CÂY THANH LONG VIỆT NAM RỒI SẼ RA SAO?

Thời gian gần đây, giá thanh long bất ngờ sụt giảm mạnh. Thương lái mua thanh long với giá 10-12 nghìn đồng/kg, nhưng chỉ lấy hàng “cồ”, không mua hàng "dạt".

Đi qua các vùng trồng thanh long của tỉnh Bình Thuận, thấy quả thanh long "dạt" đổ đống bên đường trông rất thương tâm. Một bầu không khí lo lắng xuất hiện và bao trùm trong các cuộc chuyện trò với người trồng, mua bán thanh long...
323764457638.jpg

Người ta đưa ra hai lý do để dự báo tương lai ảm đạm của quả thanh long Việt Nam trong thời gian tới: một là nay Trung Quốc đang có chính sách trợ giá cho nông dân phát triển trồng thanh long ồ ạt ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ... Với diện tích của mỗi tỉnh trên của Trung Quốc bằng hoặc lớn hơn diện tích cả nước Việt Nam thì việc trồng vài chục ngàn hec-ta thanh long ở các tỉnh này của Trung Quốc chỉ là chuyện nhỏ. Có người cho rằng hiện nay những lứa thanh long đầu tiên của Trung Quốc đã cho thu hoạch nên thương lái Trung Quốc không còn quan tâm nhiều đến nhập khẩu thanh long của Việt Nam nữa, trong vài năm tới, thanh long Trung Quốc tràn vào Hà Nội?

Lý do thứ hai cũng khiến nhiều người quan ngại là căng thẳng chính trị giữa Việt Nam - Trung Quốc từ tình hình biển Đông sẽ dẫn đến một trong hai nước, hoặc cả hai nước sẽ đóng cửa khẩu biên giới. Thị trường mới để giải quyết đầu ra cho trái thanh long khó khăn hoặc chưa có, phải làm sao ...?

Từ những tác động trên, một số bà con nông dân mất khí thế, sao nhãng việc đầu tư chăm sóc cho cây thanh long; những hộ đang triển khai trồng mới thanh long giảm số lượng trụ trồng, chờ nghe ngóng tình hình; một số hộ khác chuẩn bị đủ điều kiện trồng mới thanh long nay cũng tạm ngưng lại ...

Vậy, sắp tới đây, số phận của cây thanh long Việt Nam rồi sẽ ra sao?

Qua tìm hiểu thực tế từ chuyến đi du lịch Trung Quốc kết hợp tìm hiểu trên mạng, có thể tạm thời có một số ý kiến nhận định như sau:

Về việc trồng thanh long của Trung Quốc: Nhìn vào bản đồ thế giới, ta thấy đất nước Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam về hướng bắc, sau đó tới nước Nga rộng lớn, tiếp đó là Bắc Cực.

Ai cũng biết, càng về gần Bắc Cực thì càng lạnh. Vào mùa đông, những người từ miền Trung, miền Nam ra Hà Nội khó thích nghi với cái lạnh 18-20oC, nếu càng đi về hướng bắc, đến Lạng Sơn chẳng hạn; có người trong nam không chịu lạnh nỗi cái lạnh thấu xương, có khi xuống đến gần 0oC, phải bỏ cuộc quay về. Khách du lịch Việt Nam ít ai dám chọn mùa đông để đi du lịch, tham quan đất nước Trung Quốc; vì đến Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam đã không chịu nỗi mùa đông lạnh giá. Đi từ hướng nam về huống bắc của đất nước Trung Quốc, càng sâu càng lạnh. Bắc Kinh nằm gần cực bắc nước Trung Quốc, về mùa đông lạnh khủng khiếp, người ta phải dùng dây quấn quanh thân cây trong công viên, đường phố để chống rét, nếu không cây dễ chết cóng.

Cây thanh long là cây nhiệt đới, chịu nóng chứ không chịu lạnh. Biên độ nhiệt của cây thanh long 21-40 oC, dưới ngưỡng này, cây thanh long không thể sinh trưởng, phát triển; gặp thời tiết quá lạnh hoặc có tuyết rơi, cây thanh long sẽ chết!

Thanh long cũng là loài cây ưa sáng mạnh, chỉ thích hợp với những vùng có quang kỳ dài và mạnh như miền nam Việt Nam.

