn heo ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa giảm do vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, đào bới suốt ngày, kích thích quá trình tiêu hóa.

Nói về cách làm đệm lót, ông Hội chia sẻ: để làm đệm lót cho 20m2 nền chuồng có độ dày 60cm cần có 70 bao trấu, 40 bao mạt cưa, 30kg cám mịn, 2kg chế phẩm Balasa N01, bạt nilon, thùng ủ men 200 lít...

Sau khi ủ dịch men, trộn bột men và tạo lớp đệm xong, đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt nilon sau 3 ngày tiến hành thả heo vào nuôi. Tuổi thọ của lớp đệm tùy thuộc vào chất liệu làm đệm và phương pháp bảo dưỡng mà có thể kéo dài từ 2-3 năm.

Qua quá trình nuôi thấy rằng, nước tiểu của heo thấm vào lớp đệm và phân thải của heo được vùi vào lớp đệm thông qua hoạt động ủi. Toàn bộ những chất thải được hệ vi sinh vật phân hủy ngay nên không có mùi hôi.
Kết quả sau 1 tháng nuôi thí điểm cho thấy, khi nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, heo tăng trọng nhanh hơn 19,2% và lượng thức ăn giảm 11,6% so với nuôi theo cách thông thường.

Tổng chi phí làm chuồng theo mô hình đệm lót có diện tích khoảng 20m2 sẽ tốn gần 15 triệu đồng, trong đó phần đệm lót khoảng 1,5 triệu đồng, tính ra có lợi rất nhiều so với cách nuôi truyền thống.

Ngoài ra, nuôi heo theo mô hình này còn không tốn điện, giảm được 80% lượng nước sử dụng do không phải tắm heo hoặc dội rửa chuồng trại, công lao động cũng giảm được 60%.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng nhận định: Đây là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt có “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho heo trong suốt quá trình nuôi.

Với khả năng xử lý tốt mùi hôi chất thải của heo thì chế phẩm vi sinh Balasa N01 đã mở ra một hướng mới cho nghề nuôi heo. Mô hình hoàn toàn có thể áp dụng tại các khu vực đông dân cư mà không gây mối lo về ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, lớp đệm sau khi nuôi heo có thể dùng làm phân bón cho cây trồng, điều này cũng góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.
Mới đây, trong chuyến tham quan mô hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã khen ngợi và chúc mừng Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã tìm ra một loại nguyên liệu vốn rất dồi dào trên địa bàn để thay thế cho mạt cưa. Phó Thủ tướng đề nghị trung tâm tiếp tục theo dõi, nghiên cứu thêm trong thời gian tới để từng bước thay thế để nuôi đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cũng đề nghị UBND tỉnh Hậu Giang cần quan tâm, theo dõi và phát triển mô hình thực nghiệm này, hướng tới nhân rộng ra toàn tỉnh.

Đây chính là những ứng dụng từ khoa học thiết thực, góp phần trực tiếp vào đổi mới cách chăn nuôi truyền thống, giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Trong quá trình khuyến khích nhân rộng mô hình, UBND tỉnh có kế hoạch hỗ trợ 50% chi phí làm chuồng cho những hộ áp dụng nuôi lần đầu…
 
Cho mình hỏi vấn đề hơi gay go tí:
Đã tiến hành làm đệm lót bằng mùn cưa để nuôi lợn theo đúng hướng dẫn sử dụng của balasa n01. Lớp đệm dày 70 cm, rộng 20 mét vuông, đã phủ bạt ủ được 6 ngày. Thế nhưng sáng nay mới phát hiện ra là loại men vi sinh đã dùng không phải là balasa n01 mà là loại men khác dùng để rắc trực tiếp lên phân (theo hướng dẫn trên bao bì thì cứ khoảng 10 ngày phải rắc một lần). Vậy bây giờ có dùng mùn cưa đã ủ đó để làm lại từ đầu bằng men balasa được không? Nếu không được thì nên xử lý thế nào ? Cảm ơn nhiều.
a lo
 
Chỗ tôi trồng nấm, có thể lấy rơm thải + thêm mùn cưa làm nền chuồng không. Thưs nữa là trong thành phần men vi sinh có nấm trichoderma không, vì nếu có thỳ cần tránh xa khu trồng nấm mà. Cám ơn chủ thớt trước
Cho mình hỏi vấn đề hơi gay go tí:
Đã tiến hành làm đệm lót bằng mùn cưa để nuôi lợn theo đúng hướng dẫn sử dụng của balasa n01. Lớp đệm dày 70 cm, rộng 20 mét vuông, đã phủ bạt ủ được 6 ngày. Thế nhưng sáng nay mới phát hiện ra là loại men vi sinh đã dùng không phải là balasa n01 mà là loại men khác dùng để rắc trực tiếp lên phân (theo hướng dẫn trên bao bì thì cứ khoảng 10 ngày phải rắc một lần). Vậy bây giờ có dùng mùn cưa đã ủ đó để làm lại từ đầu bằng men balasa được không? Nếu không được thì nên xử lý thế nào ? Cảm ơn nhiều.
a lo
Mình không phải chủ thớt nhưng mà xin đưa ra ngu ý thế này: cũng là vi sinh cả, neus sau khi ủ xong, chất nền vẫn có mùi thơm, nhiệt cũng tăng thỳ chứng tỏ là nó hoạt động tốt và cứ thả lợn vào như bình thươngf, conf không thỳ lại phải đảo lại thôi, vẫn dùng lại tốt vì cùng là vi sinh và cùng môi trươngf sống, con nào mạnh con đấy thắng, tóm lại là vẫn được
 
Last edited by a moderator:
Cùng là vi sinh phân giải hữu cơ, trường hợp nó phân giải hữu cơ tốt thì mình để vậy dùng; trường hợp men bị yếu đi thì mình ủ men đó hoặc men Balasa_N01 để bổ sung vào là được, trường hợp dùng men Balasa_N01 cho nuôi heo thì khoảng 30-40 ngày mình bổ sung men 1 lần.
 


Back
Top