Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi.

Trứng gia cầm là 1 phôi được hình thành ngay trong cơ thể mẹ có n nhiễm sắc thể, khi 2 nhiễm sắc thể của bố và mẹ tập hợp lại, một hợp tử lưỡng bội 2n ra đời (trứng đã thụ tinh).

Vậy ta đã khẳng định được giới tính chưa?

Và ta cũng biết Tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể quy định giới tính đó là X & Y
Còn Phôi mang nhiễm sắc thể là X.

Vậy chúng ta muốn chuyển đổi giới tính là ta chuyển đổi giữa X & Y.

Nếu ta nhìn thì liên tưởng giống cái sẽ chiếm ưu thế hơn, vì:
XX x XY
Thì X chiếm 3/4, nhưng thực tế bài toán về giới tính còn nhiều vấn đề phức tạp không dễ gì làm theo ý muốn đối với gia cầm.

Đây là bài toán về giới tính

Thực ra 1 phôi chỉ mang n nhiễm sắc thể là X (đơn bội là 1n)
Còn tinh trùng mỗi con cũng chỉ mang 1n nhiễm sắc thể là Y hoặc X.

Vậy bài toán về giới tính được viết dưới dạng như sau:

XY (tinh trùng) x XX (trứng)

Khi 1 hơp tử ngẫu nhiên được hình thành là XX ( con mái) & XY (con trống)

Vậy tỉ lệ của trống và mái bằng nhau, đây là trên lí thuyết.

Nhưng chủ đề này ta muốn chuyển đổi giữa XX & XY theo ý muốn, có nghĩa là trống nhiều hơn mái hoặc ngược lại.

Còn phôi (trứng) chỉ mang đơn bội nhiễm sác thể là X thì không có tính quyết định đực hay cái.

Và nhiệt độ đã chuyển được giới tính của gia cầm trong khi ấp trứng (phôi) mà tôi muốn chia sẻ dưới đây.

Về động vật nuôi con bằng sữa thì đã giải quyết được là tinh phân biệt giới tính mà các nước tiên tiến như Mỹ đã làm được. (tinh bò, phôi bò đã thụ thai).

Còn đối với con người của chúng ta, theo tôi nghĩ cũng thực hiện được nhưng bị cấm vì nó thuộc về tính nhân văn và nhân đạo. (mất cân bằng giới tính).

Agriviet.Com-G%25C3%2580_CON....jpg



Câu chuyện sau đây tôi muốn chia sẻ với bạn thuộc về kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi học hỏi và đã thử nghiệm thành công trên gia cầm (gà và vịt), áp dụng cho ra giới tính theo mong muốn.

Đây cũng là 1 Blog chia sẻ chứ chưa được 1 đề tài nào công bố... nên các bạn cứ góp ý, tôi chân thành ghi nhận từ các bạn. Nếu cảm thấy hay thì Like cho tôi nhé.

Vào những năm tôi còn học PT, tình cờ tôi được nghe lõm ông anh rể làm nghề ấp trứng vịt. Lúc đó họ đã nhậu say và 2 thầy trò đã thì thầm cho nhau tôi nghe lõm được.

...... _ Sao tao nói rồi, mày không phơi thêm 30 phút nữa, hình như trứng lần này thiếu nóng nên nở ra mái nhiều hơn trống... Thầy nói.
_ Lần sau em nhớ, hay lần sau ta phơi thêm một ngày nữa...! Trò ý kiến.
_ Không được nó chỉ có 2 ngày đó thì mới có hiệu quả, nếu thêm ngày nữa trứng sẽ sát khó nở... Thầy khuyên trò.
.........
_ Vì nhà ông anh ấp trứng vịt bán, mà lúc đó ấp thủ công bằng trấu và lúa rang. Còn trứng vịt thì được cho vào 1 khăn vuông 20 trứng nên công việc ủ trấu và lúa rang lấy nhiệt để ấp rất khó, nên ấp trứng là 1 nghề gia truyền, còn ai muốn học thì làm công rất lâu (2 năm thí công).

Với việc thành bại là rất quan trọng trong việc lựa trứng, soi trứng để xả và cho ra trứng vịt lộn bán trước khi nở, vì những trứng này bị hụt mỏ hay khèo chân gì đó...để tránh khi nở ra không bán được thì lỗ!