Xét về đặc điểm địa lý của Trung Quốc và điều kiện sinh thái của cây thanh long, chỉ có các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Đàì Loan là khả dĩ trồng được cây thanh long; đặc biệt Đài Loan là thuận lợi nhất (vì cao độ thấp, tương tự đồng bằng bắc bộ của Việt Nam nhưng về mùa đông lạnh hơn), các tỉnh còn lại phân bổ ở cao độ 600m trở lên so với mặt nước biển (tương tự vùng cực bắc Việt Nam); càng lên cao thì càng lạnh,về lý thuyết có thể trồng được thanh long ở những vùng đất cao nhưng rất khó, vì "đất nào cây ấy"; chỉ cần một năm bị tuyết rơi, cây thanh long trồng ở xứ lạnh sẽ chết cóng, mất cả chì lẫn chài!

Ở đồng bằng bắc bộ và tây nguyên của Việt Nam cũng có nhiều hộ trồng thanh long vì ưu thế gần Trung Quốc hơn phía nam; tuy nhiên cũng chỉ là những mô hình đơn lẻ chứ không phát triển tập trung được.

Đến tham quan trường Đại học Bắc Kinh, trao đổi về việc Chính phủ Trung Quốc tài trợ cho nông dân các tỉnh nam Trung Quốc trồng thanh long ồ ạt, chặn đường tiến sang Trung Quốc của thanh long Việt Nam, một vị GSTS ở trường này cười bảo:

- Đừng lo! Chỉ là hù dọa thôi. Nếu cây thanh long có thể thích nghi với các tỉnh nam Trung Quốc và có giá trị kinh tế cao, không cần Chính phủ tài trợ, nông dân cũng đã trồng lâu rồi. Chỉ có Đài Loan là trồng thanh long hiệu quả, nhưng đảo Đài Loan đất hẹp, người đông, lại có nhiều loại cây ăn quả khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn, nên cây thanh long cũng không có chổ đứng!

Còn vấn đề thứ hai, liệu Trung Quốc và Việt Nam có đóng cửa biên giới không? nếu có thì sao? GSTS Võ Tòng Xuân (đại học Cần Thơ) quả quyết: Nếu Trung Quốc đóng cửa biên giới với Việt Nam thì cũng chỉ là đòn gió hù dọa; vì nếu không mua gạo tiểu ngạch giá rẻ của Việt Nam thì Trung Quốc mua gạo ở đâu khi Trung Quốc đang thiếu hụt lương thực trầm trọng; trong bối cảnh gạo Thái Lan giá cao và Ấn Độ, Pakistan chỉ bán gạo chính ngạch (nguồn:http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/trung-quoc-co-the-tam-dong-cua-khau-doa-viet-nam-3044842/)

Gạo đi được thì thanh long cũng đi Trung Quốc được. Hơn nữa, một khi Trung Quốc “cắt” thanh long và các loại nông sản khác của Việt Nam, hiện chiếm tỷ trọng khá lớn trên thị trường Trung Quốc (do giá rẻ và vận chuyển thuận lợi), lấy nguồn đâu để bù lại? Thêm nữa, Trung Quốc không dại gì đóng cửa biên giới khi nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc hơn 13 tỷ USD hàng năm.

GSTS Xuân còn “bày” cho Chính phủ Việt Nam nhân cơ hội này nên cắt hoặc giảm dần sản lượng nông sản xuất sang Trung Quốc, nhằm tạo điều kiện cho nông dân và các doanh nghiệp nâng cao công nghệ trồng, chế biến nông sản của Việt Nam, làm cho chất lượng nông sản, hàng hóa Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất sang các thị trường khó tính hơn để có lợi nhuận cao hơn và nông sản Việt Nam có chổ đứng, có thương hiệu, có tương lai bền vững hơn trên thị trường thế giới...

Như vậy, xét về nhiều mặt, không phải chủ quan nhưng tương lai của trái thanh long Việt Nam vẫn tươi sáng, vì bên cạnh thị trường dễ tính là Trung Quốc quen thuộc vẫn còn các thị trường dễ tính khác chưa được khai thác mạnh do hạn chế về điều kiện địa lý như châu Phi, Ấn Độ ... ; trong tương lai chúng ta còn có thể nâng cao chất lượng trái thanh long và chế biến sâu hơn để thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Mỹ, Nhật, châu Âu (ở các nước này, một kg thanh long giá từ 200-300 ngàn VN đồng).

Tây Ban Nha, Pháp có những vùng rộng lớn từ xưa đến nay chuyên trồng chỉ mỗi một cây nho, nhưng nho của họ chất lượng rất cao, ngoài dùng làm rượu vang cao cấp còn xuất tươi đi khắp thế giới với giá trị rất cao.

