Bác Sĩ Thú Y - Chuyên Mục Cho Gia Cầm

Mục đích hướng tới Người Chăn Nuôi Thông Thái cũng như trao đổi kiến thức chuyên nghành và kinh nghiệm đã đúc kết được của bản thân. Mình xin lập chủ đề này để mọi người có thắc mắc hay đang vướng phải các vấn đề bệnh gia cầm, có thể nhận được những ý kiến tốt nhất khắc phục và điều trị hợp lý cho đàn gia cầm của mình. Mọi người tham gia xin lưu ý, chúng ta chỉ tìm ra cách khắc phục tốt nhất, không công kích nhau trên chủ đề nhé. Thanks!
Những ai có vần đề về gia cầm, cần post những thông tin cụ thể sau( càng chi tiết càng tốt nhé ):
- Loài nuôi, giống, lứa tuổi, mật độ nuôi ..v.v.v..
- Triệu chứng: về đi đứng, về ăn uống, về trạng thái phân, về thời gian mắc bệnh..v.v.v..
- Điều trị: đã điều trị thuốc gì hay chưa?, điều trị bao lâu? ..v.v.v..Mình sẽ chuẩn đoán và nêu cách điều trị cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc, trong 100% hiểu biết mình nhé.
Nếu chủ đề này được sự ủng hộ của các bạn trên điễn đàn, mình sẽ nhân rộng ra trên các đối tượng vật nuôi khác.
Xin Admin lưu ý giúp tôi những bài cố tình gây hấn hay không có ý đóng góp.
:huh:Chúng ta luôn là con ếch ngồi ở đáy giếng, hãy cùng nhau mở rộng miệng giếng nhé :huh:
Thân chào!
 


Last edited:
Bác sỹ cho cháu hỏi nhiều người nói khi pha thuốc úm phải pha gấp đôi liều lượng ghi trên bao bì mới có tác dụng
= > điều này là đúng ko ạ, con nghĩ tác dụng thì có nhưng lo no sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ khung sau này . Thứ 2 nữa là bác có đề cập đến vấn đề Virus kháng thuốc. pha liều lượng cao như thế Có khi con virus nó biến thể . trở nên khỏe hơn và kháng thuốc phải không ạ.

Mong bác giúp con vấn đề này ạ

Trên lý thuyết khi dùng thuốc nói chung phải dùng theo chỉ dẫn của gói,chai thuốc trên bao bì(nếu có) hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ thú y.Thực tế,nhiều bà con dùng thuốc phải tăng gấp 2,3 lần hoặc hơn thì thuốc mới cho tác dụng.Điều nay do nhiều nguyên nhân như:
+Thuốc đã bị kháng,quen thuốc.
+Dùng ko đúng thuốc,ko đúng bệnh,ko đúng cách,ko đúng liệu trình.
+Chất lượng thuốc ko đảm bảo.
+Chất lượng con giống,thức ăn kém+kỹ thuật úm,thời tiết khí hậu ko tốt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc..v..v.
Cho nên trước khi dùng thuốc ngoài việc phải đảm bảo các khâu về con giống,thức ăn,chăm sóc,kỹ thuật dùng thuốc...Thì việc làm kháng sinh đồ tối ưu là quan trọng với từng trại chăn nuôi,việc này ít trại làm được.Chính vì thế việc sử dụng thuốc hiện nay đang rất bừa bãi làm cho tình trạng kháng thuốc càng gia tăng>>tăng liều sử dụng>>lờn thuốc,kháng thuốc>>>tăng liều sử dụng>>>>>>........
Còn vấn đề bạn đề cập virus kháng thuốc nhưng ko may là kháng sinh ko có tác dụng với virus nên ko làm ảnh hưởng tới virus.
 