Khi được một mẻ ấp hoàn hảo thì họ cúng tổ và tổ chức ăn uống, tôi là em nên được đi theo bố ăn (ké).!
Cũng phải chứ, tỉ kệ ấp nở quyết định trên 85% là mái và 95% là trống. Vì quê tôi có mùa mưa dân hay mua vài ba chục về thả để cải thiện, thì lúc ấy anh lại ép nhiệt để nở ra toàn là con trống vừa to vừa khỏe nên dễ bán.

Đến mùa Hè thu trời nắng khô hạn ít người mua nuôi, mà ngược lại thì dân nuôi vịt đẻ thì họ đặt lên cả thiên (ngàn con). Lúc này mà ấp ra con trống hết thì chỉ có đi ăn mày và dẹp tiệm..!
Nên bí quyết lấy nhiệt để nở ra con mái 85% là lời rất cao. Vì dân nuôi vịt đẻ mua chăn vào tháng nắng được 4 tháng vào mưa là bắt đầu đẻ, vậy họ chỉ bắt vịt mái thôi.

Tôi suy nghĩ mãi không biết cách nào để ông ta chỉ bí quyết cho, nhưng cuối cũng cũng có cách...vì anh ta là giáo viên dạy cấp 1, mà nghề ấp vịt là tay tái nhưng hái ra tiền và rất bận rộn... Mỗi khi cộng điểm cho học sinh cuối tháng và cuối học kì anh đã nhờ tôi...
và tôi khai thác anh từ đó.

Đến bây giờ thì nó giúp cho tôi đúng nghề, và tôi đã thí nghiệm thành công ấp trứng gia cầm bằng máy ấp.
Tôi sẽ chỉ cho các bạn nào muốn kinh doanh nghề này:

Lấy thời gian ấp nở cho từng loại chia đôi bớt đi 1 ngày, ta tăng nhiệt độ ấp lên 0,3 đến 0,4 độ suốt trong 2 ngày...thì cho ra con trống.
Nếu làm ngược lại thì giảm đi 0,2 độ đến 0,5 độ thì ra con mái nhiều hơn...
Nếu bạn nào nuôi gà chọi thì khi gà mẹ gần ấp ta đem ổ trứng treo lên gần mái tôn cách chừng 0,5 m thì sẽ nở ra gà trống nhiều hơn.
Khi ấp máy 2 ngày tăng nhiệt nhớ để thêm 1 chén nước nhỏ để tăng thêm độ ẩm .


Vậy chứng tỏ gia cầm phân biệt giới tính hình thành trong phôi là do yếu tố nhiệt.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG NHƯ Ý.
 


Last edited by a moderator:
Cảm ơn chú!
Nhà con có cặp nguyên rất đẹp, ngoại hình thì cả 2 con đều giống 2 con trống nhưng có con bé con lớn hơn, nhưng con thấy nó vẩn XXX nhau. Nhưng hoài ko đẻ?
Làm thịt thì tiếc, vì cặp này phải gọi là trai tài gái sắc,bự nhất và đẹp nhất bầy...còn để nuôi thì miết ko đẻ trong khi cặp em của nó thì có 2 cháu dễ thương rồi.
 


Cũng đã lâu rồi E không tham gia Topic này của A Chí , Vì tài liệu đọc qua đã lâu và chắc có nhiều thay đồi , Sorry A Chí vì E có nhận định vẫn không thiên về phụ thuộc cao ở nhiệt độ , Hôm nay rãnh rổi xem lại và lật lại mớ tài liệu củ E chia sẽ tài liệu với A và các bạn , hy vọng chúng ta có Topic cở mở để củng nhau trao đổi cụ thể và tốt hơn , cũng như có cái nhìn rộng hơn về nhận định này


The chilling technique only changes the Se x of 10 per cent of males into females, although if these birds are then crossed with normal males an all-male brood results.

The Se x ratio of baby crocodiles and alligators is known to be strongly influenced by temperature. If the eggs are kept at 30C the hatchlings are all female and at 33C they are all male.