Tỉnh Bình Thuận là thủ phủ của cây thanh long, là nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho cây thanh long phát triển; ngoài ưu đãi về khí hậu, thiên nhiên còn ban tặng cho tỉnh Bình Thuận dãi đất “hạ ly” kỳ lạ, rộng lớn (phân bố về hướng tây quốc lộ IA, kéo dài từ huyện Hàm Tân đến huyện Tuy Phong) mà ít nơi nào có được. Hạ ly là loại đất kiềm hóa rất mạnh, không thích nghi với nhiều loại cây trồng, nhưng lại đặc biệt thích hợp với cây thanh long; thanh long trồng trên loại đất này quả lớn, có vị ngọt thanh, vì vậy, trái thanh long Bình Thuận thường có giá cao hơn trái thanh long trồng ở miền tây nam bộ.

Hiện nay, chủ trương của tỉnh Bình Thuận là không khuyến khích bà con nông dân phát triển thêm diện tích thanh long vì diện tích hiện có đã quá lớn so với quy hoạch; nên tỉnh có chủ trương hạn chế trồng thanh long trên đất lúa, cấm trồng thanh long ở ruộng lúa hai vụ trở lên. Nghe nói có nông dân đòi kiện UBND xã sở tại ra tòa vì "tại sao cùng trồng thanh long trên đất lúa, nhưng UBND xã phạt ông A được (cho tồn tại), sao không phạt tôi?"

Thiết nghĩ, nếu cây thanh long mang lại giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với cây lúa và các loại cây trồng khác, và được thiên nhiên ưu đãi một nền khí hậu, đất đai thích hợp đặc biệt thì tỉnh Bình Thuận phải xác định cây thanh long là cây lợi thế, cần phải đẩy mạnh phát triển trong hiện tại và tương lai để biến tỉnh Bình Thuận thành vùng chuyên canh cây thanh long rộng lớn, vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung, làm cơ sở phát triển công nghiệp chế biến; hơn là cấm đoán (mà có cấm cũng không được!). Vấn đề còn lại là tỉnh cần có chính sách đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các dự án công nghệ cao (chiếu xạ, xông nhiệt...), chế biến sâu thanh long hàng hóa (bánh kẹo, rượu vang, sấy khô...) thay vì xuất tươi, xuất thô; đồng thời có chính sách tài trợ, khen thưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khai thác được thị trường xuất khẩu thanh long mới, phi truyền thống.

Võ Trần Nguyễn
 


em rất thích sự phân tích của Bác, Việt Nam cần có hướng đi rõ ràng hơn.
 
tại sao cứ phải trông vào thị trường tq. tại sao các doanh nghiệp ko hướng nd sx ra mặt hàng chất lượng cao để xuất sang mỹ và eu.tôi ở hà nam nhà có trồng mấy hốc thanh long quả chỉ khoảng 0.3kg nhưng ăn đằm và ngọt hơn tl miền nam đưa ra rất nhiều phải chăng tl miền nam dùng nhiều thuốc kich thich
 
Cây thanh long vốn dĩ xưa nay ở miền nam trồng để ăn chơi, tới mùa mới có trái.
Đùng một cái mấy ông nông dân làm ồ ạt, trái cây thì có hàng trăm loại.
Việt nam mình còn thua xa mấy nước khác về nông nghiệp, rồi cả thương mại.
Thôi thì "bụng làm dạ chịu"
Tôi có sáng kiến: nuôi con gì ăn 2 kg thanh long cho ra 1 kg thịt lúc đó lời to.
Note: Nông dân Việt Nam toàn làm nông sản phục vụ cho gia súc, gia cầm
 
Chẳng biết giáo sư hay ai mà nói hay ra phết. Nhưng vẫn kém ở chỗ là kêu khí hậu của họ gần về Bắc Cực nên lạnh....nó chỉ đúng với đại đa số, hãy so sánh Việt Nam và 1 số nước có cùng vĩ tuyến xem nào, môn địa lý nói nhiều lắm mà, nhiệt độ của VN có giống với đại đa số các nước có cùng vĩ tuyến không, còn ở VN nhé, Sapa và TP lào cai cách nhau 30km đườn chuột chạy, chim bay thì khoảng =<20km vậy mà nhiệt độ khác nhau 1 trời một vực đấy. Đồng ý là càng gần Cực trái đất nhiệt độ càng giảm, nhưng trong 1 phạm vi thì không có ý nghĩa nhiều, mà yếu tố đại hình, đô cao so với mực nước biển, cấu tạo địa chất...quyết định phần nhiều.
 
thanh long là loại hoa quả k để lâu dc nên việc tiêu thụ đi xa rất khó khăn, ngoài bắc chúng tôi giá vẫn khá cao , thanh long trắng 20-25k/1kg... có khi đầu mùa nên 30.35...
mà vẫn đắt khách .. giá như có cái phương án nào bảo quản dc lâu thì xuất khẩu hoặc bán nội địa cũng k ngại...
ai đó hãy thử làm rượu thanh long đi ..............!
 
