Cần tư vấn về cây chuối sứ(chuối cúng miền trung)

  • Thread starter làm nông dân72
  • Ngày gửi
Cứ mỗi độ gần tết là thương lái đánh hàng từ trong nam ra miền trung để bán, loại chuối mà quê tôi (Quảng Bình)gọi là chuối sứ ở quê tôi vấn có loại chuối ấy nhưng ko được đẹp,không biết do gióng hay khí hậu thổ nhưỡng.Vậy anh em trên diễn đàn tư vấn về gióng chuối đó(theo mình nhận xét thì chuối nha trang khánh hòa có phần đẹp hơn)mua gióng ở đâu, nên mua cây con tách từ mẹ hay cấy mô.giá cả như thế nào.Xin cám ơn/
 


về cây chuối sứ mình chỉ góp ý với bạn đó là đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 5-7.
cám ơn bạn đã tư vấn, có bạn nào trông chuối ở khánh hòa ko nhỉ
 
Chuối sứ ở huế là chuối hột , còn chuối cao thì họ gọi là chuối mật . tên gọi hơi khác một tí .
 
Chuối sứ ở huế là chuối hột , còn chuối cao thì họ gọi là chuối mật . tên gọi hơi khác một tí .

Chổ tôi chuối sứ là chuối sứ, còn ở Trà Vinh chuối sứ là chuối xiêm. Cuối cùng chuẩn nhất chuối sứ là chuối gì?
Chổ tôi chỉ có chuối sứ mới được cúng trên bàn thờ.
 
Chổ tôi chuối sứ là chuối sứ, còn ở Trà Vinh chuối sứ là chuối xiêm. Cuối cùng chuẩn nhất chuối sứ là chuối gì?
Chổ tôi chỉ có chuối sứ mới được cúng trên bàn thờ.
Khó nhất là tên không đúng...có nơi gọi chuối sứ là ...chuối hột!!
gần đúng thôi vì quả thật ăn trái chuối sứ thỉnh thoảng thấy có hột
Vậy cây chuối mà trái chỉ có 100% là hột ...gọi là chuối gì ?

Vì thế dẽ dàng nhất... xin cho tấm hình nải chuối mà bác thắc mắc

Đây xem xong mà phân vân..:

Chuối hột
74-6.jpg


Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.

cùng danh mục
 
Last edited by a moderator:
Chuối Cúng thì ở quanh Hà Nội gọi là Chuối Ngự,
có nghĩa là chuối dâng Vua.

Chuối Ngự ngày xưa nổi tiếng ở Nam Định. Nó nhỏ
bé trái nhất trong các giống chuối, nhưng đẹp
nhất, và thơm ngon nhất. Có giống Chuối Mắn thì
trái bự hơn, và màu vỏ vàng trơn, chứ không có
đốm đỏ nhỏ li ti và vết đỏ như lưới trên vỏ như
Chuối Ngự. Cây chuối Ngự cũng nhỏ bé nhất so với
các giống chuối khác.

Tôi không biết Chuối Sứ trong Nam có phải là
Chuối Ngự ngoài bắc không. Bao nhiêu năm đã trôi
qua, vật đổi sao dời, bãi biển nương dâu. Chẳng
hay giống Chuối Ngự Nam Định đã tuyệt giống hay
chưa?Chuối Mắn là chuối được vào làng văn học Việt Nam.
Người nào lùn và mập thì có bàn tay "chuối Mắn"
và các ngón tay "chuối Mắn." Chuối Ngự thì ngắn
hơn chuối mắn, nhưng thân mình thon thả chứ không
mập thù lù như chuối Mắn.