" Thursday 11 September 1997 "




Trước đây e cũng đọc nhiều tài liệu của Professor Ferguson , nói chung tác giả này cũng có danh tiếng ,uy tính và có nhiều dự án đột phá

A Chí có Online nhắn tin cho E qua yahoo , để AE mình thảo luận đi sâu vào chủ để này nhé !
 
Last edited:
Chú ơi! hay là nó thừa chất béo nên bị nâng ko chú?
Vì cặp bố mẹ nó tầm 1kg mà 2 anh em nó tới 1,3kg luôn.
Kiểu này phải tốn ít đậu xanh rùi....tiếc quá.
Có đấy cháu ah...
Chú thường thấy nở ra là 2 con mái thì nhiều hơn... nhưng sau rồi chúng cũng tự ghép đôi...
Ở nhà (Đồng Nai) chú nuôi bồ câu thả, chứ ko nuôi nhốt.
Nhiều lúc 1 trống vẫn có 2 mái...nhưng nở ra thường nuôi ko đạt...!
 
Chú ơi! hay là nó thừa chất béo nên bị nâng ko chú?
Vì cặp bố mẹ nó tầm 1kg mà 2 anh em nó tới 1,3kg luôn.
Kiểu này phải tốn ít đậu xanh rùi....tiếc quá.

Hoàng ..ah.
Chú nghi 2 con này là chim trống, nên nó mới to như vậy, cháu xem con chim trống luôn luôn to hơn chim mái, ở cổ nó có màu lông sặc sỡ đẹp hơn con mái...
Nếu là 2 con mái thì chúng cũng đẻ rồi...(dù cho là ko có trống).
Nếu tiếc ko thịt nó, thì cứ để nuôi làm chim kiểng....chứ là gì mà có chuyện "nâng"...!!!!
 
Nhưng sao nó vẩn XXX nhau hả chú? có con nhỏ hơn, màu ít sặc sở hơn đều đầu nó lại thô như chim trống.
Thôi chắc để nuôi cảnh vậy...lở sau này nó buồn buồn đẻ củng nên...hihi
cảm ơn chú nhé!
Hoàng ..ah.
Chú nghi 2 con này là chim trống, nên nó mới to như vậy, cháu xem con chim trống luôn luôn to hơn chim mái, ở cổ nó có màu lông sặc sỡ đẹp hơn con mái...
Nếu là 2 con mái thì chúng cũng đẻ rồi...(dù cho là ko có trống).
Nếu tiếc ko thịt nó, thì cứ để nuôi làm chim kiểng....chứ là gì mà có chuyện "nâng"...!!!!
 
Nhưng sao nó vẩn XXX nhau hả chú? có con nhỏ hơn, màu ít sặc sở hơn đều đầu nó lại thô như chim trống.
Thôi chắc để nuôi cảnh vậy...lở sau này nó buồn buồn đẻ củng nên...hihi
cảm ơn chú nhé!

Khà...khà...thôi Hoangha cứ thịt 2 em này đi...mổ bụng ra thì biết ngay...! 2 ông này là trống hết đấy...!
Ko có mái, nên chúng tự làm tình đấy thôi... chú sẽ đền cho Hoanghaf cặp khác...! Vì nó là PD đấy...!
Xem thử lời chú có đúng ko...!
Nhớ ngâm của " quý" của chúng vào hũ rượu, uống thay thuốc cường dương tráng thận...! Chôn kĩ dưới đất 20 năm sau mới dùng nhé...!
 
uồi...! đành tốn ít đậu xanh chú nhĩ?
Thôi đành phải thế thôi! chắc 2m em này gay cmnr.....
2 cặp ngọc của nó ngâm rượu củng được hả chú?
chôn tới 20 năm sau chắc chồng uống vợ khen, cả sóm thèm.....keke
Khà...khà...thôi Hoangha cứ thịt 2 em này đi...mổ bụng ra thì biết ngay...! 2 ông này là trống hết đấy...!
Ko có mái, nên chúng tự làm tình đấy thôi... chú sẽ đền cho Hoanghaf cặp khác...! Vì nó là PD đấy...!
Xem thử lời chú có đúng ko...!
Nhớ ngâm của " quý" của chúng vào hũ rượu, uống thay thuốc cường dương tráng thận...! Chôn kĩ dưới đất 20 năm sau mới dùng nhé...!
 

uồi...! đành tốn ít đậu xanh chú nhĩ?
Thôi đành phải thế thôi! chắc 2m em này gay cmnr.....
2 cặp ngọc của nó ngâm rượu củng được hả chú?
chôn tới 20 năm sau chắc chồng uống vợ khen, cả sóm thèm.....keke
Nhậu đê hoangha ơi... chú mua cặp khác tặng ....em...!!!!
 
Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi. Link : http://agriviet.com/home/threads/114603

Bạn Chí thử xem lại nhiễm sắc thể của gà nhé;
Ở gà NST dc quy dinh Trống là ZZ còn mái là ZO hay ZW nên quyết định giới tính trống mái là do con mái cụ thể là Z trội hay O trội thôi(có ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển phôi)nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng.nó ngược với ng` lại trai hay gái la do chồng vì chồng la XY vợ là XX.
nếu con mái co xu hướng đẻ trứng nhiều trống thì tỉ lệ trống sẽ cao.
 
Last edited by a moderator:
Bạn Chí thử xem lại nhiễm sắc thể của gà nhé;
Ở gà NST dc quy dinh Trống là ZZ còn mái là ZO hay ZW nên quyết định giới tính trống mái là do con mái cụ thể là Z trội hay O trội thôi(có ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển phôi)nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng.nó ngược với ng` lại trai hay gái la do chồng vì chồng la XY vợ là XX.
nếu con mái co xu hướng đẻ trứng nhiều trống thì tỉ lệ trống sẽ cao.

Anh muốn em là một nhà "học thật" chứ không phải là nhà "học giả"...!
Ứng dụng vào cái thực dụng...!
Còn việc ảnh hưởng đến nhiệt để chuyển đổi giới tính mà muốn chứng minh khoa học thì chờ nhà khoa học & muốn thành công thì cứ làm ứng dụng thực tế...!
Có những Enzym đã ảnh hưởng đến nhiệt, cũng từ đó đã "biệt hóa" nhiễm sắc thể giới tính...cho ta cái cần mong muốn... về giới tính
!


Đây là đường Line...nếu em có vào thì nghiên cứu thêm của 1 vị giáo sư nước ngoài đã nói về vấn đề này.
http://www.independent.co.uk/news/a-...s-1238516.html

Muốn hiểu em phải dùng cả đoạn đường thời gian còn lại của cuộc đời "hi sinh" để nghiên cứu nó...!
Chúc em sớm có công trình về việc "ảnh hưởng nhiệt" của giới tính của động vật đẻ trứng...!
Còn học trong phổ thông & ở ĐH...chưa đủ, để nói nên vấn đề gì...!
Hãy xem các nhà nông chúng ta áp dụng thành công rồi, họ nói gì...thôi.

Cám ơn em đã quan tâm bài viết...!
 
Last edited by a moderator:
Anh muốn em là một nhà "học thật" chứ không phải là nhà "học giả"...!
Ứng dụng vào cái thực dụng...!
Còn việc ảnh hưởng đến nhiệt để chuyển đổi giới tính mà muốn chứng minh khoa học thì chờ nhà khoa học & muốn thành công thì cứ làm ứng dụng thực tế...!
Có những Enzym đã ảnh hưởng đến nhiệt, cũng từ đó đã "biệt hóa" nhiễm sắc thể giới tính...cho ta cái cần mong muốn... về giới tính
!


Đây là đường Line...nếu em có vào thì nghiên cứu thêm của 1 vị giáo sư nước ngoài đã nói về vấn đề này.
http://www.independent.co.uk/news/a-...s-1238516.html

Muốn hiểu em phải dùng cả đoạn đường thời gian còn lại của cuộc đời "hi sinh" để nghiên cứu nó...!
Chúc em sớm có công trình về việc "ảnh hưởng nhiệt" của giới tính của động vật đẻ trứng...!
Còn học trong phổ thông & ở ĐH...chưa đủ, để nói nên vấn đề gì...!
Hãy xem các nhà nông chúng ta áp dụng thành công rồi, họ nói gì...thôi.