Cháu cám ơn bác sỹ nhiều. Vậy nghĩa là Virus và Kháng sinh là 2 Khái niệm hoàn toàn khác. Virus la chỉ có vadxin mới đặc trị, còn kháng sinh là phòng các bệnh thông thường của gà ( có thể phòng và chữa được) phải ko ạ.
và tốt nhất là nên pha theo liều lượng :6^:
Nhà cháu có 1 ít thuốc Nova Amoxy của CP có được dùng làm thuốc úm cho gà giai đoạn từ 1 tuần - 4 tuần được ko ạ.
Cháu thấy thuốc ghi là chữa CRD, Ecoli, Tu huyết Trùng , Thương hàn ..v...v... nhiều lắm
 
Gửi nonick!
Thật sự cũng là vấn đề mà nhiều người đặt câu hỏi cho mình. Và hình như nhà sản xuất men làm điệm lót cũng chưa quan tâm hay trả lời triệt để cho người sử dụng.
Theo nhà sản xuất thì men sẽ phân hủy mùn bã phân trong chuồn nuôi sẽ sinh nhiệt và sức nóng này sẽ phá hủy các trứng ký sinh trùng có trong phân. Trên thực tế nhiệt độ cần trên 70 độ duy trì 1 thời gian nhất định ( tùy loại ký sinh) mới phá hủy được. Để được nhiệt độ này thi việc phân huỷ phải nằm sâu dười bề mặt chất độn tầm 30 đến 40 cm.
Tạm thời chúng ta sữ dụng cách để đối phó là:
- Dời đàn gia cầm sang ô chuồng khác trong 36 tiếng tính từ thời gian sau khi cấp thuốc. Dĩ nhiên ô chuồng này trống để sau đó ta thu dọn phân nghi ngờ có trứng.
 
Last edited:
Bác sỹ cho con hỏi 1 câu nữa.
- khi nhập gà về , ngày 1 ko cho ăn . Ngày 2 3 4 con cho Gà uống Kháng Sinh Amox (buổi sáng) và Vitamin C, Bomplex ( buổi chiều) . ngày 5 con mới làm vadxin Lasota. => vậy vấn đề khó khăn với con ở đây là khi làm vadxin vào ngày tuổi thứ 5 , thì Kháng sinh trước đó có làm ảnh hưởng đến tác dụng của vadxin ko ạ. Con có nghe 1 số người nói rằng Kháng sinh làm giảm tác dụng của vadxin . nên phải ngưng KS trước và sau khi làm Vadxin 2 ngày
=> như vậy khi con cho uống KS ngày 2 3 4 thì phải ngày 6 mới xài Vadxin được. và tiếp 2 ngày ngưng nữa thì ngày 9 10 11 mới cho uống thuốc KS trở lại. vậy thì con sẽ ko làm được vadxin Gum vào ngày thứ 8 như lịch vadxin phổ biến hiện nay. Nghĩa là phải tới ngày thứ 13 mới được
=> còn nếu mà làm Gum ngày 8. tức là sau 3 ngày làm Lasota thì lịch thuốc KS của gà chỉ có ngày 2 3 4 thôi. và qua tận tuần sau là ngày thứ 11 mới cho uống KS trở lại được. khoảng cách xa quá con sợ thuốc úm ko thể phòng các bệnh đường ruột, hô hấp trong giai đoạn nhạy cảm này được .

Mong bác giúp con vế vấn đề này. Chúc bác sức khỏe và thành công
 
Last edited by a moderator:
Bác sỹ cho con hỏi 1 câu nữa.
- khi nhập gà về , ngày 1 ko cho ăn . Ngày 2 3 4 con cho Gà uống Kháng Sinh Amox (buổi sáng) và Vitamin C, Bomplex ( buổi chiều) . ngày 5 con mới làm vadxin Lasota. => vậy vấn đề khó khăn với con ở đây là khi làm vadxin vào ngày tuổi thứ 5 , thì Kháng sinh trước đó có làm ảnh hưởng đến tác dụng của vadxin ko ạ. Con có nghe 1 số người nói rằng Kháng sinh làm giảm tác dụng của vadxin . nên phải ngưng KS trước và sau khi làm Vadxin 2 ngày
=> như vậy khi con cho uống KS ngày 2 3 4 thì phải ngày 6 mới xài Vadxin được. và tiếp 2 ngày ngưng nữa thì ngày 9 10 11 mới cho uống thuốc KS trở lại. vậy thì con sẽ ko làm được vadxin Gum vào ngày thứ 8 như lịch vadxin phổ biến hiện nay. Nghĩa là phải tới ngày thứ 13 mới được
=> còn nếu mà làm Gum ngày 8. tức là sau 3 ngày làm Lasota thì lịch thuốc KS của gà chỉ có ngày 2 3 4 thôi. và qua tận tuần sau là ngày thứ 11 mới cho uống KS trở lại được. khoảng cách xa quá con sợ thuốc úm ko thể phòng các bệnh đường ruột, hô hấp trong giai đoạn nhạy cảm này được .