Các tên chuối bác Mục Tử đưa lên thì không đúng với
tên gọi ngoài Bắc. Ví dụ, chuối Hột thì trái to nhất
và có góc cạnh nhất. Cùng vóc dáng với chuối Hột thì
có Chuối Lá. Gọi là Lá, vì khi bóc vỏ, có thể lột cái
da mỏng tang ngoài cùng, vẫn để lại lớp vỏ xơ như lớp
Lá thứ hai sau lớp Lá ngoài cùng, và ta cắn chuối ăn
cả ruột lẫn lớp lá thứ hai này. Chuối Hột thì mỗi trái
có vài nghìn hột, nhiều hột hơn cả chuối rừng nữa. Cây
Chuối Hột cũng to nhất trong các loại Chuối. Ví dụ Chuối
Lùn, cũng là Chuối Tiêu. Gọi là Chuối Tiêu, hay Chuối
Trứng Quốc, vì vỏ nó khi chín có nhiều chấm tròn nâu đen
như Hạt Tiêu, cũng như chấm trên trứng con chim Cuốc lủi.
Chuối Lùn khác với chuối Tiêu thường ở chỗ cây nó cũng
to như thân cây chuối tiêu, nhưng nó không mọc cao, mà
chỉ chừng mét rưỡi là trổ buồng, và buồng nó có thể chấm
đất. Chụp ảnh trái chuối Lùn, thì làm sao thấy được cây
nó Lùn? Ngoài ra, gọi là chuối Tiêu thì cũng không mấy
đúng, vì có loại không có chấm như hạt Tiêu. Tuy thế,
người ta thích chuối Tiêu hơn, cho rằng nó thơm ngon
hơn. Ở Mỹ, người ta không thích chấm đen trên vỏ chuối,
và họ thích chuối Trơn hơn. Họ cũng ăn chuối khi nó chưa
có chấm đen, hay các chấm đen còn nhỏ, ruột ăn còn sượng.Cùng vóc và cùng dáng với Chuối Hột và Chuối Lá,
còn có Chuối Mật nữa. Chuối Mật thì ngọt đậm như
Mật, chín nhũn như Mật, và cũng hơi chua như Mật.
Mật ở đây là rỉ đường, còn gọi là Mật Mía, chứ
không phải Mật Ong ngọt sắc, không có vị chua.
Chuối Hột, Chuối Lá, và Chuối Mật có thể bị tuyệt
giống vì ngày xưa chúng cũng là chuối Hiếm.
 
Last edited:
Khó nhất là tên không đúng...có nơi gọi chuối sứ là ...chuối hột!!
gần đúng thôi vì quả thật ăn trái chuối sứ thỉnh thoảng thấy có hột
Vậy cây chuối mà trái chỉ có 100% là hột ...gọi là chuối gì ?

Vì thế dẽ dàng nhất... xin cho tấm hình nải chuối mà bác thắc mắc

Đây xem xong mà phân vân..:

Chuối hột
74-6.jpg


Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.

cùng danh mục
Theo các hình trên thì chuối cúng ở quê tôi là hình chuối lùn.
 

Chuối sứ và chuối xiêm là một giống chuối, chuối sứ có 2 loại , sứ trắng và sứ xanh, về thân thì cũng có 2 giống cao và giống lùn. Chuối sứ được gọi chuối xiêm là ngày xưa, vua Xiêm La triều cống phẩm cho nước ta, trong đó có chuối này, nên được gọi là chuối sứ hay chuối xiêm. Chuối sứ vẩn có giống trong trái có 1 vài hột, chứ không nhiều như chuối hột, vì thế gọi chuối sứ là chuối hột là không đúng lắm .
Chuối sứ khác với giống chuối khác, về đất trồng chuối sứ chịu đất sét và sét pha. Chuối này được trồng ven theo bờ kinh, nương, sông rạch...
. Chuối sứ trồng từ 8 tháng đến 1 năm mới cho trái ( quài, buồng) . Tùy theo cây con khi trồng nhỏ hay lớn, từ ngày trổ đến chín khoảng 100 ngày.
Chuối sứ ngoài ăn chín, còn ăn lúc trái xanh sống, dùng trong rau ghém, ăn kèm với mắm, lòng bò, hầm với nhiều thịt khác v v . Chuối sứ khi đã chín ngoài ăn tươi còn dùng làm kem chuối, chuối chiên, phụ gia trong các món ăn, chuối ép, phơi khô v v . Thịt trái chuối khi chín vẩn rắn chắc nên dùng làm nhiều thứ bánh, chè.... Ngoài trái thân chuối làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Là chuối sứ dùng làm lá gói bánh . Ngày xưa khi chưa có bao nylon lá chuối sẽ thay vào vị trí của bao nylon để gói , đùm thức ăn, rau quả....
Nói chung chuối sứ rất đa dụng và có nhiều dưỡng chất. Trên đất miền Nam , nhất là vùng thấp miền Tây Nam Bộ đi đâu cũng thấy cây chuối này. Và nó cũng gắng liền với đời sống người miền Nam. Là một cây ăn trái rất quen thuộc của người Việt Nam ta.
 