Cám ơn em đã quan tâm bài viết...!


thành thật cảm ơn bác rất nhiều, mình cũng đang muốn tìm hiểu cái này đây, trước giờ mình ko hiểu sao mà gà giống hà nội về lại toàn gà trống như vậy giờ mới hiểu
nhưng mình có điều muốn hỏi, sao xử lý nhiệt ở lò ấp thì có 2 ngày mà ấp tự nhiên lại đến 9 ngày vậy
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn những bài viết rất hay của anh Chí và mọi người. Chắc ở đây hầu như ai cũng biết sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ giới tính của con non trên rùa, cá sấu và các loại bò sát khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độ trên tỷ lệ giới tính của gà nói riêng và gia cầm nói chung đang là vấn đề tranh cãi không những ở topic này mà cả trên thế giới. Dù chúng ta là các nhà thực nghiệm (nông dân) hay làm khoa học, luôn cần lưu ý đúng và sai chỉ là những khái niệm tương đối. Có rất nhiều lý thuyết tưởng là chân lý đã bị phá vỡ, chẳng hạn cơ học lượng tử và thuyết tương đối đã phá vỡ vật lý Newton, rồi cơ học lượng tử đang bị thách thức bởi 1 thực nghiệm khoa học "di chuyển tức thì trong không gian", thậm chí thuyết tiến hóa của Darwin đang bị đặt câu hỏi về tính đúng đắn... Vậy tại sao chúng ta không được nghi ngờ sự đúng đắn của thuyết nhiễm sắc thể? Nếu chưa có luận chứng khoa học chứng minh sự không ảnh hưởng của nhiệt độ đến giới tính con non, sao chúng ta có thể kết luận nhiệt độ không thể làm thay đổi giới tính gia cầm? Lý thuyết khoa học được xây dựng từ chủ nghĩa kinh nghiệm. Tất cả các lý thuyết lại đều xây dựng dựa trên các tiên đề, mà tiên đề chính là kinh nghiệm.

Phần lớn bà con nông dân mình không đọc được tiếng Anh từ link tham khảo phía trên, tôi xin được mạn phép lược dịch những ý chính để mọi người rộng đường tranh luận. Đây là công trình khoa học thực nghiệm đã được cấp bằng sáng chế ở Anh, của giáo sư Mark Ferguson thuộc đại học Manchester nên kết quả của nó có độ tin cậy khá cao.

"Theo giáo sư Ferfuson, nếu giảm nhiệt độ ấp xuống vài độ trong ba ngày, một số gà nở thành trống thay vì là mái. Chúng có gen và nhiễm sắc thể trống nhưng lại có đầy đủ chức năng của gà mái, tức là có thể đẻ trứng. Nếu đem chúng giao phối với những con đực bình thường, gà con nở ra sẽ toàn là trống.
Và đây chính là những gì ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm quan tâm. Người ta tiêu hủy toàn bộ gà mái con vì gà trống mới có nhiều thịt, tốc độ sinh trưởng nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật này sẽ giúp tiết kiệm rất lớn do chỉ tạo ra gà trống.
Kỹ thuật thay đổi nhiệt độ chỉ làm thay đổi 10% từ trống thành mái, mặc dù những con "mái" này sau đó được lai với con trống bình thường thì sẽ sinh ra toàn gà trống con.
Giáo sư Ferguson tin rằng việc hạ nhiệt độ chỉ hiệu quả trên một số ít gà con "gần đường biên" của giới tính trống mái. Việc hạ nhiệt độ được cho là làm chậm hoạt động của các enzyme tham gia vào việc xác định giới tính.
Việc hạ nhiệt độ được thực hiện rất chính xác. Gà mẹ được cho cố gắng giữ trứng ở nhiệt độ ổn định 37.5 độ C, thấp hơn nhiệt độ cơ thể chúng. Đây là nhiệt độ được sử dụng trong lò ấp thương mại.
Giáo sư Ferguson cũng tin rằng có thể biến đổi giới tính gà mái thành gà có chức năng như gà trống, dù khó hơn, bằng cách thay đổi nhiệt độ trong quá trình phôi thai phát triển và tương tự như trên cũng tạo ra 1 thế hệ gà con toàn mái.
Điều này có thể giúp ngành công nghiệp nuôi gà lấy trứng không cần phải tiêu hủy toàn bộ gà trống mà tạo ra giống gà chỉ toàn đẻ ra gà mái.
Những biến đổi như thế này không phải là không được biết trong tự nhiên. Người ta đã biết tỷ lệ giới tính cá sấu con và cá sấu Bắc Mỹ ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ. Nếu trứng cá sấu được giữ ở 30 độ C sẽ nở ra toàn con cái và ở 33 độ C sẽ nở ra toàn con đực."