Mong bác giúp con vế vấn đề này. Chúc bác sức khỏe và thành công
Úm gà bằng amoxy của CP là tốt rồi.Đến ngày làm vx bạn cứ làm bình thường và vẫn cho gà uống được kháng sinh để phòng bệnh bình thường,có sao đâu(các vx bạn làm là vx virus mà,kháng sinh ko làm ảnh hưởng virus vx đâu).Nếu cần,bạn có thể liên hệ trực tiếp mình sẽ tư vấn trực tiếp bsty Phạm Khắc Hùng ĐT:0975527565
 
Úm gà bằng amoxy của CP là tốt rồi.Đến ngày làm vx bạn cứ làm bình thường và vẫn cho gà uống được kháng sinh để phòng bệnh bình thường,có sao đâu(các vx bạn làm là vx virus mà,kháng sinh ko làm ảnh hưởng virus vx đâu).Nếu cần,bạn có thể liên hệ trực tiếp mình sẽ tư vấn trực tiếp bsty Phạm Khắc Hùng ĐT:0975527565

Trời ơi, mừng quá đi mất :5^: . cháu cám ơn Chú Phạm Khắc Hùng nhiều nhé.
=> Chúc chú sức khoẻ và thành công hihi
 
gà lủ rù bỏ ăn đi ỉa phơn nhớt màu vàng

gà tôi 2 hôm nay bị hiện tượng ăn ít, lù rù ,ít vận đông hay năm xuống cát mắt lim rim, đi ỉa ra phân nhớt màu vàng, b.s sang huynh cho tôi biết đó là hiện tượng gì và thuốc nào chữa trị hiệu quả, xin cảm ơn
wn2t.jpg

và 1 con bị mào thâm tím, ăn uống bình thường nhưng thở khò khè , bị như thế hơn 1 tháng rồi b.s à, có gì b.s cho tôi lời khuyên về thuôc nhé
 

Last edited by a moderator:
Gửi Ga rung!
Về con gà đi phân nhớt màu vàng. Do không biết được lứa tuổi gà và giống nên mình chưa có kết luận chính thức nào cho trường hợp này. Hiện tượng phân như vậy do ruột tăng tiết dịch, dịch viêm hay niêm mạc ruột bong tróc.Theo thông tin bạn cung cấp thì gà có thể bị 1 số bệnh sau:
- Gumboro: bệnh xảy ra đột ngột, lây nhiễm cao nên cả bầy nhiều con sẽ cùng bị 1 lúc, gà trên 3 tháng tuổi thường không mắc bệnh này. Những con gà bệnh sẽ ướt lông vùng dưới hậu môn và thỉnh thoản hay rĩa vòng lông này. Với trường hợp này chúng ta cấp kháng thể và trợ sức bù nước bằng Bcomplex C. diễn biến bệnh kéo dài tầm 8,9 ngày qua thời gian này thì gà sẽ vượt qua bệnh.
- Viêm ruột cấp tính: thường xuất hiện sau khi gà bị stress như rượt đổi vận chuyển, sau khi sử dụng kháng sinh trong 1 thời gian dài. Trường hợp này bạn có thể sử dụng kháng sinh hướng tiêu hóa như Colistin hay Oxytetra và kháng viên Dexa cấp dạng tiêm ( 1 ml/5 kg gà ) đồng thời cho uống men sống bạn dùng SP Bio acimin của trẻ em cũng rất tốt.
Lưu ý chung là:
- tạm thời cho gà ăn đơn( ăn 1 loại thức ăn ví dụcám thì cám thôi, lúa thì lúa thôi đừng cho ăn nhiều thứ trộn lại) cho gà dễ tiêu.
Về con gà mào thâm tím. Theo hình chụp thì mình thấy mào nó rất bình thường. Vấn đề hô hấp đã kéo dài như vậy bạn cần phải tiến hành thật triệt để các bước sau:
- Trợ hô hấp: pha các SP chứa Brohexin với nước ấm cho gà uống bạn cũng thể súc họng gà bằng dung dịch nước này, tối trước khi ngủ có thể nhét 1 tép tỏi đập dập cho gà. bạn thấy dịch viên ngày càng loãng ra đó là dấu hiệu tích cực.
- Sử dụng kháng sinh dạng uống như Enro, Amox hay Ampi ( nên ltráng các KS đã sử dụng trước đó). Bạn có thể tìm mua các SP điều trị bệnh C.R.D trên gà.
- Vệ sinh chuồng giữ khô ráo, cho ăn ướt, thả cho gà vận động, tăng sức đề kháng bằng các SP chứa Bcomplex C.
bạn làm quyết liệt như vậy chừng 4 5 ngày sẽ khỏi
Thân Chào!
 