Bài viết nói huyên thuyên lạc đề về khí hậu.
Chỉ cần tóm tắt lại, nơi nào có sương muối
thì không có Thanh Long. Vậy thôi. Ở Mỹ,
người ta chia vùng khí hậu ra rất nhỏ, vì chỉ
khác một chút, năng suất cây trồng đã khác rất
nhiều. Một tỉnh ở Mỹ có thể có 2 khí hậu, và
trồng 2 cây khác nhau. Ví dụ sườn phía Đông
của một trái núi có khí hậu khác sườn mé Tây.
Bắc đèo Hải Vân khí hậu khác với Nam Hải Vân.

Trung Quốc có thể trồng Thanh Long ở Quảng Tây,
Quảng Đông, nhưng chỉ ở sát biển thôi, chứ vào
sâu trong đất liền thì có sương muối làm chết
Thanh Long. Hải Nam cũng trồng được. Nếu Thanh
Long bán được đắt, thì họ thừa sức trồng diện
tích nhiều hơn Ta.

Thanh Long là một trái cây thỉnh thoảng ăn một
miếng, chứ không phải ăn riết một lúc vài trái
như Chuối, Cam, Táo được. Vì vậy, nó không được
tiêu thụ và trồng nhiều như Chuối, Cam, Táo, Lê.

Trong lúc nhiều trái cây có thể bán có giá cao,
tại sao ta cứ chỉ trồng Thanh Long thôi? Chỉ là
vì Thanh Long dễ trồng. Bây giờ khoa học kỹ thuật
phát triển, cho phép ta trồng các cây khác có lời
hơn Thanh Long. Ví dụ đơn giản nhất là trồng Cỏ
nuôi Bò. Hãy so sánh trồng Thanh Long với Chuối,
Cam, và các trái cây khác xem sao? Một năm, chính
bản thân bạn ăn bao nhiêu ký Thanh Long, bao nhiêu
ký các trái cây khác. Từ đó mà tìm cách trồng cho
vừa phải.

Thanh Long đã mang vào Mỹ 2 năm nay. Vợ tôi mua
một trái về, với giá cắt cổ. Cuối cùng vợ tôi một
mình phải ăn hết trái đó, vì các con của tôi đẻ ở
Mỹ, không thích Thanh Long. Tôi đẻ ở ngoài Bắc,
nhưng năm 1975, đã ăn thử Thanh Long rồi, và không
ăn hết một miếng. Lê và Táo ở bang tôi trồng ngon
nhất nước Mỹ, và ngon hơn Thanh Long. Thế mà các
con tôi cứ phải 1 tuần mới ăn một lần vì bố mẹ bắt
phải ăn cho có đủ chất bổ. Chúng nó chịu ăn Nhãn,
Chôm Chôm (tôi không thích ăn chôm chôm), Na, nhưng
không chịu ăn Mít, Sầu Riêng là 2 món tôi chịu ăn.
Đu đủ chín thì chỉ có mình tôi ăn, chứ vợ con không
ăn. Chuối và Nho thì ai cũng ăn, nhưng phải 1 tuần
mới ăn lại, chứ không ăn luôn luôn được.
Nói chuyện lan man để bà con tham khảo.

Rượu Thanh Long thì lỗ vì 2 lý do: năng suất rượu
của Thanh Long thấp, và mùi vị không ngon.
 

Các doanh nghiệp nước mình phải mở rộng thị trường sang các nước khác ví dụ như Ấn Độ hay Nhật các thị trường đông dân khác chứ phụ thuộc vào TQ nhiều nên thường xuyên bị ép giá và lỗ khi buôn với TQ
 