Nếu các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu vấn đề này 1 cách thấu đáo, tôi tin ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm của Việt Nam sẽ tiến thêm 1 bước rất xa. Một lần nữa cảm ơn anh Chí đã nêu lên 1 thực nghiệm rất thiết thực và đưa ra 1 thách thức cho các nhà khoa học nông nghiệp của chúng ta.

Trân trọng,
Tuấn
 
Khai bút đầu năm GIÁP NGỌ.

Lời đầu tiên cho tôi gởi đến BQT cùng ACE trên Website Agriviet.com:
Lời chúc Sức khoẻ _ Hạnh phúc & Thành đạt.
*
Cho tôi trân trọng gởi đến thành viên anhtuantony lời chúc sức khoẻ & lòng ngưỡng mộ.
Bạn là thành viên trên Agriviet trước tôi 2 năm... hôm nay bạn mới ''xuất đầu lộ diện" với 1 bài bình luận khá sâu sắc...& tâm huyết...!
Cám ơn bạn đã đọc kĩ bài viết & những bình luận của TV + với đoạn dịch của đường link mà giáo sư Ferfuson đã viết...
...trong môi trường sống của chúng ta luôn luôn tồn tại những "quy luật tự nhiên" hiện có, trong đó có bất lợi & có lợi...ta biết biến cái có lợi để phục vụ nhu cầu lợi ích cho con người. Nhưng nó bất lợi cho sự phát triển theo quy luật tự nhiên.
.......
Trên thực tế có những bí quyết gọi là "gia truyền" mà ông cha ta đã tích lũy từ lâu, nhưng họ vẫn giấu nó làm "bí quyết" cho riêng sự kinh doanh của mình & gia tộc.
Cũng thành thực xin lỗi ACE bài viết trên của tôi chỉ chia xẻ "bí quyết" đó ở mức độ 80%...nhưng đã có nhiều ACE áp dụng thành công, các bạn nên đọc kĩ đoạn dịch trên của giáo sư Ferfuson để càng hiểu sâu hơn khi chúng ta "cố tình" điều khiển sai lệch về giới tính...! Mong chúng ta thành công về kinh tế & mục đích phục vụ cho con người.
Cám ơn sự quan tâm của các bạn.

.....................................................................
Cảm ơn những bài viết rất hay của anh Chí và mọi người. Chắc ở đây hầu như ai cũng biết sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ giới tính của con non trên rùa, cá sấu và các loại bò sát khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độ trên tỷ lệ giới tính của gà nói riêng và gia cầm nói chung đang là vấn đề tranh cãi không những ở topic này mà cả trên thế giới. Dù chúng ta là các nhà thực nghiệm (nông dân) hay làm khoa học, luôn cần lưu ý đúng và sai chỉ là những khái niệm tương đối. Có rất nhiều lý thuyết tưởng là chân lý đã bị phá vỡ, chẳng hạn cơ học lượng tử và thuyết tương đối đã phá vỡ vật lý Newton, rồi cơ học lượng tử đang bị thách thức bởi 1 thực nghiệm khoa học "di chuyển tức thì trong không gian", thậm chí thuyết tiến hóa của Darwin đang bị đặt câu hỏi về tính đúng đắn... Vậy tại sao chúng ta không được nghi ngờ sự đúng đắn của thuyết nhiễm sắc thể? Nếu chưa có luận chứng khoa học chứng minh sự không ảnh hưởng của nhiệt độ đến giới tính con non, sao chúng ta có thể kết luận nhiệt độ không thể làm thay đổi giới tính gia cầm? Lý thuyết khoa học được xây dựng từ chủ nghĩa kinh nghiệm. Tất cả các lý thuyết lại đều xây dựng dựa trên các tiên đề, mà tiên đề chính là kinh nghiệm.