Last edited:
Chào bác sĩ sanghuynh! Đã có dịp tiếp chuyện qua ĐT, nhưng hôm nay đặt câu hỏi trên đây, biết đâu cũng có người đang quan tâm. Bác sĩ giúp Tigon nhé!

Về bệnh đầu đen trên gà, hiện các tỉnh miền Tây (đặc biệt là những vùng nuôi SLL) đã bị nhiễm bệnh khá nhiều. Bác sĩ đã có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Loại thuốc nào? Công ty sản xuất? mà Anh tin dùng?
 
Chào bác sĩ. Hiện tại gà em được 8 ngày có tầm chục mười mấy con cứ ủ rủ, rút rút, khô chân, phân bình thường. Em có dùng chai khô chân nhỏ cho mấy con đó mà chắc thấy không cầm cự nổi quá. Bệnh gj vậy bs.
 
gửi b.s sang huynh

hôm nay xin chụp lại mào con gà bị giống serama, gà được 7 tháng và nặng 200g bị hen,bế lên vẫn thấy tiếng thở khò khè, sau 5 ngày uống thuốc bột genta-tylosin và thuốc long đờm ngày 2 lần mà sao mào vẫn thấy thâm tím thế này. B.s cho lời khuyên nên thế nào nhé. Cảm ơn B.s
bhfm.jpg
 
bác sĩ làm ơn cho mình hỏi khoảng cách giữa 2 lần nhỏ vaccin trong thời gian úm gà bao nhiêu là được ( mình dùng 2 vaccin Larota và Gumbo ) , hiện nay gà của mình được 22 ngày rồi và mới làm 2 lần vaccin Larota và 1 lần gumbo.
Đàn gà nhà mình có 1 vài con bị cầu trùng thì có nên dùng vacin không? Mình thắc mắc là sao không nên nhỏ vacin chi những con yếu, nếu nhỏ có sao không? Xin cảm ơn Bác sĩ nhiều.
 
Gửi Tigon !
Bệnh Đầu Đen( Viêm gan ruột hoại tử) trên gà, theo hiểu biết của mình thì nó có căn nguyên và triệu chứng gần giống như bệnh Cầu Trùng.
- Đều do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh đầu đen thì cơ quan đích là gan và manh tràng(ruột thừa) còn cầu trùng thì cơ quan đích chỉ gói gọn trong bộ phận ruột.
- Về phòng bệnh: mình xin đặt vần đề này lên đầu để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, vì khi phát hiện được các triệu chứng của bệnh thì đã là khá muộn, cấp thuốc lúc này chỉ bảo vệ các con khác trong đàn.
+ Vệ chuồng định kỳ, giữ chuồng luôn khô ráo vì ấp ướt thì tạo điều kiện cho kst này phát tán cũng như xâm nhập vào chuồn nuôi gà.
+ Tẩy giun sán định kỳ, hạn chế thả gà lúc trời ẩm ướt vì lúc này trùng đất sẽ hoạt động gà ăn phải sẽ có khả năng nhiễm bệnh từ những con trùng có mang mần bệnh.
- Về điều trị
+ Tất cả các thuốc sử dụng điều trị Cầu Trùng điều có thể sử dụng điều trị được cho bệnh này. Vấn đề là phải can thiệp kịp thời nếu đến giai đoạn hoại tử gan thì rất là khó chữa trị, trên thực tế khi phát hiện các triệu chứng như bệnh Cầu Trùng chúng ta đừng chủ quan cứ điều trị theo hướng cầu trùng thỉ bệnh không trở nặng hơn và hoàn toàn có thể giãi quyết được.
+ Khi phát hiện gà có triệu chứng sốt cao kèm lạnh ( rút đầu vào cánh ) người nuôi nên cấp thuốc dưới dạng tiêm các kháng sinh có thể sử dụng như: Flophennicol + Doxy, Sulfa + Trime.
+ Tăng sức đề kháng, nếu suy có thể sử dụng 1 số SP chứa các acid amin.
Thân chào!

--------

Chào bác sĩ. Hiện tại gà em được 8 ngày có tầm chục mười mấy con cứ ủ rủ, rút rút, khô chân, phân bình thường. Em có dùng chai khô chân nhỏ cho mấy con đó mà chắc thấy không cầm cự nổi quá. Bệnh gj vậy bs.

Thành thật xin lỗi bạn, với thông tin bạn cung cấp, mình không suy luận được bệnh gì.
Thân Chào!

--------

Gửi Ga rung!
Bạn có thể làm thường xuyên 1 số cách sau đây để giải quyết vấn đề mào thâm tím.
- Lấy khăn sạch nhúng vào nước ấm, vừa lau vừa xoa bóp phần mào bị thâm tím, thao tác như vậy mỗi lần tầm 2 3 phút. Khăn nóng sẽ làm giãn các mao mạch vùng mào giúp đưa máu lại vòng tuần hoàn việc xoa bóp góp phần cho tiến trình này mau hơn.
- Nên cho gà vận động lúc trời nắng ấm, tăng tuần hoàn giúp máu lưu thông tốt.
Thân Chào!

--------

Gửi JS_AnhTuan !
Xin trả lời bạn như sau:
- Khoảng cách giữa 2 loại vaccin tối thiểu là 3 ngày.
Bạn nên tham khảo các khoản cách giữ lần chủng vaccin trong lịch, đừng chú trọng tới ngày thứ mấy phải sử dụng đúng vaccin loại nào.
Gà bị cầu trùng mà vẫn ăn uống hoạt động bình thường thì hoàn toàn có thể sử dụng vaccin.
Khi đưa vaccin vào giống như kè thù(đã được làm yếu đi rất rất nhiều) vào cơ thể để cơ thể rút kinh nghiệm tạo ra 1 đội quân chống lại kẻ thù và đội quân tiếp tục bảo vệ đến hết thời gian miễn dịch. Như lúc cơ thể yếu thì không đủ rút kinh nghiệm được, không tạo được đội quân chống kẻ thù, khi này địch mặt dù yếu nhưng vào cảnh không ai cản trở cũng trở nên nguy hiểm.
Vài thông tin mong giúp được bạn!
Thân chào!
 
