Xem file đính kèm 947 Mình vừa sưu tầm được bài viết rất hay nói về các giống dê hiện nay ở Việt Nam, để anh em biết và chọn giống phù hợp với nhu cầu (sữa, thịt...)và điều kiện của từng người.
I. CÁC GIỐNG DÊ NỘI
1. Dê Cỏ:
Dê Cỏ được nuôi ở hầu hết các vùng sinh thái của nước ta theo phương thức chăn thả quảng canh, với mục đích lấy thịt. Dê Cỏ thuộc loại dễ nuôi, khả năng thích ứng rộng và có khả năng chống chịu với bệnh tật rất tốt. Thịt dê Cỏ thơm ngon, được ưa chuộng.
Màu sắc lông da của giống dê này rất khác nhau nhưng đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Dê Cỏ thuộc loại nhỏ con, khối lượng cơ thể: sơ sinh 1,7-1,9 kg; trưởng thành: dê cái 28-32 kg, dê đực 32-35kg;
Dê Cỏ thành thục sớm. Tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm và 1,3 con/lứa. Khả năng cho sữa 350-370g/ngày với chu kỳ cho sữa từ 90-105 ngày
2. Dê Bách Thảo:
Là giống dê kiêm dụng sữa - thịt, được nuôi từ lâu ở Ninh Thuận. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả ở các vùng.
Dê có màu lông đen loang trắng ở mặt, tai, bụng và 4 chân, tai to cụp xuống. Khối lượng: sơ sinh 2,6-2,8 kg; trưởng thành: dê cái 40-45 kg, dê đực 75-90 kg.
Tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm. Khả năng cho sữa 1,1-1,5 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày.
II. CÁC GIỐNG DÊ NGOẠI NHẬP
Trong vòng 20 năm qua, nước ta đã nhập một số giống dê quý từ Mỹ và Ấn Độ phục vụ cho công tác lai tạo với các giống dê trong nước. Các giống dê này hiện nuôi chủ yếu ở Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Hà Nội).
Chúng tôi xin giới thiệu đặc điểm của các giống dê này cũng như các tính năng sản xuất của chúng
1. Dê Jumnapari: (nhập từ Ấn Độ năm 1994)
Là giống dê kiêm dụng sữa-thịt. Dê Jumnapari phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.
Dê có đặc điểm ngoại hình: Lông màu trắng, thường có khoang mầu nâu hay đen ở phần đầu và cổ. Tai dài, mềm và rủ xuống.
Dê có tầm vóc lớn. Khối lượng sơ sinh 2,8-3,5 kg; trưởng thành: dê cái 40-45 kg, dê đực 70-80 kg.
Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng, đẻ 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm. Khả năng cho sữa 1,3-2,5 kg sữa/ngày với chu kỳ cho sữa là 180-185 ngày.
2. Dê Beetal: (nhập từ Ấn Độ năm 1994)
Là giống dê kiêm dụng sữa-thịt. Dê phàm ăn, hiền lành. Dê có mầu lông đen, khoang trắng hoặc nâu cánh dán. Chân cao.
Khả năng sản xuất sữa 1,7-2,6 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 190-200 ngày, cao hơn dê Jumnapari. Giống dê này thành thục sinh dục muộn, đẻ 1,4-1,5 con/lứa, 1,2 - 1,4 lứa/năm.
3. Dê Barbari: (nhập từ Ấn Độ năm 1994)
Là giống kiêm dụng thịt-sữa. Dê Barbari có tầm vóc vừa phải, thân hình thon chắc. Dê dễ nuôi, ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành, thích ứng rộng và rất phù hợp với các hình thức chăn nuôi ở nước ta.
Dê có mầu lông trắng, đốm vàng hoặc đen, tai nhỏ. Khối lượng trưởng thành: con cái 30-35 kg và 50-55 kg ở con đực.
Bầu vú cả dê Barbari phát triển, khả năng cho sữa 0,9-1,1 kg/ngày, có con đạt 2,1 lít/ngày, chu kỳ cho sữa 145-150 ngày.
Dê có khả năng sinh sản tốt, thành thục sớm, mắn đẻ, đẻ 1,7 con/lứa và 1,6 lứa/năm.
4. Dê Alpine: (nhập từ Mỹ năm 2002)
Là giống dê chuyên sữa. Dê có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới.
Mầu lông nâu và nâu đen. Tai hướng về phía trước. Thường có sừng.
Tầm vóc to. Khối lượng trưởng thành con cái 40-55 kg, con đực 60-70 kg.
Năng suất sữa trung bình 2,5-3,0 lít/ngày.Thời gian cho sữa 240-250 ngày.
5. Dê Saanen: (nhập từ Mỹ năm 2002)
Là giống dê chuyên sữa. Dê có khả năng thích ứng tốt
Đặc điểm ngoại hình: mầu lông trắng sữa, có thể có đốm đen hay nâu, lông ngắn. Tai tròn và hướng lên trước. Thường có sừng.
Dê có tầm vóc lớn. Khối lượng sơ sinh 2,5-3,0kg; khối lượng trưởng thành dê cái 50-55kg, dê đực 60-70 kg.
Dê cái đẻ 1,4 con/lứa và 1,5 lứa/năm. Năng suất sữa trung bình 3-3,5 lít/ngày, có con đạt 5,2 lít/ngày.
6. Dê Boer: (nhập từ Mỹ năm 2002)
Là giống dê chuyên thịt. Dê có ngoại hình đặc trưng hướng thịt: tròn mình, chân thấp, cơ bắp nở nang. Tăng trọng nhanh. Tỷ lệ thịt xẻ cao 50-55%.