Tôi không biết nhiều lắm về các loại chuối nhưng tôi biết ở miền trung từ Bình Định ra đến Quảng Bình người dân thường chuộng hai loại chuối để cúng: đó là chuối cau, (tương ứng với hình thư nhất mà bác Mục nêu) và chuối mốc (hình 2) [Theo cách gọi của Quảng Nam]
So sánh thì tôi nhận định chuối sứ cúng tết mà bạn ấy nói chở từ nam ra là chuối mốc vì một lẽ chuối cau rất giòn dễ gãy nên khó vận chuyển trồng ít chủ yếu để bán chợ gần.
Và...thương lái cũng mua chuối mốc do tôi trồng để chở ra ngoài ấy.
Trở lại câu hỏi của chủ nhà tôi có vài kinh nghiệm chia sẻ cùng bạn:
Để chuối đẹp mã thì đất trồng phải giàu hữu cơ màu mỡ.(chuối ưa bón phân hữu cơ + lân)
Đừng để cây con chen chúc quá dày.
Khi chuối trổ buồng cắt bắp kịp thời sẽ đỡ lép trái, cắt tất cả những lá cọ quẹt vào buồng chuối đã trổ để trái không bị chai sần không đẹp
Trời nắng hạn thiếu ẩm rất dể bị lép trái - bụi chuối đã nhiều năm khai thác cũng dễ bị như vậy
Trời mưa dầm nhiều thiếu nắng trái sẽ bị mốc đen xấu mã - tôi nghĩ đây là lý do chuối tết trồng ở Quảng Bình không đẹp bằng chuối trong nam chở ra vì thời kỳ này ở ngoài ấy mưa lạnh âm u kéo dài.
 
Mọi người có thể nói cho em biết Chuối chà bột là chuối gì không và có nên trồng nhiều để bán hay không ? Chuối chà hột có dùng để cúng không nhỉ ? có thật là nó ngon nhất và thời gian từ cây bé ( 40 cm ) đến khi chuối chín là mấy tháng ?
 
Mọi người có thể nói cho em biết Chuối chà bột là chuối gì không và có nên trồng nhiều để bán hay không ? Chuối chà hột có dùng để cúng không nhỉ ? có thật là nó ngon nhất và thời gian từ cây bé ( 40 cm ) đến khi chuối chín là mấy tháng ?

Chuối chà bột là món tôi thích nhất,,,nhưng ngoài chợ khu vực tôi không thấy bán...khi muốn có chuối này phải dặn cửa hàng, khi có họ sẽ mang đến..tận nhà

Không hiểu nguyên nhân thật sự tại sao chuối này ít...nhưng tất cả có lẽ do luật cung cầu...nhu cầu không cao thì cung cấp cũng ít

Vườn tôi có mấy bụi chuối ( chuối sứ..chuối già hương..) chín ăn không kịp..nên nhiều khi để chim ăn hoặc... tự rụng

Thích ăn chuối chà bột thì đi mua...không dám kiếm cây “chà bột” để trồng...vì e rằng khi trồng được rồi nó sẽ lâm vào thảm cảnh như cây chuối sứ và già hương đang có trong vườn:..bị bỏ...rụng
 
Tôi không biết nhiều lắm về các loại chuối nhưng tôi biết ở miền trung từ Bình Định ra đến Quảng Bình người dân thường chuộng hai loại chuối để cúng: đó là chuối cau, (tương ứng với hình thư nhất mà bác Mục nêu) và chuối mốc (hình 2) [Theo cách gọi của Quảng Nam]
So sánh thì tôi nhận định chuối sứ cúng tết mà bạn ấy nói chở từ nam ra là chuối mốc vì một lẽ chuối cau rất giòn dễ gãy nên khó vận chuyển trồng ít chủ yếu để bán chợ gần.
Và...thương lái cũng mua chuối mốc do tôi trồng để chở ra ngoài ấy.
Trở lại câu hỏi của chủ nhà tôi có vài kinh nghiệm chia sẻ cùng bạn:
Để chuối đẹp mã thì đất trồng phải giàu hữu cơ màu mỡ.(chuối ưa bón phân hữu cơ + lân)
Đừng để cây con chen chúc quá dày.
Khi chuối trổ buồng cắt bắp kịp thời sẽ đỡ lép trái, cắt tất cả những lá cọ quẹt vào buồng chuối đã trổ để trái không bị chai sần không đẹp
Trời nắng hạn thiếu ẩm rất dể bị lép trái - bụi chuối đã nhiều năm khai thác cũng dễ bị như vậy
Trời mưa dầm nhiều thiếu nắng trái sẽ bị mốc đen xấu mã - tôi nghĩ đây là lý do chuối tết trồng ở Quảng Bình không đẹp bằng chuối trong nam chở ra vì thời kỳ này ở ngoài ấy mưa lạnh âm u kéo dài.
Bạn nói đúng là thời gian gần tết là từ quảng binhf trở ra thiếu nắng, và hay có gió bão sau bão lại gió mùa đông bắc nữa,vậy bạn,và các cao nhân trông diễn đàn có cách nào khắc phục ko,nếu trồng thành công thì ko loại j bằng chuối cúng.
 
Thêm vài đặc điểm của cây chuối sứ. Cây chuối sứ ở miền Nam đa phần được trồng ở những vùng thấp trũng, vì chuối chịu được nước. Thỉnh thoảng ngập 1 vài tuần chuối sứ không chết, hoặc ngập vài , vài lần trong tháng, chuối cũng không sao. Cây chuối rất sợ nắng hạn, nhất là những vùng cao
Chuối sứ cũng như các cây trồng ăn trái khác, nhưng cây chuối rất cần nhiều kali , lượng kali cho chuối cao hơn tất cả. Cây chuối cần kali tương đương với cây dứa ( thơm, khóm) dừa....
- Có 1 điều lạ là chuối sứ Núi Bà Đen, trên núi Bà Đen, Tây Ninh phần lớn người ta trồng chuối sứ. Chuối ở đây làm gì có nước ngập như những chỗ thấp trũng, mà chuối vẩn tốt , cho trái nhiều. Chỉ cần cho cây chuối con vào 1 khe đá nào đó, lấp sơ bộ rể , thế là chuối sẽ phát triển rất tốt. Dù nắng hè, mưa đông chuối vẩn tốt tươi, không cần phân bón hay đất ăn bám nhiều. Chuối sứ ở Bà Đen được trồng từ chân núi lên tận đỉnh vẫn tươi tốt như nhau. Dù độ cao khác nhau, nhưng không ảnh hưởng gì đến năng suất
 
Thêm vài đặc điểm của cây chuối sứ. Cây chuối sứ ở miền Nam đa phần được trồng ở những vùng thấp trũng, vì chuối chịu được nước. Thỉnh thoảng ngập 1 vài tuần chuối sứ không chết, hoặc ngập vài , vài lần trong tháng, chuối cũng không sao. Cây chuối rất sợ nắng hạn, nhất là những vùng cao
Chuối sứ cũng như các cây trồng ăn trái khác, nhưng cây chuối rất cần nhiều kali , lượng kali cho chuối cao hơn tất cả. Cây chuối cần kali tương đương với cây dứa ( thơm, khóm) dừa....
- Có 1 điều lạ là chuối sứ Núi Bà Đen, trên núi Bà Đen, Tây Ninh phần lớn người ta trồng chuối sứ. Chuối ở đây làm gì có nước ngập như những chỗ thấp trũng, mà chuối vẩn tốt , cho trái nhiều. Chỉ cần cho cây chuối con vào 1 khe đá nào đó, lấp sơ bộ rể , thế là chuối sẽ phát triển rất tốt. Dù nắng hè, mưa đông chuối vẩn tốt tươi, không cần phân bón hay đất ăn bám nhiều. Chuối sứ ở Bà Đen được trồng từ chân núi lên tận đỉnh vẫn tươi tốt như nhau. Dù độ cao khác nhau, nhưng không ảnh hưởng gì đến năng suất
Đúng đất mình luôn, chỉ còn vấn đề khí hậu và giõng.Lúc nào mình kiếm gióng trồng thử vài chục bụi xem sao.
 