Last edited:
Gửi Tigon !
Bệnh Đầu Đen( Viêm gan ruột hoại tử) trên gà, theo hiểu biết của mình thì nó có căn nguyên và triệu chứng gần giống như bệnh Cầu Trùng.
- Đều do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh đầu đen thì cơ quan đích là gan và manh tràng(ruột thừa) còn cầu trùng thì cơ quan đích chỉ gói gọn trong bộ phận ruột.
- Về phòng bệnh: mình xin đặt vần đề này lên đầu để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, vì khi phát hiện được các triệu chứng của bệnh thì đã là khá muộn, cấp thuốc lúc này chỉ bảo vệ các con khác trong đàn.
+ Vệ chuồng định kỳ, giữ chuồng luôn khô ráo vì ấp ướt thì tạo điều kiện cho kst này phát tán cũng như xâm nhập vào chuồn nuôi gà.
+ Tẩy giun sán định kỳ, hạn chế thả gà lúc trời ẩm ướt vì lúc này trùng đất sẽ hoạt động gà ăn phải sẽ có khả năng nhiễm bệnh từ những con trùng có mang mần bệnh.
- Về điều trị
+ Tất cả các thuốc sử dụng điều trị Cầu Trùng điều có thể sử dụng điều trị được cho bệnh này. Vấn đề là phải can thiệp kịp thời nếu đến giai đoạn hoại tử gan thì rất là khó chữa trị, trên thực tế khi phát hiện các triệu chứng như bệnh Cầu Trùng chúng ta đừng chủ quan cứ điều trị theo hướng cầu trùng thỉ bệnh không trở nặng hơn và hoàn toàn có thể giãi quyết được.
+ Khi phát hiện gà có triệu chứng sốt cao kèm lạnh ( rút đầu vào cánh ) người nuôi nên cấp thuốc dưới dạng tiêm các kháng sinh có thể sử dụng như: Flophennicol + Doxy, Sulfa + Trime.
+ Tăng sức đề kháng, nếu suy có thể sử dụng 1 số SP chứa các acid amin.
Thân chào!


Cảm ơn Bác sĩ nhiều nhé!
Tuy nhiên, còn một điều đáng lo ngại. Bệnh đầu đen còn lây nhiễm qua đường Muỗi đốt. Và có lần Tigon đã trị bệnh cho gà qua đường cấp thuốc là chích trực tiếp. Kết quả là nhiễm bệnh toàm đàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc đặc trị Cầu trùng cho trường hợp này không mấy tác dụng. Bác sĩ và các thành viên hội cùng tìm cách nào phòng bệnh một cách hiệu quả nhất nha, Thân ái!

 
tìm thức ăn cho trăn

mình Tên Diệp hiện đang ở cai Lậy- tiền giang! mình đang nuôi 20 con trăn! mình cần tìm nguồn thức ăn la gà công nghiệp chết! ai co nuôi gà công ngiệp hay nuôi gà số lượng nhiều mà có gà chết thì bán cho mình! sdt: 01234509400
PS: ở tiền giang nhé! ở cai lậy thì càng tốt! ai biết ở đâu có nuôi gà công ngiệp chỉ mình với! thanks!
 
Gửi Tigon !
Bệnh này không lây lan qua đường máu và đường muỗi đốt.
Trường hợp Tigon mắc phải, có thể là cả đàn gà đã mắc bệnh nhưng chưa bộc phát, vì 1 nguyên nhân nào đó khi thao tác chích thuốc gây stress cho gà nên cả đàn cùng bộc phát bệnh.
Thân Chào!
 
Bác sĩ cho em hỏi. Đàn gà con của em hiện đang nuôi 2 lứa....

1 Lứa 2 tuần tuổi + 1 lứa hơn 1 tháng ( khoảng 40 ngày)...

Do gà em mua trong rẫy ( ở bình phước )..... Thuộc giống gà ta thả vườn nên chắc khoảng 99% là chưa được tiêm phòng ạ. Bác sĩ cho em hỏi với 2 đàn gà này thì em nên mua cho gà uống + tiêm những loại thuốc gì ạ ^^ số lượng đàn khoảng 70 con... hIỆN gà em nuôi phương thức thả vườn...cho ăn cám công nghiệp ạ..

à sáng nay em phát hiện 1 số con đi phân màu đỏ tươi..Bác sĩ cho em xin cách chửa trị luôn ạ..

ps: Em cảm ơn bác sĩ và mọi người nhiều. Chúc diễn đàn phát triển ngày càng thuận lợi ạ ^^
 
Chào BS,

Hơn 1 tuần nay, đàn gà nhà em ( hơn 50 con) chứ chết lai rai, cứ 1,2 ngày là chết 1,2 con, gà trên 4 tháng tuổi, có 1 con hơn 6 tháng.