Khối lượng cơ thể trưởng thành: con cái 70-90kg, con đực 90-110 kg.
TS. Phùng Quốc Quảng -HLV VN
I. CÁC GIỐNG DÊ NỘI
1. Dê Cỏ:
Dê Cỏ được nuôi ở hầu hết các vùng sinh thái của nước ta theo phương thức chăn thả quảng canh, với mục đích lấy thịt. Dê Cỏ thuộc loại dễ nuôi, khả năng thích ứng rộng và có khả năng chống chịu với bệnh tật rất tốt. Thịt dê Cỏ thơm ngon, được ưa chuộng.
Màu sắc lông da của giống dê này rất khác nhau nhưng đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Dê Cỏ thuộc loại nhỏ con, khối lượng cơ thể: sơ sinh 1,7-1,9 kg; trưởng thành: dê cái 28-32 kg, dê đực 32-35kg;
Dê Cỏ thành thục sớm. Tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm và 1,3 con/lứa. Khả năng cho sữa 350-370g/ngày với chu kỳ cho sữa từ 90-105 ngày
2. Dê Bách Thảo:
Là giống dê kiêm dụng sữa - thịt, được nuôi từ lâu ở Ninh Thuận. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả ở các vùng.
Dê có màu lông đen loang trắng ở mặt, tai, bụng và 4 chân, tai to cụp xuống. Khối lượng: sơ sinh 2,6-2,8 kg; trưởng thành: dê cái 40-45 kg, dê đực 75-90 kg.
Tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm. Khả năng cho sữa 1,1-1,5 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày.
II. CÁC GIỐNG DÊ NGOẠI NHẬP
Trong vòng 20 năm qua, nước ta đã nhập một số giống dê quý từ Mỹ và Ấn Độ phục vụ cho công tác lai tạo với các giống dê trong nước. Các giống dê này hiện nuôi chủ yếu ở Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Hà Nội).
Chúng tôi xin giới thiệu đặc điểm của các giống dê này cũng như các tính năng sản xuất của chúng
1. Dê Jumnapari: (nhập từ Ấn Độ năm 1994)
Là giống dê kiêm dụng sữa-thịt. Dê Jumnapari phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.
Dê có đặc điểm ngoại hình: Lông màu trắng, thường có khoang mầu nâu hay đen ở phần đầu và cổ. Tai dài, mềm và rủ xuống.
Dê có tầm vóc lớn. Khối lượng sơ sinh 2,8-3,5 kg; trưởng thành: dê cái 40-45 kg, dê đực 70-80 kg.
Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng, đẻ 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm. Khả năng cho sữa 1,3-2,5 kg sữa/ngày với chu kỳ cho sữa là 180-185 ngày.
2. Dê Beetal: (nhập từ Ấn Độ năm 1994)
Là giống dê kiêm dụng sữa-thịt. Dê phàm ăn, hiền lành. Dê có mầu lông đen, khoang trắng hoặc nâu cánh dán. Chân cao.
Khả năng sản xuất sữa 1,7-2,6 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 190-200 ngày, cao hơn dê Jumnapari. Giống dê này thành thục sinh dục muộn, đẻ 1,4-1,5 con/lứa, 1,2 - 1,4 lứa/năm.
3. Dê Barbari: (nhập từ Ấn Độ năm 1994)
Là giống kiêm dụng thịt-sữa. Dê Barbari có tầm vóc vừa phải, thân hình thon chắc. Dê dễ nuôi, ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành, thích ứng rộng và rất phù hợp với các hình thức chăn nuôi ở nước ta.
Dê có mầu lông trắng, đốm vàng hoặc đen, tai nhỏ. Khối lượng trưởng thành: con cái 30-35 kg và 50-55 kg ở con đực.
Bầu vú cả dê Barbari phát triển, khả năng cho sữa 0,9-1,1 kg/ngày, có con đạt 2,1 lít/ngày, chu kỳ cho sữa 145-150 ngày.
Dê có khả năng sinh sản tốt, thành thục sớm, mắn đẻ, đẻ 1,7 con/lứa và 1,6 lứa/năm.
4. Dê Alpine: (nhập từ Mỹ năm 2002)
Là giống dê chuyên sữa. Dê có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới.
Mầu lông nâu và nâu đen. Tai hướng về phía trước. Thường có sừng.
Tầm vóc to. Khối lượng trưởng thành con cái 40-55 kg, con đực 60-70 kg.
Năng suất sữa trung bình 2,5-3,0 lít/ngày.Thời gian cho sữa 240-250 ngày.
5. Dê Saanen: (nhập từ Mỹ năm 2002)
Là giống dê chuyên sữa. Dê có khả năng thích ứng tốt
Đặc điểm ngoại hình: mầu lông trắng sữa, có thể có đốm đen hay nâu, lông ngắn. Tai tròn và hướng lên trước. Thường có sừng.
Dê có tầm vóc lớn. Khối lượng sơ sinh 2,5-3,0kg; khối lượng trưởng thành dê cái 50-55kg, dê đực 60-70 kg.
Dê cái đẻ 1,4 con/lứa và 1,5 lứa/năm. Năng suất sữa trung bình 3-3,5 lít/ngày, có con đạt 5,2 lít/ngày.
6. Dê Boer: (nhập từ Mỹ năm 2002)
Là giống dê chuyên thịt. Dê có ngoại hình đặc trưng hướng thịt: tròn mình, chân thấp, cơ bắp nở nang. Tăng trọng nhanh. Tỷ lệ thịt xẻ cao 50-55%.
Khối lượng cơ thể trưởng thành: con cái 70-90kg, con đực 90-110 kg.
TS. Phùng Quốc Quảng -HLV VN
Last edited by a moderator: