Chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Trong chăn nuôi cũng như các ngành sản xuất khác, đầu là vấn đề tất yếu. Nếu làm ra sản phẩm mà không có đầu ra thì hoàn toàn bế tắc, thua lỗ ngay. Vì thế trước khi muốn nuôi con gì , phải biết đầu ra của nó như thế nào. Đừng nghe nói mà làm theo lời của người bán giống. Ta phải biết giá trị thật của sản phẩm, và điểm tiêu thụ thế nào, có dể tiêu không .. v ..v ...
Có 1 điều mà tôi rất sợ, nhưng nhiều người không sợ, vì không am hiểu được. Đó là gì, đó là đầu ra được bao tiêu, gọi là bao tiêu sản phẩm. Một đơn vị nào đó bán con giống, hứa sẽ bao tiêu sản phẩm chăn nuôi của mình. Nghe nói là bùi tai lao vào mua giống mà không biết đây là cái bẩy chết người.
Khi họ cần bán con giống họ mãi ca ngợi về lời lãi của sản phẩm vật nuôi, của họ bán, và họ bao tiêu ( mua lại) thành phẩm của người nuôi. Bà con thử nghĩ xem họ đã bán giống lời rồi, mua lại con thương phẩm của mình, chẳng lẻ họ mua hòa vốn hay lỗ. Họ mua bán cũng phải có lời chứ, thế là họ đã có 2 phần lời, trong con vật mình nuôi, con giống và con thương phẩm. Còn một vấn đề hết sức quan trọng: là họ đã biết mình không có chỗ nào để tiêu thụ sản phẩm của mình, nên mới bán lại cho họ. Họ sẽ tha hồ mà ép giá, vì mình chã biết bán nơi đâu. Nếu mình nuôi thành số lượng có nhiều, họ sẽ tìm mọi cách để chê bay, gò ép hạ giá mua. Và rất nhiều chiêu khi đó người nuôi không biết. Thế là mua con giống của ai, bán lại con thương phẩm cho người đó, thì hãy coi chừng. Chiêu thức bán giống mua lại con thương phẩm là chiêu thức lừa đảo có tín toán đó bà con à , hãy cản thận
 


Có rất nhiều bà con mù mờ về việc bao tiêu đầu ra sản phẩm. Cũng ko trách được, vì là người mới chưa biết gì.
Điển hình như con rắn hổ hèo hiện tại. Có rất nhiều bà con gọi đến Tân để hỏi mua rắn giống và chốt lại 1 câu "anh có bao đầu ra ko?"
Lúc vui thì mình trả lời hoàn toàn ko, lúc bực mình quá thì mình hỏi ngược lại là ví dụ giá thị trường 500 ngàn tui bao anh 400 ngàn anh có bán ko?
Nên thành thật mà nói, đầu ra thì bà con hãy tự lo lấy theo thời điểm, có thể chỉ giúp chổ thu mua mình biết...
Ngay thời điểm này vậy mà vẫn có trại rắn bán con giống 2-3 tuần tuổi với giá trên 300 ngàn 1con và hứa bao tiêu đầu ra với giá cao ngất ngưỡn cho bà con. Họ mua vào rồi bán ra rất nhiều rắn....
Đúng là lừa đảo có tính toán một cách quá trơ trẽn. haha
 
nhà bác nói phải !
thế nên tây nó mới sinh ra Marketing hiểu đơn giản nôm na kiểu nông dân nghĩa cơ bản đầu tiên là " làm thị trường" ,"nghiên cứu thị trường" làm sao bán được hàng hóa mình làm ra. Sâu hơn để bán được hàng hóa mình làm ra tức để thằng khác mua hàng của mình thì phải nghiên cứu sản suất sao cho thằng mua nó thích, nó mua của mình. muốn lãi cao thì phải bán được nhiều và lâu dài . nên sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản suất cái mà mình có, mình thích.
nhiều chủ doanh nghiệp khi làm việc với doanh nghiệp các nước phát triển thắc mắc tại sao chúng nó dở hơi đi xem từ xuất cơm, cái nhà vệ sinh của công ty mình. họ không những chỉ xem hàng hóa có đạt chất lượng, giá cả không mà xem cả những vấn đề nội bộ bạn hàng vì sâu xa tất cả những vấn đề đó đều ảnh hưởng đến nguồn cung, chất lượng, và giá cả. ví dụ : khi doanh nghiệp quan tâm đến đời sống công nhân đảm bảo suất ăn cho họ họ sẽ lao động tốt hơn, ít ốm đau bệnh tật, không xảy ra đình công, hàng họ làm ra tốc độ nhanh hơn,...chi phí sản xuất giảm, hàng có tính cạnh tranh, bạn hàng và người tiêu dùng sẽ mua được giá rẻ hơn....vv
đây cũng là vấn đề tư duy kinh tế mà nông dân mình thiếu và cần học hỏi ,một phần cũng do ý thức và dân trí
 