Cách đây 3 tuần, em có chích vacxin tụ huyết trùng (hồi 2 tháng tuổi có nhỏ vaccin newcastle)

Triệu chứng: phân lỏng trắng xanh, sáp, thời gian gà yếu (gà thở gấp) đến khi chết rất nhanh, khoảng 1,2 tiếng đồng hồ

Bệnh tích: phổi đen, con 6 tháng phổi không đen nhưng bị 1 đốm đỏ, dính chặt vào xương, cật sưng, gan sưng , ruột có giun tròn cứng như cọng giá, và giun dẹp dài

Cho em hỏi gà em bị bệnh gì vậy bác sĩ? Có khi nào nó bị tụ huyết trùng k bác sĩ?

Em nuôi gà tre đá, nên gà con có nhiều lứa tuổi, 1 bầy chỉ khoảng 20 con trở lại, theo bs thì em làm vacxin sao cho hiệu quả nhất?

Khoảng 2 tháng trước gà em cũng bị bệnh, em nghi là bị gumboro có khi nào nó còn ảnh hương tới nay k bác sĩ?
http://agriviet.com/home/threads/145034-HELP-gap-Giup-minh-tri-benh-nay

--------

Còn 1 triệu chứng nữa, gà bị rụng nhiều lông trụi lũi, đầu xù lông, mắt thò lỏ, gà ăn nhiều, uống rất nhiều nước nhưng ốm, đứng rút có phải bệnh sên lãi k bs?
 
Last edited by a moderator:
Gửi quangtung_binhphuoc
Theo mình thì bệnh nào cũng quan trọng, bạn nên tham khảo Topic sử dụng Vaccin bên ngoài. Gia cầm nói chung và gà nói riêng khi phát bệnh thường bội rất nhiều bệnh cơ hội khác và diễn biến rất nhanh. Nên nếu bạn làm tốt phần vaccin là bạn có thể yên tâm.
Còn về gà bị phân màu đỏ tươi có thể bị cầu trùng, bạn tham khảo phần trả lời và hình ảnh tại phần trả lời # 151 trong topic này. Chúc bạn thành công.
Thân chào!

--------

Gửi haing !
Tình hình gà bạn rất là phức tạp. Và việc điều trị không có khả quang cho lắm. Mình xin góp ý chút cho bạn mong có thể giúp bạn hạn chế vấn đề.
1 Giảm mật độ nuôi.
2 Nuôi cùng lứa tuổi. Hạn chế nuôi nhiều lứa tuổi trong nhà.
3 Tăng vệ sinh chuồng, bổ sung thêm khoáng và dinh dưỡng cho gà.
Xin trả lời 1 số câu hỏi của bạn như sau:
- Theo triệu chứng và bệnh tích thì có thể bị bệnh Dịch Tả thể cấp ( thông thường cả đàn cùng bị không phân biệt lớn nhỏ, con nhỏ sẽ chết rất lẹ con lớn thì kéo dài sốt và uống nhiều nước còn Tụ huyết Trùng thì gà lớn chết, gà nhỏ ít biểu hiện bệnh và chết ít hơn bệnh tích gan sẽ bị hoại tử điểm).
- Bạn tham khảo việc sử dụng vaccin bênh ngoài. Tốt nhất bạn nên làm thật kỹ vaccin do bạn nuôi mật độ như vậy cho từng đàn.
- Bệnh Gum làm suy giãm hệ miễn dịch nên hoài toàn có ảnh hưởng đến đàn gà về sau.
- Về việc gà bị rụng lông ...v.v.v. là do mật độ nuôi và chế độ dinh dưỡng của chúng ta bạn nên:
+ Bổ sung khoáng và các acid amin cho gà.
+ Cho gà ăn rau xanh ( rau muôn ) cũng giúp ít cho tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng và phát triển lông.
Vài thông tin mong hữu ít
Thân chào!
 
Last edited:


Back
Top