Chuối là cây thân bọng ( thân gồm các bẹ bó lại...cấu tạo các bẹ đều xốp gồm nhiều ô rỗng chứa không khí)

Các cây thân bọng đều chịu được nước ngập vì khi nước ngập oxy sẽ được lấy ra từ các túi khí chứa trong thân để cung cấp cho rễ..do đó rễ không bị hư thúi đi

Giống như tre trúc...rau muống hoặc rau cần do là thân bọng nên trồng nước hay trồng khô cũng được hết

Tôi đã từng bị 1 bụi chuối sứ bị ngập với mực nước cao 0m5 trong 1 năm
Bụi chuối vẫn sống nhưng không tốt không sanh được cây con..vẫn có trái , nhưng quầy không nhiều nải...trái chín ăn vẫn ngon

Khi tháo được nước...bụi chuối phát triển mạnh trở lại
 
Nghe chuối sứ mà em cứ nghĩ là chuối hột ( quen tai ) chuối chứ này trồng cũng dể , khả năng lưu gốc tốt ít xâu bệnh hơn các loại chuối cao sản khác .
Có cả 3 - 4 ha đất thịt phù sa ven sông để trồng chuối này thì lương còn cao hơn nhiều so với lương BQT ( Tỷ phú là điều chắt chắn , đừng nói làm giàu )
 
.........
Có cả 3 - 4 ha đất thịt phù sa ven sông để trồng chuối này thì lương còn cao hơn nhiều so với lương BQT ( Tỷ phú là điều chắt chắn , đừng nói làm giàu )

Giải thích đơn giản với bác motnua thế này :

Trước nhất tôi xin khẳng định lại là : tôi chỉ là 1 cộng tác viên và chưa 1 lần gặp KTD...chưa phone lần nào với anh ta nữa..
Chỉ có mấy lần thư riêng vì chuyện nội bộ thôi

Nhưng tôi cảm mến vì lí tưởng mà anh ta đặt vào trang Web này, do có 1 bài giải thích của Trường Giang là bạn thân của KTD ..bài viết đó lâu rồi..viết khi Trường Giang từ nhiệm thôi không là admin nữa để có nhiều thì giờ cho gia đình

Đại ý như sau : KTD là 1 kĩ sư nông học...nhưng khi ra trường lại làm công chức cho công ty công viên cây xanh thành phố HCM..

Cái trăn trở của KTD là làm sao cho nông dân có có hội gặp nhau để trao đổi , thảo luận những vấn đề trong sản xuất canh tác và các vấn đề linh tinh khác thuộc nông ngiệp...đời sống nông dân

Nhờ thế khi định hướng sản xuất và trong sản xuất nông ngiệp sẽ có hiệu quả hơn do các thông tin được trao đổi trên trang này

Do đó dù tin học không phải chuyên môn chính KTD cũng cố gắng lập ra trang Web này và phải tự bỏ thêm tiền túi để duy trì trang Web từ bấy lâu nay

Tất cả là do thiện ý và lí tưởng của KTD dành cho nông dân mà thôi

Đó là nguyên nhân chính và sinh hoạt mấy năm nay tôi nhận thấy là đúng như vậy

Bác motnua mới sinh hoạt đây ...nên bác chưa hiểu thôi...rồi bác sẽ hiểu...lúc đó bác sẽ không ngạc nhiên...khi thấy 1 số thành viên rất cần mẫn , tốn nhiều thì giờ mà không hề có 1 đồng nào họ vẫn vui lòng ...Tất là nằm ở cái tâm..cái thiện ý

Cái tâm kia mới bằng 3 cái tài
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai 1 vần

(Kiều)
 
Last edited by a moderator:
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top