Trước đây, khi thanh long hàng mùa rộ lên, giá thanh long chỉ còn 3-5 ngàn/kg; lý do là "đụng hàng" với nhiều loại trái cây khác; đồng thời lúc đó Trung Quốc kiểm soát chặt buôn bán tiểu ngạch (có người cho rằng TQ "hù" VN). Còn hiện nay giá thanh long tại Bình Thuận là 28-30 ngàn/kg; loại thanh long "ghẻ" (bị nấm tắc kè) cũng được thương lái thu mua 10 ngàn/kg.
Nếu Trung Quốc trồng được thanh long như Bình Thuận, Tiền Giang, Thanh Long thì đừng hòng VN xuất được thanh long sang Trung Quốc. Cây thanh long chỉ cần 1 năm rưỡi là cho thu hoạch, vậy vì lý do gì bao nhiêu năm qua TQ vẫn nhập khẩu Thanh long VN? Do đó, tôi cho rằng nông dân trồng thanh long đang sợ bệnh đốm trắng, đốm nâu (nấm tắc kè) hơn là sợ không có thị trường tiêu thụ.
Noi chung, trên toàn thế giới, trong dân chúng có người thích loại trái cây này, có người thích loại trái cây khác chứ không thể suy diễn như bác anhmytran, rằng bác không thích thanh long nên kết luận dân Mỹ không thích thanh long, việc đem so thanh long với các loại trái cây khác ăn một lần nhiều trái (chuối, lê) là việc làm ngớ ngẩn...
Dân Mỹ, Nhật, Hàn...nói chung nhiều người thích ăn thanh long, nhưng "hàng rào kỹ thuật" của họ quá chặt nên thanh long chưa vào được các thị trường khó tính này; ví dụ, Mỹ bắt buộc phải chiếu xạ thanh long trước khi nhập sang Mỹ (Một nhà máy chiếu xạ trị giá gần nữa tỷ đo, nên ở VN mới chỉ có 1,2 cái, hoạt động suốt ngày đêm...) Nhật, Hàn thì yêu cầu phải xông nhiệt mới cho nhập...Do đó, trong tương lai có thể khai thông các thị trường khó tính này...
Hiện nay, Bình Thuận và Tiền Giang đã sản xuất rượu vang thanh long, hương vị khá ngon và loại rượu này đã được thương mại, nhưng phải có thời gian để người tiêu dùng quen thuộc và công nghệ chế biến được cải tiến hơn. Nhiều sản phẩm khác từ trái thanh long (kẹo, mứt...) cũng đang được sản xuất ở quy mô lớn...
 
Bạn có nói "đụng hàng" với nhiều loại trái cây khác"
và "có người thích loại trái cây khác." Thế mà bạn
còn nói "việc đem so thanh long với các loại trái cây
khác ăn một lần nhiều trái (chuối, lê) là việc làm ngớ ngẩn...

Tôi không hề viết câu nào là "bác không thích thanh long
nên kết luận dân Mỹ không thích thanh long" cả. Bạn tự
nghĩ ra thôi.

Thật ra, tôi là người ngớ ngẩn lắm, vì tôi không nghĩ như
người thường. Trong việc bàn về thanh long, ý ngớ ngẩn của
tôi tóm lại cho bạn dễ hiểu là: Ở đất tổ của thanh long,
nó chẳng phải là trái đông đảo bà con thích ăn nhiều, thì
ở Mỹ, nơi bán đủ các loại trái cây trên đời, thanh long cũng
chẳng phải là trái bán chạy so với các trái cây khác. Vậy
thì sao ta không tìm cây trái nào bán chạy hơn mà trồng?
 
Mùi thanh long nhạt. Rượu thì còn có thể, kẹo mứt thì ăn như cục đường. Sao không cắt miếng đóng lon, vừa để lâu lại không dập
 
Hien tai o tien giang da co doanh nghiep cho say kho va xuat di nhat, nhung theo danh gia la khong kha quan.
 
tại sao cứ phải trông vào thị trường tq. tại sao các doanh nghiệp ko hướng nd sx ra mặt hàng chất lượng cao để xuất sang mỹ và eu.tôi ở hà nam nhà có trồng mấy hốc thanh long quả chỉ khoảng 0.3kg nhưng ăn đằm và ngọt hơn tl miền nam đưa ra rất nhiều phải chăng tl miền nam dùng nhiều thuốc kich thich
Gia đình chúng tôi chuyên trồng thanh long: nếu trọng lượng đạt : 0,3 kg thì chỉ để ăn chơi,hoặc bỏ nhưng hình các bài báo đăng, kg đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay đơn giản chỉ bán cho thương lái cũng kg mua hoặc mua với giá 1000đ hặc 2000đ / kg,Tôi kg phải là chuyên gia sinh học nên cũng kg thể phân tích được hàm lượng chất ngọt trong thanh long nhưng ở miền nam thì mội người vẩn hay ăn trái nhỏ trọng lượng 0,3kg nó khá ngọt hơn so với trái lớn.còn dùng chế phẩm sinh học thì ngay cả các nước tiên tiến trên thế giới vẩn phải dùng thôi
 
em đang co thanh long ruot tím giá tại vuon cung dc 35-40 roi
co phia luc nao cung the dau
 


Back
Top