Phần lớn bà con nông dân mình không đọc được tiếng Anh từ link tham khảo phía trên, tôi xin được mạn phép lược dịch những ý chính để mọi người rộng đường tranh luận. Đây là công trình khoa học thực nghiệm đã được cấp bằng sáng chế ở Anh, của giáo sư Mark Ferguson thuộc đại học Manchester nên kết quả của nó có độ tin cậy khá cao.

"Theo giáo sư Ferfuson, nếu giảm nhiệt độ ấp xuống vài độ trong ba ngày, một số gà nở thành trống thay vì là mái. Chúng có gen và nhiễm sắc thể trống nhưng lại có đầy đủ chức năng của gà mái, tức là có thể đẻ trứng. Nếu đem chúng giao phối với những con đực bình thường, gà con nở ra sẽ toàn là trống.
Và đây chính là những gì ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm quan tâm. Người ta tiêu hủy toàn bộ gà mái con vì gà trống mới có nhiều thịt, tốc độ sinh trưởng nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật này sẽ giúp tiết kiệm rất lớn do chỉ tạo ra gà trống.
Kỹ thuật thay đổi nhiệt độ chỉ làm thay đổi 10% từ trống thành mái, mặc dù những con "mái" này sau đó được lai với con trống bình thường thì sẽ sinh ra toàn gà trống con.
Giáo sư Ferguson tin rằng việc hạ nhiệt độ chỉ hiệu quả trên một số ít gà con "gần đường biên" của giới tính trống mái. Việc hạ nhiệt độ được cho là làm chậm hoạt động của các enzyme tham gia vào việc xác định giới tính.
Việc hạ nhiệt độ được thực hiện rất chính xác. Gà mẹ được cho cố gắng giữ trứng ở nhiệt độ ổn định 37.5 độ C, thấp hơn nhiệt độ cơ thể chúng. Đây là nhiệt độ được sử dụng trong lò ấp thương mại.
Giáo sư Ferguson cũng tin rằng có thể biến đổi giới tính gà mái thành gà có chức năng như gà trống, dù khó hơn, bằng cách thay đổi nhiệt độ trong quá trình phôi thai phát triển và tương tự như trên cũng tạo ra 1 thế hệ gà con toàn mái.
Điều này có thể giúp ngành công nghiệp nuôi gà lấy trứng không cần phải tiêu hủy toàn bộ gà trống mà tạo ra giống gà chỉ toàn đẻ ra gà mái.
Những biến đổi như thế này không phải là không được biết trong tự nhiên. Người ta đã biết tỷ lệ giới tính cá sấu con và cá sấu Bắc Mỹ ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ. Nếu trứng cá sấu được giữ ở 30 độ C sẽ nở ra toàn con cái và ở 33 độ C sẽ nở ra toàn con đực."

Nếu các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu vấn đề này 1 cách thấu đáo, tôi tin ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm của Việt Nam sẽ tiến thêm 1 bước rất xa. Một lần nữa cảm ơn anh Chí đã nêu lên 1 thực nghiệm rất thiết thực và đưa ra 1 thách thức cho các nhà khoa học nông nghiệp của chúng ta.

Trân trọng,
Tuấn
 
Last edited by a moderator:
Anh Chí hôm nào rảnh qua em chơi nhé :)

Em đã chuẩn bị Lò ấp chưa...?
Giống gà nhà em là siêu trứng đúng không...?
Cho ra lò bán giống cho bà con nhé em...
Cần anh hổ trợ kỉ thuật thêm không..?
 
Em đã chuẩn bị Lò ấp chưa...?
Giống gà nhà em là siêu trứng đúng không...?
Cho ra lò bán giống cho bà con nhé em...
Cần anh hổ trợ kỉ thuật thêm không..?

Em mới đặt thêm 1 lò 1,8 vạn nữa. Hôm nào rảnh qua em chơi nhé, em muốn nhờ anh tư vấn điều chỉnh tỉ lệ trống mái bằng nhiệt độ. Dù chưa chắc chắn thì em cũng muốn thử, nếu thành công thì sẽ rất tuyệt vời đấy ạ.
 
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến giới tính!!!

Bản thân cháu (em) cũng mới tham gia và đọc đc top này của chú Chí nói theo kinh nghiệm dân gian là chuẩn. Cho phép cháu kể câu chuyện tại quê cháu:
- Cháu quê Hà Nam chỉ có đồng ruộng với sông nước, người nông dân ngoài cấy cầy chăn lợn gà 1 ít thì con Vịt là con chủ đạo. Gần nhà ( cách cái vách ) có ông họ làm nghê ấp trứng đâu đc mấy đời. Ông chuyên ấp trứng vịt lộn và con. Ngày trước vịt lộn chưa thịnh nên toàn ấp vịt cỏ để bán con giống. Khi vịt siêu có thì nguồn nhu cầu chăn vịt siêu đẻ tăng nhanh. Ông là 1 trong chủ lò có tiếng khu vực về chất lượng con giống và tỷ lệ đực cái. Nếu 1 chủ lò mà hok tạo đc tỷ lệ đực cái thì => ăn cám ( theo cháu nghĩ ). VD: Có 1 KH đặt vịt giống là 1000 con vịt siêu trứng ( chắc chắn là toàn cái >90 % rồi ) thì chả lẽ ông lò phải ấp 2000 thậm chí hơn để lấy 1000 con cái???? Nếu thế còn lại 1000 con vịt đực đấy ném đi đâu khi mà mua về nuôi 2 tháng chưa đc 1kg???Giá vịt cái làm sao bán giống gấp đôi để bù lỗ số vịt đực đc????. Trên thực tế kinh nghiệm dân gian các cụ truyền thừa cho nhiều cái đúng lắm. Ông ý cũng hok ngoại lệ đâu. Sau khi đọc bài của chú Chí cháu chạy ngay sang nhà ông nhưng ông hok có nhà thế là lấy xe máy phi ra ao hỏi rồi chạy về viết lên đây mấy dòng. Ông nói nếu ấp vịt mà muốn bán con giống hok có bí quyết tạo đc tỷ lệ đực cái thì hok làm đc. Ông cũng nói bí quyết chỉ nằm ở 1 chữ nhiệt mà thôi.(cháu hok hỏi là làm thế nào vì đã nói là bí quyết thì khó lắm). Vậy kinh nghiệm của chú Chí là hok phải hok có khả năng đúng. Cháu vote ủng hộ và mong chú có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho bà con chăn nuôi. Bản thân cháu cũng đang chuẩn bị mở trang trại tại Sóc Sơn. Có lẽ trong thời gian tới sẽ phiền chú chút hihi.
P/s: Mọi người có lẽ thấy ngờ vực nhưng có 1 điều cháu luôn tâm phục ông họ cháu bao năm nay đó là nuôi vịt đẻ chưa bao giờ lỗ kể cả giá trứng rẻ nhất. Kaka. Bật mí cho mọi người biết là ông là 1 ng lão luyện trong ngành nuôi vịt đẻ, nhìn con vịt có thể đoán đc nó đẻ mấy quả nữa rồi hok đẻ, con vịt nào hết trứng rồi, để từ đó ông có thể loại hết nhưng con đó ra khỏi đàn. Đàn vịt ông toàn đi mua lại của ngta thải về lọc ra và để đẻ.( dân nuôi vịt phải thốt nên là ông có con mắt hơn máy siêu âm). Và có 1kinh nghiệm cho người nuôi vịt nữa là con vịt thời gian làm trứng là vào lúc sáng đến trưa, chiều chủ yếu làm vỏ,nên khi sáng sớm mọi người cho ăn cám đẫy vào rồi chiều thay bằng lúa nhé => tiết kiệm 1 cơ số tiền đấy.
Có gì mạo muội về kinh nghiệm xin mọi ng bỏ qua nhé. Thanks all.
Và - Sau 3 ngày ấp, gà con đã có bộ phận sinh dục nhưng chưa biết tính phái. Đến ngày thứ 5 thì bộ phận sinh dục của gà con sẽ phát triển thành buồng trứng (ovary) thành gà mái hay với trứng dái (testes) để thành gà trống. ( chú Chí xem có đúng hok vì dịch từ tài liệu nước ngàoi)
 
Last edited:


Back
Top