Đồng ý với bác ! bà con hãy tự nhìn vào thực tế đầu ra của mỗi sản phẩm, hoặc nếu chưa rõ ràng hãy đi tìm hiểu, và tự có đánh giá về triển vọng trong tương lai của sản phẩm đó ! bao tiêu cũng có nhiều loại, với nhiều mức giá, nhiều khi chúng ta vừa nghe từ bao tiêu là đã thấy bùi tai, nhưng hầu như ít ai quan tâm đến mức giá, quy cách, và các điều kiện đi kèm trong hình thức bao tiêu đó ! . Thường thì chúng ta nên tự tìm cho mình lối đi sau khi đã tìm hiểu, đánh giá và quyết định đầu tư... Bởi vì phụ thuộc vào sự bao tiêu sẽ khiến chúng ta chịu rủi ro lớn, cũng như chịu sức ép từ chính đầu mối bao tiêu đó !
 
Cũng không trách bà con ND được. Mà cũng không trách cái thằng bao tiêu được. Hôm nay nó còn thị trường thì nó bao tiêu, mai nó mất nó bán nhà đi bao tiêu hay sao? Gốc dễ sâu xa của cái này là ở chúng ta luôn chạy theo "cái mới". Từ người làm chính sách đến khoa học, doanh nghiệp đến ND. Vì theo cái mới nên tranh thủ khan hiếm mặt hàng trên thị trường chộp giật chút con giống, rồi chạy qua làm cái khác. Ngày mai ngủ dậy lại đi tìm cây gì, con gì giật gân để giúp dân đổi đời. Những kẻ như thế từ xưa đến nay vẫn được khen là làm kinh tế giỏi, là thức thời. Cả làng chạy theo trào lưu như thế cho nên 70 năm nay chúng ta vẫn chưa biết nuôi con lợn, trồng cây lúa cho nó tử tế là gì. Chất lượng thấp thì ai dám bao tiêu.
 
Tại ở đây bà con nông dân mình chỉ chăn nuôi hay trồng trọt nhỏ lẻ , nên chuyện bao tiêu đầu ra ,giá cả cho sản phẩm của mình làm ra ,chỉ nói miệng với nhau , và hứa suông , chưa nói rõ về chất lượng sản phẩm , phân cấp phân loại như thế nào ,giá cả bao nhiêu theo từng loại ,từng thời điểm........

Bây giờ làm ăn lớn (chăn nuôi , trồng trọt ),nếu được bao tiêu sản phẩm sẽ rất có lợi cho người sản xuất ,vấn đề chất lượng sản phẩm và giá cả bao tiêu được ghi rõ ràng và đầy đủ trong hợp đồng , thì người sản xuất là có lơi nhất .

Nên việc bao tiêu đầu ra cho sản phẩm là rất tốt cho cả 2 bên ,
Còn nông dân mình chưa phân cấp được chất lượng của từng loại sản phẩm ( loại 1, loài 2 , loại 3......) , giá có chênh lệch đôi chút và quan trọng là Không có làm hợp đồng , giá cả thì cũng không rõ ràng , chỉ nói miệng với nhau. Cuối cùng nông dân chịu thiệt.

Theo tôi thì để tránh thiệt cho người dân trong sản xuất , thì mình chỉ nên trồng trọt và chăn nuôi những loài giống thông thường quen thuộc từ trước đến giờ.

Nếu muốn chăn nuôi hay trồng trọt những giống mới lạ, thì cần làm nhỏ (ít) ,không nên làm nhiều . rủi ro cao. kinh nghiệm chưa có.
 
Em nghi˜ bao tieu sp tbi phải co´ hơp đôngf chư´.giấy trăngs mực đen ko thể chối cải. Thời buoi này hứa suông sao được
 



Back
Top